BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG<br />
<br />
LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU SINH<br />
<br />
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KẾT HỢP BÙN BỂ TỰ<br />
HOẠI VÀ RÁC HỮU CƠ BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC KỲ KHÍ<br />
Ở CHẾ ĐỘ LÊN MEN NÓNG<br />
<br />
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG<br />
MÃ SỐ: 62.52.03.20<br />
<br />
NĂM 2015<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hàng ngày, lượng chất thải phát sinh tại các đô thị rất lớn. Tại khu vực đô<br />
thị, hầu hết các gia đình sử dụng bể tự hoại để xử lý nước thải của hộ gia đình trước<br />
khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Lượng bùn được hút từ bể tự<br />
hoại phát sinh hàng năm tại các hộ gia đình rất lớn, tại thành phố Hà Nội ước tính<br />
khoảng 517 m3/ngày [2] . Một phần lượng bùn bể tự hoại được công ty Urenco thu<br />
gom và xử lý kết hợp với rác hữu cơ để xử lý phân vi sinh, phần còn lại được các<br />
công ty tư nhân thu gom, vận chuyển.<br />
Bên cạnh đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị hàng ngày rất<br />
lớn. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng<br />
trung bình 10-16% mỗi năm, trong đó tỉ lệ rác hữu cơ chiếm > 51% trong rác thải<br />
sinh hoạt [24] . Biện pháp xử lý rác hữu cơ hiện nay chủ yếu là chôn lấp, gây ô<br />
nhiễm môi trường và quá tải bãi chôn lấp.<br />
Theo chiến lược quốc gia vÒ qu¶n lý tæng hîp chÊt th¶i r¾n ®Õn n¨m 2025,<br />
tÇm nh×n ®Õn n¨m 2050 do Thủ tướng ChÝnh phñ ban hµnh ngµy 17 th¸ng 12 n¨m<br />
2009 sẽ phát triển chương trình thúc ®Èy ph©n lo¹i chÊt th¶i r¾n t¹i nguån nh»m môc<br />
®Ých t¸ch riªng r¸c v« c¬ vµ h÷u c¬, t¸i chÕ, t¸i sö dông chÊt th¶i ®Ó gi¶m thiÓu diÖn<br />
tÝch b·i ch«n lÊp. Theo môc tiªu cô thÓ cña Chiến lược quèc gia ®Õn n¨m 2015: 85%<br />
tổng lượng chÊt th¶i r¾n sinh ho¹t ®ô thÞ ph¸t sinh được thu gom, 60% lượng chÊt<br />
th¶i được t¸i chÕ, t¸i sö dông, thu håi năng lượng hoÆc s¶n xuÊt ph©n h÷u c¬; 30%<br />
bïn bÓ phèt cña c¸c ®« thÞ tõ lo¹i II trë lªn vµ 10% cña c¸c ®« thÞ cßn l¹i được thu<br />
gom vµ xö lý ®¶m b¶o môi trường; 50% r¸c được ph©n lo¹i t¹i nguån. C¸c gi¶i ph¸p<br />
được đưa ra ®Ó thùc hiÖn Chiến lược quèc gia bao gåm: phßng ngõa vµ gi¶m thiÓu<br />
ph¸t sinh chÊt th¶i r¾n; thóc ®Èy ph©n lo¹i chÊt th¶i r¾n t¹i nguån trong ®ã ph¸t triÓn<br />
c¬ së h¹ tÇng, thu gom vµ xö lý riªng ®èi víi tõng lo¹i chÊt th¶i r¾n sau khi ®· ph©n<br />
lo¹i; t¨ng c-êng t¸i sö dông, t¸i chÕ chÊt th¶i r¾n; xö lý chÊt th¶i r¾n.<br />
Tại nhiều nước trên thế giới, công nghệ xử lý kỵ khí các chất thải giàu hữu<br />
cơ ở chế độ nhiệt khác nhau: lên men ấm hoặc lên men nóng đã được áp dụng ở quy<br />
<br />
3<br />
<br />
mô lớn, quy mô công nghiệp để giảm thiểu lượng chất thải đưa đến bãi chôn lấp,<br />
giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm biogas phục vụ<br />
cho sản xuất điện năng hoặc nhiệt năng. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy xử lý<br />
kỵ khí chất thải ở chế độ lên men nóng cho ưu điểm hơn chế độ lên men ấm về<br />
lượng khí metan sinh ra cao hơn, thời gian phân hủy ngắn hơn và bùn sau xử lý<br />
được tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, có thể được sử dụng làm phân bón cho cây<br />
trồng. Giải pháp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí ở chế độ lên men<br />
nóng đối với các loại chất thải có nhiều tiềm năng, vì vậy có thể áp dụng trong điều<br />
kiện Việt Nam.<br />
Đề tài luận án: “Nghiên cứu quá trình xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác<br />
hữu cơ bằng phƣơng pháp sinh học kỳ khí ở chế độ lên men nóng” là rất cần<br />
thiết, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng chiến lược<br />
phát triển trong tương lai về việc lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý cho các đô thị<br />
lớn tại Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận án:<br />
Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả về mặt kỹ thuật của công nghệ phân hủy<br />
sinh học kỵ khí lên men nóng để xử lý hỗn hợp bùn bể tự hoại và rác hữu cơ (chất<br />
thải thực phẩm) trong điều kiện Việt Nam.<br />
Nghiên cứu đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh học kỵ<br />
khí ở chế độ lên men nóng tới hiệu quả sinh metan: tỷ lệ bùn bể tự hoại: chất thải<br />
thực phẩm, tải lượng hữu cơ của chất thải.<br />
Xác định thông số động học đặc trưng của quá trình xử lý kỵ khí hai loại chất<br />
thải nói trên ở chế độ lên men nóng.<br />
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu: tại các thành phố lớn, lấy Hà Nội làm ví dụ nghiên cứu.<br />
<br />
4<br />
<br />
Công nghệ xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm bằng phương pháp<br />
sinh học kỵ khí ở chế độ lên men nóng được thực hiện trong phòng thí nghiệm (thí<br />
nghiệm theo mẻ) và ứng dụng thử nghiệm trên mô hình Pilot (thí nghiệm liên tục).<br />
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung chính của luận án<br />
Tổng quan về số lượng, thành phần, tính chất của bùn cặn bể tự hoại, rác<br />
hữu cơ và cơ sở lý thuyết quá trình phân hủy kỵ khí ở chế độ lên men nóng.<br />
Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình trong phòng thí nghiệm: Thí nghiệm<br />
theo mẻ và thí nghiệm liên tục – mô hình pilot. Thí nghiệm theo mẻ nghiên cứu xử<br />
lý kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm với các tỉ lệ phối trộn Bùn<br />
bể tự hoại: chất thải thực phẩm khác nhau ở các chế độ lên men ấm và lên men<br />
nóng. Thí nghiệm theo mẻ cho phép so sánh giữa 2 chế độ lên men về lượng khí<br />
metan sinh ra, hiệu suất quá trình xử lý theo COD và hiệu suất sinh khí metan.<br />
Đồng thời xác định được tỉ lệ phối trộn tối ưu là cơ sở để thực hiện thí nghiệm liên<br />
tục. Thí nghiệm liên tục trong mô hình Pilot 1000 lít được thực hiện dựa trên tỉ lệ<br />
phối trộn của thí nghiệm theo mẻ, cho phép xác định lượng khí biogas và thành<br />
phần khí biogas, xác định được thông số vận hành tối ưu - tải lượng hữu cơ tối đa<br />
nạp vào hệ và chất lượng hỗn hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm sau xử lý.<br />
Kết quả thực nghiệm của thí nghiệm theo mẻ được sử dụng để nghiên cứu<br />
mô phỏng quá trình phân hủy kỵ khí bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm bằng<br />
bằng phần mềm GPS-X. Kết quả phần mềm GPS-X cho phép xác định được các<br />
thông số đặc trưng hệ số phân hủy nội sinh kd của bùn bể tự hoại và chất thải thực<br />
phẩm bằng phương pháp sinh học kỵ khí ở chế độ lên men nóng. Từ đó giúp cho<br />
việc tính toán, thiết kế được công trình trong nhà máy xử lý chất thải.<br />
Thảo luận, nhận xét kết quả nghiên cứu và kết luận<br />
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
5<br />
<br />
Thu thập tài liệu liên quan về thành phần, tính chất, các phương pháp xử lý<br />
bùn bể tự hoại, rác hữu cơ…<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br />
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quá trình xử lý kỵ khí chất thải trong các chế độ<br />
lên men ấm và lên men nóng.<br />
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm<br />
Khảo sát, lấy mẫu, đo đạc một số thông số ngoài hiện trường, phân tích tính<br />
toán và tổng hợp các số liệu thu được.<br />
Tiến hành thí nghiệm theo mẻ và thí nghiệm liên tục, xử lý kết hợp bùn bể tự<br />
hoại và chất thải thực phẩm.<br />
Thí nghiệm theo mẻ thực hiện trong phòng thí nghiệm với 2 hệ thí nghiệm<br />
(mỗi hệ thí nghiệm gồm 6 bình dung tích 500ml) ở chế độ lên men ấm (35oC) và lên<br />
men nóng (55oC) với các tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa bùn bể tự hoại và chất thải<br />
thực phẩm.<br />
Thí nghiệm liên tục ở chế độ lên men nóng (55oC) được thực hiện trong mô<br />
hình Pilot 1000l với tỉ lệ phối trộn tối ưu từ thí nghiệm theo mẻ.<br />
Phương pháp sử dụng mô hình toán học để mô phỏng<br />
Các kết quả thí nghiệm theo mẻ được sử dụng để chạy phần mềm GPS-X mô<br />
phỏng quá trình xử lý kỵ khí kết hợp giữa bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm ở<br />
chế độ lên men nóng, để xác định thông số động học cơ bản của bùn bể tự hoại và<br />
chất thải thực phẩm.<br />
Phương pháp so sánh, phân tích<br />
So sánh xử lý kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm ở hai chế<br />
độ lên men ấm và lên men nóng. Phân tích, nhận xét kết quả thu được. So sánh với<br />
các nghiên cứu phân hủy kỵ khí sinh metan của các nghiên cứu khác.<br />
Phương pháp thống kê – xác suất<br />
Áp dụng phương pháp thống kê, xác suất để xử lý kết quả thu được.<br />
Phương pháp tổng hợp<br />
Tổng hợp, liên kết các thông tin lại với nhau một cách có hệ thống.<br />
Phương pháp chuyên gia<br />
<br />