intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:634

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở tỉnh Phú Yên; sự phát triển dòng thiền chúc thánh ở Sài Gòn-Gia Định và tổ đình giác nguyên;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 1

  1. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
  2. VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO ĐỒNG CHỦ BIÊN: HT. TS. THÍCH ĐỒNG BỔN - PGS. TS. CHU VĂN TUẤN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
  3. MỤC LỤC LƯỢC SỬ THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO - SƠ TỔ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 16 DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HT. THÍCH NHƯ TÍN 21 PHÁT TÚC SIÊU PHƯƠNG Sa môn GIÁC TOÀN 23 LỜI KHAI MẠC HỘI THẢO CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM HT. THÍCH GIÁC TOÀN 26 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PGS. TS. CHU VĂN TUẤN 34 LỜI CHÀO MỪNG HỘI THẢO CỦA PHẬT GIÁO ĐỊA PHƯƠNG HT THÍCH HẠNH NIỆM 43 CHỦ ĐỀ 1 - DANH THẮNG - KIẾN TRÚC THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở TỈNH PHÚ YÊN THÍCH NHƯ TỊNH 51 SỰ PHÁT TRIỂN DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH Ở SÀI GÒN – GIA ĐỊNH VÀ TỔ ĐÌNH GIÁC NGUYÊN (TPHCM) NGUYÊN CẨN 63 HÒA THƯỢNG THÍCH AN CHÁNH VÀ NGÔI CHÙA BÁC ÁI - GIA LAI THÍCH ĐỒNG TRI 78
  4. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH PHẬT GIÁO TẠI CHÙA LINH ỨNG BÃI BỤT ĐÀ NẴNG ThS. ĐINH ĐỨC HIỀN, ĐINH ĐỨC NIỆM 87 CHÙA ĐÔNG HƯNG TRONG HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VÙNG HAMPTON ROADS, TIỂU BANG VIRGINIA PGS. TS. ĐINH LÊ THƯ, ThS. THÍCH CHÚC THANH 94 ĐỜI THỨ 8 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH ĐÃ CÓ MẶT TẠI THỤY SĨ THÍCH NHƯ TÚ 113 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH PHÚ YÊN & TỔ ĐÌNH PHÁP HỘI, BÌNH THUẬN THÍCH ĐỒNG TRUNG 121 SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG Ở CHÙA VIÊN GIÁC - TP.HCM LƯƠNG THỊ THU 140 NHỮNG CỔ VẬT VÀ MỘT SỐ DANH TĂNG THỜI KỲ ĐẦU CỦA DÒNG CHÚC THÁNH HÀN TẤN QUANG 149 CHÙA CHÚC THÁNH SAU NGÀY XUẤT KỆ TRUYỀN THỪA PGS. TS. ĐẶNG NGỌC LỆ 159 CHÙA NI LONG QUANG, DẤU ẤN TIÊU BIỂU NI GIỚI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH NƠI MIỀN ĐẤT VÕ NGUYÊN HUỆ 170 PHƯỚC DUYÊN CỦA CHÙA VU LAN (ĐÀ NẴNG) VÀ DÒNG PHÁI CHÚC THÁNH DUY VINH 185 CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO (HÀ TIÊN) THUỘC THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TKN. THÍCH NỮ TRÍ NGUYÊN 194 TỔ ĐÌNH CHÚC THÁNH (HỘI AN – QUẢNG NAM) VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU KHẢO CỔ CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN, PHÁT HUY TS. ĐÀO VĨNH HỢP, ThS. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT 203
  5. CÓ MỘT NGÔI CHÙA MANG TÊN CHÚC THÁNH Ở HÀ NỘI PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG 221 PHỐI THỜ THẦN THÁNH TRONG CÁC NGÔI CỔ TỰ Ở HỘI AN TRƯƠNG HOÀNG VINH 236 LƯỢC KHẢO TỔ ĐÌNH SẮC TỨ VU LAN DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TÂM AN - ĐINH CÔNG THANH MINH 246 CHÙA TAM THAI, LINH ỨNG VỚI THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH LÊ XUÂN THÔNG, ĐINH THỊ TOAN 281 CÁC NGÔI CHÙA ĐƯỢC BAN BIỂN SẮC TỨ Ở HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM PHẠM PHƯỚC TỊNH 292 CHÙA PHƯỚC HUỆ Ở VỸ DẠ HUẾ VỚI THIỀN SƯ CHƠN TÂM ĐẠO TÁNH PHÁP THÂN THÍCH PHÁP HẠNH - TÂM ẤN NGUYỄN VĂN THỊNH 302 CHỦ ĐỀ 2 - NHÂN VẬT - LỊCH SỬ TỪ CUỘC MỞ CÕI CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐẾN CÁC DÒNG THIỀN PHẬT GIÁO RA ĐỜI, TRONG ĐÓ CÓ DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH DƯƠNG KINH THÀNH 319 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÀNH TẠI BÌNH DƯƠNG ĐẠI ĐỨC THÍCH TÂM THÔNG 326 THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO - NGƯỜI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH NCS. THÍCH NỮ NHUẬN BÌNH 341 HÒA THƯỢNG BÍCH LIÊN - DANH TĂNG THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH THÍCH HỮU NHỰT 352 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở TỈNH KHÁNH HÒA THÍCH NHƯ TỊNH 364
  6. HÒA THƯỢNG THỊ AN - HÀNH TRỤ, BẬC DANH TĂNG TỔ ĐÌNH ĐÔNG HƯNG CỦA DÒNG KỆ CHÚC THÁNH TỲ KHEO THÍCH THÔNG TRI 372 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI NGHỆ AN THỜI CẬN ĐẠI THÍCH ĐỒNG BẢO 379 HÒA THƯỢNG QUẢNG HƯNG VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TS. DƯƠNG THANH MỪNG 389 HÒA THƯỢNG THÍCH MINH ĐỨC, MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ SỰ TU HÀNH TT THÍCH TÂM VỊ, ĐĐ THÍCH NGUYÊN NHƯ 403 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ PHẬT GIÁO ĐẠI ĐỨC THÍCH VIÊN TRÍ 408 MẤY Ý KIẾN XUNG QUANH VỀ TỔ MINH HẢI – PHÁP BẢO VÀ BẢO THÁP CỦA NGÀI CÙNG PHẦN MỘ SONG THÂN ThS. TRƯƠNG ĐỨC QUANG 416 NGƯỜI ĐẦU TIÊN VIẾT LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH VU GIA 423 TỪ PHẬT HỌC ĐƯỜNG LONG SƠN – NHA TRANG ĐẾN TU VIỆN NGUYÊN THIỀU VÀ TĂNG XÁ PHƯỚC HUỆ ĐÀO NGUYÊN 434 QUẢNG NAM NGHĨA TRỦNG TỪ MIẾU ĐẾN CHÙA VÀ VAI TRÒ KHAI SƠN CỦA THIỀN SƯ CHƠN LĂNG – ĐẠO LINH LÊ ĐÌNH HÙNG 444 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII-XVIII PGS.TS. TRẦN THUẬN 453 BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC, ĐỜI 9 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH YÊU NƯỚC, XẢ THÂN VÌ ĐẠO PHÁP TS. HOÀNG VĂN LỄ 468
  7. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ ĐÌNH CHÚC THÁNH (QUẢNG NAM) VÀ TỔ ĐÌNH THIÊN ẤN (QUẢNG NGÃI) THÍCH TRÍ THẮNG 473 DÒNG THIỀN LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở HẢI PHÒNG NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG 479 HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỒNG CHƠN, CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP TRONG SƠN MÔN CHÚC THÁNH TT. TS. THÍCH ĐỒNG VĂN, TT. TS. THÍCH GIÁC HIỆP 488 SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH CHO PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM HT. THÍCH GIÁC LIÊM 497 HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI THÍCH ĐẠT MA QUANG TUỆ 521 GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH TẠI BÌNH THUẬN NCS. THÍCH NGUYÊN THẾ , CƯ SĨ TÂM QUANG – NGUYỄN VĂN MAY 531 BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC, BẬC DANH TĂNG CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TK. THÍCH CHÚC HIẾU 542 SƠ LƯỢC HÀNH TRẠNG “QUẢNG NAM TỨ TRỤ” THÍCH VIÊN THÀNH (HẠNH TRUNG) 550 CHƯ VỊ DANH NI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH THÍCH NỮ TRUNG PHÚC 562 HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN PHÁT VÀ PHẬT HỌC VIỆN QUẢNG NAM Nhà giáo PHẠM SÁU (Pháp danh NHƯ THÍCH) 577 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI THỪA THIÊN - HUẾ TỲ KHEO THÍCH HẠNH TÁNH 589
  8. DÒNG THIỀN LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THS. THỌ KHẢ 596 TỔ SƯ MINH HẢI & SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH THƯỢNG TỌA THÍCH CHÚC LONG 608 HÒA THƯỢNG KHÁNH ANH (1895-1961) – BẬC CAO TĂNG LÀM RẠNG DANH THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH THÍCH THIỆN TÀI 615 CHỦ ĐỀ 3 - VĂN CHƯƠNG - TƯ TƯỞNG TIẾP CẬN 5 BÀI DI THƠ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC DƯỚI ÁNH SÁNG PHẬT GIÁO LÂM TẾ CHÚC THÁNH NGUYỄN THÀNH TRUNG 637 Ý NGHĨA BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ PHẨM 652 