Lãnh đạo những người đồng cấp
lượt xem 6
download
Lãnh đạo những người đồng cấp Nhưng khi bạn đảm đương nhiệm vụ quản lí những đồng nghiệp khác, thì quyền hạn này dường như không tồn tại. Bạn có rất ít quyền để ra lệnh nhưng đâu là yếu tố cần thiết khi phải lãnh đạo những người đồng nghiệp này? Thúc đẩy các thành viên một cách hiệu quả, khi không có quyền lực Có một điều khác giữa bạn và đồng nghiệp đó là bạn là lãnh đạo. Đây là công việc mà mọi người luôn muốn? Bạn sẽ trở thành quản lí của một nhóm tổng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lãnh đạo những người đồng cấp
- Lãnh đạo những người đồng cấp Nhưng khi bạn đảm đương nhiệm vụ quản lí những đồng nghiệp khác, thì quyền hạn này dường như không tồn tại. Bạn có rất ít quyền để ra lệnh nhưng đâu là yếu tố cần thiết khi phải lãnh đạo những người đồng nghiệp này? Thúc đẩy các thành viên một cách hiệu quả, khi không có quyền lực Có một điều khác giữa bạn và đồng nghiệp đó là bạn là lãnh đạo. Đây là công việc mà mọi người luôn muốn? Bạn sẽ trở thành quản lí của một nhóm tổng hợp nhiều nhân viên từ các phòng ban khác nhau. Họ có năng lực chuyên môn và cách thức làm việc khác nhau. Mọi người không báo cáo lại cho bạn, và bạn sẽ có rất ít quyền hạn trong việc đưa ra chỉ thị cho nhân viên. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng. Để hoàn thành mục tiêu chung của nhóm, bạn sẽ phải thúc đẩy, hỗ trợ, động viên, kết nối các thành viên, xây dựng lòng tin và giải quyết những xung đột trong nhóm Đó là một việc rất khó khăn. Quản lí một nhóm gồm những đồng nghiệp, quả là đầy thách thức. Biết cách lãnh đạo là một vấn đề phức tạp. Có nhiều cách thức khác nhau như: Lãnh đạo tầm nhìn, Lãnh đạo quyền lực, Lãnh đạo thu hút, Lãnh đạo theo giá trị. Với mỗi phương thức trên, sẽ có những tình huống không thực sự phù hợp. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo truyền thống thường xuyên sử dụng
- đến Quyền lực chính thống mà họ có. Khi có trong tay quyền lực chính thống, một lãnh đạo truyền thống luôn dùng vị trí và quyền hạn của mình để yêu cầu sự hoàn thành trong công việc. Nhưng khi bạn đảm đương nhiệm vụ quản lí những đồng nghiệp khác, thì quyền hạn này dường như không tồn tại. Bạn có rất ít quyền để ra lệnh nhưng đâu là yếu tố cần thiết khi phải lãnh đạo những người đồng nghiệp này? Để lãnh đạo một nhóm mà thành viên đến từ các phòng khác nhau, bạn cần phải có những đặc điểm của một nhà lãnh đạo lớn và hơn thế nữa. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những kĩ năng cần thiết mà bạn cần dùng trong trường hợp này. Tăng cường quá trình làm việc nhóm Hãy học cách dẫn dắt các buổi thảo luận và chủ động quản lí từng thành viên. Bạn sẽ không bao giờ biết trước ai là người có kinh nghiệm làm việc nhóm. Khi đóng vai trò của một người lãnh đạo, hãy thiết lập một nền tảng tốt cho sự tương tác giữa các thành viên: Thiết lập một môi trường thoải mái, nơi mà mọi người luôn chủ động chia sẻ quan điểm và ý kiến Yêu cầu sự đóng góp của mọi người, động viên những người rụt rè phát biểu ý kiến.
