Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam
lượt xem 45
download
Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam - Ếch giun (Ichthyophis glutinosus) (Ếch giun = ếch trun = rắn trun đĩa): Là loài lưỡng cư không chân tương đối hiếm gặp ở nước ta. Cơ thể hình giun dài khoảng 20 - 30cm. Chúng khác giun ở chỗ đầu có hai mắt như hai chấm đen.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam
- Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam - Ếch giun (Ichthyophis glutinosus) (Ếch giun = ếch trun = rắn trun đĩa): Là loài lưỡng cư không chân tương đối hiếm gặp ở nước ta. Cơ thể hình giun d ài khoảng 20 - 30cm. Chúng khác giun ở chỗ đầu có hai mắt như hai chấm đen. Ð ầu nhỏ hơi dẹp, mõm tương đối nhọn. Lưng ếch giun có màu xám hay nâu sậm, bụng màu nhạt hơn. Dọc hai bên thân có hai sọc màu vàng lợt chạy từ góc hàm đến góc đuôi. Ếch giun sống chui luồn dưới đất nên có mắt, m àng nhĩ bị tiêu giảm. Hang của chúng thường gặp ở những nơi đất xốp, sâu từ 0,2 - 0,3m gần ao hồ. Ếch giun có hiện tượng thụ tinh trong, thức ăn của chúng là giun đất. Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước. Số lượng khoảng 20 trứng được nối với nhau bằng chất nhầy và được cá thể cái quấn lấy để bảo vệ trứng khỏi bị khô m à người ta thường gọi là hiện tượng ấp trứng. Ấu trùng phát triển ngay còn khi ở trong trứng. Ở mỗi bên cổ của ấu trùng đã có một lỗ thở và một chùm b a đôi mang ngoài. Khi ra khỏi trứng thì cả màng ngoài lẫn màng trong đều bị tiêu biến. Ấu trùng thở bằng phổi, khi đó chúng rời khỏi cá thể mẹ bò xuống nước và sống vài tháng trong nước cho đến giai đoạn cuối cùng của sự biến thái. - Ếch đồng (Rana tigrina rugulosa) còn được gọi là ếch ruộng: Kích thước trung bình, chiều dài thân có khi đến 120cm. Da trần, màu vàng lợt hay xanh ô liu, bụng trắng, hai bên hông màu vàng. Trên lưng có nhiều nếp da d ài. Ð ầu rộng, mõm tròn hơi nhọn. Màng nhĩ từ 2/3 đến 1/1 so với kích thước mắt. Chi sau có khớp cổ chày chạm đến vai ở gần mũi, đầu ngón tù, màng da nối ngón chân tỷ lệ 1/1. Ếch đồng thường sống ở bờ ruộng, bờ ao, bờ sông. Thức ăn chủ yếu là châu chấu, cào cào, cánh cứng, chuồn chuồn, kiến, mối, dế, cua, giun đất đôi khi ăn cả nhái nhỏ. Hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm. Con đực có túi thanh âm nên phát ra tiếng "ẹp, ẹp - ộp, ộp" vang rất xa. Ðẻ trứng vào mùa mưa, từ tháng 3 đến tháng 7, có 2 - 3 lứa trong năm. Có hiện tượng trú khô. Ếch đồng là con vật có ích và góp phần tiêu diệt các côn trùng gây hại, một số nước đã thử nghiệm nuôi ếch trong các ruộng lúa thì năng suất tăng lên rõ rệt. Ếch là món ăn ưa thích lâu đời của nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới.
