intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:439

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Tiếp cận 5 bài di thơ của hòa thượng Thích Quảng Đức dưới ánh sáng phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh; Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh hải ngoại: đẩy mạnh ngoại giao văn hóa tâm linh; môn phái Lâm Tế Chúc Thánh trong sự phát triển phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại - những đóng góp và hạn chế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 2

  1. CHỦ ĐỀ 3 VĂN CHƯƠNG - TƯ TƯỞNG
  2. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 637 TIẾP CẬN 5 BÀI DI THƠ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC DƯỚI ÁNH SÁNG PHẬT GIÁO LÂM TẾ CHÚC THÁNH NGUYỄN THÀNH TRUNG L âm Tế Chúc Thánh là dòng Thiền có truyền thống trên 300 năm ở Việt Nam. Kể từ khi Thiền sư Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo kế thừa đời thứ 71 Thiền tông, đời 34 tông Lâm Tế, khai sinh Thiền phái Chúc Thánh tại Hội An, thiền phái này đã liên tục phát triển, đóng góp tích cực cho đạo pháp và dân tộc. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, những nghiên cứu về thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh dường như chưa tương xứng với tầm vóc vốn có. Nguyễn Hiền Đức trong Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (1995) có nhắc đến thiền phái một cách khái quát; Thích Hạnh Thiện đã cụ thể hóa thêm nhiều thông tin trong “Thiền sư Minh Hải và Tổ đình Chúc Thánh” (2001), ngoài ra còn có thể kể đến các công trình khác như Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam (Thích Giải Nghiêm), Kỷ yếu lễ khánh thành đại trùng tu Tổ đình Chúc Thánh (Nhiều tác giả, 2009), v.v… Trong số đó, Lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (2008) của Thích Như Tịnh có lẽ là công trình hệ thống và khá phong phú về thiền phái này. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu thường tập trung vào phương diện lịch sử, liệt kê sự truyền thừa, miêu tả cách tổ chức, giới thiệu về pháp môn, v.v… nhưng chưa đặt ra vấn đề đặc trưng của tông phái; điều này khiến
  3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 638 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN những nghiên cứu về Thiền phái Chúc Thánh rời rạc, chưa hình thành một tổng thể với khả năng liên kết và đặt nền tảng cho các công trình sau đi sâu hơn, bình luận và khám phá. Từ trong lịch sử truyền thừa dòng Lâm Tế Chúc Thánh đã nổi lên nhiều vị hòa thượng có đóng góp to lớn cho Phật sự lẫn đời sống, tiêu biểu nhất có lẽ là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngoài các bài tường thuật, bình luận về việc tự thiêu và trái tim bất hoại, hai công trình hệ thống về Ngài có thể kể đến là Bồ tát Quảng Đức – Ngọn lửa và trái tim do Lê Mạnh Thát chủ biên (2005) bao gồm 21 bài nghiên cứu nhiều khía cạnh về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, đặc biệt là sự kiện vị pháp thiêu thân của Ngài; và Bồ tát Thích Quảng Đức do Thích Nhật Từ biên soạn (2015) đã giới thiệu và giải thích hệ thống di cảo, đặc biệt là những bài thơ Nôm, đơn xin tự thiêu, các bài phát biểu… Sự kết nối giữa Hòa thượng Thích Quảng Đức và dòng Lâm Tế Chúc Thánh, đến nay, dường như, chỉ dừng lại ở liệt kê trong nhóm các vị danh tăng tiêu biểu ở miền Nam; hơn nữa trước tác của hòa thượng ít được quan tâm như hành động của Ngài. Trong tình hình đó, nhằm tìm kiếm câu trả lời về đặc trưng của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, khẳng định vai trò di cảo của Hòa thượng Thích Quảng Đức, vận dụng phương pháp cấu trúc kết hợp văn hóa – lịch sử, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 bài di thơ chữ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức gắn với các đặc trưng truyền thống của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh nhằm soi chiếu và làm rõ hai đối tượng này. Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh và 05 bài di thơ chữ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức Đặc điểm thứ nhất của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là tính phóng khoáng, mạnh mẽ kế thừa Thiền Lâm Tế. Từ tiếng thét của Mã Tổ, Tổ sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền kết hợp cả đánh và thét để
