intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

lịch sử quan hệ quốc tế - từ đầu thời kỳ cận đại đến kết thúc thế chiến thứ hai: phần 2

Chia sẻ: Hấp Hấp | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

577
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các kiến thức: quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh pháp - phổ đến kết thúc thế chiến thứ nhất (1871 - 1918), quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939), quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: lịch sử quan hệ quốc tế - từ đầu thời kỳ cận đại đến kết thúc thế chiến thứ hai: phần 2

  1. Chương V QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH PHÁP - PHổ ĐẾN KẾT THÚC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1871 - 1918) I. S ự H ÌN H T H À N H C ÁC K ỉ l ố i LIÊN M IN H Q U ÀN s ự ở C H ÂU  u TRONG NHŨNG NĂM c u ố i THẾ KỈ XIX 1. Đế chế Đức vưưn lén địa vị cường quốc và màu thuản Pháp - Đức Chiến tranh Pháp - Phổ kết thúc bàng việc kí hiệp ước đình chiến ở Phrăngphuốc ngày 10/5/1871 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu. Nước Đức từ một nước phân tán vể chính trị đà trờ thành một quốc gia thống nhất đặt dưới sự thống trị cùa chủ nghĩa quân phiệt Phổ. Nển kinh tế Đức có những bước phát triển vượt bậc. Sản lượng côns nghiệp của Đức chiếm một vị trí đáng kê trong nền kinh tế thế giới, đến năm 1900, Đức vươn lên hàng đầu ở châu  u và dứng thứ hai thế giới sau MT. Tuy nhiên, trên bình diện chính trị, vị thế của Đức chưa lớn, lực lượng quân sự chưa mạnh trong tirưng quan với Anh, Pháp và các nước khác ở châu Âu. Chính điều đó đã chi phối chính sách đối ngoại của Đức í rong suốt 30 năm cuối thế kỉ X IX . Trong ĩhời gian này, nước Pháp cũng đang tìm cách phục thù Đức. Thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp vừa phải nhượng cho Đức 2 vùng đất giàu nguyên liệu là Andát và Loren, vừa phải bồi thường cho Đức 5 tỉ phrăng chiến phí với điểu kiện để quân Đức chiếm đóng cho đến khi trả hết nợ. Thắng lợi của Đức và thất bại của Phiíp trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ dã làm cho quan hệ giữa hai nước trong những năm 70 của thế kì X IX trở nên căng thẳng. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh trở thành vấn để nóng bỏng luôn đe dọa tình hình châu Âu. Hơn nữa, giới cầm quyển Đức hiếu rõ rằng sự tồn tại của Đế chế Đức hùng mạnh là điều nguy hiếm đối với các quốc gia nằm sát cạnh Đức cho nên các nước đó sẽ liên minh với nhau để chống lại Đức. Trong đó, Pháp là nước sẵn sàng tham gia vào bất kì khối liên minh nào để chống Đức. Một liên minh Pháp - Nga nếu hình thành sẽ là mối de doạ thường trực đối với sự sống còn của Đế chế Đức. Đứng trước tình trạng nan giải đó, giới quân phiệt Đức đà giao trọng trách cho TỈ1Ũ tướng Bixmác hoạch định chính sách đôi ngoại thích ứng nhằm xác lập vị thế của nước Đức trên trường quốc tế.
  2. Để làm điều đó, Bixmác đã lựa chọn giải pháp ngoại giao là giải pháp được coi là "an toàn" nhất để một mặt tập hợp lực lượng, mặt khác làm suy yếu Pháp - đối thủ chính của Đức. Thời gian từ sau nãm 1871 đến những năm 90 của thế kỉ X IX được gọi là "Thời kì ngoại giao Bixmác", mâu thuẫn Pháp - Đức trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính chi phối quan hệ quốc tế ở châu Âu trong suốt 30 năm cuối thế ki X IX . 2. Sự hình thành Liên m inh Ba Hoàng đế (Đức - Áo - Nga) năm 1873 Việc đầu tiên mà Bixmác cần làm là thiết lập một liên m inh quân sự, chính trị dưới sự bảo trợ của Đức để chông Pháp; việc thứ hai là phải cô lạp và loại trừ Pháp ra khỏi liên minh với Áo và Nga. Để triển khai, Bixmác giương cao ngọn cờ thông nhất tư tưởng của các nước quân chù nhàm chống lại các nước có chính thể cộng hoà. Bàng cách đó, Bixmác đã lôi kéo được Áo và Nga tham gia vào Liên minh Ba Hoàng đế (gồm Vinhem I - Đức, Alếchxan II - Nga, Phrăngxoa Giôdép - Áo Hung) vào năm 1873. Theo nội dung thoả thuận của ba vị hoàng đế, nếu một trong ba nước bị Iiiột nước thứ ba tấn công thì ba nước sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp đế bàn cách dôi phó. Như vậy, sự ra đời Liên minh Ba Hoàng đế đã làm tăng vị thế của Đức trên chính trường châu Âu và ở một mức độ nhất định đã tách được Áo, Nga ra khỏi môi liên hệ với Pháp. Tuy nhiên, đây là một liên minh không vững chắc, mỗi khi bị đụng chạm quyển lợi thì ngay trong nội bộ liên minh bộc lộ dấu hiệu của sự rạn nứt. Năm 1875, Đức âm mưu phát động một cuộc chiến tranh nhằm đánh bại hoàn toàn nước Pháp mà lịch sử gọi đó là cuộc "Báo động quân sự". Trước tình hình đó, Anh và Nga can thiệp bằng cách lên tiếng bảo vệ Pháp làm cho âm nuru gây chiến của Đức bị thất bại. Anh và Nga chủ trương duy trì sự cân hằng lực lượng ở châu Âu nên ngăn cản ý đồ của Đức muốn trở thành cường quốc. Hơn nữa, vào thời điểm đó Đức cũng chưa đủ lực lượng để có thể phát động chiến tranh. 2. Khủng hoảng Bancăng. Sự thành lập Liên minh Đức - Áo Hung - Ý năm 1882 Trong khi quan hệ giữa các nước châu Âu căng thẳng thì ở khu vực Bancăng lại xảy ra khủng hoảng. Năm 1875, các nước Bancăng tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Bixmác lợi dụng cơ hội đó làm nóng lên bầu không khí ờ Bancăng bằng cách thúc đẩy Nga tiến hành chiến tranh với Thổ để cho Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Đày là khu vực liên quan đến quyển lợi thiết thực của các quốc gia Nga, Áo và Anh. Vì vậy, năm 1876
