Lợn người
lượt xem 7
download
Lợn người "Lợn người" do chữ "nhân trệ" của Lữ hậu, vợ vua Hán Cao Tổ Lưu Bang đời Tây Hán. Lữ hậu tên Lữ Trĩ lấy Lưu Bang lúc còn hàn vi. Lưu Bang dựng nghiệp nhà Hán phong Lữ Trĩ làm hoàng hậu. Nhà vua có người hậu phi tên Thích Cơ trẻ đẹp nên rất sủng ái. Một hôm, vua vào cung Thích Cơ bày yến tiệc. Uống say, vua nằm trên vế Thích Cơ ngủ vùi. Lữ hậu cho người dọ biết nên lên kiệu đi thẳng lại cung Thích Cơ. Kẻ tả hữu chạy vào phi báo,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lợn người
- Lợn người "Lợn người" do chữ "nhân trệ" của Lữ hậu, vợ vua Hán Cao Tổ Lưu Bang đời Tây Hán. Lữ hậu tên Lữ Trĩ lấy Lưu Bang lúc còn hàn vi. Lưu Bang dựng nghiệp nhà Hán phong Lữ Trĩ làm hoàng hậu. Nhà vua có người hậu phi tên Thích Cơ trẻ đẹp nên rất sủng ái. Một hôm, vua vào cung Thích Cơ bày yến tiệc. Uống say, vua nằm trên vế Thích Cơ ngủ vùi. Lữ hậu cho người dọ biết nên lên kiệu đi thẳng lại cung Thích Cơ. Kẻ tả hữu chạy vào phi báo, nhưng vì nhà vua nằm trên vế ngủ, nên Thích Cơ chẳng dám động, đành phải ngồi yên. Lữ hậu bước vào thấy thế máu ghen càng sôi lên: - Loài tiện tỳ thường vô lễ, nay ta vào cung của mi, sao mi dám ngồi trên cao, không đứng dậy là đạo lý chi vậy? Thích Cơ sợ sệt thưa: - Tôi thấy nương nương đến, há chẳng tiếp nghinh. Vì chúa thượng ngủ đương ngon giấc, tôi chẳng dám động nên mới thất lễ, xin nương nương tha tội. Lữ hậu nghiến răng, mắng: - Loài tiện tỳ, cứ lấy vua làm nể, chừng người có muôn tuổi rồi, ta sẽ nghiền mi nát ra tro cho mi coi.
- Đoạn Lữ hậu quày quả bỏ đi. Sau khi Hán Cao Tổ chết, Thích Cơ không người bảo bọc, ủng hộ nên Lữ hậu thừa dịp trả thù. Lữ truyền bắt Thích Cơ cùng một số cung nhân trước kia theo Thích Cơ, được nhà vua sủng ái đem ra hành hình một cách bi thảm rùng rợn. Lữ bắt họ phải uống thuốc câm, rồi chặt tay chân, khoét mắt, cắt tai, giam vào chuồng xí dơ bẩn. Họ đau đớn quá nhưng bị câm, không thốt ra tiếng người được nữa, chỉ tru lên những tiếng ú ớ u ơ rất thê thảm. Lữ hậu lại bắt mọi người gọi những nạn nhân ấy là lũ "nhân trệ" (lợn người). Đời Tam Quốc, Lưu phu nhân là vợ của Viên Thiệu chúa chư hầu đất Hà Bắc... thấy 5 nàng hầu diễm lệ được chồng sủng ái thì phát ghen. Sau khi Thiệu chết, Lưu bắt 5 nàng ra giết chết cả. Lại sợ âm hồn các nàng về chín suối được tái ngộ với chồng, mụ còn sai người cạo tóc, vạt mặt, khoét mắt và băm vằm năm cái thây ma ấy ra như tương. Con mụ là Viên Thượng sợ có kẻ oán mà mưu hại, bèn sai bắt hết thân nhân gia thuộc của năm nàng này đem giết hết. Sư tử Hà Đông trả thù thật khiếp. Máu ghen lạ đời và tàn ác đến thế là cùng. Đọc "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, diễn tả Hoạn Thư tuy ghen mà còn khá. Nàng Hoạn Thư ghen sâu sắc tế nhị chớ không tàn bạo như Lữ hậu, Lưu... hay những mụ tạt át xít vào mặt tình địch như thời nguyên tử.