  4. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 639 hướng dẫn đệ tử; về sau phương thức tham cứu công án cũng được vận dụng để độ đệ tử thượng căn, trở thành các bậc long trượng kế thừa tông môn. Đến thời khai lập Thiền phái Chúc Thánh, Tổ Minh Hải - Pháp Bảo với khả năng và ân đức của mình đã định tu tại Hội An, đào tạo thế hệ tăng tài kế tục như Thiệt Dinh, Thiệt Diệu, Pháp Kiêm - Luật Oai - Minh Giác, Pháp Chuyên - Luật Truyền - Diệu Nghiêm, v.v… Tinh thần phóng khoáng của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh cũng chính là điểm thu hút do tương hợp với hoàn cảnh của đại đa số dân cư xứ Quảng di cư từ miền Bắc vào. Vốn bị đè nén, bó buộc trong khuôn khổ Nho giáo và Phật giáo cung đình xứ Bắc, vào đến xứ Quảng, tiếp nhận phong thái đơn giản, gần gũi của các thiền sư Chúc Thánh, Phật tử trong vùng đã bị nhiếp phục bởi tâm, tài và thân giáo của các vị. Đây chính là nguyên do mà dòng Lâm Tế Chúc Thánh phát triển ngày càng mạnh mẽ, từ Hội An, mở rộng ra toàn Quảng Nam và kéo dài suốt hành trình Nam tiến. Đến miền Nam, thiên nhiên ưu đãi, thiên hạ quy tâm, tính chất phóng khoáng của tông môn này được phát huy đến cao độ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc cũng như giáo pháp. Đặc điểm thứ hai của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là tính tổng hợp. Tinh thần tổng hợp thực ra là truyền thống của văn hóa Việt cũng như phần lớn các tông phái Phật giáo phát triển về sau. Tuy nhiên, sự hòa quyện truyền thống dân tộc, tích hợp nguyên tắc khế lý khế cơ của Phật giáo, đặt vào môi trường hoàn cảnh xã hội Quảng Nam thế kỷ XVII, tinh thần tổng hợp được phát huy cao độ, tạo nên các giá trị đặc trưng cho dòng Lâm Tế Chúc Thánh; trước hết là ở định hướng Thiền - Tịnh song tu. Khuynh hướng nghiên cứu lưu ý đến tính đối lập của hai tông phái Thiền và Tịnh Độ ở tôn chỉ, phương pháp và kinh sách đã có lịch sử lâu dài; kinh văn thường được dẫn ra là Lăng nghiêm khi Đại Thế Chí Bồ tát đề cập tính thiện xảo của pháp môn niệm Phật: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, thì hiện nay hay về sau nhất định
  5. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 640 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng nhờ phương tiện, tâm tự khai ngộ, như người ướp hương thì thân có mùi thơm” (Thích Duy Lực, 2009, tr. 185). Thế nhưng cần phải hiểu sự nhấn mạnh đó đang tập trung vào bản thân pháp môn này, không hàm ý so sánh với bất kỳ pháp môn nào khác. Bởi ngay sau đó, trong kinh Lăng Nghiêm, Ngài Văn Thù Sư Lợi đã nói kệ: “Phương tiện hữu đa môn, Thánh tánh vô bất thông, Thuận nghịch giai phương tiện” (Thích Duy Lực, 2009, tr. 195). Theo đó, đặt trong tính hệ thống của mình, tinh thần phóng khoáng, mạnh mẽ, tự do của Lâm Tế Chúc Thánh đã kết hợp hai pháp môn tu tập có tác dụng bổ khuyết cho nhau. Tiếp nối tinh thần tổng hợp ấy, dòng thiền Chúc Thánh phát triển tông môn hướng đến tinh thần tổng hợp dân tộc cả Hoa lẫn Việt; hai nhánh đồ đệ Thiền phái Chúc Thánh có sư Thiệt Diệu hoằng hóa người Hoa, còn sư Thiệt Dinh giảng dạy người Việt; cả hai đều phát triển thành các đạo tràng lớn ở xứ Quảng. Đặc điểm thứ ba của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là nhập thế. Tinh thần nhập thế xuất phát từ tính phóng khoáng, tổng hợp, trở thành dấu ấn đậm nhất của tông môn khi được thể hiện ngay trong tên ngôi Tổ đình Chúc Thánh và bài kệ truyền pháp: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Đắc Chánh Luật Vi Tông Ấn Chơn Như Thị Đồng Tổ Đạo Giải Hạnh Thông Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Giác Hoa Bồ Đề Thọ Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Sung Mãn Nhơn Thiên Trung Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746) Chữ Thánh trong “Chúc Thánh”, tác giả Thích Như Tịnh giải thích theo hai nghĩa, theo tục pháp thì Thánh là minh quân (HT Thích Nhất Hạnh cũng hiểu và dịch như vậy), theo Phật pháp thì Thánh vừa chỉ đức Phật, vừa chỉ Pháp. Dù có giải thích nghĩa minh quân gắn với chúa Nguyễn Phúc Chu, song tác giả vẫn nhấn mạnh ý nghĩa thứ hai hơn khi đặt chữ Thánh này vào
