Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TP.HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Phúc Thịnh*, Hoàng Lê Phúc*, Nguyễn Việt Trường*, Phạm Trung Dũng*, Nguyễn Anh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em tương đối hiếm so với người lớn, 97% loét dạ dày tá tràng là do<br />
Helicobacter pylori (Hp). Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh loét dạ<br />
dày tá tràng ở trẻ em, trong đó đặc biệt chú ý tới tỉ lệ đề kháng các loại kháng sinh của Helicobacter pylori.<br />
Đối tượng và phương pháp: Tất cả trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng qua nội soi. Xác định nguyên<br />
nhân loét dạ dày bằng giải phẫu bệnh. Riêng với nguyên nhân Hp nếu giải phẫu bệnh âm tính, phải làm thêm ít<br />
nhất: kháng nguyên Hp trong phân, xét nghiệm hơi thở, huyết thanh tìm Hp. Tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị<br />
theo phác đồ chuẩn. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi và điều trị được ghi nhận lại qua phiếu thu<br />
thập dữ liệu. Chỉ những bệnh nhi thất bại điều trị lần 1 mới được nội soi lần 2 xác định lại tình trạng loét và<br />
nhiễm Hp đồng thời làm kháng sinh đồ.<br />
Kết quả: Trong 396 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng trong 7 tháng có 53 trường hợp loét: gồm 51 loét tá<br />
tràng và 2 loét dạ dày, không có trường hợp phối hợp cả 2. Nam giới chiếm 85%, tuổi trung bình là 11 tuổi.<br />
Nguyên nhân nhập viện có 71,1% do xuất huyết tiêu hóa trên, 26,6% là do đau bụng mạn tính. Kết quả giải<br />
phẫu bệnh có 98,2% tìm thấy Hp và tất cả các trẻ đều nhiễm Hp. Có 51% thất bại với phác đồ điều trị tiệt trừ Hp<br />
đầu tiên trong đó, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của với Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin<br />
và Levofloxacin lần lượt là 87,5%; 66,7%; 29,2%; 20,8% và 25% ở các bệnh nhân thất bại điều trị với phác đồ<br />
chuẩn lần 1.<br />
Kết luận: Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em hầu hết là loét tá tràng, nam chiếm chủ yếu. Nguyên nhân loét dạ<br />
dày tá tràng toàn bộ là do Hp. Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori thất bại rất cao chiếm tới 51% và ở các bệnh<br />
nhân thất bại điều trị, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của Helicobacter pylori rất đáng quan tâm.<br />
Từ khóa: Helicobacter pylori, loét dạ dày tá tràng, tiệt trừ Hp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL MANIFESTATIONS AND MANAGEMENT OF PEPTIC ULCER DISEASES IN CHILDREN<br />
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM JUNE 2013 TO JANUARY 2014<br />
Nguyen Phuc Thinh, Hoang Le Phuc, Nguyen Viet Truong, Pham Trung Dung, Nguyen Anh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 41 - 47<br />
Objectives: Peptic ulcer disease (PUD) is considered relatively uncommon, Helicobacter pylori infection<br />
causes 97% peptic ulcer disease (PUD) in children. The aim of this study was to describe clinical, paraclinical<br />
presentations of PUD, in which we especially focused on antibiotic resistance rate against Helicobacter pylori<br />
(Hp).<br />
Methods: All children were diagnosed PUD after endoscopy. Causes of PUD were based on positive<br />
histology findings. If Hp histology finding is negative, then it must be determined by rapid urease test or Hp<br />
antigens in stool or UBT. All children were treated by standard triple therapy. Medical history, clinical features<br />
and following efficacy of the first-line therapy in Hp eradication in all these children were noted in data form. If<br />
failure with the first-line therapy, children would have been second upper endoscope to confirm ulcer states, Hp<br />
determination, culture and antibiotic resistance to Hp.<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh, ** Đại học y dược Tp.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Phúc Thịnh<br />
ĐT: 0983997053 Email:bsnguyenphucthinh@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
41<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Results: From 396 endoscopy examinations, 53(13.38%) children with 54 duodenal ulcer and 2 gastric<br />
ulcer, no case of both. They were mean 11 years old,85% cases were boy. Almost cases (71.1%) are admitted with<br />
upper gastrointestinal bleeding, 26.6% cases with abdominal pain. Fifty one (98.2%) of them has Hp infection in<br />