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HẢI NGOẠI: ĐẨY MẠNH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TÂM LINH ĐẠI ĐỨC TIẾN SĨ THÍCH THANH TÂM 656 MÔN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI CẬN HIỆN ĐẠI - NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TS. THÍCH HẠNH CHƠN 666 GỐC CHẮC CÀNH TỐT LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở ĐỨC QUỐC TS. OLAF BEUCHLING, KỸ SƯ VĂN CÔNG TUẤN 675 ĐÓNG GÓP CỦA HÒA THƯỢNG THIỆN QUẢ CHO CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TS. DƯƠNG THANH MỪNG 690 ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM ThS. ĐINH VĂN LUÂN, ThS. ĐÀO VĂN TRƯỞNG 706
  9. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH – DÒNG THIỀN NỘI SINH MANG ĐẬM BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ TÔ HOÀI 722 NGƯỜI ĐẦU TIÊN CỦA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN VĂN ĐÔN HOÀNG VU GIA 731 NÊN GỌI THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HAY THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH? PGS-TS TRỊNH SÂM 744 THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH VỚI PHẬT GIÁO DÂN GIAN KHÁNH VÂN 753 HÒA THƯỢNG BÍCH LIÊN VỚI MẢNG THI CA VIẾT BẰNG CHỮ NÔM HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ MINH 762 SÁNG TÁC CỦA THIỀN SƯ TOÀN NHẬT QUANG ĐÀI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VÙNG – TỪ THỂ LOẠI ĐẾN HÌNH TƯỢNG THÍCH CHẤN ĐẠO 780 BÀN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ PHÁP TU CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TS. THÍCH HẠNH TUỆ, HVCH THÍCH TÂM CHÁNH 797 NGƯỜI ĐẦU TIÊN CỦA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH BIÊN SOẠN TIỂU SỬ DANH TĂNG ThS. LƯU BÁ TÒNG 811 TƯ TƯỞNG CANH TÂN PHẬT GIÁO CỦA HÒA THƯỢNG TRANG QUẢNG HƯNG QUA TÁC PHẨM LUẬT ÔNG THẦY CHÙA VÀ TỊNH ĐỘ KHUYẾN TU NCS. NGUYỄN VĂN QUÝ 821 VAI TRÒ DÒNG THIỀN LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI VIỆT NAM VÀ KỆ TRUYỀN THỪA TT. TS. THÍCH NGUYÊN HẠNH 835
  10. TÍNH CHẤT PHẬT GIÁO ĐẠI CHÚNG CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TỲ KHEO THÍCH ĐỒNG BỔN 841 ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN GIAN Ở HỘI AN ThS. NGUYỄN CHÍ TRUNG 849 VỀ DÒNG THIỀN LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở HỘI AN TRẦN VĂN AN 863 TỔ ĐỨC LƯU PHƯƠNG THÍCH BẢO LẠC 869 TINH THẦN ĐẠO PHÁP DÂN TỘC TRONG VĂN KỆ DI CHÚC CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG ĐỨC THÍCH NỮ TÂM HOA 881 DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ PHẬT GIÁO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG THẾ KỶ XVII - XIX LÊ XUÂN THÔNG 888 TỪ CHÚC THÁNH ĐẾN TRÚC LÂM ĐĐ. NCS. THÍCH TUỆ NHẬT 903 “DŨNG - TRÍ” TÂM THƯ SA MÔN THÍCH LIỄU MINH GỬI TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM THÍCH NỮ VIÊN GIÁC 922 TINH THẦN TU TẬP KINH PHÁP HOA CỦA CHƯ VỊ DANH TĂNG THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH THÍCH NỮ NGUYÊN ĐỨC 931 NGHĨ VỀ BÀI TÁN “CHIÊN ĐÀN HẢI NGẠN” HT. THÍCH NHƯ ĐIỂN 946 PHẬT MÔN PHÁP SỰ YẾU TẬP - TÌNH TRẠNG VĂN BẢN VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI SƠ TÂM XUẤT GIA TỲ KHEO THÍCH HOẰNG TRÍ 957 ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VÀ TRĂN TRỞ VỀ MỘT DÒNG THIỀN HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỒNG MẪN 980
  11. DI SẢN MỘC BẢN PHẬT GIÁO QUẢNG NAM: GIÁ TRỊ, ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÊ THỌ QUỐC - NGUYỄN PHƯỚC BẢO ĐÀN 989 ĐẠO TÌNH GIỮA TĨNH TRAI ĐẶNG HUY TRỨ VÀ HÒA THƯỢNG TOÀN NHÂM - QUÁN THÔNG PHAN ĐĂNG 1015 SƠ KHẢO VĂN BIA HÁN NÔM THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH NGÔ ĐỨC CHÍ 1038 PHẬT GIÁO QUẢNG NAM QUA CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN TT. THÍCH KHÔNG NHIÊN 1051
  12. THIỀN SƯ MINH HẢI - PHÁP BẢO (1670-1746)
  13. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 16 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LƯỢC SỬ THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO - SƠ TỔ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH T hiền sư Minh Hải (1670-1746), thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670), nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh, tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ tánh Lương, húy Đôn Hậu, thân mẫu tánh Trần, hiệu Thục Thận, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định. Ngài là người con thứ hai trong gia đình. Thuở thiếu thời, Ngài đã tỏ ra thông minh khác người và có tâm hướng về đạo Phật. Năm Mậu Ngọ (1678), Ngài được song thân đưa đến xuất gia tại chùa Báo Tư thuộc tỉnh Quảng Châu, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 9 tuổi. Sau một thời gian dài tu học, khi tuổi vừa tròn 20 thì Ngài được đăng đàn thọ Cụ túc giới với pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu là Pháp Bảo. Như vậy, Ngài nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế, truyền theo bài kệ của ngài Vạn Phong - Thời Ủy. Năm Ất Hợi (1695), Ngài cùng với các ngài Minh Vật - Nhất Tri, Minh Hoằng - Tử Dung, Minh Lượng - Thành Đẳng, v.v… trong hội đồng thập sư cùng Hòa thượng Thạch Liêm thể theo lời thỉnh cầu của chúa Nguyễn Phúc Chu sang Đại Việt truyền giới. Phái đoàn xuống thuyền tại bến Hoàng Phố và cập bến Hội An vào ngày 28 tháng Giêng năm Ất Hợi (1695). Sau đó, đoàn ra Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Chu đón tiếp trọng thể và thỉnh về ngụ tại chùa Thiền Lâm.
  14. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 17 Ngày mồng 1 tháng 4 năm Ất Hợi (1695), giới đàn được khai mở do Ngài Thạch Liêm làm Đàn đầu Hòa thượng. Giới đàn truyền các giới Sa di, Tỳ kheo và Bồ tát với tất cả 1.400 giới tử trong đó có cả các vương hầu khanh tướng. Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Chu được truyền riêng một đàn giới và được Hòa thượng đường đầu ban cho pháp hiệu là Thiên Túng Đạo Nhơn. Sau khi giới đàn thành tựu, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695), phái đoàn trở vào lại Hội An để chờ thuyền về nước. Tại Hội An, đoàn trú tại chùa Di Đà1 và thể theo lời thỉnh cầu của chư Tăng cũng như bổn đạo, Ngài Thạch Liêm lập đàn truyền giới cho 300 giới tử. Ngày 19, đoàn rời Hội An ra Cù Lao Chàm, lên thuyền chờ gió. Ngày 30, thuyền nhổ neo nhưng bị nghịch gió nên phải trở lại Hội An. Ngày 12 tháng 10, chúa Nguyễn mời ngài Thạch Liêm trở lại Phú Xuân lập đàn cúng Phật truyền giới một lần nữa tại chùa Thiên Mụ. Sau đó, đến ngày 24 tháng 6 năm Bính Tý (1696) ngài Thạch Liêm cùng với phái đoàn trở về Quảng Đông và không qua nữa. Sau khi Ngài Thạch Liêm về nước, có một số vị trong phái đoàn ở lại Đại Việt, trác tích khai sơn hoằng hóa như ngài Minh Hoằng - Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông (nay là Từ Đàm) ở Thuận Hóa, ngài Minh Lượng - Thành Đẳng khai sơn chùa Vạn Đức tại Cẩm Hà, Hội An và ngài Minh Hải - Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh tại Cẩm Phô - Hội An. Từ những ngày đầu tiên ở nơi mảnh đất đầy cát bụi này, Ngài chỉ lập một thảo am để tịnh tu phạm hạnh. Dần dần, hương giới đức của Ngài lan tỏa khắp mọi nơi, ảnh hưởng đạo đức đến người dân phố Hội và các vùng phụ cận nên đồ chúng ngày một quy ngưỡng tham học. 1. Chùa này nằm trong khu vực Hội An, đến nay không còn nữa và vẫn chưa xác định được vị trí chùa trước đây nằm ở khu vực nào.