  6. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 641 hệ thống Thánh hạnh, thánh chủng, thánh quả, thánh đế, v.v… Đây có lẽ là kết quả của áp lực đánh giá dòng Chúc Thánh xu nịnh triều đình rải rác xuất hiện trong lịch sử. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thao tác tách khái niệm “Thánh” ra khỏi văn bản để giải thích, tức cắt đối tượng ra khỏi ngôn cảnh cụ thể để đẩy nó vào cõi mênh mông của khái niệm, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, là cần xem xét lại. Từ góc độ văn cảnh, chữ “Thánh” này chịu sự chi phối trong nội bộ mệnh đề “Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu” và mệnh đề thứ hai “Kỳ quốc tộ địa trường”. Cụ thể, thọ mệnh lâu như trời sẽ là lời chúc với Thánh (quân) nhưng sẽ mang ý nghĩa hạ thấp khi ví Phật/Pháp bằng giới hạn của trời. Bên cạnh đó, với quan hệ đối câu: “Chúc Thánh thọ thiên cửu” đối với “Kỳ Quốc Tộ Địa Trường”; theo đó minh quân đối với vận/lộc nước là chỉn chu. Từ góc độ ngữ cảnh, như tác giả đã phân tích, chúa Nguyễn Phúc Chu hoàn toàn xứng đáng với ý nghĩa minh quân mà chữ “Thánh” bao hàm. Như vậy, từ cả văn cảnh và văn bản, chữ Thánh trong kệ truyện thừa nên được hiểu là minh quân, theo đó, tính chất nhập thế của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh cần phải được đặc biệt quan tâm. Tính nhập thế của dòng Chúc Thánh thể hiện rõ trong đường hướng tu tập lẫn các hoạt động chính trị xã hội trong lịch sử lâu dài của mình. Trong truyền thống Thiền phái nói chung, bằng những cống hiến cho xã hội, có thiền sư được triều đình phong hiệu (Vô Chuẩn Sư Phạm), được ban tử y (Tuyết Nhan Tổ Khâm), được phong quốc sư (Trung Phong Minh Bổn). Đến thời ngài Viên Văn - Chuyết Chuyết dẫn dắt đệ tử tránh nạn Lý Tự Thành sang Việt Nam, hoằng dương độ sinh, đóng góp xã hội lớn; hoàng gia nhà Lê, chúa Trịnh quy y với ngài rất đông, Phật giáo được tạo điều kiện phát triển; đóng góp xã hội của Thiền Lâm Tế càng lớn. Tổ Chúc Thánh từ Trung Hoa sang Đàng Trong rồi ra Đàng Ngoài, hành trình ấy gắn với thiết lập cơ sở, khai sơn lập tự bằng tinh thần nhập thế mạnh mẽ. Tinh thần nhập thế
  7. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 642 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN của Chúc Thánh đã thúc đẩy ngài Pháp Kiêm - Luật Oai - Minh Giác sau khi xuất gia đã tòng quân dẹp giặc lập nhiều công lao, ngài Ấn Bổn - Tổ Nguyên - Vĩnh Gia âm thầm cố vấn cho Trần Cao Vân và Thái Phiên; khởi nghĩa của sư Võ Trứ chống Pháp đời Nguyễn khởi phát từ hệ thống chùa chiền với tinh thần hộ quốc an dân; ngài Chơn Chứng - Đạo Tâm - Thiện Qua tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo, v.v… và mạnh mẽ nhất là việc ngài Thích Quảng Đức tự thiêu trong Pháp nạn 1963. Kết tinh tính phóng khoáng, tổng hợp và nhập thế này, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng sinh mệnh phụng sự giáo pháp, thức tỉnh lương tri hệ thống chính trị nhà họ Ngô và nhân dân tiến bộ yêu hòa bình toàn thế giới. Ý nghĩa cao đẹp ấy thể hiện rõ trong hệ thống di cảo của Ngài, tiêu biểu nhất là 5 bài thơ Nôm: (1) Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình Làm đèn soi sáng nẻo vô minh Khói thơm cảnh tỉnh ai còn ‘ngốc’ Tro trắng phẳng san hố bất bình Thân cháy nát tan ra tro trắng Thần thức nương về giúp sinh linh Hỡi ai mộng ảo đang còn mộng Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình. (Thích Nhật Từ, 2014, tr. 54) (2) Phật giáo sử vàng máu thay son Than ôi! Quỷ kế họ vẫn còn Quyết diệt suy tàn nền Chánh Pháp Làm cho Tăng, Tín phải chết mòn Vì sự bất công tôi thiêu xác Khói hồn nguyện độ kẻ hàm oan