- Sử dụng kĩ năng lắng nghe chủ động, như tổng kết lại các ý kiến và yêu cầu mọi người đặt câu hỏi. Yêu cầu các thành viên tôn trọng lẫn nhau và đòi hỏi ở họ thời gian cùng với nỗ lực, định hình mục tiêu chung và cách thức hoạt động của nhóm Để mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định, cố gắng để các thành viên chủ động tham gia và cam kết sẽ hoàn thành công việc. Tác động lên các thành viên trong nhóm Lãnh đạo là người ảnh hưởng và thúc đẩy công việc của các thành viên. Khi lãnh đạo sử dụng quyền hạn của mình giúp nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc, thì những nhân viên này luôn muốn làm việc chăm chỉ hơn nữa. Khi bạn giao việc cho ai, hãy nói rằng bạn luôn tin tưởng họ. Khi nhân viên cảm thấy được tin tưởng, tự nhiên họ sẽ mong muốn đảm đương thêm việc, bởi vì họ sẽ trở nên nổi bật hơn khi việc thành công. Tạo ảnh hưởng lên người khác là một trong những phẩm chất của một lãnh đạo biết cách thúc đẩy nhân viên, và chính phẩm chất này sẽ giúp mọi thành viên nâng cao nỗ lực làm việc. Khi quản lí những đồng nghiệp ngang cấp, hãy sáng tạo trong việc trao thưởng và khen tặng – và đôi khi là trong việc giao nhiệm vụ hoặc phân bổ quyền hạn – được xem như là phần thưởng rất hiệu quả.
- Trên hết, hãy cùng làm việc với các thành viên, và thưởng cho những ai xứng đáng. Linh động Những luật lệ, điều luật và những giải pháp cưỡng chế có thể dẫn đến sự phẫn nộ và không hài lòng của các thành viên. Hãy biết cách dùng các chỉ thị và học cách thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc, đó là vấn đề quan trọng. Bạn không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, cũng như không phải bao giờ bạn đều biết phải làm gì: với một phương thức quản lí linh động, bạn có thể thường xuyên thích ứng với những thay đối của hoàn cảnh.Nếu bạn quá cứng nhắc trong quản lí, bạn sẽ thường xuyên gặp rắc rối và hao phí sức lực của mình cho những trận chiến với mọi người thay vì dùng thời gian đó để hoàn thành mục tiêu. Một điều thiết yếu là bạn cần giúp các thành viên khác điều chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi. Khi bạn và những người làm cùng xảy ra mâu thuẫn, sẽ làm cho công việc trở nên nhập nhằng và rắc rối. Khi bạn đã sẵn sàng thay đổi, nhân viên sẽ thấy được điều đó, nhờ đó họ sẽ dần chấp nhận sự đổi thay này. Đặt mục tiêu Rất ít những nhóm có thể thành công nếu không có mục tiêu. Tất nhiên bạn sẽ phải cần một mục tiêu để có hướng đi và sự đánh giá đúng mức về công việc. Khi làm việc với những người từ các phòng ban khác nhau, một hướng đi rõ ràng là điều tối cần thiết.
- Tất cả các thành viên đều có quan điểm của riêng mình. Nếu không có một hướng trung tâm, điều này sẽ khiến nhóm trở nên rối loạn với những quan điểm khác nhau. Những hướng đi này sẽ tạo nên xung đột cho nhóm. Bạn có thể tránh những rắc rối trên bằng cách đặt mục tiêu rõ ràng, dựa trên sự nhất trí và đóng góp của các thành viên. Nếu các mục tiêu rõ ràng sẽ giúp mọi người dễ làm việc với nhau hơn. Rõ ràng là nếu những rắc rối được giải quyết thông qua việc tham khảo mục tiêu của nhóm, sẽ giúp nâng cao chất lượng công việc. Từ đó ta có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch thực hiện và tập trung vào mục tiêu. Ủng hộ và bảo vệ các thành viên Mỗi thành viên trong nhóm thường có một nhiệm vụ riêng khi làm việc nhóm. Điều này có nghĩa là những chỉ thị của bạn sẽ kém hiệu quả hơn. Với tư cách là một người quản lí, người có trách nhiệm ủng hộ những yêu cầu của nhân viên để công việc trở nên tốt hơn. Hãy tập trung vào 3 yếu tố then chốt sau: 1. Kiểm soát các nguồn lực: Nhóm của bạn sẽ dễ dàng mất phương hướng nếu thiếu đi nguồn lực . Nếu bạn biết những gì mà nhóm của mình cần-khi nào cần- vị trí, ảnh hưởng và thế là bạn đã có phần nào khả năng thúc đẩy hiệu quả của nhân viên.