  3. Nga và Áo đạt dược sự thoả thuận trong vấn đề phân chia quyén lợi ờ Bancãng. Theo đó, Nga được phân chia quyển lợi đối với vùng đất Betxaria còn Áo được Bỏxnia và Hécxêgôvina. Ngoài ra, cả hai bên thoả thuận không thành lập một quốc gia Đại Xlavơ ờ Bancăng. Chiến tranh Nga - Thổ bùng nổ vào thời gian 1877 - 1878 và kết thúc bàng thắng lợi của Nga. Hiệp ước Nga - Thổ được kí kết đà đem lại cho Nga nhiều quyển lợi ở khu vực Bancăng, phá vờ những cam kết mà hai nước này đã đạt được trong thời gian trước đây. Sau chiến tranh, vị thế và uy tín của Nga không ngừng được tăng cường ở khu vực này. Việc Nga mở rộng thế lực ờ Bancãng làm cho Anh, Áo không hài lòng, đe doạ sẽ tiến hành chiến tranh với Nga. Trong hoàn cảnh đó, Đức đứng ra triệu tập hội nghị ở Béclin năm 1878 với vai trò trung gian hoà giải. Thê nhưng, trên thực tế Đức đã đứng vẻ phía Anh, Áo bằng cách hạn chế quyền lợi của Nga ở Bancăng. Chiến tranh Nga - Thổ và H ội nghị Béclin là bằng chứng cho thấy sự không ổn định và thiếu vững chắc cúa Liên minh "Ba Hoàng đế". Trước hết, Áo là nước đang trong thời kì bành trướng thế lực ở Bancãng nên tìm mọi cách gạt Nga ra khỏi khu vực này. Còn Anh thì muốn ngăn cản sự có mặt của Nga ứ eo biển Thố Nhĩ Kì và Đ ịa Trung Hải vì lo sợ Nga sẽ cùng Pháp uy hiếp con đường giao thông huyết mạch của Anh sang Ân Độ. Dưới sự sắp đặt của Đức, hội nghị Béclin kết thúc bằng việc quy định eo biển Thổ Nhĩ Kì không dược mở cho Nga, còn Anh được đảo Síp, Áo được Bỏxnia và Hécxêgôvina. Do kết quả của Hội nghị Béclin hạn chế đến quyền lợi của Nga ở khu vực Bancăng nên mâu thuẫn Nga - Đức ngày càng trở nên sâu sắc. V ị thê của Đức sau Hội nghị Bécỉin bị giảm sút trong khi vị thế của Pháp lại được tăng cường. Đế đỏi phó với sự xích lại gần nhau giữa Nga và Pháp, Đức đà tăng cường củng cô mối quan hệ với Áo Hung. Ngày 7/10/1879, đồng minh giữa Đức và Áo Hung được thành lập với sự cam kết nếu một bên bị Nga tấn công thì bên kia dốc toàn lực ra viện trợ. Tiếp theo, Đức tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm đẩy Pháp vào thê hoàn toàn bị cô lập bằng cách thành lập Liên minh Tay hư gồm Đức, Áo Hung và Ý (trong thời gian này, Áo Hung là một nhà nước). Đối với nước Ý, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước (1871), Ý có điều kiện đê mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải và châu Phi. Tại đây, Ý vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Pháp cho nên muốn liên minh với Đức đế chống Pháp. Tuy nhiên, Đức không chấp nhận liên minh tay đôi với Ý mà phải liên minh với cả Áo Hung. BiXmác
  4. đà tìm g tuyên bố: "Con đường từ Rôma đến Béclin phái đi qua Viên". Mãi đến năm 1881 tức là khi Pháp tiến hành chiến tranh xâm chiếm Tuynidi là nơi mà Ý đang thèm muôn thì lúc bấy giờ Ý mới đứng hán vé phía Liên minh. Nãttì ỉ 882, Liên minh Đức - Ảo Hung - Ý chính thức được ỉln)nh lập. Đây là khối liên minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thê giới dược thành lập nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức. Cùng với sự ra đời khối quân sự Đức - Áo Hung - Ý, hoạt động ngoại giao của Bixmác trong thời kì này còn nhàm mục đích ngăn chặn quá trình hình thành liên minh Nga - Pháp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Bixmác là bằng mọi cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Trong thời gian 1885 - 1886 quan hệ Nga - Áo đã đạt đến đỉnh diêm của sự căng thẳng và hẹ quả của nó sẽ dẫn đến sự sụp đố của Liên minh Ba Hoàng dế. Để cứu vãn tình thế, Đức để nghị kí với Nga một hiệp ước riêng rẽ vào năm 1887. Theo nội dung của Hiệp ước Đức - Nga 1887, Nga sẽ đứng trung lập nếu xảy ra cuộc chiến tranh Đức - Pháp và Đức sẽ ủng hộ Nga nếu chiến tranh Nga - Anh bùng nổ. Với mật ước trên, Bixmác chỉ giành được thắng lợi 50% vì Nga từ chối giúp đỡ quân sự cho Đức nếu xảy ra chiến tranh Đức - Pháp. Hiệp ước Đức - Nga 1887 có thể coi là sự nỏ lực cuối cùng trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của Bixmác nhàm lỏi kéo Nga ra khỏi Pháp nhưng không thực hiện được. Cùng với việc kết thúc sự nghiệp chính trị của Bixmác năm 1890, hiệp ước Đức - Nga cũng không còn giá trị. Năm 1888, Vinhem I qua đời; cháu nội lẽn ngôi Hoàng đế là Vinhem II (trị vì cho đến năm 1918). Năm 1890, Vinhem II loại Bixmác khỏi chức Thủ tướng, chủ trương tăng cường lực lượng hải quân để đối phó với nước Anh, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, khởi đấu giai đoạn "hoà bình có vũ trang" ở châu Âu. 3. Quan hệ Nga - Pháp và chính sách "cỏ lập vẻ vang” của nước Anh Do thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, vị thế của Pháp trên trirờim quốc tế bị giảm sút. Trong khi đó, nước Đức láng giềng không những mạnh lên mà còn tìm mọi cách để cỏ lập Pháp, làm cho nước Phiíp luôn ớ trong tình trạng căng thẳng. Đê đôi phó, Pháp đi tìm bạn đồng minh. Trong sỏ các cường quốc châu Âu, chỉ có Nga là nước không có m ối thù sâu sắc với Pháp về những vấn đề liên quan đến châu Âu và thuộc địa. Vì vậy, chính sách tìm bạn đồng minh 98
  5. của Pháp trong thời điểm này là hướng vé Nga. Tuy nhiên, trong thời kì Bixmác dang cầm quyên thì chính sách liên Nga cùa Pháp không thực hiện được. Ngoài những vấn để liên quan đến quan hệ Đức - Nga thì mâu thuẫn giữa Nga - Anh ờ vùng Trung Á cũng cản trở quan hệ Nga - Pháp. Đến những năm 90 của thế kí X IX khi quan hệ Nga - Đức căng tháng và việc Nga lệ thuộc Pháp về tài chính đã khiến cho quan hệ Nga - Pháp trở nên thân thiện hơn. Năm 1891, Nga - Pháp đã đat được SƯ thoá thuân trong việc kí kết hiêp ước bí mật vé quàn sư. Đến • • • • W • • 1 • 1 • năm 1893, Hiệp ước Nga - Pháp chính thức được kí kết. Hiệp ước Nga - Pháp 1893 nêu rõ: Nếu Pháp bị Đức tấn công hay Ý tấn công với sự hỗ trợ của Đức thi Nga sẽ trợ giúp quân sự cho Pháp. Pháp cũng sẽ hành động tương tự nếu Nga bị Đức hay Áo được Đức hỗ trợ tấn công. Trong trường hợp Liên minh Đức - Áo Hung - Ý động viên lực lượng thi Nga - Pháp cũng động viên lực lượng. Đây ỉà một sự trả lời trực tiếp đối với liên minh tay ba Đức - Á o - Hung - Ỷ làm cho tương quan lực lượng ở châu Âu có sự thay đổi rõ rệt. Vào lúc châu Âu đang trên đường hình thành hai khối quân sự thì nước Anh đứng ngoài và lợi dụng mâu thuẫn hai bên đế hường lợi. Việc Anh đứng trung lập giữa hai khối và thực thi chính sách ngoại giao không liên kết được lịch sử gọi là chính sách "cô lập vẻ vang". Nước A n il biết rất rõ âm mưu của Bixmác lợi dụng sự hiềm khích giữa Anh và Nga đê đáy hai nước này vào cuộc chiến. Đổng thời, Anh cũng thừa biết đối thủ của họ lúc này là Nga và Pháp, cho nên bằng mọi cách làm cho cuộc chiến nếu có xảy ra thì cũng diễn ra giữa hai khối Đức - Áo Hung - Ý với Nga - Pháp. Trên thực tê trong 30 năm cuối thê kí X IX , nước Anh đã thực thi thành công chính sách trung lập của mình. Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa Anh với Nga và Pháp nên giới cầm quyén Anh muốn mượn bàn lay của kẻ khác để bao vệ quyén lợi của mình. Thứ hai, ưu thế vể công nghiệp và hải quân của Anh khôn" những đủ sức báo vệ lãnh thổ nước Anh mà còn có khả năng đươne đầu với bất kì quốc gia nào muốn gây chiến với Anh. Phương châm dối ngoại của Anh lúc này là: "Không có đồng m inh lâu dài cũng như không có kẻ thù vĩnh cửu mà chi có quyển lợi là thường xuyên và mãi m ai". Với phưưng châm đó, nước Anh đã dược hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc tư bản châu Âu, rảnh tay trong việc bành trướng thuộc địa và áp đặt ách thống trị lên các nước Á, Phi và MT latinh. 99
  6. II. Q UAN HẸ QUOC TE Đ A U THE K ỉ X X 1. Chính sách tiến về phương Đỏng của Đức và sự phá sản chính sách Mcỏ lạp Vẻ vang” của Anh Đến đầu thế kí X X , chính sách "cỏ lập vẻ vang" của Anh đã không còn phát huy tác dụng. Sự tăng cường chạy đua vũ trang cùng với quá trình bành trướng thuộc địa của Đức đã đe doạ trực tiếp đến quyền lợi của Anh trên trường quốc tế. Đây là thời kì nền công nghiệp Đức có một bước phát triển vượt bậc. Nhu cầu về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu tư bàn trở thành nhu cầu bức thiết đối với đế quốc Đức. Trong khi đó nguyên liệu cướp bóc từ các thuộc địa châu Phi quá ít ỏi không đủ Cling cấp cho sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp trong nước. Đã đến lúc nước Đức công khai đòi chia lại thị trường thế giới. Thủ tướng Đức Phồn Bulôp trắng trợn tuyên bố: "Đã qua rồi cái thời mà các dân tộc chia nhau đất đai và biển cả, còn chúng ta - những người Đức - tự hài lòng với bầu trời xanh và chí cần một chổ đứng dưới ánh mặt trời” . Để thực hiện tham vọng bành trướng, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là nước Anh tư bản chủ nghĩa làm mục tiêu đấu tranh để phân chia lại thị trường thế giới. Mâu thuẫn Anh - Đức vì thế trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX. Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đức lúc này là bành trướng sang khu vực Tiểu Á với khẩu hiệu "Tiến sang phương Đông". Năm 1898, lấy cớ sang thăm đất thánh Palextin, Hoàng đế Vinhem II đã thoả thuận với Xuntan Thổ Nhĩ Kì thiết lập một hệ thống đường sắt từ Bỏxpho qua Cận Đòng đến cảng Cốoét thuộc vịnh Ba Tư. Đây là con dường có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì nó nối liền Bcclin với vịnh Ba Tư. Năm 1903, hiệp định trên được kí kết đã đem lại m ối lợi rất lớn cho tư bán Đức. Tiếp theo, Đức triển khai xây dựng cầu cảng trên sông Tisrơ và ơphrat, bắt đầu cho thăm dò và nghiên cứu dầu ờ thềm lục địa. Sự can thiệp sâu cùa Đức vào Thổ làm cho giới cầm quyền ở Anh lo ngại vì chính Anh cũng đang muốn xâm chiếm các nước ở bán đảo A Rập. Ngoài ra, việc Đức tiến sát vịnh Ba Tư - cửa ngõ dể đi sang An Độ - là sự đe doạ đến quyền lợi của Anh tại khu vực này. Để đối phó lại, năm 1901 Anh chiếm cảng Côoét nhằm cát đứt con đường ra vịnh Ba Tư của Đức. Xung đột Anh - Đức càng thúc đẩy Đức tăng cường xây dựng lực lượng hái quân. Năm 1898, Quốc hội Đức thông qua Luật Xây dựng lực lượnc hải quân và giao cho Đô đốc Tiêcpitdơ tiếp nhận xây dựng hạm đội hùng 100
  7. mạnh trong vòng 20 năm. Ọuyén bá chủ của Anh trên mặt biến bị đe doạ nghiêm trọng khi tại hài câng Đăngdích, Vinhem II tuyên bò "Tương lai của nước Đức là trên mặt biển". Năm 1900, Đức tăng gấp đôi kinh phí xây dựng mới hạm đội hải quân so với chương trình năm 1898. Tất cả những việc làm của Đức trong những năm đầu the ki XX đã buộc giới cầm quyển Anh thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Từ chỏ thực hiện t chính sách "cô lạp vẻ vang" trong những năm cuối thế kỉ X IX đến chỏ di tìm bạn đóng minh mới trong những năm đầu thế ki X X để phân chia thị trường thế giới cho cuộc chiến tranh trong tương lai. Trên thực tế, chính sách "cô lạp vẻ vang" của Anh đã phá sản vì Anh không những mất độc quyển trong công nghiệp mà còn do Anh không đủ khả năng duy trì chính sách đó. 2. Sự hình thành khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga Bên cạnh đôi thủ truyển thông của Anh là Nga và Pháp, đến đầu thê ki X X nước Anh lại có thêm đôi thủ mới là Đức. Do tính chất phức tạp trong quan hệ quốc tế và sự chằng chéo cùa nhiều môi quan hệ liên quan đến lợi ích cúa từng nước nên đến đầu thế ki X X , sự thù địch giữa Anh và Pháp xoay quanh quyển lợi ứ châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở Luân Đôn. Giới cầm quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn đồng minh của mình là Nga còn đang bận quan tâm đến vùng Viễn Đông và nguy cơ xảy ra xung đột với Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi nên nước Nga sẽ bị suy yếu. Năm 1902, Hiệp ước Pháp - Ý được kí kết, trong đó quy định nếu một trong hai nước bị tấn công thì nướe thứ ba sẽ đứng trung lập. Nhưng sự xích lại gần nhau giữa Ý và Pháp không bù đáp được sự thiếu hụt sức mạnh quân sự của Nga. Bởi vậy, mục tiêu của Pháp lúc này là hướng tất cả sự chú ý sang Anh và ngược lại Anh cũng đang hướng mục tiêu sang Pháp. Sau các cuộc viếng thăm của vua Anh sang Pari và Tổng thống Pháp sang Luân Đôn, cá hai bên đã đạt được sự nhất trí trong việc kí kết hiệp ước tương trợ lẫn nhau. Ngày 8/4/1904, Hiệp ước Anh - Pháp được kí kết, theo đó Pháp sẽ rút khỏi Xuđăng và A i Cập còn Anh thừa nhận lãnh thố Maroc là thuộc Pháp. Như vậy, Hiệp ước Luân Đôn 1904 trên thực tế là hiệp ước phân chia thuộc địa giữa Anh và Pháp ờ châu Phi, làm cho quan hệ Anh - Pháp trờ nên gắn bó hơn và là bước chuẩn bị cho hai nước đối phó với Đức trong giai đoạn sau. 101