  8. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 643 Kính chúc Tăng, Ni tâm dũng tiến Chánh Pháp ngày mai phải trường tồn. (Thích Nhật Từ, 2014, tr. 55) (3) Cùng hàng Phật tử tại gia Hãy quên bản ngã bỏ cái ta Gấp sửa thân tâm vì đại cuộc Ngàn năm sử Việt vẫn Phật gia Thân tôi dù cháy linh thiêng máu Thần thức tôi luôn giúp đạo nhà Đã mang đoàn thể còn nòi giống Bi, Trí, Hùng sao chẳng đem ra? (Thích Nhật Từ, 2014, tr. 55-56) (4) Thầy đã đến lúc biệt các con Ba mươi năm hạnh nguyện đã tròn Những gì đáng độ Thầy đã độ Thầy tranh Chánh Pháp lúc mất còn Gia Định, Sài Gòn, hỡi các con Hà Tiên, Cai Lậy, Thầy vẫn còn Nam Vang, Núi Lớn, Thầy ghi dấu Khánh Hòa đệ tử vẫn ân son. (Thích Nhật Từ, 2014, tr. 56) (5) Nền Phật dò lần kiếp tẩy sang Phủi tay rửa sạch nợ trần gian Tránh đàng danh lợi tìm nơi tịnh Niệm chữ từ bi lánh cửa quan Chuỗi hột tay lần khuya với sớm
  9. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 644 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Kệ kinh tụng niệm vái rồi van Một lòng thành kính lòng mình nguyện Tịnh độ từ đây sẽ ở an. (Thích Nhật Từ, 2014, tr.87) Giá trị tư tưởng dòng Lâm Tế Chúc Thánh thể hiện qua 5 bài thơ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức Truyền thống và đặc điểm của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã kết tinh và thể hiện rõ trong hệ thống 5 bài thơ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Trước hết, tinh thần phóng khoáng, mạnh mẽ của dòng thiền Lâm Tế chính là nguồn sức mạnh thổi bừng lên ngọn lửa tự thiêu của Ngài: - Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình Làm đèn soi sáng nẻo vô minh - Vì sự bất công tôi thiêu xác Khói hồn nguyện độ kẻ hàm oan Vốn có truyền thống trong nền văn hóa Ấn Độ và Phật giáo, tự thiêu là hình thức phản đối tôn giáo, chính trị mạnh mẽ nhất mà con người biết đến. Bởi thế, Nữ thần Sati đã tự thiêu khi bị cha mình nhục mạ (Thần thoại Ấn Độ), Hoàng hậu Sita cũng bước vào giàn hỏa để minh chứng mình trong sạch sau thời gian sống trên đảo quỷ Ravana (Sử thi Ramayana). Trong hoàn cảnh Phật giáo bị chế độ họ Ngô bức hại, Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng nối tiếp truyền thống xưa nhằm phản ứng bất bạo động đối với tình trạng bất công và những oan khuất mà Phật giáo phải gánh chịu trong cuộc Pháp nạn thế kỷ XX. Thế nhưng, phản ứng này không chỉ thuần túy đấu tranh với cái ác mà còn có thể xem như biểu hiện của từ bi khi thiền sư dùng mạng sống mình nhằm kêu gọi lương tri thế giới, hầu cứu sống hàng triệu sinh mệnh Phật tử
  10. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 645 miền Nam trong tình cảnh dầu sôi lửa bỏng. Đây chính là sự tiếp nối truyền thống được kể trong Truyện tiền thân Đức Phật khi Hoàng tử Sattva đã hiến thân mình nuôi hổ mẹ để nó không ăn thịt con, vua Shibi tự cắt thịt mình cứu chim bồ câu khỏi móng vuốt diều hâu. Mặt khác, hành động tự thiêu của hòa thượng còn có ý nghĩa như ấn chứng rõ ràng nhất về triệt ngộ tương tự như Dược Vương Bồ tát tự thiêu mình để cúng dường chư Phật (Kinh Pháp Hoa, phẩm 23, Dược Vương Bồ tát bản sự). Chính tinh thần nhập thế mạnh mẽ của Thiền tông Lâm Tế Chúc Thánh đã đưa Hòa thượng Thích Quảng Đức vào trung tâm cuộc đấu tranh chính trị, xã hội, tôn giáo sâu sắc mà chế độ Ngô Đình Diệm khơi lên “Quyết diệt suy tàn nền Chánh Pháp, Làm cho Tăng, Tín phải chết mòn”. Bằng hành động của mình, hòa thượng chỉ rõ mục đích: Khói thơm cảnh tỉnh ai còn ‘ngốc’ Tro trắng phẳng san hố bất bình (Thích Nhật Từ, 2014, tr. 54) Những vần thơ và thủ bút của Ngài đến nay vẫn còn nguyên giá trị, một lần và dứt khoát đập tan mọi luận điệu xuyên tạc về tính cưỡng ép hay những âm mưu chính trị đằng sau ngọn lửa thiêng liêng ngày 11/6/1963. Tính tổng hợp của Thiền tông Lâm Tế Chúc Thánh đã tạo cho di thơ Thích Quảng Đức phẩm chất hòa quyện giữa trí tuệ và niềm tin, giữa pháp môn Thiền và Tịnh độ, để một thiền sư có thể: Chuỗi hột tay lần khuya với sớm Kệ kinh tụng niệm vái rồi van Một lòng thành kính lòng mình nguyện Tịnh độ từ đây sẽ ở an.
