Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung:<br />
Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam<br />
<br />
Tiago Wandschneider1, Nguyen Thi Duong Nga2, Pham Van Hung2,<br />
Nguyen Thi Thu Huyen2, Ninh Xuan Trung2, Tran Van Long2, Pham Kieu<br />
My2, Oleg Nicetic1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1 Trường Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,<br />
Qld 4072, Australia<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
twandschneider@yahoo.co.uk<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Mận là loại trái cây ôn đới quan trọng nhất tại Tây Bắc Việt Nam. Sau nhiều<br />
năm sụt giảm, mận đã lấy lại được tầm quan trọng và mang lại nguồn thu<br />
nhập chính cho nhiều nông hộ do các điều kiện thị trường được cải thiện<br />
196 như: giá thu mua tại trang trại tăng trong suốt thập kỷ qua kèm theo là<br />
những điều chỉnh về diện tích trồng trọt cũng như sự phát triển thương<br />
mại xuất khẩu qua biên giới với Trung Quốc cho loại mận xanh để chế biến<br />
và mận chín để bán cho thị trường trái cây tươi (Bonney và cộng sự, 2016,<br />
Wandschneider và cộng sự, 2016).<br />
<br />
Vị trí cạnh tranh của Việt nam sẽ có tác động lớn đến tương lai phát triển<br />
của ngành trồng mận. Thông thường năng suất và chất lượng trái cây là<br />
các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, nhưng nghiên cứu này tập<br />
trung vào lợi thế cạnh tranh thứ ba là tính thời vụ. Ba câu hỏi cần được<br />
giải quyết bao gồm: Giống mận nào và mận xuất xứ từ đâu đang bán tại<br />
thị trường trong nước và thị phần tương ứng của chúng là bao nhiêu?<br />
Liệu mận trong nước và mận nhập khẩu có cùng thời vụ hay khác thời vụ?<br />
Giá cả theo mùa với các loại mận khác nhau như thế nào? Các hàm ý chính<br />
sách để nâng cao khả năng cạnh tranh và chính sách của chính phủ cũng<br />
được thảo luận trong nghiên cứu này.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập được trong năm 2015-2016 tại<br />
chợ Long Biên, nơi bán buôn hoa quả chính tại Hà Nội và Đồng bằng sông<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Hồng. Dựa trên quan sát trực tiếp những xe tải vào chợ Long Biên, một<br />
nhân viên thị trường chịu trách nhiệm ghi chép lượng mận ước tính được<br />
bán mỗi ngày cho các thương lái trong chợ, phân loại mận theo giống và<br />
xuất xứ. Mỗi đêm, nhân viên này cũng thu thập thông tin về giá bán buôn<br />
các loại mận vào lúc 1-2h sáng, thời điểm buôn bán tấp nập nhất. Dữ liệu<br />
về giá được thu thập từ một nhóm gồm 6 thương lái. Giá bán là giá chung,<br />
mận chưa được phân loại và cũng không có hệ thống phân loại mận rõ<br />
ràng ở nơi bán buôn.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
Hầu hết mận bán tại Hà Nội là mận từ Việt Nam hoặc Trung Quốc. Khối lượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
mận nhập khẩu từ Mỹ chưa được thống kê. Năm 2015, mận Trung quốc<br />
chiếm tới 86% và mận Việt Nam chiếm 14% thị trường bán buôn tại Hà Nôi.<br />
Năm 2016, mận Trung quốc chiếm 69% và mận Việt Nam chiếm 31%.<br />
<br />
Mặc dù chiếm thị phần chủ yếu, nhưng mận Trung Quốc không thay thế<br />
được mận trong nước, do thời gian kinh doanh hai loại mận này trùng<br />
nhau rất ít. Tại Việt Nam, hầu hết mận được thu hoạch từ cuối tháng tư<br />