- 2. Kiểm soát những yếu tố liên quan: Rất nhiều người không nằm trong nhóm của bạn, nhưng họ có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của nhóm. Đầu tiên, bạn có thể sẽ phải đối mặt với sự hạn chế từ các nguồn lực. Ví dụ, quản lí của John không cho phép anh ấy làm việc ở nhóm dự án quá một giờ mỗi tuần, hoặc giám đốc tài chính không cho phép “tiêu thêm một đồng nào cho dự án” Với tư cách của một lãnh đạo, khó khăn mà bạn phải đối mặt chính là làm thế nào để sử dụng ảnh hưởng của thành công để thuyết phục những thành viên thay đổi quan điểm của họ. Một cách hiệu quả để dành được sự tôn trọng của nhân viên chính là bảo vệ họ trước những tác động từ bên ngoài, có như thế họ mới có thể làm việc hiệu quả hơn. 3. Phản hồi thông tin cho quản lí: Các thành viên cần biết được rằng họ được ủng hộ. Hãy tiếp xúc thường xuyên với quản lí và giám đốc. Bạn là sứ giả và là sợi dây kết nối để những quản lí này biết được việc gì đang diễn ra, đồng thời nhân viên của bạn hiểu rõ những gì mà những người quản lí kia đang nghĩ. Đó là hành động giúp cân bằng giữa công việc nhóm và công việc hàng ngày. Hãy chỉ ra những gì mà mỗi bên cần và giúp họ thỏa mãn điều đó. Yếu tố quyết định Lãnh đạo một nhóm gồm những đồng nghiệp cùng cấp thực sự là một thách thức lớn. Nó yêu cầu người quản lí phải có rất nhiều những kĩ năng cần thiết. Bao gồm từ xác định mục tiêu để các thành viên cùng tham gia đưa ra quyết
- định, đến việc tạo ra một bầu không khí mở và thân thiện, bạn sẽ cần nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn luôn , nếu bạn luôn quan tâm trước nhất đến những yêu cầu của các thành viên, nếu bạn luôn bảo vệ quyền lợi của họ, bạn sẽ chứng mình được cho họ thấy rằng bạn là một người đáng tin và luôn khát khao thành công.Và khi bạn cho họ thấy được bạn luôn tin vào khả năng của họ, luôn sẵn sàng vượt qua bất cứ khó khăn nào, nhân viên của bạn sẽ tôn trọng bạn, và họ sẽ cùng bạn chăm chỉ hơn trong công việc, và giúp bạn đạt được mục tiêu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thể hiện sự tự tin: tố chất người lãnh đạo
3 p | 262 | 99
-
360 Degree Feedback là những gì?
10 p | 348 | 95
-
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
18 p | 250 | 91
-
Văn hóa Lãnh đạo
9 p | 197 | 66
-
8 bí quyết của người lãnh đạo giỏi
5 p | 210 | 53
-
Năng lực lãnh đạo: Có thể học được hay do tài năng thiên bẩm?
5 p | 264 | 52
-
Phân cấp lãnh đạo để nhân viên có vai trò lớn hơn
4 p | 184 | 39
-
Lãnh đạo làm gì để tránh tự thỏa mãn
5 p | 145 | 33
-
10 nguyên tắc để có sự đồng thuận với lãnh đạo
5 p | 148 | 31
-
Nguyên lý ''tĩnh - động'' trong nghệ thuật lãnh đạo
3 p | 117 | 22
-
Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
6 p | 155 | 22
-
Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi
4 p | 135 | 18
-
Những định hướng lãnh đạo (phần 2)
5 p | 130 | 17
-
6 điểm cộng tạo nên quyền lực và tài năng lãnh đạo
7 p | 111 | 17
-
Lãnh đạo nhân tài (phần 2)
10 p | 108 | 10
-
9 phong cách lãnh đạo - Phần 4: Hãy là người cấp tiến
11 p | 77 | 10
-
Phát triển người khác thành lãnh đạo
5 p | 88 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn