intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loãng xương: thuốc và cách dùng

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loãng xương: thuốc và cách dùng Kỳ II Hiệu quả của các biphosphonat Biphosphonat có khung cấu tạo chung P-C-P. Có 3 nhóm: dẫn chất ankyl biphosphonat (như etidronat), dẫn chất amino biphosphonat (như alendronat), dẫn chất có chuỗi bên cấu tạo vòng (như risedronat). Về hiệu lực Biphosphonat gắn kết vào xương, rồi phóng thích rất chậm, làm giảm sự tập trung hoạt động của các hủy cốt bào (tế bào hủy xương) đồng thời ngăn hiện tượng prenyl hóa, ngăn tín hiệu tổ chức sắp xếp bờ nham nhở và bào quan hủy xương (ức chế hủy xương). Dùng 10...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loãng xương: thuốc và cách dùng

  1. Loãng xương: thuốc và cách dùng Kỳ II H iệu quả của các biphosphonat Biphosphonat có khung cấu tạo chung P-C-P. Có 3 nhóm: dẫn chất ankyl biphosphonat (như etidronat), dẫn chất amino biphosphonat (như alendronat), dẫn chất có chuỗi b ên cấu tạo vòng (như risedronat). Về hiệu lực Biphosphonat gắn kết vào xương, rồi phóng thích rất chậm, làm giảm sự tập trung hoạt động của các hủy cốt bào (tế b ào hủy xương) đồng thời ngăn hiện tượng prenyl hóa, ngăn tín hiệu tổ chức sắp xếp bờ nham nhở và bào quan hủy xương (ức chế hủy xương). Dùng 10 năm sẽ làm tăng BMD ở xương đốt sống thắt lưng (13,7%), ở xương đùi (5,4 - 6 ,7%), ở các mấu chuyển (10,3%). Biphosphonat làm cho xương cứng, chịu lực cao, sau khi n gừng dùng hiệu lực còn kéo dài khá lâu, nhưng không bao giờ tăng BMD quá ngưỡng làm cho xương kém dẻo dai, dễ nứt vỡ, do đó làm giảm gãy xương rất tốt. Biphosphonat đ ều có tỷ lệ hấp thu thấp (khoảng 1% liều uống), phần đư ợc hấp thu sẽ gắn nhanh vào cấu trúc xương, không đi qua các mô ngoài xương nên không có các tác dụng ngo ài xương. Về tác dụng phụ
  2. - Gây viêm loét trợt, hiếm khi gây thủng thực quản. Cách khắc phục: nuốt chửng viên thuốc với nhiều nước (200ml), không nhai ngậm, không dùng thuốc ở tư th ế nằm, ít nhất sau khi uống 30 phút mới đ ược nằm. - Có tiềm năng gây loét dạ dày song hiếm gặp, ngay cả khi phải ngừng thuốc do tác dụng phụ này, về sau vẫn có thể dùng lại alend ronat mỗi tuần 1 lần. - Có thể làm giảm canxi máu (do đưa canxi vào tạo xương), cần kiểm tra trước và đ ịnh kỳ canxi máu khi dùng. Biện pháp ngăn chặn: dùng với vitamin D. - Thuốc chứa canxi, thuốc chống acid làm giảm hấp thu biphosphonat (uống cách các thuốc n ày ít nhất 1giờ). - Có thể gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, ít khi nghiêm trọng (tùy biệt dược, liều). - Sau 7 năm dùng vẫn an to àn, nhưng sau 5 năm dùng thì hiệu lực không tăng lên. Từ năm 2006 có phát hiện th êm các tác dụng phụ mới, tuy nhiên cần b iết rõ thông tin này đ ể có cách xử lý thích hợp: - Gây h ủy xương hàm: cơ chế giả thiết: các loại biphosphonat (chứa nitrogen) ức chế chuyển hóa của xương trong một thời gian d ài, dẫn đến tình trạng trì trệ trong quá trình phục hồi xương do nhiễm khuẩn. Vì xương hàm có mức độ chuyển hóa rất cao, n ên tình trạng trì trệ này xảy ra nhiều hơn và gây h ủy xương tại đó. Tuy nhiên, đa số chỉ xảy ra khi dùng dạng tiêm zoledronat và pamidronat (94%) khi dùng chữa ung th ư (vú, tuyến tiền liệt, đau tủy). - Gây rung nhĩ: gặp trong 1,3% người dùng, xảy ra khi tiêm tĩnh mạch chữa ung th ư (zoledronat) chưa xảy ra khi uống chữa lo ãng xương (LX) (alendronat, risedronat). - Gây nhiễm độc thận: xảy ra khi truyền tĩnh mạch. Khắc phục: truyền chậm (3 - 4 giờ với pamidronat, 15 phút với zoledronat); không dùng khi độ thanh thải creatinin
