intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử hình thành và phát triển các dòng họ tại Thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: ViVatican2711 ViVatican2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tổng thể văn hóa của một quốc gia, dân tộc; dòng họ có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Không chỉ dừng lại ở một tập thể người cùng chung một dòng máu, một ông tổ; dòng họ đã trở thành một hạt nhân gắn kết chặt chẽ các thành viên, ẩn chứa sức mạnh to lớn về vật chất cũng như tinh thần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử hình thành và phát triển các dòng họ tại Thành phố Đà Nẵng

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017<br /> <br /> <br /> <br /> Lịch sử hình thành và phát triển các dòng họ<br /> tại Thành phố Đà Nẵng<br /> The history of formation and development of families in Da Nang city<br /> <br /> PGS.TS. Lê Văn Tấn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam<br /> Le Van Tan, Assoc.Prof., Ph.D., Vietnam Academy of Social Sciences<br /> <br /> ThS. Tăng Chánh Tín, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> Tang Chanh Tin, M.A., University of Education and Training, Da Nang University<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Trong tổng thể văn hóa của một quốc gia, dân tộc; dòng họ có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng.<br /> Không chỉ dừng lại ở một tập thể người cùng chung một dòng máu, một ông tổ; dòng họ đã trở thành<br /> một hạt nhân gắn kết chặt chẽ các thành viên, ẩn chứa sức mạnh to lớn về vật chất cũng như tinh thần.<br /> Trong mỗi dòng họ, vấn đề lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ được đặc biệt coi trọng. Sự hình<br /> thành, nguồn gốc, thành phần và sự phát triển của các dòng họ phản ánh sinh động lịch sử, văn hóa của<br /> dân tộc trong những giai đoạn đã qua.<br /> Chọn Đà Nẵng, thành phố biển miền Trung làm đối tượng khảo sát, bài viết sẽ tập trung khắc họa lịch<br /> sử hình thành và phát triển của các dòng họ tại Đà Nẵng để thấy được sự đa dạng và phong phú trong<br /> thành phần cư dân ở mảnh đất này.<br /> Từ khóa: dòng họ, văn hóa dòng họ, hình thành, phát triển, Đà Nẵng.<br /> Abstract<br /> In the overall culture of a nation or an ethnicity, family plays a very important role. Not only do a group<br /> of people share a bloodline or an ancestor but family has also formed a nucleus connecting members<br /> closely, hiding enormous strengths physically as well as spiritually. In each family, the history and<br /> development of family is highly valued. The formation, the origin, the composition and the development<br /> of family vividly reflected the history and culture of the nation in the past time. Choosing Da Nang, a<br /> central coastal city, as a research subject, the article will focus on depicting the history of formation and<br /> development of families in Da Nang in order to show the diversity and abundance of residential<br /> composition in this land.<br /> Keyword: family, family culture, formation, development, Da Nang.<br /> <br /> <br /> 1. Đặt vấn đề dòng họ, văn hóa dòng họ được xem là một<br /> Lịch sử hơn 700 năm (kể từ mốc 1306) trong những thành tố đặc sắc của văn hóa<br /> với tư cách là một phần lãnh thổ của Đại Đà Nẵng. Dòng họ với những biểu hiện<br /> Việt đã tạo cho Đà Nẵng một bề dày văn sinh động của nó đã trở thành một phần<br /> hóa truyền thống, được kết tinh từ nhiều không thể thiếu trong đời sống vật chất lẫn<br /> thành phần văn hóa độc đáo. Trong đó, tinh thần của người dân Đà Nẵng, góp<br /> <br /> 3<br /> LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> <br /> phần quan trọng trong việc hình thành nhân Đỗ Trọng Am trong cuốn Văn hóa<br /> cách con người, cố kết và tạo nên sức dòng họ Việt Nam cũng đã đưa ra một khái<br /> mạnh của cộng đồng. niệm về dòng họ như sau: “Dòng họ là tổ<br /> Nghiên cứu về dòng họ ở Đà Nẵng chức của những người có cùng huyết<br /> dưới góc nhìn về lịch sử hình thành và phát thống, cùng một ông tổ sinh ra, theo thời<br /> triển sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề gian và theo hệ thống dọc, thường tụ họp<br /> về lịch sử và văn hóa rất thú vị về mảnh đất quanh một ngôi từ đường và sinh sống gần<br /> “đầu biển cuối sông” này. gũi trong làng xã, thời gian càng dài thì<br /> 2. Những khái niệm về dòng họ chi nhánh càng phát triển, không chỉ hạn<br /> Đối với mỗi người Việt Nam, khái chế bởi phạm vi biên giới”4.<br /> niệm về dòng họ hẳn đã không còn xa lạ. GS Nguyễn Đình Chú trong một bài<br /> Bởi lẽ, ngay từ khi được sinh ra, mỗi người viết của mình cũng đã nhận định: “Dòng<br /> trong chúng ta đều được sống, được nuôi họ xuất hiện từ khi có hôn nhân và gia đình<br /> dưỡng và trưởng thành trong môi trường hạt nhân là một cặp vợ chồng theo quan hệ<br /> của cộng đồng thân tộc. Dòng họ, dòng tộc đực - cái. Gia đình từ bố mẹ mà có con cái.<br /> đã trở thành những gì cao quý, thiêng liêng Từ con cái mà có cháu chắt, rồi chút chít<br /> nhất khi nhớ về của mỗi người con nước mà thành dòng họ. Dòng họ theo thời gian<br /> Việt. Tuy vậy, để có được một định nghĩa phát triển ngày một đông đúc sẽ có sự<br /> đầy đủ, rõ ràng và khoa học về dòng họ thì phân chi phân phái”5.<br /> không phải là điều dễ dàng. Các học giả, Trong số các định nghĩa về dòng họ,<br /> nhà nghiên cứu trong các công trình của nhiều người đánh giá cao cách định nghĩa<br /> mình đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau của Léopold Cadière, trong cuốn Văn hóa,<br /> về dòng họ. tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam: “Người<br /> Trong Hán Việt từ điển giản yếu, học Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng<br /> giả Đào Duy Anh đã giải thích “Tộc là họ, thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa<br /> thân thuộc, loài”1. rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ<br /> Hai tác giả Phillippe Papin và Olivier bằng huyết thống, bằng những quyền lợi<br /> Tessier trong tác phẩm Làng ở vùng châu vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo,<br /> thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ đã đưa bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”6<br /> ra nhận định về dòng họ: “Theo định Như vậy, ta có thể thấy rằng, việc đưa<br /> nghĩa, tộc hay dòng họ tập hợp toàn thể ra một định nghĩa chính xác, đầy đủ về<br /> con cháu bên nội của cùng một ông tổ dòng họ là không hề dễ dàng. Tùy mỗi<br /> được thừa nhận”2. cách tiếp cận, mỗi