intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả?

Chia sẻ: Bun Rieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

176
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyện vị chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp tự ý đem tiền đi đầu tư chứng khoán và bị thua lỗ đã được nhắc đến nhiều gần đây. Không dừng lại ở khía cạnh phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, chúng ta thử bàn rộng đến tính hiệu quả của hệ thống quản trị doanh nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả có nghĩa là việc quản lý và điều hành doanh nghiệp theo cách mà tất cả quyền lợi của cổ đông luôn được bảo vệ. Các doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả?

  1. Làm sao để quản trị doanh nghiệp hiệu quả? Chuyện vị chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp tự ý đem tiền đi đầu tư chứng khoán và bị thua lỗ đã được nhắc đến nhiều gần đây. Không dừng lại ở khía cạnh phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, chúng ta thử bàn rộng đến tính hiệu quả của hệ thống quản trị doanh nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả có nghĩa là việc quản lý và điều hành doanh nghiệp theo cách mà tất cả quyền lợi của cổ đông luôn được bảo vệ. Các doanh nghiệp đại chúng của Việt Nam hầu hết vẫn còn xa lạ với khái niệm quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) và vì thế cũng chưa nắm hết những lợi ích mà hệ thống này mang lại. Quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) có thể được hiểu nôm na là tổng hợp các hành vi quản trị gắn liền với đạo đức kinh doanh của ban giám đốc cho mục tiêu tạo nên sự giàu có cho cổ đông. Nó bao gồm việc ban giám đốc: - Quản lý và điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu được đề ra. - Cân bằng giữa mục tiêu doanh nghiệp với mong đợi của xã hội. - Giải trình việc quản lý và điều hành của mình trước cổ đông trong các kỳ đại hội cổ đông thường niên.
  2. Vai trò của hệ thống quản trị doanh nghiệp Lợi ích đầu tiên là làm tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng cao, nhu cầu cần thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Họ có thể tiếp cận các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân, vay vốn từ ngân hàng hoặc gọi vốn góp từ các cổ đông hiện hữu. Trong khi Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống xếp hạng tín dụng (credit rating) hoàn chỉnh cho các nhà đầu tư tham khảo, các nhà đầu tư sẽ đánh giá rất cao những doanh nghiệp sở hữu một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Lợi ích thứ hai là nâng cao tính minh bạch trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Mọi hoạt động của ban giám đốc đều chịu sự giám sát và đôn đốc từ HĐQT thông qua một bộ phận kiểm toán độc lập (còn gọi là ban kiểm soát). Có minh bạch mới tạo ra sự tin tưởng cho cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên và là động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp. Lợi ích thứ ba là giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và phát hiện những gian lận tài chính (financial fraud) và các hành vi tham nhũng. Có như thế, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp mới phản ánh trung thực, khách quan và làm cơ sở cho các đối tượng có liên quan (cổ đông, ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước…) đánh giá đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi ích cuối cùng là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro (risk management) giúp doanh nghiệp nhận diện kịp thời rủi ro, đánh giá được mức độ và phạm vi ảnh hưởng của rủi ro và chủ động đề ra các giải pháp để hạn chế chúng. Có rất nhiều rủi ro mà doanh
  3. nghiệp đang gặp phải như rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát, rủi ro về công nghệ, rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính… Yêu cầu của quản trị doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp, quyền lực không nên tập trung hoàn toàn vào một cá nhân, vừa làm chủ tịch HĐQT lại kiêm luôn vai trò tổng giám đốc. Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi việc điều hành HĐQT và quản lý doanh nghiệp nên là hai nhiệm vụ riêng biệt để tránh tình trạng quyền lực dồn hết vào một người. Cũng ở khía cạnh này, một yêu cầu khác của quản trị doanh nghiệp là nên có sự cân bằng giữa số lượng thành viên quản trị điều hành (executive directors) và số lượng thành viên quản trị không điều hành (non-executive directors) trong HĐQT. Quá trình bổ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT phải được công khai, minh bạch và hàng năm HĐQT ngồi lại đánh giá hiệu quả công việc của ban giám đốc. Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã mời ông Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và ông Lương Văn Tự (nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) là hai thành viên độc lập, không sở hữu cổ phiếu của ngân hàng, giữ vị trí chủ tịch HĐQT và ủy viên HĐQT nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của cổ đông. Kế đến là việc xác định rõ vai trò thực sự của ban kiểm soát trong doanh nghiệp. Ban kiểm soát trong các doanh nghiệp đại chúng nên là một bộ phận độc lập giúp HĐQT giám sát việc điều hành doanh nghiệp của ban giám đốc, và chỉ báo cáo trực tiếp lên HĐQT.
  4. Thế nhưng trong thực tế, hầu hết các thành viên trong ban kiểm soát ở nhiều doanh nghiệp vừa thiếu năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế. Họ thường là nhân viên cấp dưới của Ban giám đốc, thậm chí là nhân viên của phòng kế toán tài chính, vì thế mà mất đi tính độc lập, khách quan và hiệu quả của bộ phận này. Vai trò và nhiệm vụ của ban kiểm soát Hơn nữa, vai trò và nhiệm vụ của ban kiểm soát chưa thật rõ ràng và cụ thể. Ở khía cạnh này, một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ yêu cầu HĐQT thành lập ban kiểm soát (hay còn gọi là ban kiểm toán - Audit committee) độc lập để giám sát hoạt động của ban giám đốc, làm cầu nối giữa HĐQT với ban giám đốc và cầu nối giữa doanh nghiệp với các cổ đông. Người đứng đầu ban kiểm soát nên là thành viên quản trị không điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín, có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn; thực hiện các công việc được chỉ định bởi HĐQT và trực tiếp báo cáo kết quả lên HĐQT. Ban kiểm soát không chỉ gói gọn phạm vi công việc của mình trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Thực tế, trách nhiệm chính của của ban kiểm soát là đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nội quy, quy chế công ty được thực hiện (compliance audit), là nâng cao hiệu quả và năng suất của hoạt động sản xuất kinh doanh (operation audit) và là đảm bảo tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Như vậy, công việc của ban kiểm soát xem ra rất nặng và chịu nhiều áp lực vì hầu như bao trùm tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và hiệu quả. Hệ thống này
  5. được yêu cầu phải thường xuyên đánh giá, và ban kiểm soát phải đề xuất được các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn. Trong quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát được xem là bộ phận chính giúp HĐQT xây dựng một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và hình ảnh của mình. Bài toán cho các doanh nghiệp Việt Nam bây giờ là làm sao “cân đo” giữa lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và chi phí đầu tư cho việc này. Đây cũng là một trong những biểu hiện hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2