intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi con học tập sa sút?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

125
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trẻ có động cơ học tập rõ ràng sẽ dễ đạt thành công; ngược lại, trẻ thiếu động cơ dễ bị thất bại. Sự giảm sút hứng thú học tập có thể có nhiều nguyên nhân, tùy trường hợp. Có những cách khác nhau giúp trẻ đi đúng đường. Trẻ mệt, hoặc lo âu Trước hết, hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Trẻ mệt mỏi sẽ nhanh chóng mất hứng thú học tập. Quan sát trẻ là việc không khó, để đưa ra những biện pháp điều chỉnh: đi ngủ đúng giờ, thức ăn lành và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi con học tập sa sút?

  1. Làm gì khi con học tập sa sút?
  2. Một trẻ có động cơ học tập rõ ràng sẽ dễ đạt thành công; ngược lại, trẻ thiếu động cơ dễ bị thất bại. Sự giảm sút hứng thú học tập có thể có nhiều nguyên nhân, tùy trường hợp. Có những cách khác nhau giúp trẻ đi đúng đ ường. Trẻ mệt, hoặc lo âu Trước hết, hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Trẻ mệt mỏi sẽ nhanh chóng mất hứng thú học tập. Quan sát trẻ là việc không khó, để đưa ra những biện pháp điều chỉnh: đi ngủ đúng giờ, thức ăn lành và cân bằng sẽ giúp trẻ khôi phục sức khỏe và nghị lực. Sức khỏe của trẻ cũng có thể sa sút sau bệnh (cúm, viêm phế quản, viêm họng…). Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc bổ. Lo âu dù vì bất cứ nguyên nhân gì cũng có thể hủy hoại động cơ học tập. Trẻ thường biểu lộ sự bất an qua thái độ lơ là việc học. Cha mẹ cần lắng nghe trẻ, nói chuyện và trấn an trẻ. Khi nào tinh thần còn rối loạn, trẻ sẽ khó tập trung trí óc, cần giúp trẻ an tâm trở lại. Quy tắc vàng để trẻ chú tâm vào việc học thật đơn giản: quan tâm đến trẻ trong cuộc sống thường ngày, không cần theo dõi hay bảo bọc quá đáng mà nên để mắt đến trẻ lúc ở nhà, ở trường, để mắt tới bạn bè và các trò chơi của trẻ…
  3. Trẻ có vấn đề ở trường Một số học sinh gặp khó khăn hay trục trặc trong quan hệ với bạn, bị bạn bè chế nhạo hay trêu chọc vì một lý do nào đó. Cha mẹ nên hỏi han trẻ để hiểu rõ tình huống: ai chọc phá trẻ, tại sao, chỉ thỉnh thoảng hay xảy ra thường xuyên? Sau đó, cha mẹ có thể trình bày sự việc với giáo viên. Trẻ cũng có thể có vấn đề với giáo viên, chẳng hạn giáo viên đã trừng phạt trẻ một cách bất công. Giải pháp ở đây là nói chuyện với giáo viên để
  4. giải tỏa sự hiểu lầm, tránh bi kịch hóa tình huống. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tới lớp và tìm lại niềm tin, sự thông cảm giữa cha mẹ và thầy cô. Nếu giảm hứng thú học tập chỉ liên quan đến một môn học (toán, chính tả…), hãy hướng dẫn trẻ thể hiện bài học dưới dạng trò chơi (đương nhiên vui hơn so với ở lớp). Nếu cha mẹ cảm thấy không đủ sức kèm trẻ, nên nhờ một gia sư làm thay. Một sai lầm nữa nên tránh: không phải cứ bám riết trẻ là động viên trẻ. Sự bất an của cha mẹ càng làm trẻ thêm lo âu, co cụm hơn. Việc giảm hứng thú học tập có nhiều nguyên do, cần từ từ tìm hiểu. Khi tìm lại được sự thoải mái và nụ cười, chắc hẳn trẻ sẽ tìm lại niềm say mê học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2