  11. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 646 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Bằng niềm tin sâu sắc kiểu Tịnh độ và trí tuệ kim cương Thiền tông, Ngài: “Kính chúc Tăng, Ni tâm dũng tiến, Chánh Pháp ngày mai phải trường tồn” (Thích Nhật Từ, 2014, tr.55) và tuyên bố rằng: “Thân tôi dù cháy linh thiêng máu, Thần thức tôi luôn giúp đạo nhà”; lời tuyên bố ấy vẫn thấm đượm nồng nàn tình cảm với đệ tử của mình, Ngài an ủi rằng: Gia Định Sài Gòn hỡi các con Hà Tiên, Cai Lậy, Thầy vẫn còn Nam Vang, Núi Lớn, Thầy ghi dấu Khánh Hòa đệ tử vẫn ân son. Tình cảm này tha thiết và sâu sắc như lời người mẹ dặn con mình trước lúc đi xa; như trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài Đại Thế Chí từng có một ví dụ: Mười phương Như Lai tưởng nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. (Thích Duy Lực, 2009, tr.181). Về sau, Hòa thượng Thích Huyền Vy viết quyển luận sâu sắc nhưng đặt tên là Những dòng sữa mẹ cũng chính là sự thể hiện tinh thần tổng hợp trí tuệ và tình cảm của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Phân tích và bình luận thơ của các thiền sư dễ khiến người ta liên tưởng đến nhiệm vụ tìm kiếm lông rùa sừng thỏ hay thẩn thơ mãi mãi nơi Hóa thành (Pháp Hoa). Trong hoàn cảnh đó, ranh giới giữ hành nhân không lạc đường trước những thi phẩm – công án này có lẽ là Tứ liệu giản mà Tổ Lâm Tế từng tuyên. Theo đó, Hữu thời đoạt nhân bất đoạt cảnh, giúp người đọc không rơi vào những mâu thuẫn kiểu như bài 4 có thực kể về hành trạng, các đạo tràng Hòa thượng Thích Quảng Đức đã xây dựng hay không, theo thứ tự thời gian nào, v.v… chẳng quan trọng; quan trọng là nó hiển bày ra như thế, như một Thích Quảng Đức đã đến và đi trong cuộc đời. Thứ đến, Hữu thời đoạt cảnh bất đoạt nhân, nhắc nhở chính việc chỉ ra thơ Thích Quảng Đức thể hiện ba tính chất của dòng Chúc Thánh chỉ là tâm người đọc tác tạo; nó như không
  12. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 647 trung, như mây mờ, nó thể hiện như thế nhưng không nên phủ định những ý nghĩa, ý kiến khác. Tiếp đến, Hữu thời nhân cảnh câu đoạt, gợi trạng thái không còn cảnh và người, không còn chủ và khách, tất cả một mình vắng lặng, tịch tĩnh. Thế nên sau các bài thơ từ 1 đến 4 cúng dường chư Phật, chư Tổ, chúng sinh, đệ tử, bài kệ xuất vân cuối cùng dành cho chính Ngài; Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện trạng thái phi tưởng phi phi tưởng, có lẽ vì thế mà bài thứ 5 để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cuối cùng, hữu thời nhân cảnh câu bất đoạt; sau tất cả, 5 bài thơ thể hiện rõ một Thích Quảng Đức trong mối quan hệ không ngăn ngại với tam bảo, với đệ tử, với chúng sinh và với chính mình. Thế nên, di thơ mà không đau khổ, phản ứng nhưng không sân hận, tin tưởng mà không thái quá, triết lý mà chẳng mơ hồ; nó dung thông tổng hòa tất cả trong tinh thần nhập thế một cách phóng khoáng và tự tại. Đây cũng chính là đặc điểm của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Giá trị nghệ thuật 5 bài thơ Nôm của hòa thượng Thích Quảng Đức nhìn từ đặc điểm dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh Về hình thức, 5 bài thơ của Hòa thượng Thích Quảng