hướng nghiên cứu mà<br /> Nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi lại các học giả, nhà nghiên cứu đưa ra những<br /> nêu ra quan niệm: “Họ, quá lắm cũng chỉ quan điểm của mình về dòng họ. Trong đó,<br /> có thể xem là một dạng đặc biệt của gia khái niệm mà Léopold Cadière đưa ra có<br /> đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với sự thuyết phục cao nhất khi đã đưa ra<br /> các thành viên của nó (tức là các gia đình những dấu hiệu nhận diện nổi bật của dòng<br /> nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng họ là “huyết thống”, “quyền lợi vật chất”,<br /> cảm dựa trên huyết thống”3. “niềm tin tôn giáo” và “luân lý cộng<br /> <br /> 4<br /> LÊ VĂN TẤN – TĂNG CHÁNH TÍN<br /> <br /> <br /> đồng”. Có thể nhận thấy, điểm chung nhất đồng bằng Thanh - Nghệ vào khai phá, lập<br /> khi đề cập đến một dòng họ đó là có chung làng dựng ấp.<br /> huyết thống và cùng chung một ông tổ. Nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú trong<br /> 3. Quá trình hình thành và phát triển bài viết “Lịch sử hình thành các dòng họ<br /> các dòng họ tại Đà Nẵng Quảng Nam” đã nhận định: “cuộc di dân<br /> 3.1. Sự hình thành và phát triển của người Việt vào vùng Nam Hải Vân là<br /> các dòng họ không phải kéo dài 700 năm suốt từ thời<br /> Hiện nay, tại Đà Nẵng, vẫn chưa có nhà Lý đến thời các vua Nguyễn mà có thể<br /> một thống kê chính thức về số lượng các chia làm mấy giai đoạn chính: Từ 1306<br /> dòng họ tại nơi đây. Tuy vậy, theo sự phát đến 1402 là sự ổn định của vùng Bắc Hải<br /> triển của thời gian cũng như phong trào Vân. Từ 1402 đến 1407 là 5 năm của<br /> phục hưng văn hóa dòng họ đang diễn ra những cuộc di dân đầu tiên được tổ chức<br /> mạnh mẽ thì số lượng ở nơi đây cũng lên quy mô, cẩn thận, nghiêm khắc và cương<br /> đến hàng trăm dòng họ. Mỗi một dòng họ ở quyết dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà<br /> Đà Nẵng đều có lịch sử hình thành, nguồn Hồ… Từ 1471 đến 1671 là 200 năm của<br /> gốc và quá trình phát triển khác nhau, phản những cuộc di dân ồ ạt, tổ chức có, bắt<br /> ánh sinh động quá trình lập làng, mở ấp buộc có, tù đày có, lính thú ở lại có, di dân<br /> của tiền nhân. tự phát có, tù binh có, ngoại kiều có… Mãi<br /> Có thể nói, trải qua một thời gian dài đến thời Tây Sơn và vua Nguyễn các di dân<br /> đầy bất ổn kể từ sau mốc thời gian 1306, mới trở lại với số lượng không đáng kể”8.<br /> khi Huyền Trân công chúa về làm dâu xứ Từ nhận định trên, có thể thấy rằng,<br /> Chiêm Thành để đổi lại sính lễ là Châu Ô lịch sử các dòng họ Quảng Nam nói chung<br /> và Châu Lý (sau đổi thành Thuận Châu và và Đà Nẵng nói riêng gắn liền với lịch sử<br /> Hóa Châu). Đến đời vua Lê Thánh Tông, di dân và định cư của người Việt về<br /> niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), vùng phương Nam, đặt trong mối quan hệ giao<br /> đất biên viễn phương nam của nước ta mới lưu, tiếp biến với các dân tộc bản địa, tiêu<br /> dần đi vào ổn định. biểu là người Chăm. Chính lịch sử có nhiều<br /> Nước ta được chia thành 12 đạo thừa biến động của vùng đất này đã tạo cho lịch<br /> tuyên. Trong đó có “đạo thừa tuyên Thuận sử các dòng họ ở đây có những khác biệt<br /> Hóa gồm 02 phủ là Triệu Phong và Tân về thời gian xuất hiện, về nguồn gốc cũng<br /> Bình. Vùng đất Đà Nẵng lúc bấy giờ thuộc như quá trình phát triển của các dòng họ.