Lãnh đạo = người phục vụ?
lượt xem 10
download
Nhà bình luận người Mỹ Walter Lippmann đã từng định nghĩa lãnh đạo là "những người phục vụ cho các ý tưởng của đất nước, là những niềm tin tưởng, hy vọng sẽ đưa đất nước vượt lên một tập hợp các cá nhân". Một người phục vụ như vậy, là người mang lại những điều tốt nhất cho tất cả mọi người, ngay cả khi đó không phải là lợi ích cho bản thân họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lãnh đạo = người phục vụ?
- Lãnh đạo = người phục vụ? Nhà bình luận người Mỹ Walter Lippmann đã từng định nghĩa lãnh đạo là "những người phục vụ cho các ý tưởng của đất nước, là những niềm tin tưởng, hy vọng sẽ đưa đất nước vượt lên một tập hợp các cá nhân". Một người phục vụ như vậy, là người mang lại những điều tốt nhất cho tất cả mọi người, ngay cả khi đó không phải là lợi ích cho bản thân họ. Vai trò này phải được xem là vai trò gìn giữ những gì lớn hơn cả các nguyên tắc bản thân về giá trị. Đây là thái độ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt và không phải thái độ nhà lãnh đạo sẽ được gì từ vị trí của anh ta. Nó ngụ ý một mối quan hệ quan tâm qua lại giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo; các cá nhân được tạo động lực bởi những lợi ích tốt nhất dành cho họ. Ý tưởng này có vẻ hơi xa lạ với những gì diễn ra xung quanh chúng ta ngày nay. Ở rất nhiều lĩnh vực, chúng ta đều thấy những nhà lãnh đạo không làm gì để tạo niềm tin cho những người mà họ dẫn dắt, ngoại trừ
- làm theo những ý tưởng của chính bản thân nhà lãnh đạo. Ngày nay, thật khó để nói rằng nhà lãnh đạo đang phục vụ họ hay phục vụ chúng ta. Và thật dễ dàng để tìm ra các nhà lãnh đạo chỉ muốn vươn tới thêm nhiều đỉnh cao quyền lực và danh vọng. Quản lý tồi, lừa gạt, tham vọng đã đặt ra một câu hỏi "Những lãnh đạo đang dẫn dắt ai?" "Chúng ta phải hướng về ai?" "Liệu câu nói của Lippmann có phải chỉ là một giấc mơ viển vông và không có thực?" Vì mọi người chứ không vì bản thân Những lãnh đạo đã lựa chọn sẽ phục vụ cho lợi ích của mọi người chứ không phải của bản thân họ chắc chắn sẽ được xã hội tôn trọng. Chúng ta hướng về họ để tìm kiếm hướng đi và những lời chỉ dẫn trong hoàn cảnh khó khăn và nhiều chông gai. Một người "phục vụ" như vậy đã từng xuất hiện ở thế kỉ thứ năm trước công nguyên. Đất nước đang lâm nguy. Đất nước cần một người lãnh đạo có thể nắm lấy thời khắc này và đưa một thất bại trở thành một chiến thắng. Lời kêu gọi đã đến tai một người đang mải miết cày trên đồng ruộng của mình, một nông dân. Anh ta đã xuất hiện. Anh ta đã chiến thắng. Và sau đó anh ta lại trở về nhà. Cincinnatus đã được tôn trọng vì sự cống hiến của anh cho đất nước. Người anh hùng áo vải của nền cộng hòa La Mã đã cống hiến mọi thứ anh có thể làm trong khỏanh khắc khủng hoảng và sau đó từ bỏ vinh quang của quyền lực khi nhiệm
- vụ đã hòan thành và trở về với đồng ruộng của mình. Trong thời kì hiện đại, Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, George Washington, người được coi là "Người Cha của Đất nước", cũng là một ví dụ hùng hồn cho kiểu lãnh đạo phục vụ mà Lippmann đã nói. Washington vốn thuộc dòng dõi quý tộc địa chủ. Khi trở thành người bảo vệ quyền lợi của dân tộc với tư cách là Tổng Chỉ huy Quân đội Cách mạng trong suốt cuộc chiến giành độc lập của nước Mỹ, ông đã đương đầu với mọi thử thách và vượt qua chúng. Sau đó, sau hơn tám năm trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, ông đã từ chức và trở lại với những thú vui đồng quê của mình. Không có gì ngạc nhiên khi ông được lựa chọn là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Hành động phục vụ cuối cùng và có lẽ là vĩ đại nhất của ông đối với đất nước giống như Cincinnatus, người anh hùng mà những người đương thời hay ví ông, Washington đã từ chức và quay về với quê nhà, bang Virginia của mình. Washington, vì thế được nhớ tới bởi tính cách mạnh mẽ và tính kỉ luật, lòng yêu nước nhiệt thành, nguyên tắc lãnh đạo và cống hiến không ngừng cho đất nước. Ông mang lại niềm tin cho người dân Mỹ, những