  8. Hai khối quân sự ỏ châu Âu đáu thế kỉ XX Đối với nước Đức, thấy rằng xung đột với Anh là điểu không thể tránh khói, giới ngoại giao Đức tìm mọi cách đê ngăn chặn mối đe doạ đang bao quanh nó. Hoàng đế Đức Vinhem II nỗ lực hết sức mình dế làm tâng mâu thuẫn Nga - Anh. Hai nhiệm vụ mà Hoàng đê Đức đật ra là ngăn chặn không cho thiết lập liên minh Nga - Anh và nếu không phá vỡ được liên minh Nga - Pháp thì cũng bằng mọi cách phải làm suy yếu nó. Đế thực hiện, Vinhem II dựa vào sự đồns nhất vể nền quân chủ đê liên minh với Nga, đổng thời thôi thúc Nga tham gia tích cực vào các công việc ờ Bíìtđa (Irắc) dể mở rộng ảnh hường của Nga tại khu vực này. Những nổ lực của Vinhem II nhằm tách Nga ra khỏi liên minh với Anh cuối cùng bị thất bại. Tnrớc tình hình dó, Vinhem II quay sang ủng hộ chính sách thuộc địa của Nga ở Viễn Đòng. Nước Đức hiểu rằng xung đột Nga - Nhật liên quan đến vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên sớm muộn cũng xảy ra là một điều có lợi cho Đức. V ì, thứ nhất, cuộc chiến tranh dó sẽ 102
  9. làm cho Nga không có thời gian đế quan tàm đến các công việc khác ờ châu Âu; thứ hai, chiến tranh không những làm cho Nga suy yếu mà còn dẫn đến sự xung đột trong quan hệ Nga - Anh. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đà kết thúc bằng sự thất bại của Nga. Ngày 9/2/1904, hải quân Nhật bất ngờ tấn công, phong toả cảng Lữ Thuận, khống chế vùng biển và đổ bộ lẽn bán đảo Liêu Đông là những khu vực ảnh hưởng của Nga tại Viễn Đồng. Hạm đội Bantích của Nga bị đánh bại hoàn toàn. Trong tổng sô 38 tàu chiến của Hạm đội, 20 chiếc bị đánh chìm, 6 chiếc bị bắt, chỉ có vài tàu chạy về đến Vlađivôxtốc. Ngày 5/9/1905, Nga và Nhặt kí Hoà ước Pồtxmao (Portsmouth) với vai trò trung gian của Mĩ. Hoà ước quy định: Nga nhượng cho Nhật bán đảo Liêu Đỏng cùng cảng Lữ Thuận, tuyến đường sắt Nam Mãn Châu (đoạn từ Lữ Thuận đến Thẩm Dương), vùng nam đảo Xakhalin và từ bỏ mọi ý đổ đối với Triều Tiên (có nghĩa là Nhật được tự do biến bán đảo này thành xứ bảo hộ của minh). Nhân cơ hội đó, Đức công kích sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật để tách Nga ra khỏi Pháp và đề nghị Nga kí hiệp ước liên minh với Đức. Năm ỉ 905, cuộc hội kiến giữa Vinhem II với Nicôlai II được tiến hành ở Biôxcơ (Phần Lan). N ội dung của cuộc hội kiến nêu rõ trách nhiệm của Nga và Đức trong việc giúp đỡ lẫn nhau bằng tất cả lực lượng ở trên bộ và trên biển. Tuy nhiên, ý định nối lại liên minh Đức - Nga vào tháng 7/1907 đà không thực hiện được do sự chống đối của lực lượng thân Pháp. Trong khi cô gắng của Vinhem II nhằm thiết lập liên minh Đức - Nga bị thất bại thì nước Anh lạitìm mọi cách để lôi kéo Nga tham gia vào liên minh chống Đức. Do thắt bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật nên Nga cũng bắt đầu hướng về nước Anh. Cuộc hội đàm Nga - Anh diễn ra vào năm 1906 đã đem lại kết quả bước đầu có lợi cho Nga khi Anh đồng ý cho Nga vay tiền để đối phó với phong trào cách mạng trong nước và cứu Nga thoát khỏi sự phá sản về tài chính. Sự bành trướng của Đức ở Cận Đỏng và của khối đồng minh Đức - Áo Hung ở Bancăng khòng những làm cho mâu thuẫn Đức - Anh trở nên căng thắng mà mâu thuẫn Nga - Đức cũng trở nên trầm trọng. Quan điểm của Anh lúc này ỉà " thà để cho Nga chiếm cỏngxtãngtinốp hơn là phải chứng kiến các khc tàng quân sự cùa Đức ở vịnh Ba Tư". Hơn nữa, cuộc Cách mạng N
  10. sức sâu sắc đến hệ thống thuộc địa của các nước dế quốc. Sau cách mạng Nga là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuôc đia và phu thuộc, nhất là ở các nước châu Á. Môt loaĩ cuộc cách 9 • Ề • • • • • mạng nổ ra ở Thổ Nhĩ Kì, Irắc và Trung Quốc đã de doạ trực tiếp đến lợi ích của các nước đế quốc. Trong hoàn cảnh đó, nước Anh thấy cần phái liên minh với Nga dê chống phá phong trào cách mạng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước phương Đòng nhằm duy trì hệ thống thuộc địa của thực dân Anh. Ngày 31/8/1907, Hiệp ước Anh - Nga được kí kết. Theo nội dung của Hiệp ước Anh - Nga 1907, Iran được chia ra thành 3 vùng ảnh hưởng: miền Bắc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga, miền Trung là vùng trung lập và miến Nam và Đông Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh. Rièng Ápganixtan thuộc quyền ảnh hưởng của Anh và nếu Nga muốn quan hệ với Ápganixtan thì phải thông qua Chính phủ Anh. Như vậy là đến năm 1907 trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối Liên tììiììỉì (Đức - Áo Hung - Ý) và khối Hiệp ước (Nga - Anh - Pháp). 3. Những cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ XX. Chàu Âu đứng trước nguy CƯ chiến tranh a) Khủng hoảng Marốc lần thứ nhát (1905 1906) - Về phía Đức, do thất bại trong việc phá vỡ liên minh Nga - Pháp cũng như trong việc ngăn cản quá trình hình thành liên minh Pháp - Anh nên đà công khai đòi chia lại quyền lợi ở Marốc. Giới tư bản công nghiệp Đức rất thèm khát vùng đất giàu có về tài nguyên và khoáng sản này nên đã xúi giục Chính phủ Đức gây ra cuộc khủng hoảng ở Marốc lần thứ nhất vào năm 1905 - 1906. Sau những dàn xếp với Anh, Ý và Tây Ban Nha, Pháp tính chuyện mở rộng ảnh hưởng ở Marốc bằng cách đề nghi nhà vua nước này tiến hành một số cải cách dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Pháp: tổ chức lực lượng cảnh sát, mở nhà ngân hàng... và dành cho Pháp một số vùng nhượng địa. Nhưng Pháp gặp sự phản đối mạnh mẽ của Đức. Nhân chuyến công du vào tháng 3 năm 1905 sang khu vực Địa Trung Hải, Hoàng đế Đức Vinhem II đã ghé thăm cảng Tăngiê (Tanger - Marốc). Tại đây, Vinhem II cồng khai tuyên bố là người bảo vệ chủ quyền cho nhân dân Hồi giáo và nền độc lập của Marốc, đòi quyền tự do buôn bán và yèu cấu triệu tập hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Marốc. Đây là sự thách 104