<br /> huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong với 12 Theo nghiên cứu tại thành phố Đà<br /> tổng và 96 xã”7. Nẵng, nhiều dòng họ ở đây có lịch sử khá<br /> Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân lâu đời. Trong đó, tộc Phan làng Đà Sơn,<br /> chinh đem quân “Bình Chiêm”, lập ra đạo thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên<br /> thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam. Để kịp thời Chiểu, thành phố Đà Nẵng được xem là<br /> vỗ yên bờ cõi, mở mang làng xã, vua Lê dòng họ lâu đời nhất ở xứ Quảng. Đà Sơn<br /> Thánh Tông đã thực hiện chính sách “Tòng là một trong những làng được thành lập<br /> chinh lập nghiệp”, cho nhân dân từ các sớm ở Hóa Châu. Ông Phan Công Thiên,<br /> miền phía Bắc Thuận Quảng, chủ yếu từ sinh năm 1318 (đời vua Trần Minh Tông)<br /> <br /> 5<br /> LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> <br /> là phò mã vua Trần (lấy công chúa Trần (huyện Hòa Vang), tộc Trần, Lê, Nguyễn,<br /> Ngọc Lãng) là tiền hiền thành lập làng Đỗ, Ngô, Huỳnh tiền hiền làng An Hải<br /> Đà Sơn. (quận Sơn Trà)…<br /> Năm 1346, ông nhận chức “Đô chỉ huy Tiếp đó, dưới thời các chúa Nguyễn,<br /> suy thập tam châu kinh lược chiêu dụ xử trí những cư dân từ phía bắc tiếp tục theo<br /> Xứ”, tức “người trông coi mười ba châu” những đoàn lưu dân vào Nam. Công cuộc<br /> thuộc phía Nam chân đèo Hải Vân và nhận mở rộng bờ cõi của Nguyễn Hoàng vào thế<br /> lệnh vua Trần vào dựng làng lập chợ, ổn kỷ XVI và sự kiện triều đình nhà Nguyễn<br /> định đời sống nhân dân vùng đất mới Hóa chính thức được thành lập đầu thế kỷ XIX<br /> Châu. Điểm dừng chân đầu tiên của ông đã khiến dòng người di dân vào vùng đất<br /> Phan Công Thiên thuộc động Trà Ngâm, Thuận Quảng ngày càng nhiều. Nhiều<br /> xứ Trà Na (nay là làng Đà Sơn, Hòa Khánh dòng họ đã dừng chân lập làng tại Đà<br /> Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng). Nẵng quần tụ hình thành những làng ấp trù<br /> Đi cùng với ông Phan Công Thiên phú. Điển hình như năm 1605, ông<br /> trong thời gian này còn có các tộc họ: Nguyễn Huyền lập nên làng Hòa Mỹ (quận<br /> Nguyễn, Kiều, Đỗ. Đây được xem là 4 tộc Liên Chiểu); năm 1621, ông Hồ Văn Oai<br /> họ tiền hiền của làng. Ban đầu các tộc họ cùng gia đình dừng chân lập làng tại làng<br /> tiền hiền này cộng cư với người Chăm bản Thanh Khê (quận Thanh Khê); năm 1643,<br /> địa khai khẩn vùng đất dưới chân núi ông Văn Đức lập nên làng Trung Nghĩa<br /> Phước Tường (đất làng Đà Sơn ngày nay). (quận Liên Chiểu)…<br /> Từ đây, diện tích của làng không ngừng Tiếp đó, dưới thời Tây Sơn và nhà<br /> được mở rộng, bao gồm một vùng rộng Nguyễn sau này, một số dòng họ cũng đến<br /> lớn từ sát sông Cu Đê vào đến Cẩm Lệ Đà Nẵng lập nghiệp và lập nên các làng<br /> ngày nay thuộc động Trà Ngâm, xứ Trà Na như Đại La (huyện Hòa Vang), Trung<br /> trước kia. Lương (quận Cẩm Lệ)…<br /> Sau những bước chân đầu tiên của ông Như vậy, có thể khẳng định, phần lớn<br /> Phan Công Thiên vào khai phá làng Đà các dòng họ gốc Việt ở thành phố Đà Nẵng<br /> Sơn những năm nửa đầu thế kỷ XIV, đến có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền<br /> nửa sau thế kỷ XV, nhất là sau cuộc Nam với quá trình khai hoang, lập làng, mở rộng<br /> chinh của vua Lê Thánh Tông, nhiều dòng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.