- giá trị và niềm tin cho cả dân tộc. Trong thực tế, lãnh đạo thật sự luôn là một hành động tự thân. Nó khiến bạn đặt mình ra khỏi bức tranh lớn và xem xét nhu cầu của người khác. Nó là cách tư duy suy nghĩ cho nhu cầu của người khác ngay cả khi nhu cầu của bạn đang tăng lên. Nó đòi hỏi điều gì là đúng và tốt nhất cho cả cộng đồng. Chúng ta cần nhiều lãnh đạo như Cincinnatus và George Washington hơn nữa trong thời đại ngày nay. Những lãnh đạo hòan thành công việc mà không hề đòi hỏi gì cho bản thân; những lãnh đạo chỉ dẫn dắt và đi theo ý chí của tòan dân. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào trong thời đại ngày nay? Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề tòan cầu đe dọa tới cuộc sống của nhiều người. Chúng ta sẽ làm thế nào? Lãnh đạo là công việc của mọi người Rõ ràng lãnh đạo là một vấn đề ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Không những thế, chúng ta còn được kêu gọi để thực hiện nó. Cho dù chúng ta có ở trong một tổ chức lãnh đạo, hướng dẫn những người trẻ, dẫn dắt một gia đình, đại diện cho điều đúng đắn, hay tổ chức một bữa tối…mọi người đều có vai trò lãnh đạo. Chúng ta lần lượt được đưa vào trong những vai trò lãnh đạo trong suốt cuộc đời mình. Chúng ta lần lượt được kêu gọi trở thành những người lãnh đạo phục vụ cho điều đúng đắn, cho việc duy trì các giá trị, và cho những người mà chúng ta quan tâm.
- Ngạc nhiên thay, tư tưởng về lãnh đạo phục vụ thậm chí đã từng xuất hiện trong các tác phẩm của tác giả thời Phục hưng Niccolo Machiavelli. Ông nhấn mạnh rằng lãnh đạo là đúng đắn chỉ khi cộng đồng được hưởng lợi từ nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo tốt, nói cách khác, là một người phục vụ cho cộng đồng. Khi chúng ta được đưa vào vị trí lãnh đạo, phong cách lãnh đạo phục vụ nào sẽ tùy thuộc rất lớn vào việc chúng ta hiểu thế nào là một người lãnh đạo phục vụ, về cách chúng ta nghĩ về người khác, và về cách chúng ta quyết định điều gì là đúng đắn. Người phục vụ là người thực hiện nhiệm vụ giám sát xem điều gì sẽ được coi là đúng đắn và ai sẽ là người hưởng lợi. Đó là việc làm vì lợi ích của người khác. Nó không phải là kiểm sóat hay sở hữu. Nó không phải là một kỹ thuật. Đó là việc nhà lãnh đạo là ai. Đó là một thái độ, cách nhìn nhận thế giới. Nhưng đó không phải là thái độ thụ động của nhà lãnh đạo khi nhìn nhận và tư duy. Theo những gì mà Lippmann đã nói, lãnh đạo không có nghĩa chỉ là duy trì tầm nhìn và niềm tin vào lý tưởng mà còn là làm sống động các giá trị và trở thành các hình mẫu cho người khác đi theo. Nó cũng có nghĩa là tập trung vào những người mà chúng ta dẫn dắt, trao quyền cho họ để họ đạt được mọi tiềm năng. Nó cũng có nghĩa là khuyến khích người khác ra khỏi vòng luẩn quẩn tư duy của mình. Để làm được điều này, tất
- nhiên nhà lãnh đạo phải nhìn được bức tranh lớn hơn và lãnh đạo sự nghiệp mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Hiểu về lãnh đạo phục vụ Có một khoảng cách lớn giữa những gì chúng ta muốn và kỳ vọng từ nhà lãnh đạo và những gì mà chúng ta nhận được, vì thế rất tự nhiên, chúng ta sẽ khắt khe với các nhà lãnh đạo. Nhiều người làm như vậy. Thấy những nhà lãnh đạo xung quanh chúng ta là không đủ, quan điểm truyền thống của chúng ta về lãnh đạo rất có thể đã lỗi thời. Ngòai sự thất vọng, chúng ta sẽ thường thấy những quan điểm truyền thống trái ngược lại với các ý tưởng hiện đại về lãnh đạo. Vì chúng ta thấy những lãnh đạo đang làm gì và gặp vấn đề gì, những quan điểm cũ lỗi thời sẽ dễ dàng thắng các quan điểm mới. Vì thế, có một loại quan điểm kêu gọi thay thế lãnh đạo bằng khái niệm "người phục vụ". Cho dù có vẻ như nó khá giống với những gì mà Lippmann đã nói, nhưng thực ra thì không phải. Phục vụ không thể thay thế lãnh đạo vì thật ra nó là một phần của lãnh đạo. Tân phục vụ, khái niệm mà chúng tôi đề cập đến ở đây, có nguyên tắc là mọi người phải có kiến thức và câu trả lời ngay trong bản thân họ. Như thế, sẽ không cần phải quản lý người khác. Không cần phải dạy người khác nghĩ như thế nào, hành xử ra sao. Điều này nghe rất hấp dẫn, dân chủ và tự do, nhưng nó lại hơi ngây thơ. Chúng ta biết rằng con người