  11. thức trực tiếp của Đức đối với Pháp. Vua Maroc tuyên bố chỉ chấp nhặn cải cách sau khi có ý kiến của một hội nghị quốc tế. Vào thời điểm đó, Pháp không thể một mình đương đấu với Đức vì Nga đã bị suy yếu sau chiến tranh, nước Anh hứa giúp đỡ Pháp về quân sự nhưng không bù đắp được sự yếu kém của Nga. Vì thế, Pháp đành chấp nhận triệu tập hội nghị theo yêu cấu của Đức. Hội nghị quốc tế về vấn đề Maroc được tố chức tại Angiêsirát (Algesiras - Tây Ban Nha) từ tháng 1 đến tháng 4/1906 với sự tham gia của Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Đức. Hội nghị đã thông qua nghị quyết hoàn toàn bất lợi cho Đức. Hiệp định Angiẽsirát năm 1906 thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Maroc nhưng theo quy chế bảo hộ của Pháp, sĩ quan Pháp và Tây Ban Nha chỉ huy lực lượng cảnh sát Maroc, thuế quan và ngân hàng đạt dưới sự kiểm soát quốc tế. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Pháp có thể can thiệp và chiếm đóng Maroc bất cứ lúc nào. Đây là một quyết định trái với mong muốn của Đức và là thất bại của Đức trên trường quốc tế. b) Khủng hoảng Maróc lán thứ hai (1911) Ngày 20/4/1911, đã xảy ra một cuộc bạo động ở Thủ đô Maroc. Pháp lấy cớ lập lại trật tự và bảo vệ kiều dân, cho quân đội vào chiếm đóng Phet (Fès). Nhân cơ hội đó, Đức phái chiến hạm ' Con báo" với sự hố trợ của tuần dương hạm "B erlin" tới cảng Agadia với lí do "bảo vệ kiểu dân Đức" để đòi Pháp phân chia một phần đất đai Maroc hoặc phải có một sự đền bìi xứng đáng cho Đức để đổi lấy sự thống trị của Pháp ở Marôc. Quan hệ Đức - Pháp trở nên cãng thẳng, nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần. Cuối cùng, Pháp phải nhượng bộ đồng ý giao Cônggô thuộc Pháp cho Đức. Thấy Pháp nhượng bộ, Đức càng lấn tới, yêu cầu Pháp thực hiện chính sách "mở cửa" Maroc cho Đức quản ỉ í hệ thống đường sắt 70% ở vùng Tây Nam và 30% ở các vùng còn lại. Nhưng Anh ủng hộ Pháp đã buộc Đức rút lui yêu sách trên và chỉ được nhận phần Cônggô như đã thoả thuận. c) Cuộc x u n g đột Ý Thổ Nhĩ Kì ở Bắc Phi (1911) - Nước Ý coi cuộc khủng hoảng Maroc lần thứ hai là thời cơ thuận lợi nhất để thực thi hiệp ước đã kí với Pháp trước đây, trong đó Ý thừa nhận đê Pháp chiếm Maroc còn Pháp đê cho Ý được tự do hành dộng ở Xirênaica (Sirenaica) và Tripôlitani (T ripolitani) lúc bấy giờ đang là thuộc địa của Tliổ Nhĩ Kì (sau này là L ib i). Ngày 28/9/1911, cuộc chiến tranh giữa Ý với Thổ Nhĩ Kì bùng nổ.
  12. Quân Ý giành được thắng lợi ban đầu, nhưng do sự kháng cự kiên cường của nhân dân A Rập nên cuộc chiến tranh kéo dài. Trong khi đỏ tình hình Bancăng lại trở nên căng thẳng, các nước trong khu vực này nhân cơ hội chiến tranh Ý - Thổ đã vội vã chuẩn bị chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kì. Nghe theo lời khuyên của Đức và Áo Hung, Thổ Nhĩ Kì đành chấp nhận giao cho Ý vùng đất Libi đê còn đối phó với các nước Bancăng. Hiệp ước Uxi (Ouchi - Thuỵ Sì)) kí ngày 15/10/1912 quy định Thổ nhượng cho Ý hai vùng Xirênaica và Tripôlitani, đổi lại Ý rút quân khỏi biển Êgiê. Cuộc chiến tranh Ý - Thổ chấm dứt nhưng không làm giảm sự căng thẳng ở vùng Bancăng. d) Cuộc khủng hoảng Bancáng (1912 1913) - Chiến tranh Ý - Thổ đã làm cho lực lượng của Thổ Nhĩ Kì bị suy yếu nghiêm trọng, tạo điều kiện để các quốc gia ở khu vực Bancăng xích lại gần nhau. Hai nước lớn trong khu vực là Xécbi và Bungari gạt bỏ mối thâm thù trước đây để hợp lực cùng nhau tiến hành chiến tranh chống Thổ. Tháng 5/1912, Liên minh Bíiiìcủììg bao gồm các nước Xécbi, Bungari, Mồntênêgrô và Hi Lạp được thành lập. Nga ủng hộ liên minh này và coi nó như là một công cụ để phát huy ảnh hưởng của Nga ở Bancăng. Tháng 10/1912, chiến tranh bùng nổ và kết thúc bằng sự thất bại của Thổ Nhĩ Kì. Theo hoà ước được kí kết ở Luân Đôn vào tháng 5/1913 thì Thố Nhĩ Kì mất toàn bộ lãnh thổ ở châu Âu mà họ đà cướp được từ 5 thế kỉ trước ngoại trừ thành phố Côngxtăngtinồp và vùng ngoại vi. Thất bại của Thổ Nhĩ Kì và thắng lợi của các nước Bancãng đà tăng cường ảnh hưởng của Nga tại khu vực này, làm cho Đức và Áo Hung lo ngại. Lợi dụng các nước Bancãng tranh giành nhau phần hơn trong việc phân chia quyền lợi sau chiến tranh, các nước Đức và Áo Hung tìm cách chia rẽ liên minh Bancăng bằng cách khoét sâu mối bất hoà giữa các nước Xécbi, Bungari và Hi Lạp. Mâu thuẫn trong nội bộ các nước Bancăng nảy sinh đã dẫn đến cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai vào tháng 6/1913 giữa một bên là Bungari với một bên là liên minh các nước Xécbi, Hi Lạp. Kết quả, Bungari bị thất bại, buộc phải kí hiệp định đinh chiến vào ngày 10/8/1913. Sự thất bại của Bungari đã làm cho cả hai khối Đức - Áo Hung và Nga - Anh - Pháp không hài lòng. Nga - Anh - Pháp, trong đó chủ yếu là Nga bất bình vì sự tan rã của liên minh Bancâng còn Đức - Áo Hung không bằng lòng vể sự lớn mạnh của Xécbi. 106
  13. Thất bại của Bungari trong cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai chính là thất bại của khối Đồng m inh Đức - Áo Hung cho nên Đức - Áo Hung đã tìm mọi cách đế tấn công Xéchi nhằm bảo vệ quyển lợi của khối Liên minh tại khu vực Bancăng. Tại đây, Á o Hung đã lợi dụng cuộc cách mạng ở Thổ NhT Kì (7/10/1908) tuyên bô sáp nhập Bôxnia với Hécxêgôvina nhằm ngăn cản hai xứ này cùng với Xccbi lập thành một một quốc gia "Đại Xécbi" thống nhất. Nga ùng hộ Xécbi chống lại cuộc sáp nhập đó và để nghị tổ chức một hội nghị quốc tê để bàn về các vấn đề liên quan đến khu vực Bancăng. Đức phàn đỏi và đe doạ sẽ ủng hộ Áo Hung tiến hành chiến tranh với Xécbi nếu Nga không đê cho Áo Hung thực hiện việc sáp nhập trên. Vì không nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp nên Nga đành phải nhượng bộ đê cho Áo Hung thôn tính Bôxnia và Hécxêgỏvina. Tuy nhiên, đến năm 1913 việc Xécbi giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai đã làm cho Đức và Áo Hung lo ngại, tìm mọi cách đê tiêu diệt Xécbi. Vì vậy, Xécbi đã trở thành ngòi nổ trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (Thế chiến I). III. Q U AN HỆ QUỐC T Ế TRONG PHONG TRÀO CỒNG NHÂN TỪ CUỐI T H Ế K Ỉ X IX ĐẾN TRUỚC K H I BÙNG N ổ THE CHIÊN I (1871 - 1914) 1. Sự thành lặp chính đảng công nhân Ư nhiều nước châu Âu và M ĩ Sự thất bại của Công xã Pari năm 1871 đã đưa phong trào công nhân châu Âu đi vào giai đoạn thoái trào. Nhiều tổ chức công nhân bị tan rã, Quốc tế I tuyên bố giải tán (1876). Tuy vậy, chí vài năm sau, phong trào dần dần dược hồi phục. Trước đây, chỉ có Đáng Xã hội dân chủ Đức thành lập năm 1869 thì đến cuối những năm 70 đà có nhiều chính đảng công nhân ra đời ờ Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha; trong những năm 80 ở Anh, Bi, Áo, Na U y, Thuỵ Điển, Thuỵ Sì... Năm 1883, ở Nga xuất hiện Nhóm Giải phóng lao động - tổ chức truyền bá học thuyết m ácxit đầu tiên của nước này. Năm 1895, V .I. Lênin (1870 - 1924) tổ chức Hội Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, năm 1898 thành lạp Đảng Còng nhân Xã hội dân chủ Nga. Nhưng phải đến năm 1903, đảng này mới chính thức hoạt động. Còn ở MT, năm 1876 ra đời Đảng Công nhân Xã hội MT, đến năm 1897 thành lập Đảng Xã hội MT theo mô hình các đảng xã hội dân chủ ở châu Au. Sự thành lập các chính đảng công nhân đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh chống ách áp bức tư bản. Nổi bật là cuộc biểu tình, 107
  14. tổng bãi công ngày 1/5/1886 của 40 vạn công nhân thành phô Chicagò (M ĩ) đòi ngày làm 8 giờ, tăng lương, cải thiện đời sống. Mặc dù bị trấn áp dừ dội, công nhân vẫn kiên trì đấu tranh buộc chính quyển phải ban hành dạo luật ngày làm 8 giờ. Đó là thắng lợi bước đầu của công nhân MT, được giai cấp cồng nhàn thế giới hưởng ứng. Sau này, ngày 1 tháng 5 được coi là ngày hội đoàn kết quốc tế của giai cấp còng nhân thế giới, đi vào lịch sử với tên gọi là ngày Quốc tế Lao động. Ngày 14/3/1883, Các Mác - người sáng lập Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học, vị lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế - qua đời. Từ đây, trách nhiệm lành đạo phong trào công nhân được đặt lên vai Phriđrích Ảnghen - người bạn, người đồng chí của Mác. 2. Sự thành lập Quốc tẻ thứ I I và tình trạng phân hơá trong phơng trào công nhân Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu khách quan là phái tập hợp các chính đảng vào một tổ chức quốc tế. Ngày 14/7/1889, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày Cách mạng Pháp (1789 - 1889), tại Pari đã tiến hành đại hội thành lập Quốc tế thứ II do Ph. Ảnghen chũ trì. Cùng với Ảnghen là các nhà lãnh đạo kiên cường của phong trào công nhân Đức (Bêben, Các Lípnếch), phong trào công nhân Pháp (Ghexđơ, Laphácgơ)... Nhưng phong trào công nhân quốc tế dán dần trở nên phức tạp, dẫn tới sự phân hoá thành hai phái có quan điểm khác nhau trong việc nhận định về bân chất chủ nghĩa đế quốc và vể sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân. Phái mácxit do Ảnghen đứng đầu trung thành với những nguyên lí cơ bản của học thuyết Mac, khảng định tính chất bóc lột và phản động của chủ nghĩa đế quốc, chủ trương trong khi tranh thủ các khả năng đấu tranh bằng biện pháp hoà bình thì vẫn phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản để lột đổ ách thông trị của giai cấp tư sản và thiết lập chuyên chính vỏ sản, xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản. Phái đối lập do Cauxki, Bécxtainơ đứng đầu cho rằng bước sang thời kì đế quốc chủ nghĩa, năng lực sản xuất tăng nhanh nên đời sống công nhân được cải thiộn, mâu thuẫn tư sản - vò sản đi vào xu hướng hoà dịu nên có thể áp dụng sách lược đấu tranh nghị trường, từng bước chuyển dần sang chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua thời kì cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Bécxtainơ cho rằng, đối với cuộc đấu ĩranh của công nhân thì "mục đích cuối cùng không là gì, phong trào là tất cả” . Điều đó bộc lộ tính chất cơ hội, xa rời mục tiêu đấu tranh giành quyén lãnh đạo của giai 108
  15. cấp vồ sản mà chí nhàm vào một số yêu sách cụ thể về cài thiện đời sống và giành chiếm sô ghế trong nghị viện. Phái này tuyên bô vẫn đi theo chủ nghĩa Mác nhưng nội dung các luận thuyết của Mác không còn phù hợp với tình hình mới nên cần phải xem xét lại học thuyết Mác. Vì vậy, phái này đi vào lịch sử với tên gọi là "chù nghĩa cơ hội - xét lạ i", về thực chất là một trào lưu tư tưởng mang danh của Mác nhưng chông lại Mác. Sự phân hoá tư tưởng đà tác động mạnh mẽ đến phong trào công nhân. Hầu hết các đảng công nhân các nước đều bị phân hoá thành 2 phái đối lập nhau. Ngay bên cạnh Ọuốc tế II cũng xuất hiện một tổ chức Ọuốc tế khác được thành lập cùng ngày (14/7/1889) tại Pari, tập hợp đông đảo những người theo chủ nghĩa cơ hội và xét lại. Tinh trạng này bị giai cấp tư sản lợi dụng dể khoét sâu mâu thuẫn và làm giảm thiểu sức đấu tranh của phong trào công nhân. Năm 1895, Ph. Ảnghen qua đời, phong trào công nhân châu Âu rơi vào tình trạng bị phân liệt dữ dội. Sau này, Lênin phân tích nguồn gốc gây nên tình trạng phân liệt trong phong trào công nhân. Đó là: 1- Sô lượng những người thất nghiệp và phá sản rơi vào hàng ngũ vò sản ngày càng đông, họ mang theo tàn dư tư tưởng của các giai cấp cũ khiến cho nhận thức và tinh thần của giai cấp này trở nên phức tạp, dễ mất phương hướng; 2 - Sự tiến bộ kĩ thuật đã đào tạo một bộ phận công nhàn có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, được hường nhiều đặc lợi, hình thành "tầng lớp công nhân quý tộc", tách khỏi lợi ích chung của giai cấp vô sản. Họ không muốn tiến hành những cuộc cách mạng triệt để chống CNTB vì điều đó sẽ làm tổn hại đến những lợi ích của họ được giới chủ ưu đãi. Chính vì thế, họ trở thành người bảo vệ cho CNTB, dễ dàng quay lưng lại với quyển lợi của đông đảo công nhàn; 3 - Chính phủ tư sản thi hành những chính sách khác nhau trong tìmg nước và giữa các nước để khơi sâu sự khác biệt quyền lợi trong công nhân, mua chuộc bộ phận "công nhân quý tộc" chống lại đa số công nhản. Do vậy, trong những người lãnh đạo phong trào công nhân có sự đánh giá khác nhau về giai cấp tư sản, từ đó một bộ phận trông chờ sự thỏa hiệp và ban ơn của giới cầm quyền hơn là tiến hành đấu tranh đến cùng đê giải phóng các giai cấp cần lao. Những nguồn gốc đó tiềm ẩn trong phong trào công nhân từng nước và phong trào cồng nhân quốc tế. Cần phải tiến hành tuyên truyền giác ngộ giai cấp công nhân đê họ nhận thức đầy đủ về bản chất chủ nghĩa đế quốc và định hướng đấu tranh đúng đắn. Nhiệm vụ lịch sử nặng nề đó chuyển sang tay Lên in và giai cấp vô sản Nga vào những năm đầu thế kí XX. 109