đến cuối tháng sáu, trong khi đó mận Trung Quốc bắt đầu được nhập vào<br />
lúc mận Việt Nam kết thúc vụ thu hoạch (Hình 1 và 2).<br />
197<br />
Giá mận Việt Nam có độ nhạy với lượng cung cao hơn so với với mận<br />
Trung Quốc, giảm đáng kể vào những tuần bán cao điểm (Hình 1 và 2).<br />
Thiếu sự đa dạng về giống là lý do chính lý giải cho việc mận Việt Nam tại<br />
khu vực Tây bắc chiếm thị phần nhỏ hơn so với mận Trung Quốc. Giống<br />
mận Tam Hoa chiếm tới hơn 90% nguồn cung mận Việt Nam, trong khi<br />
mận Trung Quốc có tới 8 loại để cung cấp cho thị trường.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Có được mùa vụ sớm hơn là lợi thế cạnh tranh chính của mận Việt Nam.<br />
Vào thời điểm thu hoạch, nông dân có được một thị trường rộng lớn. Họ<br />
cũng có thể xuất khẩu sang Trung quốc vào thời điểm khi cung trong nước<br />
không đủ để đáp ứng cầu cho việc chế biến và tiêu thụ tại Trung Quốc<br />
(Wandschneider và cộng sự, 2016).<br />
<br />
Trong khi các điều kiện thị trường hiện nay đang thuận lợi cho việc mở<br />
rộng diện tích trồng mận tại Việt Nam, sự phát triển trong tương lai phụ<br />
thuộc chủ yếu vào năng suất chứ không phải mở rộng diện tích. Điều này<br />
rất quan trọng đối với việc tăng khả năng lợi nhuận của hộ và sức chống<br />
chọi của nông dân với các cú sốc lớn về giá.<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Chính phủ nên cắt giảm hỗ trợ với những vùng trồng mận Tam Hoa mới.<br />
Thay vào đó, nên tập trung nỗ lực và nguồn lực vào việc áp dụng các kỹ<br />
thuật canh tác để tăng năng suất, chất lượng trái cây hoặc cả hai. Chính<br />
phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng giống<br />
cây trồng mới và tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp<br />
giống cây. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, các cán bộ khuyến<br />
nông, nông dân và khu vực tư nhân là rất quan trọng.<br />
<br />
Cần giới thiệu những giống mới nhằm đa dạng hóa và có thể cung cấp<br />
mận vào mọi thời điểm. Điều này sẽ làm giảm nhẹ những tác động tiêu<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cực về giá khi mở rộng sản xuất, cũng như giảm tác động của những rủi<br />
ro về thị trường và sản xuất với người nông dân. Những giống mới cần<br />
được đánh giá dựa trên tính bền vững về khí hậu-nông nghiệp và sở thích<br />
người tiêu dung của khách hàng Việt Nam và Trung Quốc. Những giống<br />
cho trái sớm nên được ưu tiên để giảm sự cạnh tranh từ Trung Quốc, ở cả<br />
thị trường trong nước và xuất khẩu.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bonney, L.B., Nicetic, O., Collins, R., Le Quoc, A., Đặng Thị, H., Hoang Thanh,<br />
T., Đào Thế, A., Nguyen, T.T.H. and Pham Van, H. (2016). Mận Tam Hoa (Prunus<br />
198<br />
salicina) trong hệ thống trồng ngô ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Acta Hortic.<br />
1128, 103-110<br />
2. Wandschneider, T., Nicetic, O., Newman, S., Le, T.H.N., Le, Q.A., Yumeng, C.,<br />
Xinjian, C. và Xiaojun F. (2016) Thương mại xuất khẩu mận qua biên giới từ Việt<br />
Nam sang Trung Quốc: Xu hướng, hình thái, và tác động. Báo cáo Dự án ACIAR<br />
AGB/2012/057 “Biện pháp tiếp cận chiến lược với thị trường vì người nghèo và<br />
nghiên cứu về người tiêu dùng tại Trung Quốc và khu vực Mekong”<br />