- Ngũ Kinh Ngũ Kinh (năm quyển sách) cũng như Tứ Thư là những sách làm nền tảng của Nho giáo. Nguyên trước có sáu kinh nhưng vì sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng (246-209 trước D.L.), một kinh là kinh Nhạc (âm nhạc) bị mất đi. Kinh này chỉ còn lại một thiên, sau đem vào sách Lễ ký (kinh Lễ), đặt là thiên Nhạc ký. Ngũ Kinh là: 1/ Thi (thơ), do đức Khổng Tử sưu tập và lựa chọn. Kinh này vốn là những bài ca dao ở nơi thôn quê và nhạc chương nơi triều miếu của nước Tàu về thời thượng cổ. Nguyên trước có đến ba ngàn thiên. Sau, đức Khổng Tử san định lại hơn ba trăm chương và theo ý nghĩa các thiên, sắp đặt thành bốn phần. Đến đời Tần Thủy Hoàng, kinh Thi cũng như các kinh khác, bị đốt nhưng có nhiều nhà nho còn nhớ. Đến thế kỷ thứ hai trước Dương lịch, về đời nhà Hán có bản kinh Thi xuất hiện, đại thể giống nhau, duy chữ viết có khác. Truyền lại đến nay là bản của Mao Công (tức Mao Trường). Kinh Thi có bốn phần gồm 305 thiên (bài thơ). Trong đó có 6 thiên chỉ truyền lại đề mục mà không còn bài. Mỗi thiên lấy vài chữ chính trong thiên làm đề mục và chia làm nhiều chương. Bốn phần trong kinh Thi là: Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã và Tụng. Quốc phong là những bài ca dao của dân các nước chư hầu đã được nhạc quan của
- nhà vua sưu tập lại: Quốc là nước (đây là các nước chư hầu về đời nhà Chu); phong nghĩa đen là gió, ý nói các bài hát có thể gợi cảm con người như gió làm rung động các vật. Quốc phong gồm có Chính phong và Biến phong. Chính phong phân làm 2 quyển Chu Nam và Thiệu Nam, gồm những bài hát từ trong cung điện nhà vua truyền ra khắp dân quân. Biến phong gồm những bài hát của 13 nước chư hầu khác. Tiểu nhã gồm những bài hát dùng ở nơi triều đình, nhưng chỉ dùng trong những trường hợp thường như khi có yến tiệc. Đại nhã chỉ những bài hát dùng trong những trường hợp quan trọng như thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường. Tụng nghĩa là khen, gồm những bài ngợi khen các vua đời trước và dùng để hát ở nơi miếu đường. Các bài trong Kinh Thi thường viết theo thể thơ 4 chữ (thỉnh thoảng có câu 3 chữ hoặc 5 chữ). Cách kết cấu các bài làm theo ba thể: phú, tỉ, hứng. Đọc Kinh Thi, ta biết được tính tình, phong tục của người dân và chính trị các đời vua cùng các nước chư hầu ở nước Tàu về đời thượng cổ. Đọc Mân phong, ta biết được tính đức cần kiệm người dân đất Mân. Đọc Vệ phong, ta biết được thói dâm bôn của người dân nước Vệ. Đọc Tần phong, ta biết được sự hối quá của người dân nước Tần. Đọc Đại nhã, Tiểu nhã, ta biết được chính trị của nhà Chu thịnh suy thế nào. Kinh Thi là một nguồn thi hứng: các thi sĩ thường mượn đề mục. Kinh Thi còn là một kho điển tích. Các nhà làm văn thường lấy điển hoặc lấy chữ ở đây. Cũng như
- ca dao của Việt Nam, Kinh Thi là nền tảng thơ tối cổ của Trung Hoa. Trong đó có nhiều bài mô tả tính tình, phong tục dân Tàu một cách chất phác, hồn nhiên. 2/ Thư (nghĩa đen là ghi chép), do đức Khổng Tử sưu tập. Kinh này chép những điển (phép tắc), mô (mưu mẹo, kế sách), huấn (lời dạy dỗ), cáo (lời truyền bảo), thệ (lời răn bảo tướng sĩ), mệnh (mạng lịnh) của các vua tôi bên Trung Hoa từ đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu (từ năm 2357 đến năm 771 trước D.L.) 3/ Dịch (nghĩa đen là thay đổi) là bộ sách tượng số dùng về việc bói toán và sách lý học cốt giải thích lẽ biến hóa của trời đất và sự hành động của muôn vật. Nguyên vua Phục Hi (4480-4365 trước D.L.) đặt ra bát quái (tám quẻ, tức là 8 hình vẽ); tám quẻ ấy lại đặt lần lượt chồng lên nhau thành ra 64 trùng quái (quẻ kép). Mỗi trùng quái có 6 nét vạch (hoặc vạch liền biểu thị lẽ "dương", hoặc vạch đứt biểu thị lẽ "âm") gọi là hào, thành ra 384 hào. Đức Khổng Tử nhân đó mà giải nghĩa các quái, các trùng quái và các hào. 4/ Lễ Ký (chép về lễ) là sách chép các nghi lễ trong gia đình, hương đảng và triều đình. Hiện Kinh Lễ (Lễ Ký) còn truyền lại đến giờ phần nhiều là văn của Hán nho, chớ chính văn do đức Khổng Tử san định về đời Xuân Thu không còn mấy. 5/ Xuân Thu (mùa xuân và mùa thu) nguyên là sử ký nước Lỗ, do đức Khổng Tử san định lại, chép công việc theo lối biên niên từ năm đầu đời Lỗ Ẩn công đến năm thứ 15 đời Lỗ Ai công (từ năm 722 đến năm 481 trước D.L.). Kinh Xuân Thu cũng gọi là Kinh Lân, vì đức Khổng Tử chép lúc nước Lỗ săn được con lân què thì ngài dừng bút. (Loan rằng: "Sữ Mã kinh Lân" - cụ Nguyễn Đình Chiểu).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Địa lý 4 bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
21 p | 460 | 53
-
Truyện cổ tích "Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa"
4 p | 215 | 30
-
truyện "Con lợn ống tiền"
5 p | 126 | 22
-
Bảng Dữ liệu về Dịch vụ Bảo vệ Người lớn
5 p | 151 | 17
-
Bài văn tả về người mẹ kính yêu
5 p | 615 | 15
-
Giáo án TNXH 1 bài 2: Chúng ta đang lớn
6 p | 113 | 8
-
Bài giảng TNXH 1 bài 2: Chúng ta đang lớn
14 p | 113 | 6
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 180 | 6
-
Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”
5 p | 55 | 6
-
Giáo án Mầm non – Giáo dục kỹ năng sống: Dạy trẻ chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè
21 p | 142 | 6
-
Hình ảnh người mẹ trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
4 p | 200 | 6
-
Cổ nhân nói: “Làm người khó" em hãy bình luận về câu nói trên?
2 p | 18 | 5
-
Bình luận về câu nói: Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn
2 p | 47 | 5
-
“Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ có một số người mới có một cuộc sống đích thực”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
3 p | 57 | 4
-
Phân tích ý nghĩa nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V.Huy-Gô
2 p | 109 | 3
-
Bài 2: Chúng ta đang lớn - Giáo án Tự nhiên Xã hội 1 - GV:N.T.Sỹ
3 p | 71 | 3
-
Mua lợn
2 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn