intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao biết trẻ phát triển bình thường?

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đánh giá xem trẻ có phát triển bình thường hay không, trước hết cần đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về tinh thần của trẻ. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất Phương pháp đơn giản để đánh giá sự tăng trưởng trẻ em tại nhà là sự theo dõi phát triển cân nặng của trẻ. Cân nặng trung bình của trẻ mới sinh đủ tháng là 2,9-3kg. Nếu cân nặng lúc sinh của trẻ dưới 2,5kg là trẻ bị đẻ non hay bị suy dinh dưỡng bào thai. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao biết trẻ phát triển bình thường?

  1. Làm sao biết trẻ phát triển bình thường? Để đánh giá xem trẻ có phát triển bình thường hay không, trước hết cần đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về tinh thần của trẻ. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất Phương pháp đơn giản để đánh giá sự tăng trưởng trẻ em tại nhà là sự theo dõi phát triển cân nặng của trẻ. Cân nặng trung bình của trẻ mới sinh đủ tháng là 2,9-3kg. Nếu cân
  2. nặng lúc sinh của trẻ dưới 2,5kg là trẻ bị đẻ non hay bị suy dinh dưỡng bào thai. Cân nặng trong năm đầu tiên tăng rất nhanh, lúc 5-6 tháng cân nặng tăng gấp đôi và một năm tăng gấp 3 lần lúc sinh. Trong 6 tháng đầu, mỗi tháng tăng trung bình 600g; 6 tháng cuối năm, mỗi tháng trẻ tăng trung bình 500g. Cân nặng của trẻ từ năm thứ hai trở đi, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5kg. Cân nặng phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em. Do đó cách tốt nhất để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ là theo dõi cân nặng liên tục hằng tháng, hằng năm, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi. Nếu thấy cân nặng của trẻ ở tháng sau, hay ở lần cân sau không tăng hơn hoặc sút cân hơn so với cân nặng tháng trước là trẻ bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và để có lời khuyên xử trí kịp thời. Mỗi trẻ cần có một tờ biểu đồ để theo dõi sự phát triển cân nặng, gọi là biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Tờ biểu đồ tăng trưởng này đã được in sẵn đường phát triển cân nặng tiêu chuẩn bình thường. Các bậc cha mẹ chỉ cần cân trẻ hàng tháng đánh dấu chấm cân nặng của trẻ vào điểm tương ứng hàng tháng, nối chấm cân nặng lần sau với chấm lần trước. Nếu chấm cân nặng lần sau cao hơn chấm cân nặng lần
  3. trước là trẻ phát triển bình thường, nếu chấm lần sau ngang và thấp hơn chấm cân nặng lần trước là trẻ bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, cần đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân để khắc phục ngay. Nối tất cả các chấm cân nặng lại, ta sẽ có đường biểu diễn sự tăng trưởng của trẻ, gọi là con đường sức khỏe của trẻ, đường cân nặng của trẻ đi lên, ngày một cao hơn, nằm trong đường phát triển tiêu chuẩn là trẻ lớn bình thường. Đánh giá sự phát triển tinh thần, vận động Sự phát triển tinh thần, vận động trẻ em diễn biến song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung. Để đánh giá sự phát triển cần xem xét sự phát triển vận động, phối hợp động tác, khả năng nghe và nói, sự phát triển nhận thức môi trường xung quanh. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng đánh giá sự phát triển tinh thần, vận động của con mình dựa vào các điều sau đây: Đánh giá sự phát triển về tinh thần Trẻ mới sinh dưới 1 tháng: Ngay sau khi sinh trẻ đã có một số phản xạ quan trọng như bú, mút, nuốt, nắm bàn tay, co
  4. rúm người khi kích thích. Lúc 3 tuần tuổi có thể theo dõi vận động bằng mắt. Trẻ 2 tháng: Từ 4-6 tuần tuổi, trẻ biết hóng chuyện, mỉm cười, mắt biết nhìn vật sáng di động. Trẻ 3 tháng: Trẻ ham thích hoàn cảnh xung quanh, khi thức biết đưa mắt tìm nguồn tiếng động, vật di động, Trẻ 4-5 tháng: Trẻ nhanh nhẹn, theo dõi xung quanh, thích cười đùa, thích chơi đồ chơi. Trẻ 6-9 tháng: Trẻ biết lạ, bập bẹ hai âm thanh, biết bắt chước, trẻ rất nhanh nhẹn, quan tâm đến đồ chơi. Lúc 9 tháng có cảm xúc vui mừng, sợ hãi, hiểu được lời nói đơn giản. Trẻ 10-12 tháng: Trẻ biết tập nói, hiểu được một số lời nói, biết vẫy tạm biệt người khác, nói được một số từ đơn giản. Trẻ 1-2 tuổi: Trẻ thích mở rộng quan hệ với người khác, thích bắt chước người xung quanh, lời nói phát triển nhanh, hiểu được nhiều điều, có thể chỉ các phần cơ thể khi hỏi trẻ. Trẻ 3 tuổi: Lời nói phát triển nhanh, khả năng tiếp thu tốt, trẻ có thể học thuộc được bài hát ngắn.
  5. Trẻ 4-6 tuổi: Tiếng nói phát triển mạnh, trẻ học được bài hát dài, thích tìm hiểu xung quanh, có khả năng phân tích, tổng hợp, trẻ phát triển tâm sinh lý giới tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2