  16. 3. Cách mạng Nga 1905 - 1907 và ánh hưởng quốc tế Đầu thế kỉ X X , nước Nga là một quốc gia quân chủ, chưa tiến hành cách mạng tư sán. Nhưng do có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, cuộc Cải cách Nông nô năm 1861 tuy kết quả rất hạn chế nhưng đà phần nào tạo điều kiện cho kinh tế tư bản, đồng thời du nhập kĩ thuật mới của quá trình công nghiệp hoá ở châu Âu nên nước Nga đã có bước tiến triển đáng kế trên con đường TBCN và bước vào hàng ngũ các nước đế quốc. Chính phủ Nga hoàng đóng vai trò quan trọng trong các mối liên hệ quốc tế ớ châu Âu, thường đứng về phe bào thủ và phàn động chống lại mọi trào 1tru cách mạng. Trong khi đó, tình hình nội bộ nước Nga rất phức tạp, chầng chéo nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa đỏng dáo nhân dân Nga với chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa một bộ phận tư sản với nền quân chủ Nga hoàng, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhàn với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với một số đế quốc khác. Từ năm 1903, Đảng Công nhân Xã hội dân chú Nga bước lên vũ đài chính trị đấu tranh vì quyển lợi của giai cấp vô sản và nhân dàn lao động. Lênin chú trương tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vỏ sản lãnh đạo để lật đổ chế độ phong kiến quân chủ Nga hoàng, sau đó chuyển ngay sang cách mạng XHCN, thiết lập quyền thống trị nhà nước của giai cấp vồ sản. Sự thất bại của nước Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã bộc lộ sự yếu kém của chế độ Nga hoàng, khơi sâu lòng căm phẫn của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền đưưng thời. Tháng 1/1905, cách mạng bùng nổ ở Pêtécbua, nhanh chóng lan rộng ra nhiều thành phố trong nước. Đông dáo công nhân, nông dân, binh lính tham gia khởi nghĩa vũ trang, chống lại sự tàn sát đẫm máu của chính quyền Nga hoàng. Nhiều nơi thành lập Xò viết - hình thức mới của chính quyền cách mạng với sự tham gia của đại biểu công nhân, nông dân và binh lính giác ngộ. Cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng kéo dài 2 năm trên quy mô rộng lớn. Song sự chênh lệch về tương quan lực lượng khiến cho phong trào ở nhiều nơi bị dập tắt. Một nguyên nhân quan trọng khác là tình trạng thiếu nhất trí trong sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. Cũng như tình hình ở nhiều nước châu Âu, phong trào công nhân Nga bị phân hoá thành hai phái, gồm phái Đa số (Bônsêvích) do Lênin lãnh đạo đi theo con đường học thuyết Mác và phái Thiểu số (Mensêvích) đi theo chủ nghĩa cơ hội. Vlađimia llích Unianốp, bí danh là Lênin (1870 - 1924), nhà hoạt động chính trị nước Nga. ô n g tham gia nhóm mácxit từ năm 1888, là 1 trong 9 110
  17. người sáng lập Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. Sau 3 năm bị đi đày ở Xibia, năm 1900. ông cho xuất bản báo Tia lửa. Năm 1903, trong sự phản hoá tại Đại hội II của Đảng CNXHDC Nga, Lẻnin đứng đáu phái Đa số (Bônsêvích) chống lại phái Thiểu sô (Mensẻvích), bảo vệ nguyên lí học thuyết Mác. Qua Cách mạng 1905 ở Nga, Lênin đề ra sách lược tiến hành cách mạng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vỏ sản, sau khi thắng lợi sẽ chuyển ngay sang cách mạng XHCN (lí luận về "cách mạng không ngừng"). Cách mạng 1905 được coi như sự diễn tập cho cuộc Cách mạng tháng Mười 1917 dưới sự chỉ đạo của Lènin. Cuộc Cấch mạng 1905 ở Nga đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào công nhân kê từ sau Công xã Pari 1871. Đồng thời, nó có ảnh hưởng rộng lớn đôi với các nước châu Á đang tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. M ột làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đã lan sang nhiều nước phương Đông như Ân Độ, Indỏnêxia, Trung Ọuốc mà Lênin gọi là "sự thức tỉnh của châu Á ". 4. Phong trào công nhàn chàu Âu trước nguy CƯ chiến tranh thê giới Những cuộc khủng hoảng ở Bắc Phi và ở Bancăng báo hiệu nguy cơ chiến tranh ngày càng đến gần. Trước tình hình đó, phong trào công nhân càng thêm phân hoá. Tại Đại hội Ọuốc tế II ở Xtútga (1907) và Đại hội Côpenhagen (1910) đã bộc lộ những quan điểm chính như sau: - Chủ trương giai cấp công nhân sẽ đứng lên "bảo vệ đất nước bị tấn công". Như vậy thái độ của công nhân tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, khi bị tấn công thì có quyền tự vệ mà khỏng chú ý đến tính chất của chiến tranh, bên nào ỉà chính nghĩa, bên nào là phi nghĩa. - Cho rằng chiến tranh là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa đế quốc nên muốn chống chiến tranh thì phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc. Do vậy, không đưa ra được những sách lược ứng phó kịp thời khi chiến tranh xảy ra vì chống chủ nghĩa đế quốc là một quá trình đấu tranh lâu dài. - Dưới khẩu hiệu "bảo vệ Tổ quốc", công nhân các nước sẽ tham gia chiến tranh để bảo vệ đất nước. Thực chất là đẩy công nhân các nước vào cuộc chém giết lẫn nhau vì lợi ích của giai cấp tư sản nước mình. Đến Đại hội Balơ (1912), Ọuốc tế II ra lời kêu gọi công nhân các nước cùng nhau chông chiến tranh, đoàn kêì tạo nên sức mạnh chống chú nghĩa đế quốc. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ thì hầu hết những người lãnh đạo phong 111