<br /> họ từ phía Bắc đã di cư vào phương Nam Bên cạnh đó, vùng đất Đà Nẵng trước<br /> để làm ăn sinh sống. Từ đó, mảnh đất Đà khi có mặt của người Việt chính là địa bàn<br /> Nẵng đã được nhiều dòng họ chọn làm sinh sống của người Chăm, chủ nhân của<br /> điểm dừng chân. Nhiều dòng họ đến đây vương quốc Chămpa hùng mạnh trong lịch<br /> thời kỳ này được tôn làm tiền hiền của các sử. Chính vì vậy, trên địa bàn Đà Nẵng,<br /> làng. Như tộc Huỳnh tiền hiền làng Thạc còn có một dòng họ rất đặc biệt, dòng họ<br /> Gián (quận Thanh Khê), tộc Trần, Hồ, này tự nhận mình có nguồn gốc Chăm, có<br /> Trương, Nguyễn tiền hiền làng Bồ Bản lịch sử lâu đời nhất trong các dòng họ tại<br /> (huyện Hòa Vang), tộc Đặng, Lâm, đây, đó là dòng họ Ông làng Phong Lệ<br /> Nguyễn, Trần, Lê tiền hiền làng Túy Loan (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ).<br /> <br /> 6<br /> LÊ VĂN TẤN – TĂNG CHÁNH TÍN<br /> <br /> <br /> Theo lời kể của cụ Ông Ích Trưng, từ vị Đệ nhất thủy tổ. Cụ thể như tộc<br /> Trưởng ban đại diện hội đồng gia tộc họ Nguyễn Hữu làng Hòa An (quận Cẩm Lệ)<br /> Ông thì họ Ông có nguồn gốc Chăm. Năm đã trải quan hơn 500 năm lịch sử. Tính từ<br /> 1069, nhà Lý đánh Chămpa và bắt người khi 04 anh em vị thủy tổ gồm Nguyễn Hữu<br /> họ Ông mang ra ngoài Bắc. Vua Lý thấy Hồ, Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Hữu Thanh,<br /> người này có nghề dạy voi nên phong cho Nguyễn Hữu Châu vào lập làng thời Lê<br /> chức Quản tượng và cho sinh sống ở núi Thánh Tông đến nay đã đến 17 đời, 02 phái<br /> Voi, Hà Bắc, đổi họ thành Lý Trai, đây và 05 chi với hơn 160 hộ. Sau khi người<br /> được xem là thủy tổ của dòng họ Ông ở anh cả Nguyễn Hữu Hồ dừng chân lập làng<br /> ngoài Bắc. tại Hòa An, 03 người em tiếp tục cuộc<br /> Người này lấy vợ và sinh được 8 hành trình về Nam. Trong đó, ngài Nguyễn<br /> người con, trong đó có một người đi sang Hữu Hải đến định cư tại huyện Bình Khê,<br /> Lào, về sau đi vào vùng Phan Rang Tháp tỉnh Bình Định, lập nên một nhánh Nguyễn<br /> Chàm và sinh con đẻ cái. Trong số đó, một Hữu tại đây. Còn 02 người em còn lại<br /> người con là Ung (Ông) Văn Lào đã trở lại không rõ đi đâu.<br /> làng Phong Lệ cùng với các họ Phan, Với tộc Ông làng Phong Lệ (Hòa Thọ<br /> Phùng khai khẩn lập nên làng Phong Lệ. Đông), tính từ vị thủy tổ Ung (Ông) Văn<br /> Ngài Ung (Ông) Văn Lào được xem là Lào đến nay đã được 21 đời với 03 phái và<br /> thủy tổ của dòng họ Ông làng Phong Lệ. 10 chi. Đa số con cháu họ Ông đều quần<br /> Các ngài Ung (Ông) Văn Lào, Phan Công tụ, sinh sống tại làng Phong Lệ, phường<br /> Nhâm và Phùng Văn Mươi được triều đình Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ.<br /> sắc phong là Tam Vị tiền hiền của làng Tộc Lê tại Đà Nẵng có tổ đình tại<br /> Phong Lệ. làng Mân Thái (quận Sơn Trà) vốn là hậu<br /> Trải qua thời gian dài, người họ Ông duệ đời thứ 15 của dòng dõi vua Lê. Đến<br /> làng Phong Lệ đã sinh sống hòa hợp, kết đời thứ 16 ông Lê Hào đã sinh hạ được 09<br /> hôn với các dòng họ khác trong làng và người con. 9 người con này trở thành thủy<br /> dần dần Việt hóa, nhiều người họ Ông khi tổ của các dòng họ Lê ở các địa phương<br /> được hỏi luôn cho mình là người Kinh mà như họ Lê ở Gia Lộc, Hà Lộc (Điện Bàn,<br /> đã quên đi gốc gác Chăm. Quảng Nam), họ Lê ở Mân Thái, Nại Hiên<br /> Trong suốt quá trình định cư, các vị Đông, Mỹ Thị (quận Sơn Trà), họ Lê ở<br /> thủy tổ của các dòng họ ở quận Đà Nẵng Thanh Khê, Hà Khê (quận Thanh Khê), họ<br /> đã gặp không ít khó khăn, nhưng với bản Lê ở Nam Ô (quận Liên Chiểu) và đặc<br /> lĩnh của những người đi đầu, họ đã vượt biệt là một nhánh họ Lê tại Phan Thiết<br /> qua tất cả và tạo lập nền tảng vững chắc Bình Thuận.<br /> cho con cháu đời sau. Từ những bước chân Ngoài ra các dòng họ Đàm, Đinh,<br /> đầu tiên của tiền nhân, đến nay, hầu hết các Đặng Ngọc, Phạm… đều có tổ đình tại Đà<br /> dòng họ tại Đà Nẵng đã có sự phát triển Nẵng thờ phụng bậc thủy tổ khai sinh ra<br /> mạnh mẽ về mọi mặt. dòng họ trên mảnh đất này. Hiện nay, đa số<br /> Hiện nay, các dòng họ ở Đà Nẵng đã con cháu của các dòng họ đều cư trú trên<br /> phát triển với nhiều đời, nhiều chi phái tính mảnh đất tiền nhân đã chọn. Tuy nhiên,<br /> <br /> 7<br /> LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> <br /> qua thời gian, chiến tranh cùng bao biến thấy rằng, nguồn gốc của các dòng họ tại<br /> thiên của lịch sử, hiện nay, nhiều con cháu đây chủ yếu xuất phát từ miền Bắc. Tộc<br /> đã làm việc, công tác tại nhiều địa phương Nguyễn Hữu làng Hòa An (quận Cẩm Lệ)<br /> ở trong lẫn ngoài nước. trong gia phả có ghi nguồn gốc từ làng Hòa<br /> Mặc dù cư trú ở bất cứ nơi đâu, trong An, huyện Chơn Phước, phủ Đức Quang,<br /> nước hay nước ngoài, những người con vẫn tỉnh Nghệ An. Trong gia phả tộc Nguyễn<br /> không nguôi nhớ về cội nguồn dòng họ của Hữu có ghi lại: “Các cụ cao thỉ tổ chúng ta<br /> mình. Văn hóa dòng họ với tất cả những đã từng đạp bao gian lao, vượt suối trèo<br /> giá trị cao quý, thân thương nhất là sợi dây đèo, dầm mưa dải nắng đến đây khai phá<br /> vô hình ràng buộc họ với quê hương, như rừng rậm, san gò nổng thành bình địa phì<br /> chính lời dạy mà tộc họ nào cũng trang nhiêu, chiêu dân lập ấp sáng lập nên làng<br /> trọng đặt ở ngôi từ đường “Mộc hữu bản, Hòa An”11<br /> thủy hữu nguyên” (Sông có cội, nước có Một số khác có nguồn gốc đồng bằng<br /> nguồn). Bắc Bộ như tộc Đàm làng Mỹ Khê (quận<br /> 3.2. Nguồn gốc của các dòng họ Sơn Trà) có nguồn gốc làng Me, Hương<br /> Về nguồn gốc của các dòng họ, có thể Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngoài ra, tộc<br /> nói, những lớp cư dân “Bắc địa tùng Nguyễn làng Hải Châu (quận Hải Châu)<br /> vương” cuối thế kỷ XV đến Đà Nẵng bao xuất phát từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu,<br /> gồm nhiều dòng họ khác nhau trên đất Bắc. huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa; tộc Văn<br /> Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuyên thì: làng Trung Nghĩa (quận Liên Chiểu) có<br /> “Xét về thành phần, có thể thấy một số họ nguồn gốc từ làng Gốm, huyện Hải Hưng,<br /> là quan lại, tướng tá, binh sĩ đã từng tham tỉnh Hải Dương; tộc Hồ làng Thanh Khê<br /> gia “bình Chiêm phạt Lỗ”, được lệnh ở lại (quận Thanh Khê) có nguồn gốc xã Phước<br /> và đưa vợ con vào lập nghiệp; nhưng đông Châu, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang,<br /> hơn cả vẫn là dân nghèo quê đất Bắc. Một tỉnh Hà Tĩnh....