Đức đều được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường Luật. Thế nhưng, so với quy định chặt chẽ về vần, luật, niêm, đối, cấu trúc của Đường thi, thì hệ thống các bài thơ này vi phạm nhiều lỗi và bệnh, gồm: 12 lỗi, 8 bệnh Vị trí Thất vận vần thông: on – oan- ôn bài 2 Thất luật: nhị tứ lục bài 1 2 lỗi, bài 2: 5, bài 3:3, bài 4:4 phân minh Lỗi Thất niêm câu 6-7 bài 1; 2-3, 4-5, 6-7 bài 2; 2-3, 6-7 bài 3; nặng 1-8, 4-5 bài 4 Thất đối 2 câu luận bài 2; 2 câu thực bài 3; 2 câu thực bài 4; một chữ câu luận bài 5
  13. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 648 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Khổ độc câu 4, 8 bài 1; câu 1, 2, 6 bài 2; câu 1, 3 bài 3; câu 1, 4, 5, 8 bài 4; câu 2, 6 bài 5 Điệp thanh câu 8 bài 1; câu 1, 2, 3, 6 bài 2; câu 1, 3 bài 3; câu 1, 2, 8 bài 4; câu 2, 6 bài 5 Điệp âm Không Lỗi Trùng vận câu 1-8 bài 1; câu 4-6 bài 4 nhẹ Trùng từ mình, tỉnh, mộng bài 1; Chánh pháp bài 2; tôi bài 3; thầy, con, còn bài 4; lòng bài 5 Điệp điệu có Trùng ý không Phạm đề không Bình đầu 4 câu cuối bài 4- nhưng đây là có ý- liệt kê các đạo tràng Thượng vỹ không Tám Phong yêu câu 5 bài 1; câu 7 bài 2; câu 2, 4 bài 3; câu 2, 6 bài 5 bệnh Chánh nữu câu 3 bài 4 Bàng nữu câu 2-3 bài 4 Tiểu vận không Đại vận câu 2 bài 3, câu 3 bài 5 Hạc tất câu 4, 8 bài 3; câu 3, 7 bài 4; câu 3, 4, 8 bài 5 [Bảng 1: Lỗi và bệnh Đường thi Thất ngôn bát cú trong 5 bài thơ của Hòa thượng Thích Quảng Đức.] Trong nhóm này, bài thơ thứ 5, Kệ xuất vân, là tương đối ít lỗi. Trên cơ sở kết quả khảo sát được liệt kê, bài thơ này có thể chỉnh sửa như sau để hoàn thiện thi luật: Bản gốc Bản đề xuất chỉnh sửa Nền Phật dò lần kiếp tẩy sang Nền Phật dò lần kiếp tẩy sang Phủi tay rửa sạch nợ trần gian Phủi tay trôi sạch nợ trần gian Tránh đàng danh lợi tìm nơi tịnh Tránh đường danh lợi tìm nơi tịnh
  14. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 649 Niệm chữ từ bi lánh cửa quan Niệm chữ từ bi lánh cửa quan Chuỗi hột tay lần khuya với sớm Chuỗi hột quen lần khuya với sớm Kệ kinh tụng niệm vái rồi van Mõ chày thường thỉnh vái rồi van Một lòng thành kính lòng mình nguyện Một lòng thành kính tâm mình nguyện Tịnh độ từ đây sẽ ở an. Tịnh độ từ đây sẽ ở an. [Bảng 2. Bản gốc và bản chỉnh sửa theo luật Đường thi bài Kệ xuất vân] Tuy nhiên, việc liệt kê hệ thống lỗi sai và bản đề xuất chỉnh sửa chỉ nhằm mục đích tiếp cận hệ thống văn bản di thơ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức; bởi bản thân hòa thượng không có ý định và nhu cầu sáng tác những bài thơ chuẩn luật Đường thi, đồng thời những vi phạm có chủ đích, không ít lần, tạo nên tên tuổi các nhà thơ lớn. Ví dụ như bệnh bình đầu trong bốn câu cuối bài 4 có thể xem như là sự cố ý liệt kê; bệnh hạc tất ở bài 3, 4 và 5 có thể xem như cách thức riêng biệt của tác giả thể hiện trong thơ không ảnh hưởng mấy đến giá trị thẩm mỹ và tư tưởng của thi phẩm. Đây cũng chính là tinh thần tự do, phóng khoáng, phá cách của Thiền phái Chúc Thánh. Với tinh thần tự do và phóng khoáng, ngôn ngữ thơ Hòa thượng Thích Quảng Đức đơn sơ, dung dị, rõ ràng, gần gũi với ngôn ngữ văn hóa miền Nam, đồng thời thể hiện đệ nhất và đệ nhị huyền trong Tam huyền của