- - Bù tọt (Rana cancrivora): Hình d ạng gần giống ếch đồng, nhưng nhỏ hơn chiều dài thân khoảng 80 - 90cm. Da trần, đôi khi có một đường rộng màu đỏ vàng chạy giữa lưng từ đầu đến hậu môn, lưng màu xám có điểm nâu, b ụng trắng, trên lưng có ít nếp da dọc hoặc không có. Ðầu thường dài hơi rộng, mõm hơi nhọn. Màng nhĩ 1/2 đến 7/8 so với kích thước mắt, luỡi chẻ hai. Chi sau có khớp cổ chày đến mắt, hay giữa mắt và lỗ mũi. Màng da nối ngón chân ở chi sau 3/4. Ðẻ trứng vào mùa mưa. Bù tọt thường sống ở ruộng, bờ ao, số lượng nhiều ở những nơi có nước hơi lợ. Thức ăn là những loài côn trùng gây hại nên có lợi cho nông nghiệp. - N hái (Rana limnocharis): Nhiều nơi còn gọi là ngóe hay nhái cơm, rất phổ biến. Kích thước trung bình, chiều dài thân khoảng 5cm. Nhái có lưng màu xám đất, đôi khi có màu xanh, xanh nhạt pha nhiều vệt xám đen, nếp gấp da ở lưng ít. Thường có lằn hình chữ V từ mắt này sang mắt khác, đôi khi có đường rộng màu vàng dợt hay m àu đỏ gạch chạy giữa lưng từ mõm đ ến hậu môn. Ðầu hơi dài và hẹp, mõm nhọn. Miệng rộng lưỡi chẻ đôi. Chi trước không có màng. Chi sau có màng 1/2, khớp xương đùi dài đ ến màng nhĩ. Nhái sống mọi nơi như ngoài đồng, trong vườn, bụi cỏ, bờ ao. Chúng ho ạt động từ cuối tháng 4 đến tháng 12. Thời gian đẻ trứng rộ nhất từ tháng 4 đến tháng 7. Chúng ghép đôi ở bất kỳ các vũng nước nào ở ven đ ường, bãi đất hoang hay quanh các bờ ruộng. Thời gian ghép đôi mạnh nhất sau những trận mưa, vào lúc sẩm tối kéo d ài đến gần sáng. Nhái đẻ trứng trong nước, trứng xếp khít nhau thành từng đám hình tròn hay hình bầu dục. Thức ăn của nhái gồm côn trùng, kiến, nhện, giun đất, ốc nhỏ. Nhái là loài có số lượng đông đảo và phổ biến nhất nên đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng có hại. Nhái là nguồn thực phẩm cung cấp đạm cho người và gia cầm. - Chàng hiu (Rana macrodactyla): Ðây là loài có kích thước nhỏ chiều dài từ 4 - 5 cm. Da trơn, thường lưng có màu vàng nhạt hay đôi khi xanh nhạt. Mỗi bên lưng có một vạch màu trắng đục hay màu đất nằm trên nếp da cạnh lưng chạy từ sau mắt đến đùi. Giữa lưng cũng có một đường như vậy chạy từ mõm đến lỗ huyệt. Ðầu hơi lõm xuống, mõm dài và nhọn. Màng nhĩ phân biệt từ 2/3 -1/1 đường kính mắt. Miệng rộng, lưỡi chẻ hai. Chi trước có ngón d ài và ốm đầu ngón hơi phình ra. Chi sau rất dài, đầu ngón hơi phình ra, có màng nối 1/2, khớp có chày đi đến mõm hay vượt quá một chút.
- Chàng hiu rất phổ biến, chúng thích sống ở những đám cỏ, cây ẩm ướt, ven các vực nước. Chúng nhảy từ cây cỏ này sang cây cỏ khác dể d àng. Thức ăn của chúng là kiến, sâu non, cánh cứng, mối, cào cào, nhện, góp phần vào việc tiêu diệt côn trùng có hại. - Cóc nhà (Bufo melanostictus): Cơ thể thô, sần sùi, trên lưng và chân có nhiều mụn cóc to nhỏ xen kẻ. Về phía mang tai các mụn cóc tập hợp lại thành hai tuyến lớn gọi là tuyến mang tai. Ðầu cóc thường màu đen, lưng màu xám vàng, vàng nhạt, đỏ nâu hay xám nhạt. Phần bụng màu trắng lợt hay có đốm, cổ họng màu đen nhạt. Cóc đực lớn nhất có chiều dài thân 0,6cm, cóc cái lớn nhất 0,8cm. Mõm nhọn, ngắn bẹt ra. Miệng rộng lưỡi bầu tròn. Màng nhĩ có chiều dài 2/3 đường kính mắt. Chi trước ở đầu ngón có vết chai, ngón 1 và ngón 3 dài hơn các ngón khác. Chi sau các ngón có da nối 1/2. Cóc nhà thường sống gần người, chúng sống ở quanh nhà trong những hang hốc nhỏ, khô ráo, kín gió có sẵn như góc tường, đống gạch. Hang của cóc gần như cố định, mỗi hang cóc từ 2 - 5 con. Cóc kiếm ăn từ sẫm tối đến gần sáng. Thức ăn của chúng là những loại côn trùng (ruồi, muỗi, dán, mối, chuồn chuồn, kiến, nhện, giun đ ất...). N ếu b an ngày trời u ám có mưa thì cóc cũng hoạt động kiếm ăn (do hang giun đất bị ngập nước giun ngoi lên m ặt đất làm thức ăn cho cóc). Cóc có khả năng nhận biết được sự thay đổi áp suất của không khí, do đó tiếng nghiến răng của cóc báo hiệu trời mưa. Cóc đẻ nhiều lứa trong một năm, mùa sinh sản của cóc thay đổi theo từng vùng (kho ảng tháng 4, 5 đến tháng 11, 12). Trứng màu đen tạo thành những giải trứng d ài (có khi đến 10m) vắt trên các cành cây, đám cỏ hoặc chìm sâu xuống đáy. Cóc ghép đôi nhiều nhất vào ban đêm từ 21 - 22 giờ trở đi. Cóc là loài lưỡng cư có ích vì góp phần tiêu diệt côn trùng có hại. Thịt cóc ngon bổ, bột cóc là thuốc chữa bệnh còi xương. Mủ cóc cũng là d ược liệu quí . - Hót cổ (Rhacophorus leucomystax): Ðôi khi còn gọi là chẫu chàng, kích thước trung b ình, chiều d ài thân con cái 8cm, con đực khoảng 5cm. Hót cổ bám trên cây và nhảy từ cành này sang cành khác cách nhau đến 3m nên còn gọi là ếch cây. Da trơn, lưng màu xám nhạt, đỏ nâu, vàng. Phần bụng trắng, vàng lợt. Ðầu to, mõm ngắn, thân dẹp. Miệng rộng, lưỡi chẻ hai. Ð ầu ngón tay, ngón chân có những giác bám lớn giúp chúng bám và di chuyển dễ dàng trên cành cây.