<br /> bộ phận khác là người Chăm ở lại làm ăn Tại từ đường tộc Nguyễn Hữu làng<br /> thuận hòa với những lưu dân Việt mới đến. Hòa An, quận Cẩm Lệ còn ghi lại 02 câu<br /> Ngoài ra, còn phải kể đến những người bị đối chữ Hán về nguồn gốc của dòng<br /> tù tội phải lưu đày”9. họ mình:<br /> Trong Luận án Phó Tiến sĩ khoa học “Hệ xuất trần lưu kỷ bá tải, cơ đồ tại Bắc<br /> lịch sử Công cuộc khai khẩn và phát triển Điển lâm hòa thổ thập dư truyền,<br /> làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ doanh nghiệp du Nam”<br /> XV đến giữa thế kỷ XVIII, tác giả Huỳnh Bên cạnh những dòng họ có nguồn gốc<br /> Công Bá cho rằng: “…những lưu dân đến từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ<br /> Bắc Quảng Nam thời Lê Thánh Tông chủ thì trên địa bàn Đà Nẵng, cũng có một số<br /> yếu thuộc các địa phương Nghệ An, Thanh dòng họ xuất phát từ phía Nam hoặc từ các<br /> Hóa, Hải Dương, Cao Bằng…, chính Nghệ địa phương khác trong tỉnh. Điển hình như<br /> An có người di cư đến Quảng Nam dưới dòng họ Thái làng Nghi An (quận Cẩm Lệ)<br /> thời Lê Thánh Tông nhiều nhất”10. có nguồn gốc từ xã Thanh Lộc, tổng Phong<br /> Qua nghiên cứu thực địa tại Đà Nẵng, Hạ, huyện Phù Ly, tỉnh Bình Định. Dòng<br /> <br /> 8<br /> LÊ VĂN TẤN – TĂNG CHÁNH TÍN<br /> <br /> <br /> họ Lê làng Liêm Lạc (quận Cẩm Lệ) thì có của việc giữ gìn, phát triển nòi giống, chăm<br /> nguồn gốc từ Chợ Được, huyện Thăng lo sản xuất, ổn định cuộc sống. Công lao<br /> Bình, tỉnh Quảng Nam. “gieo hạt” từ buổi đầu khó khăn, gian khổ<br /> 3.3. Xuất thân và thành phần xã hội ấy của các vị luôn được con cháu đời sau<br /> của thủy tổ các dòng họ ngưỡng vọng, tôn thờ.<br /> Xuất thân và thành phần xã hội của 4. Thay lời kết<br /> những vị thủy tổ của các tộc họ tại Đà Không ai có thể phủ nhận tầm quan<br /> Nẵng khác nhau do lý do, mục đích của họ trọng của dòng họ trong bất cứ thời đại nào<br /> khi đến vùng đất này khác nhau. Họ có thể của lịch sử. Trong bối cảnh hiện nay, vấn<br /> là những người nông dân dân nghèo, đề dòng họ và văn hóa dòng họ lại càng<br /> hưởng ứng công cuộc mở rộng lãnh thổ về phải được xem trọng, tôn vinh. Việc<br /> Nam của triều đình, theo lời kêu gọi mà nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát<br /> gồng gánh gia đình vào vùng đất mới mong triển của dòng họ tại Đà Nẵng cần phải<br /> có cơ hội đổi đời. Họ cũng có thể là những được nhìn nhận một cách nghiêm túc, khoa<br /> quan lại, tướng lĩnh theo lệnh vua ban vào học. Cần có sự vào cuộc của các nhà<br /> vùng đất mới để chiêu dân lập ấp. nghiên cứu bên cạnh các dòng họ để góp<br /> Thực tế tại Đà Nẵng, thủy tổ của các phần xây dựng bức tranh tổng thể về các<br /> dòng họ có xuất thân rất khác nhau. Thủy dòng họ tại Đà Nẵng, làm rõ nhiều vấn đề<br /> tổ tộc Phan Hữu ở làng Cẩm Bắc (quận lịch sử, văn hóa của địa phương. Từ đó, có<br /> Cẩm Lệ) là ngài Phan Hữu Quơn xuất thân những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy<br /> từ một võ quan thời nhà Lê. Thủy tổ tộc giá trị của dòng họ, văn hóa dòng họ tại Đà<br /> Đàm làng Mỹ Khê (quận Sơn Trà) là ngài Nẵng. Đó là trách nhiệm, là món nợ của<br /> Đàm Văn Độn, thủy tổ tộc Nguyễn Hữu hậu thế trước các bậc tiền nhân.<br /> làng Hòa An (quận Cẩm Lệ) là ngài Chú thích:<br /> Nguyễn Hữu Hồ xuất thân từ những nông 1<br /> Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb<br /> dân theo đoàn lưu dân từ phía bắc vào khai Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2009, tr.603.<br /> 2<br /> phá lập làng. Phillippe Papin và Olivier Tessier (chủ biên),<br /> Bên cạnh những dòng họ gốc Việt, từ Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn<br /> bỏ ngỏ, Nxb TT KHXH&NVQG, Hà Nội,<br /> phía Bắc vào; tại Đà Nẵng, chúng ta sẽ 2002, tr.343.<br /> không khó khi bắt gặp những dòng họ vốn 3<br /> Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa<br /> tự nhận mình có gốc Chăm như họ Ông & tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,<br /> làng Phong Lệ (quận Cẩm Lệ), họ Trà làng 2003, tr.253.<br /> 4<br /> Hòa Phú (quận Liên Chiểu)… Trong quá Đỗ Trọng Am, Văn hóa dòng họ Việt Nam, Nxb<br /> Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011, tr.30.<br /> trình phát triển, những dòng họ này đã có 5<br /> Nguyễn Đình Chú, Dòng họ và vai trò của văn<br /> sự giao lưu và gắn bó chặt chẽ với các hóa dòng họ trong đời sống văn hóa dân tộc.<br /> dòng họ người Việt qua nhiều thế hệ. Trong sách Văn hóa gia đình, dòng họ và gia<br /> Mặc dù xuất thân từ những thành phần phả Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ<br /> Chí Minh, 2015, tr.14.<br /> khác nhau, ra đi từ những làng quê khác 6<br /> Léopold Cadière, Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng<br /> nhau nhưng các vị thủy tổ của các dòng họ Việt Nam, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh,<br /> ở Đà Nẵng đều ý thức được tầm quan trọng 2006 tr.241, 242.<br /> <br /> 9<br /> LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> 7<br /> Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> học, Hà Nội, 2001, tr.93. 1. Dương Văn An (1997), Ô Châu cận lục, Nxb<br /> 8<br /> Hồ Trung Tú, Lịch sử hình thành các dòng họ Khoa học xã hội, Hà Nội.<br /> Quảng Nam, trên trang xuquang.com, 2. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn<br /> 26.08.2006. hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb<br /> 9<br /> Nguyễn Xuyên, Thân tộc với vùng đất Quảng Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br /> Nam, trên trang hothan.org, 15.06.2010.<br /> 10<br /> 3. Võ Văn Hòe (2010), Tập tục xứ Quảng theo<br /> Huỳnh Công Bá, Công cuộc khai khẩn và một vòng đời, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,<br /> phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa<br /> Hà Nội.<br /> thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII, Luận án Phó<br /> Tiến sĩ khoa học lịch sử, Đại học Sư phạm Hà 4. Dương Trung Quốc (2001), Lịch sử thành phố<br /> Nội, 1996, tr.63. Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.<br /> 11<br /> Gia phả tộc Nguyễn Hữu, làng Hòa An, 5. Hồ Trung Tú (2015), Có 500 năm như thế -<br /> phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc<br /> Nẵng, 1998, tr.2. nhìn phân kỳ lịch sử, Nxb Đà Nẵng.<br /> <br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 17/3/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2