intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bị ho

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

173
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ít lần trong cuộc đời, chúng ta đã bị ho. Có khi ho vài tiếng, có khi ho kéo dài nhiều ngày, nhiều người cứ nghĩ ho là chuyện bình thường, vì sống trong môi trường nhiều khói bụi, khi hít phải không ho mới lạ. Tuy nhiên, không nên xem thường chủ quan với việc ho, nếu ho kéo dài cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chữa trị. Vì có những bệnh nhân bị ho khan kéo dài nhiều tháng, khi chịu đi khám mới tá hỏa là do ung thư phế quản. Ho là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bị ho

  1. Làm gì khi bị ho Không ít lần trong cuộc đời, chúng ta đã bị ho. Có khi ho vài tiếng, có khi ho kéo dài nhiều ngày, nhiều người cứ nghĩ ho là chuyện bình thường, vì sống trong môi trường nhiều khói bụi, khi hít phải không ho mới lạ. Tuy nhiên, không nên xem thường chủ quan với việc ho, nếu ho kéo dài cần đi
  2. khám để tìm ra nguyên nhân chữa trị. Vì có những bệnh nhân bị ho khan kéo dài nhiều tháng, khi chịu đi khám mới tá hỏa là do ung thư phế quản. Ho là một động tác thở ra mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi chống lại sự xâm nhập và thúc đẩy đào thải đàm, dị vật, vi sinh vật ra ngoài. Ho là một phản xạ nhưng không phải lúc nào cũng xuất phát từ kích thích niêm mạc phế quản, ho còn xuất phát ở tai ngoài, màng phổi. Các kích thích có thể tạo ra ho gồm: dị vật, khói bụi (khói thuốc, khói bếp, khói lò...), khí độc (hơi một số hóa chất như hơi của khí clo), chất xuất phát từ viêm đường hô hấp, chất tiết lót bề mặt niêm mạc, stress tâm lý. Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi cơn ho có khi ngắn nhưng có khi rất dài, làm cho người bệnh cực kỳ khó chịu và mệt lả. Nguyên nhân gây ra ho - Ho cấp tính: đây là là loại ho thường do nhiễm khuẩn, nguyên nhân gồm viêm họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi, áp -xe phổi. Ngoài ra không phải do nhiễm khuẩn như: hít phải vật lạ vào đường thở, phù phổi cấp. - Ho mạn tính: ho thường kéo dài gặp trong viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, viêm họng mạn, suy tim, dùng thuốc, do tâm lý, nghiện thuốc lá... - Ho khan: là loại ho mà hầu như không có đờm, càng ho, người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do khi ho, cơ
  3. hoành bị co thắt, đẩy lên hạ xuống nhiều lần. Ho khan gặp trong bệnh cúm, cảm lạnh đột ngột, nghiện thuốc lá, người nấu bếp (than, củi, rơm rạ...), stress tâm lý, bệnh viêm phế quản, u lành đường hô hấp, ung thư phế quản, dị vật kẹt ở đường hô hấp dưới, uống thuốc ức chế men chuyển trong bệnh lý tim mạch. - Ho có đàm: đàm nhầy, đặc, có mủ hoặc có máu. Đàm là biểu hiện của chất nhầy được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm. Ho có đàm gặp trong viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn, viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ, viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu, giãn phế quản, lao hay nấm, tràn dịch màng phổi. - Ho ra máu: trước tuổi trung niên thường do hẹp van hai lá, lao, viêm phổi hay giãn phế quản. Sau 40 tuổi thường là ung thư phế quản và lao. - Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi như trong bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài. - Người ta cũng gặp ho dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân, nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng t h ì hết cơn ho. Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ho Công thức máu, X-quang tim phổi thẳng, khảo sát đờm tìm vi sinh vật, soi phế quản, đo chức năng phổi.
  4. Thuốc điều trị ho Việc dùng thuốc ho cần có chỉ định của bác sĩ, tự ý dùng có khi gây hại, bởi vì trong một số trường hợp ho là một động tác có ích giúp tống xác vi khuẩn và bạch cầu, mảnh niêm mạc phế quản, chất nhầy, nếu chấm dứt ho bằng thuốc thì sẽ làm bệnh nặng và kéo dài thêm, vì giữ lại các vật có hại và cản trở thông khí. Thuốc hay dùng khi cần phải chống ho như: codein 10mg, codethylin 12,5mg, opi, acetylcystein, bromhexin, viên bạc hà, cao bách bộ, viên cam thảo. Lưu ý uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đàm và bớt ho. Phòng ngừa ho Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng hàng ngày, tạo môi trường nơi ở trong sạch. Đeo khẩu trang khi ra đường. Giữ ấm nếu trời lạnh. Nếu có nghiện thuốc lá nên bỏ hẳn. Khi có ho kéo dài hơn 1 tháng, điều trị bằng thuốc không giảm sau khi đi khám lần đầu, nên đến bác sĩ khám lại để tìm đúng nguyên nhân và điều trị đúng. Không tự ý dùng kháng sinh vì kháng sinh chỉ dùng khi biết chắc chắn là có nhiễm khuẩn. Nếu do virus thì không cần thiết dùng kháng sinh, trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn. BS. Trần Mạnh Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2