- không phải lúc nào cũng hành động dựa trên lợi ích tốt nhất của bản thân họ. Phục vụ là gì? Hình mẫu tân phục vụ dựa trên giả định rằng lãnh đạo – nơi đường hướng, tầm nhìn và chỉ dẫn đến từ tầng trên cùng của tổ chức - tạo ra sự phụ thuộc vào những người đi theo và gỡ bỏ trách nhiệm và sự thỏa mãn cá nhân. Nhưng liệu có phải như thế? Khi chúng ta được trao một trách nhiệm lãnh đạo, chúng ta chịu trách nhiệm duy trì một tập hợp các tiêu chuẩn. Chúng ta không áp đặt những suy nghĩ, mong muốn và khao khát của bản thân lên những người khác mà áp dụng những tiêu chuẩn tốt nhất cho cả tổ chức. Một cách tự nhiên, điều này được thực hiện với sự tôn trọng theo cả hai hướng, nhà lãnh đạo và những người đi theo. Lãnh đạo thật sự, khác với độc tài, không lấy đi tự do, lựa chọn, trách nhiệm của người khác. Nhà lãnh đạo chỉ phục vụ và xem xét các ý tưởng và nhu cầu của những người mà họ dẫn dắt. Để làm được điều này, họ phải tự rèn luyện bản thân, phát triển tính cách, hòa nhập cộng đồng, yêu thương và tôn trọng người khác. Chính điều này sẽ tạo nên sự tự lãnh đạo ở mọi cấp độ của tổ chức. Nó tạo ra môi trường tự lãnh đạo khi mọi người đều được trao quyền và làm việc hướng tới điều tốt đẹp cho cả tổ
- chức vì nó mang lại lợi ích lớn nhất cho tất cả mọi người. Daniel Goldman, tác giả của cuốn "Trí thông minh cảm xúc", đã đề cập đến việc quan tâm đến cảm xúc, ý tưởng và ý kiến của người khác và gọi nó là sự đồng cảm. Nhưng, trong một bài báo trên tạp chí Kinh doanh Harvard, ông đã viết rằng "đồng cảm không có nghĩa là "tôi đồng ý, bạn rất tốt". Với nhà lãnh đạo, nó không có nghĩa là hiểu mọi cảm xúc của người khác và cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Đó sẽ là một cơn ác mộng – nó sẽ khiến mọi việc không thể hòan thành. Đồng cảm có nghĩa là xem xét cẩn thận cảm xúc của người khác – trong quá trình đưa ra quyết định sáng suốt. Nói cách khác, phục vụ thật sự có nghĩa là nghĩ đến ý tưởng và cảm xúc của người khác. Thái độ phục vụ sẽ khiến các nhà lãnh đạo nhận thức được nhu cầu của người khác, đồng thời biến họ trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn. Như ông Lippmann đã định nghĩa, lãnh đạo chính xác là lựa chọn phục vụ thay vì lợi ích bản thân. Lãnh đạo không phải là một bài tập xây dựng sự đồng thuận mà là việc nghĩ đến nhu cầu của người khác đồng thời xác định những ranh giới cần thiết. Nói tóm lại, người mà chúng ta cần, không phải là một nhà lãnh đạo, mà là một nhà lãnh đạo phục vụ. Hoàng Anh Theo Leadership now
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những kĩ năng giao tiếp cho người lãnh đạo
5 p | 461 | 254
-
Bí quyết của người giao tiếp thành công!
4 p | 370 | 204
-
Lincoln: Phẩm chất và bài học lãnh đạo Không phải ngẫu nhiên, từ một người
4 p | 252 | 77
-
Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo?
4 p | 346 | 73
-
Lãnh đạo nhóm
52 p | 237 | 56
-
Khả năng cần rèn luyện để trở thành người lãnh đạo
7 p | 172 | 45
-
Phong cách lãnh đạo và tư chất thủ lĩnh
4 p | 291 | 45
-
10 quy tắc giúp người lãnh đạo chế ngự sự nổi giận của mình
6 p | 174 | 38
-
Kỷ Luật Không Cần Trừng Phạt
20 p | 79 | 21
-
9 điều lãnh đạo không nên nói với nhân viên
3 p | 104 | 18
-
Những vấn đề của người lãnh đạo nhóm
2 p | 116 | 17
-
Bài giảng Nghệ thuật lãnh đạo - Chương 6: Lãnh đạo dũng cảm và hợp đạo đức
3 p | 108 | 16
-
Người lãnh đạo dũng cảm
11 p | 108 | 12
-
Lãnh đạo - người xây dựng khả năng (phần 1)
9 p | 86 | 12
-
Động viên người lao động: Lý thuyết tới thực hành
4 p | 79 | 11
-
Hình ảnh người đứng đầu doanh nghiệp
9 p | 84 | 3
-
Bản lĩnh của người đứng đầu (Phần 1)
8 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn