NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh<br />
viên đại học<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa) Mã số: 62.34.01.02<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy Mã NCS: NCS31.54QTK<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
T<br />
6<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án kết hợp hai nhóm nhân tố môi trường xúc cảm và trải nghiệm cá nhân để phát triển mô<br />
hình các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học trong khi các<br />
nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu tác động đơn lẻ của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu của<br />
luận án cho thấy:<br />
(1) Luận án đã khẳng định các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp nhận trong<br />
quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh các<br />
nhà nghiên cứu trên thế giới đang có tranh cãi mâu thuẫn về vai trò của đào tạo đại học với tiềm<br />
năng khởi sự kinh doanh. Các hoạt động như truyền cảm hứng, học môn học về khởi sự kinh doanh<br />
đều tác động tích cực tới hai khía cạnh của tiềm năng khởi sự kinh doanh là tự tin và mong muốn<br />
khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.<br />
(2) Luận án xác định và kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố mức độ tham gia hoạt động ngoại<br />
khóa kinh doanh đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học, bổ sung vào hệ thống các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh đã được đề cập và kiểm định trong các nghiên<br />
cứu trước đây. Trong đó, thước đo cho mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa kinh doanh được<br />
phát triển mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính.<br />
(3) Hai yếu tố riêng biệt trong lý thuyết có ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh là kinh<br />
nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm kinh doanh thương mại trên thực tiễn nghiên cứu ở sinh viên Việt<br />
Nam lại là một thành phần đơn hướng.<br />
(4) Trái với các nghiên cứu trước đây, kết quả luận án cho thấy ngành học không có tác động tới<br />
mong muốn KSKD.<br />
<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Kết quả của luận án chỉ rõ mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi<br />
sự kinh doanh của sinh viên đại học, từ đó gợi mở một số hàm ý khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo<br />
đại học, các cơ quan quản lý vĩ mô kiểm soát các yếu tố này để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh<br />
doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam<br />
(1) Về phía các trường đại học: phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo<br />
dựng tiềm năng khởi sự kinh doanh cho sinh viên. Nhà trường cần tổ chức và bảo trợ cho các hoạt<br />
động định hướng kinh doanh ngoài chương trình đào tạọ chính thức và khuyến khích sinh viên tham<br />
gia các hoạt động ngoại khóa kinh doanh; truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh cho sinh viên; đưa<br />
môn học khởi sự kinh doanh vào dạy trong các trường đại học; tăng cường tính ứng dụng, thực tiễn<br />
trong giảng dạy.<br />
(2) Về phía các cơ quan quản lý vĩ mô: tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức trong xã hội và<br />
có các chương trình hoạt động quốc gia để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại<br />
học.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)<br />