Thiền sư Lâm Tế. Những câu như: “Hỡi ai mộng ảo đang còn mộng, Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình” đã đến rất gần với thể trung huyền và cú trung huyền khi lời thơ không trau chuốt câu nệ ngôn ngữ mà trực tiếp đi vào đạo lý của vạn pháp. Thế nên, tuy phạm lỗi trùng vận, bệnh chánh nữu và bàng nữu, nhưng câu “Những gì đáng độ Thầy đã độ, Thầy tranh Chánh Pháp lúc mất còn” gợi lên ý nghĩa và ấn tượng vô cùng sâu sắc. Cũng như vậy, hành trạng hoằng pháp độ sinh của hòa thượng đưa vào bài thơ 4, tuy mắc bệnh bình đầu nhưng lại trực tiếp, cụ thể và gợi lên sự gần gũi, đơn sơ, thân thiết:
  15. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 650 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Gia Định Sài Gòn hỡi các con Hà Tiên, Cai Lậy, Thầy vẫn còn Nam Vang, Núi Lớn, Thầy ghi dấu Khánh Hòa đệ tử vẫn ân son. Tinh thần tổng hợp của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã tạo cho thơ Ngài Thích Quảng Đức giọng điệu hòa quyện triết luận và trữ tình. Dường như hòa thượng đã tự do đi về giữa sắc và không, sống và chết, để có thể an nhiên thức tỉnh chúng sinh: “Hỡi ai mộng ảo đang còn mộng, Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình”. Câu thơ nhắc nhở tất cả mọi người rằng ta đang sống trong giấc mộng, tất cả sẽ biến mất khi thức giấc, ý nghĩa sâu xa này vượt thoát tất cả nhị nguyên đối đãi bên trên, bỏ qua ranh giới quy phạm luật thơ và ngôn ngữ; đó chính là huyền trung huyền – đệ tam huyền mà Tổ Lâm Tế đã tuyên. Khi hòa thượng hạ bút viết: “Thầy đã đến lúc biệt các con, Ba mươi năm hạnh nguyện đã tròn”, người đọc hiểu ra tất cả đối đãi đều không còn ý nghĩa và cần thiết nữa. Kết luận Tóm lại, bài viết này đã chỉ ra ba tính chất cơ bản của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh gồm tính phóng khoáng, nhập thế và tổng hợp. Đây chính là cơ sở để tiếp tục bàn luận và nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, các đặc điểm này được ứng dụng vào khảo sát hệ thống di thơ của Hòa thượng Thích Quảng Đức từ phương diện nội dung đến nghệ thuật gắn với Thiền tông nói chung, tông Lâm Tế nói riêng và cụ thể là Thiền tông Lâm Tế Chúc Thánh; đây chính là một tiền đề để các nghiên cứu về văn bản văn học Phật giáo có thể tiếp tục chỉnh sửa và vượt qua. Thế nhưng, một vấn đề cần lưu ý là do giới hạn nhất định, chúng tôi vẫn chưa thể khảo sát trực tiếp văn bản chữ Nôm - bút tích của Hòa thượng Thích Quảng Đức, để đảm bảo tính chính xác tối đa các luận điểm được đưa ra phân tích. Trong giới hạn đó, chúng tôi
  16. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 651 chỉ có thể tạm thời vận dụng bản dịch của các nhà nghiên cứu đi trước để triển khai. Trên tinh thần ấy, những nghiên cứu ngược về văn bản chữ Nôm cũng như tiến về phía sau mở rộng nghiên cứu hệ thống văn bản văn học của các tổ, danh tăng Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là những hướng đi tiếp vô cùng cần thiết và đáng khuyến khích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thích Nhật Từ, Nguyễn Tri Ân (2014), Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi, Nxb Phương Đông. 2. Kinh Lăng Nghiêm, Thích Duy Lực (dịch và lược giải, 2009), Nxb Tôn giáo.
  17. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 652 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý NGHĨA BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ PHẨM Trụ trì Tổ đình Long Tuyền - Hội An T ổ sư Minh Hải Pháp Bảo, người khai sinh Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, là đệ tử của ngài nào thì hiện tại chưa có sử liệu nào xác định được, nhưng các nhà nghiên cứu sử học nhất trí với nhau rằng: Ngài chính là đệ tử cầu pháp của ngài Nguyên Thiều - Siêu Bạch. Ngài Nguyên Thiều - Siêu Bạch thuộc dòng thiền Lâm Tế - Nghĩa Huyền ở Trung Quốc, đời thứ 34. Pháp danh của ngài được đặt theo hai dòng kệ: theo dòng kệ Vạn Phong - Thời Ủy thì ngài là đời thứ 12 với pháp danh Siêu Bạch. Tổ Đạo Giới Định Tông Phương Quảng Chứng Viên Thông Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không (Bài kệ này có 40 từ) Với dòng kệ Đạo Mân - Mộc Trần thì ngài là đời thứ 3 với pháp danh là Nguyên Thiều. Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên (Bài kệ này có 28 từ)
  18. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 653 Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo về truyền thừa ngài thuộc chữ Minh đời thứ 34 ở dòng kệ Vạn Phong - Thời Ủy; ngang hàng chữ Thành đời thứ 4 của dòng kệ Đạo Mân Mộc Trần và là Sơ tổ của thiền phái với pháp danh Minh Hải, pháp tự Pháp Bảo, nối pháp đời thứ nhất của dòng kệ Chúc Thánh tại Việt Nam. Ngài Minh Hải - Pháp Bảo đã tu hành, đạt phong cách tự tại, không còn phải vướng bận với không gian là Trung Hoa hay Việt Nam, không còn phải vướng bận với thời gian là trú xứ ở địa phương nào bao lâu, nên khi đến đất Hội An trong khi chờ thời tiết thuận lợi để trở về Trung Hoa, ngài cám cảnh nhân duyên với vùng đất này và xin với Tổ Nguyên Thiều - Siêu Bạch dừng chân lại vùng đất này để hoằng hóa. Và tại đất nước Việt Nam, ngài đã khai sinh Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh với bài kệ truyền pháp gồm 40 từ. Ngài cũng đã khai sơn ngôi chùa Tổ đình mang hiệu là Chúc Thánh, cũng là tên của thiền phái. Sau đây, căn cứ vào bài kệ truỳền pháp của ngài, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa để phổ biến tông phong. Phiên âm Việt Hán bài kệ: Minh thiệt pháp toàn chương, Ấn chân như thị đồng. Chúc thánh thọ thiên cửu, Kỳ quốc tộ địa trường. Đắc chánh luật vi tông, Tổ đạo giải hành thông. Giác hoa bồ đề thọ, Sung mãn nhân thiên trung. Dịch Việt: Quang minh của chánh Pháp thiệt rực sáng, In vào thể tánh chân như vốn tương đồng. Chúc bậc lãnh đạo nhân dân đời sống dài lâu, Cầu cho đất nước núi sông mãi mãi trường tồn. Chứng quả thánh ắt phải lấy giới luật làm tôn chỉ,
  19. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 654 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Pháp tu của Tổ là Hiểu và Hành đều thông suốt. Có như vậy thì quả vị Hoa Giác ngộ và Cây Bồ đề, Sẽ sinh sôi đầy dẫy trong khắp cõi trời người. Phân tích ý nghĩa bài kệ Tổ cho chúng ta biết pháp mà Tổ đã chứng là pháp Minh Thiệt. Pháp Minh Thiệt đó đã rực sáng hoàn toàn. Thiệt là chỉ cho Thể của pháp. Minh chỉ cho Tướng của pháp. Toàn chương, có nghĩa là rực sáng chỉ cho Dụng của pháp. Đem pháp mà Tổ chứng được, in vào tánh chân như thì đồng với nhau. Tánh chân như là Bản Giác. Pháp Minh Thiệt là Thỉ Giác. Thỉ giác đã hiệp với Bản giác tức là sự tu chứng viên mãn. Quang minh của chánh Pháp thiệt rực sáng, In vào thể tánh chân như vốn tương đồng. Như thế, bằng 2 câu đầu, Tổ cho chúng ta biết rằng Tổ đã tu chứng quả vị xuất thế và Tổ đặt tên cho pháp xuất thế ấy là là Pháp Minh Thiệt. Hai câu kế: Chúc bậc lãnh đạo nhân dân đời sống dài lâu, Cầu cho đất nước núi sông mãi mãi trường tồn. Đây là sự nhập thế của Tổ, tức là tinh thần Hộ Quốc An Dân là cốt lõi của Phật giáo, và thiền phái của ngài với mục đích tối thượng là làm lợi cho Đạo pháp và hữu ích cho cuộc Đời. Hai câu tiếp theo: Chứng quả thánh ắt phải lấy giới luật làm tôn chỉ, Pháp tu của Tổ là Hiểu và Hành đều thông suốt. Đây là nghĩa tri hành hợp nhất, thông suốt giáo pháp và thực hành giáo pháp làm nhân, để có được kết quả giải thoát không xa. Trong hai câu cuối:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2