histology. All of them has Hp infection. 51% cases were failed of first-line Hp eradication. Among the patients<br />
failed of first-line Hp eradication, the resistance rates of Hp to Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,<br />
Amoxicillin and Levofloxacin were 87.5%, 66.7%, 29.2%, 20.8% and 25%, respectively.<br />
Conclusions: Almost Peptic ulcer disease is duodenal ulcer. Cause of PUD is Helicobacter pylori. Failure<br />
with first-line Hp eradication is very high, 51% peptic ulcer patients and in patients who failed to Hp eradicate<br />
with first triple therapy, the resistance rate to antibiotic of Hp were very important.<br />
Keyword: Helicobacter pylori, peptic ulcer in children, Hp eradication.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loét dạ dày tá tràng là bệnh tương đối<br />
không thường gặp nhưng có tiềm năng ảnh<br />
hưởng tới tính mạng trong các bệnh đường tiêu<br />
hóa của trẻ em. Loét dạ dày tá tràng là bệnh đa<br />
yếu do nguyên nhân khác nhau. Nhiễm<br />
Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây 97%<br />
loét dạ dày tá tràng ở trẻ em(8). Điều trị tiệt trừ<br />
Helicobacter pylori ở bệnh nhi loét tá tràng có thể<br />
ngăn chặn sự tái phát ổ loét. Trên thế giới, có<br />
không nhiều các nghiên cứu về loét dạ dày tá<br />
tràng ở trẻ em và cũng rất ít các nghiên cứu mới<br />
gần đây về loét dạ dày tá tràng, nếu có cũng là<br />
các nghiên cứu hồi cứu(4,7).<br />
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về loét dạ<br />
dày tá tràng do H.pylori còn chưa có ở trẻ em. Tại<br />
Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh, theo<br />
quan sát của chúng tôi tại phòng nội soi khoa<br />
Tiêu Hóa trong 2 năm qua, bệnh loét dạ dày tá<br />
tràng ngày càng nhiều. Điều trị thành công với tỉ<br />
lệ ngày càng thấp dù điều trị theo đúng phác đồ.<br />
Vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Đặc điểm<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhi<br />
loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 như thế nào?<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br />
điều trị của bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H.<br />
pylori ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2013<br />
đến tháng 1/2014.<br />
<br />
42<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng ở bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H. pylori.<br />
Xác định tỉ lệ đặc điểm điều trị và tỉ lệ thất<br />
bại điều trị tiệt trừ H.pylori theo phác đồ lần đầu.<br />
Xác định tỉ lệ kháng với các loại kháng sinh<br />
trên kết quả cấy kháng sinh đồ ở bệnh nhi loét<br />
dạ dày tá tràng do H. pylori sau thất bại điều trị<br />
lần 1.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả tiền cứu hàng loạt ca.<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng được chẩn<br />
đoán qua nội soi dạ dày tá tràng tại Bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2013 đến 01/2014.<br />
<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng phát hiện qua<br />
nội soi và được điều trị theo dõi tại Bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2013 đến 1/2014<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H.pylori<br />
phát hiện qua nội soi, chưa được điều trị H.pylori<br />
trước đó và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ<br />
tháng 06/2013 đến 01/2014. Xác nhận đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu của thân nhân bệnh nhi.<br />
Tiêu chí loại ra khỏi lô nghiên cứu<br />
Bệnh nhân đã được điều trị H.pylori trong<br />
vòng 6 tháng trước khi nội soi.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Bệnh nhi có thân nhân không đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
Bệnh nhi bỏ tái khám và điều trị.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Dữ liệu đặc điểm lâm sàng, nội soi và đặc<br />
điểm điều trị ở bệnh nhi loét dạ dày tá tràng.<br />
Đặc điểm<br />
Loét dạ dày tá tràng<br />
Tuổi trung bình(năm)<br />
11 ± 2,5<br />
Giới tính, nam<br />
45 (85%)<br />
Bệnh sử gia đình loét dạ dày<br />
4(7,5%)<br />
tá tràng<br />
Gia đình nhiễm Helicobacter<br />
28(52,4%)<br />
pylori<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Đau bụng (>2 tuần)<br />
14(26,4%)<br />
Xuất huyết tiêu hóa trên<br />
38(71,6%)<br />
Thiếu máu (hemoglobin<br />
43(81,1%)<br />