  3. Về liều lượng - Dạng uống: dùng liều h àng ngày alendronat (5 -10mg), risedronat (5mg) hoặc dùng mỗi tu ần một lần duy nhất alendronat (70mg), risedronat (35mg). Dùng mỗi tuần một lần, độ an toàn cao hơn. Không dùng cho ngư ời mang thai (do chưa đủ thông tin), không dùng cho người suy thận nặng (khi creatinin < 30ml/ phút), nếu có tình trạng hạ canxi máu thì phải điều chỉnh trư ớc khi dùng. - Dạng tiêm: mỗi năm chỉ tiêm m ột lần 5mg zoledronat, tiện lợi hơn, hiệu quả tương đương (ho ặc hơn), song có nhiều tác dụng phụ, độ an to àn không cao bằng dạng uống. Một số thuốc khác Hormone cận giáp PTH: PTH có vai trò trong việc hủy xương, tạo xương. Trên súc vật, PTH làm hồi phục xương b ằng cách kích thích sự thành lập xương ở cả mặt ngoài và m ặt trong của bề mặt xương, làm cho vỏ và các bè xương có sẵn dày lên, có thể làm tăng số b è xương, tính liên kết (Seeman E, Delma s PD- 2001). Trên ngư ời, một nghiên cứu trên 1 .637 n ữ MK trước đó bị gãy xương đốt sống, trị liệu mỗi ngày 20µg hoặc 40µg PTH tái tổ hợp trung bình 9 tháng làm tăng BMD (tại đốt sống 9 - 12%, tại cổ xương đùi 3 - 6%, chung 2 - 4 %) giảm tần suất gãy xương đốt sống tương ứng với liều dùng là 35% và 31%, giảm tần suất gãy xương ngoài đốt sống ở cả hai liều dùng là 53% (Neer RM- 2001). PTH đôi lúc có thể gây buồn nôn, nhức đầu, có thể làm tăng canxi máu (tùy liều dùng, gặp trên 11% người dùng). Liều cao PTH có gây sarcoma xương ở chuột nhưng không thấy ở khỉ. PTH dùng kéo dài 3 năm không th ấy gây ung bướu ở ngư ời. Hiện PTH được dùng nhiều ở Âu - Mỹ cho ngư ời LX do rối loạn PTH. Cacitonin: Là một peptid sản xuất từ tế bào giáp trạng C, làm giảm sự tiêu xương bằng cách ức chế trực tiếp hủy cốt bào. Dạng tiêm dưới da có tính dung nạp kém (buồn nôn, bừng mặt, tiêu ch ảy). Dạng dùng qua đường mũi (chiết xuất từ cá hồi) dung nạp tốt, không có các tác dụng phụ trên. Một nghiên cứu (PROOF) trên 1.255 nữ MK dùng cacitonin qua đư ờng mũi (200IU/ ngày) làm giảm 30% gãy xương đốt sống so với giả dược. Calcitriol: là tiền chất của vitamin D. Dùng điều trị LX cho kết quả kém và không thống nhất trong các thử nghiệm. Với sự hiểu biết về chuyển hóa vitamin D hiện nay, nhiều tác giả khuyên không nên dùng calcitriol trong điều trị LX. Các thuốc hỗ trợ
  4. Trong LX có sự thoái hóa khớp. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ làm tăng số lượng, chất lượng các chất dịch (chất bôi trơn khớp) như glucosamin. Khi dùng thuốc sẽ làm giảm sự khô khớp, khớp không bị kêu răng rắc, giảm đau, cử động dễ d àng. Nhưng đây chỉ là thuốc hỗ trợ trong mọi trường hợp thoái hóa khớp khác, chứ không phải là thuốc đặc trị LX. Có nhận xét từ các kết quả riêng lẻ là biphosphonat dạng tiêm m ạnh hơn uống, tuy nhiên không chắc chắn, do các nghiên cứu không nhằm so sánh trong cùng điều kiện. Có một nghiên cứu với mục đích so sánh, thấy biphosphonat làm tăng m ật độ xương và giảm gãy xương tốt h ơn ch ất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen. Việc chỉ định thuốc cần theo n guyên nhân, tình trạng LX, sự đáp ứng thuốc của từng người. Các kết nhận xét, hay n ghiên cứu so sánh hiện mới chỉ có ý nghĩa tham khảo. DS.CKII. BÙI VĂN UY
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2