  15. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 18 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Thấy cơ duyên hóa độ đã đến, Ngài chính thức khai đường giảng pháp, tiếp tăng độ chúng. Ngài biệt kệ truyền thừa với 8 câu 40 chữ như sau: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Đắc Chánh Luật Vi Tông Tổ Đạo Giải Hành Thông Giác Hoa Bồ Đề Thọ Sung Mãn Nhơn Thiên Trung Nghĩa là: Khơi sáng pháp chân thật Tánh chơn như là đồng Cầu Thánh quân muôn tuổi Chúc đất nước vững bền Giới luật nêu trước tiên Giải và hành nối liền Hoa nở cây giác ngộ Hương thơm lừng nhân thiên Thích Nhất Hạnh dịch Từ đây, trong dòng chảy lịch sử Phật giáo, một chi phái thiền mới xuất hiện, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong trước đây và Phật giáo Việt Nam ngày hôm nay. Đó chính là Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.
  16. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 19 Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo chú trọng đến việc khắc ván in kinh, luật để có tư liệu tu học cho Tăng chúng lúc bấy giờ. Năm Nhâm Tý (1732), Tổ chủ trương khắc ván in bộ Sa Di Luật Nghi Yếu Giải Tăng Chú của Tổ sư Châu Hoằng biên soạn. Cũng trong năm này, Tổ Minh Hải đã hỗ trợ phần điêu khắc, công thợ cho đệ tử của mình là Bồ tát giới Thiệt Đàm, tự Chánh Luân, tại chùa Long Bàn, xã Ba La, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi, hoàn thành tâm nguyện ấn tống bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đến mùa xuân năm Cảnh Hưng thứ 7, Bính Dần (1746), Tổ chứng minh và cúng dường tịnh tài cho đệ tử của mình là Thiền sư Thiệt Uyên - Chí Bảo, trụ trì chùa Hội Nguyên, châu Kim Bồng, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) khắc in bộ Long Thơ Tịnh Độ để làm tư liệu tu học cho những ai có nhân duyên với pháp môn Tịnh độ. Bấy nhiêu tư liệu Hán Nôm còn lưu lại tự tích của Tổ cũng đã chứng minh được sự nhiệt tâm hoằng pháp của Ngài trong việc ấn tống kinh điển lưu bố rộng rãi để Tăng tín đồ có tài liệu tu tập, góp phần tạo sự phát triển của giáo dục Phật giáo thời bấy giờ. Sau gần 50 năm sang Đại Việt trác tích hoằng hóa, đến ngày mồng 7 tháng 11 năm Bính Dần (1746), Ngài gọi đồ chúng đến dặn dò và đọc kệ phú chúc: Nguyên phù pháp giới không Chơn như vô tánh tướng Nhược liễu ngộ như thử Chúng sanh dữ Phật đồng Tạm dịch: Pháp giới như mây nổi Chân như không tánh tướng Nếu hiểu được như vậy Chúng sanh với Phật đồng
  17. THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH 20 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sau khi phú chúc cho hàng môn đệ xong, Ngài thâu thần thị tịch, trụ thế 77 tuổi. Đồ chúng cung thỉnh nhục thân Ngài nhập bảo tháp ở phía Tây Nam trong khuôn viên Tổ đình Chúc Thánh - Hội An - Quảng Nam. Hằng năm, vào ngày mồng 7 tháng 11 âm lịch, chư Tăng Ni thiền phái Chúc Thánh trong và ngoài nước đều cử hành tưởng niệm ngày viên tịch của Tổ khai tông. Và 4 năm một lần, Tăng Ni thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trong cả nước đều vân tập về Tổ đình Chúc Thánh tổ chức lễ "Về Nguồn" để tưởng niệm công đức Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo và lịch đại tổ sư trong tông môn đã dày công giáo hóa. Nam Mô Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Tứ Thế, Chúc Thánh Thiền Phái Sơ Tổ Húy thượng MINH hạ HẢI, Tự ĐẮC TRÍ, Hiệu PHÁP BẢO Tổ Sư Tác Đại Chứng Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0