  18. trào công nhân các nước đều tán thành ngân sách chiến tranh, kêu gọi công nhân nước mình úng hộ vỏ điều kiện chính quyền tư sản đê giành thắng lợi. Chính thái độ đó đà thúc đẩy công nhân các nước rơi vào tình thế dối địch với nhau, làm cho tổ chức Quốc tê II bị tan rã, không thể hoạt động được nữa. Trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh mà hai bên tham chiến đểu phi nchĩa (trừ Xécbi), Đảng Bônsêvích Nga do Lênin đứng đầu chủ trương "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng", phát động nhân dân nổi dậy tiến hành Cách mạng tháng Hai 1917, đánh đổ chế độ Nga hoàng rồi sau đó tiến hành Cách mạng tháng Mười, đánh đổ chính quyển tư sản, thiết lập chế độ Xô viết. IV. Q UAN HỆ QUỐC TE TRONG THỜI KÌ TH Ế CHIÊN I (1914- 1918) 1. Chiến tranh bùng nổ. Sự tính toán của các nước tham chiến và tính chất của chiến tranh Những cuộc khủng hoáng đầu thế kỉ X X làm cho tình hình châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng và khu vực Bancăng được ví như "một thùng thuốc súng". Ngày 28/6/1914, Thái tử nước Áo Phranxơ Phécđinan đến dự cuộc tập trận của quân đội Áo Hung tại Xaragiêvô thì bị những người yêu nước Xécbi thuộc tổ chức "Bàn tay đen" ám sát. Nhận được tin đó, Hoàng đê Đức Vinhem II liền xúi giục Áo Hung trừng phạt Xécbi và nhân cơ hội này bành trướng ra toàn bộ khu vực Bancăng. Vinhem II coi đây là cơ hội hiếm có, tuyên bỏ ngắn gọn: "Chí có bây giờ hoặc là không bao giờ” và đề nghị Áo Hung ra điều kiện hết sức ngặt nghèo để Xécbi không thê chấp nhận, từ dó lấy cớ gây chiến tranh. Nghe theo Đức, ngày 23/7/1914 Chính phủ Áo Hung gửi tối hậu thư cho Xécbi, yêu cầu phải trả lời trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Theo lời khuyên của Nga, Xécbi chấp nhận háu hết những yêu sách do Áo Hung đưa ra (như để cho Áo Hung trừng phạt những ai có tư tưởng bài xích Áo Hung cũng như khống được tuyên truyền chống lại Áo Hung). Riêng vấn đề cho phép quan chức Áo Hung sang Xécbi điểu tra vụ ám sát thì khước từ và yêu cầu đưa vấn đề ra hội nghị quốc tế. Mặc dù Xécbi tìm mọi cách đê giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình nhưng Áo Hung không chấp nhận, liền cắt đứt quan hệ ngoại giao và tuyên chiến với Xécbi ngày 28/7/1914. Tiếp theo, ngày 1/8 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức với lí do Đức vi phạm nền trung lập của Bỉ. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ĩrong tình hình như vậy. 112
  19. Vợ chổng Thái tử Ao ngay trước khi bị ám sát Tham gia khối Hiệp ước lúc đầu có ba nước Nga - Anh - Pháp, về sau thêm Nhạt Bản (8/1914), Ý (5/1915), Rumani (8/1916) và MT (4/1917). Nước Ý rời bỏ phe Liên minh để sang phe Hiệp ước. v ể phía Đức - Áo Hung có thêm Thổ Nhi Kì (10/1914) và Bungari (10/1915). Thực ra, vụ ám sát Thái tử Áo chỉ là nguyên cớ trực tiếp làm bùng nổ cuộc chiến tranh. Nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa hai khối quân sự đã hình thành là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Những biến động trong quan hệ quốc tế cũng như vụ khủng hoảng Bancăng vào những năm đầu thế kỉ X X chính là sự dọn đường cho cuộc chiến tranh này. M ỏi nước khi tham chiến đều mang theo những tính toán vì lợi ích riêng của mình. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc phân chia thị trường thế giới, chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai cường quốc Đức và Anh, đã đưa đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mục đích của Đức là muốn làm bá chủ thế giới, áp đặt ách thống trị lên phần lớn các nước châu Âu và Trung Cận Đông, chiếm đoạt thuộc địa của Anh và Pháp. Giới cầm quyền Áo Hung tham gia Liên minh là đê thực hiện tham vọng làm bá chủ vùng Bancăng. Trong khi đó, Anh nhằm mục đích làm suy yếu địch thủ cạnh tranh là Đức và mở rộng phạm vi thuộc địa rộng lớn của mình. Pháp là nước vốn có môi thù từ làu với Đức nên muốn nhàn cơ 1 13
  20. hội này lấy lại vùng Andát, Loren và chiếm đoạt thêm vùng Xarơ giàu có của Đức. Còn Nga không ngoài mục đích gạt ảnh hưởng của Đức và Áo Hung ra khỏi Bancăng và Thổ N hĩ K ì, qua đó nâng cao vị thế của nước Nga đối với khu vực và kiểm soát con đường ra Địa Trung Hải thông qua các eo biển của Thổ Nhĩ Kì. Các nước Ý và Rumani tham gia phe Hiệp ước là vì lợi ích thương mại, lại được hứa hẹn nhiều quyền lợi sau chiến tranh. Còn Bungari và Thổ Nhĩ Kì tham gia khối Liên m inh là để khôi phục đất đai đà bị mất trong cuộc chiến tranh Bancăng lần thứ hai. Riêng Nhật Bản tham gia khối Hiệp ước có tham vọng phân chia phạm vi ảnh hưởng và xác lập vị thế của mình trên trường quốc tế. M ục đích của Nhật khi đứng về phía Nga - Anh - Pháp là muốn thôn tính các lãnh địa của Đức ở Trung Ọuốc (Giao Châu) và ở châu Á - Thái Bình Dương (các đảo Mácsan, Carolina, Marianna). Nhân cơ hội các nước bận chiến tranh ở châu Âu, Nhật sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc và Viền Đông. Trong khi đó, MT sử dụng lợi thế là nước nằm cách biệt với châu Âu nên lợi dụng cuộc chiến tranh giữa hai khối đê làm giàu. Trong thâm tâm, M ĩ muốn chiến tranh sẽ làm cho cả hai phía đều bị suy yếu và đó là cơ hội tốt đế M ĩ vươn lên địa vị bá chủ thế giới. Với toan tính đó, trong giai đoạn I của cuộc chiến tranh (1914 - 1917), MT đứng ngoài cuộc chiến và tiến hành buôn bán vũ khí với cả hai bên tham chiến. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ ờ châu Âu, ngày 5/8/1914 MT tuyên bố lập trường trung lập. Tuy nhiên, do bị hải quân Đức phong toả nên MT buôn bán chủ yếu với Anh và Pháp, VI thế quyền lợi của MT gắn chặt với hai nước này. Từ thực tế trên có thể thấy rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, 99% số nước tham chiến là phi nghĩa. Chỉ trừ Xécbi là nước đấu tranh để giải phóng dân tộc, còn tất cả các nước tham chiến khác đều nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai và thu về quyền lợi cho riêng mình, chà đạp lên lợi ích của các dân tộc khác. 2. Quá trình diễn biến chiến tranh Thế chiến I bùng nổ từ tháng 8/1914, kết thúc vào tháng 11/1918, chia làm hai giai đoạn: từ 1914 đến 1917 và từ 1917 đến 1918. - G iai đoạn I (1914 - 1917) khởi đầu với ưu thế thuộc về phe Đức và Áo Huns. Bộ chỉ huy Đức dùng chiến thuật đánh chớp nhoáng hòng nhanh chóng tiêu diệt Pháp ở phía Tây đê quay sang mật trận phía Đôim tấn công Nga. 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1