- Một số đại diện của Lưỡng cư Hót cổ thường sống ở các đám cỏ, bụi cây nhỏ bên các vực nước nhỏ như ao mương, vũng nước ngoài đồng hay chung quanh nhà. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Tiếng "toác toác, đụp đụp" báo hiệu mùa đẻ trứng. Chúng thích đẻ trứng vào ban đêm, ghép đôi trong các cành lá, đám cỏ , b ụi cây. Trứng đẻ ra sau khi được thụ tinh đ ược các cá thể cái dùng chân sau đảo tạo thành cá đám bọt lớn gọi là tổ dính trên các cành lá. Lúc đầu đám bọt nầy trắng, sau chuyển trắng ngà hay vàng. Trứng phát triển thành nòng nọc màu vàng nhạt hay màu đất. Tổ rơi xuống nước, nòng nọc phát triển thành hót cổ trưởng thành. Hót cổ ăn côn trùng cánh cứng, cào cào, châu chấu, mối, gián, kiến... nên có ích trong nông nghiệp. - Cóc nước (Ooeidozya lima): Còn gọi là cóc nước sần hay nhái bèo, nhỏ từ 2-3 cm, dáng bầu bầu. Da có nhiều mục cóc nhỏ, vị trí không đều nên được gọi là cóc nước. Lưng màu nâu lục hay xám nhạt, đôi khi có màu đất hơi xanh, có một sọc màu xanh hay trắng đục chạy từ mõm đến lỗ huyệt. Phía bụng màu vàng với những lằn nâu đậm ở trên cánh tay và dài theo sau bắp đùi. Ðầu nhỏ, ngắn, mõm hơi nhọn. Chi sau có đầu ngón hơi nhọn, màng nối rất rộng có tỷ lệ 1/1. Khớp cổ chày chạm đến đầu mõm. Cóc nước sống hoàn toàn trong nước, trong các ruộng nước cấy lúa, ao, rãnh nước có bèo rong rêu. Chúng thường thả mình trôi nổi trên mặt nước hay bám vào các cây cỏ, lá bèo. Vào những chiều nắng khoảng 15 - 17giờ hoặc những ngày sáng mưa chiều nắng chúng kêu nhiều. Tiếng kêu nhờ túi thanh âm nghe "kèng kéc" vang rất xa. Cóc nước b ơi lội giỏi, lặn sâu 2
- phút, có ích cho nông nghiệp, tiêu diệt côn trùng cánh cứng, cào cào, côn trùng có hại khác. - Nhóc nhen (Phrynoglossus laevis): Còn gọi là cóc nước nhẵn, kích thước lớn hơn cóc nước sần sùi m ột chút. Da láng đôi khi có các mụn cóc nhỏ. Phía lưng có màu xám, nâu d ợt hay đỏ nâu, đôi khi có 1 hay 2 lằn nhỏ sáng chạy dọc lưng rõ nhất. Họng màu trắng nhợt hoặc có các vết màu nâu. Ðầu nhỏ, miệng tròn, màng nhĩ không phân biệt rõ, từ 2/3 - 1/1 đường kính mắt. Miệng rộng, lưỡi hình bầu dục có đầu tròn. Chi trước có ngón ngắn, đầu ngón hơi tù, chi sau có màng da nối rộng, tỷ lệ 2/3, khớp cổ chày vượt khỏi đầu mõm ít. Nhóc nhen không sống ho àn toàn trong nước, mà thường ẩn trong các bụi cỏ, các cây ven bờ nước, các khe rãnh ven đường. Gặp nguy hiểm chúng thường lặn vào ẩn trong bùn hoặc trú vào các đám cỏ, cây gần vũng nước. Tiếng kêu của con đực vang xa nghe "nhóc-nhóc, nhen-nhen". Ðây là loài lưỡng cư có ích vì tiêu diệt các côn trùng gây hại. - Ểnh ương (Kaloula pulchra): Cơ thể tương đối lớn, chiều dài thân 0,6 - 0 ,8cm. Da láng có những mụn ruồi dẹp không đồng đều. Mặt lưng từ góc sau hai mắt chiếm hết lưng có màu nâu. Ngang giữa hai mắt có vạch vàng. Mỗi bên thân lại có một vạch vàng theo chiều dọc. Ðầu nhỏ, miệng nhỏ, mõm hơi tù, màng nhĩ khó thấy, lưỡi tròn, thân bầu. Chi trước có đầu ngón hơi phình. Chi sau ngắn, đầu ngón phình ra thành giác bám nhỏ. Ểnh ương phân bố rộng. Tiếng kêu "uênh oang" nghe rất rền rĩ, vang xa là do khi kêu ngoài túi thanh âm toàn cơ thể cũng căng phồng khí làm tăng âm thanh. Ểnh ương bơi giỏi song chúng thường nuốt khí làm cơ thể căng phồng như một chiếc phao b ơi đ ể tự do thả nổi mình theo dòng nước. Khi gặp nguy hiểm có nhiều trường hợp ểnh ương không bỏ chạy mà hiện ngang đương đầu với kẻ thù. Khi đó chúng nuốt không khí làm cơ thể phình to ra, làm cho kẻ thù phải bỏ đi. Ểnh uơng có miệng quá hẹp, nên chỉ bắt được những con côn trùng nhỏ, đôi khi nó bắt đ ược cào cào, dế nhưng không nuốt được đành phải bỏ đi. Ểnh ương được xếp vào loài có ích cho nông nghiệp, ở miền nam một số nơi dùng làm thực phẩm. - N hái bầu hoa (Microhyla ornata): Ðôi khi gọi ểnh ương nhỏ, chiều dài thân từ 1,5 - 3 ,0cm. Da láng lưng có màu nâu đôi khi hơi hồng, có một vệt màu nâu sậm kéo dài từ đầu đến hai bên đùi thắt lại ở hai nơi. Vệt này mang những nhánh phụ hơi xiên ở phía sau màu trắng, có những chấm
- nâu. Ðầu nhỏ, mõm nhọn, miệng hẹp, lưỡi tròn, thân bầu ra ở phía dưới, các chi ngón rất nhỏ, đầu ngón hơi tròn. Nhái b ầu hoa sống ở nơi ẩm ướt, các bãi cỏ, bờ ao, mương. Miệng tuy hẹp nhưng tiếng kêu rất lớn. Tiếng kêu "ọ ẹc, ọ ẹc" vang rất xa do túi thanh âm rất lớn ở con đực. Tuy nhỏ nhưng mỗi bước nhảy d ài có thể đến 2m. Thức ăn của chúng là mối, cánh cứng nhỏ, sâu non, nên đây là loài có ích cho nông nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam Sách đỏ (Phần 1 - Động vật): Phần 2
335 p | 315 | 109
-
Giáo trình Động vật có xương sống (Tập 1: Cá và Lưỡng cư): Phần 1
274 p | 280 | 63
-
Giáo trình Động vật có xương sống (Tập 1: Cá và Lưỡng cư): Phần 2
251 p | 165 | 46
-
Tổng quan về phân loại động vật (p-1)
5 p | 169 | 37
-
Bài giảng Hóa phân tích: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Hòa
25 p | 120 | 18
-
Bài giảng Hóa phân tích: Chương 1 - Nguyễn Thị Hiển
21 p | 148 | 17
-
Loài cá ( phần 1 ) Hệ bài tiết và sinh dục Cá xương
7 p | 138 | 17
-
Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 11
23 p | 114 | 16
-
Bò sát ( phần 9 ) Cấu tạo vỏ da bò sát (Reptilia)
5 p | 144 | 15
-
Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1
36 p | 75 | 7
-
Giáo trình Vật liệu kỹ thuật: Phần 2 (Lương Văn Quân)
71 p | 38 | 7
-
Giáo trình Vi sinh công nghiệp: Phần 2
44 p | 76 | 5
-
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 46 | 3
-
Thống kê đa dạng sinh học ở thành phố Đà Nẵng
10 p | 75 | 2
-
Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố lưỡng cư, bò sát ở khu vực rừng Mường Phăng - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên
8 p | 61 | 2
-
Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu lưỡng cư (amphibia), bò sát (reptilia) ở núi nhỏ Thành phố Vũng Tàu
16 p | 43 | 2
-
Bài giảng Thực tập viễn thám (Practice of remote sensing): Bài 1 - ThS. Nguyễn Duy Liêm
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn