intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit PCR 16 gen gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định gen

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit PCR 16 gen gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định gen" với mục tiêu nghiên cứu chế tạo bộ kit PCR 16 locus (gen) gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao quản, Ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định ADN. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit PCR 16 gen gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định gen

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> TRẦN TRỌNG HỘI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN BỘ KIT PCR 16 GEN GẮN<br /> HUỲNH QUANG ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU DÂN<br /> TỘC HỌC VÀ GIÁM ĐỊNH GEN<br /> <br /> Chuyên ngành : Di truyền học<br /> Mã số : 62420121<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Trịnh Đình Đạt<br /> 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hà<br /> <br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> . . . . . . .vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> 2<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 20...<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Ở mức độ di truyền, người ta đã ước tính được khoảng 99,7% hệ gen người là giống<br /> nhau, sự khác biệt giữa hai cá thể được tìm thấy trong 0,3% của toàn bộ ADN còn lại trong cơ<br /> thể của mỗi người [38]. Hệ gen người có rất nhiều các trình tự ADN lặp lại, trong đó có các<br /> trình tự ngắn lặp lại liên tiếp (STR) hay còn được gọi là trình tự lặp lại đơn giản (SSR) hoặc vi<br /> vệ tinh (microsatellite). Các STR này thường có kích thước ngắn khoảng từ 100-400 bp, mang<br /> các đơn vị lặp lại, mỗi đơn vị lặp thường có 2-7 bp và được tìm thấy ở vùng ADN không mã<br /> hóa. Chúng nằm rải rác trên tất cả 22 cặp NST thường, cũng như trên cặp NST giới tính X và<br /> Y. Các STR trên NST thường có tính đa hình cao hơn so với các STR trên NST Y (Y-STR) do<br /> thiếu sự tái tổ hợp trên NST này. Chúng có một vai trò quan trọng trong nghiên cứu di truyền<br /> quần thể và phân tích ADN nhận dạng cá thể người (giám định ADN) [67].<br /> Vào những năm 1990, các locus STR đầu tiên được sử dụng trong các PTN phân tích<br /> ADN nhận dạng cá thể người. Ngày nay, kỹ thuật phân tích STR là một công cụ không thể<br /> thiếu được trong các PTN phân tích ADN hình sự [50, 66, 123]. Hiện nay, có khoảng hơn<br /> 20.000 locus STR lặp bốn nucleotide (có 4bp trong mỗi đơn vị lặp lại) được xác định có trong<br /> hệ gen người [44] và bộ CODIS 13 locus STR lõi do FBI (Mỹ) lựa chọn là bộ locus STR trên<br /> NST thường được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay [67].<br /> Mặt khác, công nghệ phân tích STR trên thế giới phát triển cũng rất đa dạng, bao gồm:<br /> Điện di gel polyacrlamide biến tính-nhuộm bạc [27, 99]; đánh dấu huỳnh quang-điện di mao<br /> quản [35, 85]; điện di mao quản vi mạch sử dụng microchip [74, 76, 101]; phân tích bằng khối<br /> phổ (mass spectrometry) [38, 39] và công nghệ pyrosequencing (giải trình tự bằng tổng hợp)<br /> [53, 56, 100]. Tuy nhiên, kỹ thuật đánh dấu huỳnh quang-điện di mao quản là công nghệ đã<br /> được nghiên cứu hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi trong các PTN phân tích ADN hình sự<br /> trên thế giới với những ưu điểm: độ nhạy và chính xác cao; thời gian phân tích mẫu nhanh<br /> (được tính bằng phút); việc phân tích mẫu được thực hiện một cách tự động và có thể phân tích<br /> với quy mô số lượng mẫu lớn (xây dựng tàng thư ADN) [35].<br /> Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân tích STR trong nhận dạng cá thể<br /> người cũng đã được phát triển mạnh mẽ từ những năm 2000 đến nay với những nghiên cứu về<br /> tối ưu điều kiện PCR đa mồi cho các locus STR (từ 2- 4 locus), xây dựng thang alen cho các<br /> locus STR (2-3 locus), chế tạo các bộ kit PCR (3-4 locus STR) và sử dụng kỹ thuật điện di gel<br /> polyacrylamide biến tính-nhuộm bạc để phát hiện các alen STR [1-3, 7, 9-12]. Bên cạnh đó,<br /> việc nghiên cứu khảo sát tần suất alen của các locus STR cũng được thực hiện trên dân tộc<br /> người Mường (N=107, với ba locus D5S818-D13S317-D7S820) [5] và người Kinh [8, 13]. Tuy<br /> nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu thăm dò ban đầu, các dữ liệu<br /> tần suất alen và các chỉ số thống kê nhận dạng cá thể người chưa phản ánh đầy đủ cho các quần<br /> thể nghiên cứu. Mặt khác, công nghệ phân tách và phát hiện các alen STR được sử dụng trong<br /> các nghiên cứu này chủ yếu là dùng kỹ thuật điện di gel polyacrylamide biến tính-nhuộm bạc<br /> còn có nhiều mặt hạn chế như: Độ nhạy và chính xác chưa cao; thời gian phân tích mẫu lâu<br /> 3<br /> <br /> (được tính bằng ngày); việc phân tích mẫu không thực hiện tự động được và kết quả phân tích<br /> mẫu phụ thuộc rất nhiều vào thao tác cũng như kinh nghiệm của người làm thí nghiệm.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện luận án “Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit<br /> PCR 16 gen gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định gen” là<br /> hết sức có ý nghĩa và mang tính cấp thiết.<br />  Mục tiêu nghiên cứu<br /> 1. Chế tạo bộ kit PCR 16 locus (gen) gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao quản.<br /> 2. Ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định ADN.<br />  Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Nhóm đối tượng nghiên cứu chính là các cá thể người thuộc ba dân tộc của Việt<br /> Nam là: người Kinh (N=300) sống ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; người<br /> Mường (N=104) sống ở tỉnh Hòa Bình và người Khmer (N=110) sống tỉnh Sóc Trăng.<br />  Nội dung nghiên cứu<br /> 1. Nghiên cứu chế tạo bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao<br /> quản.<br /> 2. Ứng dụng bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang trong nghiên cứu di truyền quần thể ở<br /> ba dân tộc người Việt Nam (người Kinh, người Mường và người Khmer).<br /> 3. Ứng dụng bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang trong phân tích ADN nhận dạng cá thể<br /> người (giám định ADN) tại Việt Nam.<br />  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> 1. Bổ sung dữ liệu tần suất alen 15 locus STR trên NST thường (D3S1358, TH01, D21S11,<br /> D18S51, Penta E, D5S818, D13S317, D7S820, D16S539, CSF1PO, Penta D, vWA,<br /> D8S1179, TPOX và FGA) của người Kinh (N=300) sống ở khu vực Hà Nội và thành<br /> phố Hồ Chí Minh; người Mường (N=104) sống ở tỉnh Hòa Bình và người Khmer<br /> (N=110) sống tỉnh Sóc Trăng vào CSDL STR của người Việt Nam phục vụ cho công tác<br /> nghiên cứu di truyền quần thể và giám định ADN tại Việt Nam.<br /> 2. Tạo ra được các bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao quản,<br /> giúp cho chủ động về công nghệ, đáp ứng các nhu cầu về phân tích ADN nhận dạng cá<br /> thể người, xác định huyết thống, làm thẻ ADN cá nhân, xây dựng CSDL tàng thư ADN,<br /> nghiên cứu di truyền quần thể...ở Việt Nam.<br />  Điểm mới của luận án<br /> Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về việc tối ưu điều kiện PCR đa mồi cho 16<br /> cặp mồi gắn huỳnh quang và chế tạo thành công bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh trên hệ<br /> thống điện di mao quản. Bộ kit mới này, đã được ứng dụng thành công ở hai lĩnh vực<br /> nghiên cứu chính. Đó là:<br /> 1. Nghiên cứu di truyền quần thể ở người Kinh (N=300) sống ở khu vực Hà Nội và thành<br /> phố Hồ Chí Minh, thu được 173 alen/15 locus; người Mường (N=104) sống ở tỉnh Hòa<br /> Bình, thu được 132 alen/15 locus và người Khmer (N=110) sống tỉnh Sóc Trăng, thu<br /> được 145 alen/15 locus. Kết quả nghiên cứu này đã bổ sung vào CSDL 15 locus STR<br /> nghiên cứu ở quần thể người Việt Nam là 32 alen mới so với kết quả nghiên cứu trước<br /> 4<br /> <br /> đây của tác giả Shimada và các đồng nghiệp [103]. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây<br /> dựng được cây phả hệ di truyền theo phương pháp neighbor-joining bằng phần mềm<br /> POPTREE 2 [109] dựa trên dữ liệu tần suất alen của 13 locus thuộc bộ CODIS 13 locus<br /> STR lõi (do FBI-Mỹ lựa chọn) của 3 quần thể nghiên cứu và 14 quần thể tham khảo.<br /> Cây phả hệ này, đã phản ánh được mối quan hệ di truyền giữa 3 quần thể nghiên cứu với<br /> 14 quần thể khác nhau trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được người Kinh và<br /> người Mường có quan hệ gần gũi với nhau hơn so với người Khmer dựa trên giá trị<br /> khoảng cách di truyền chuẩn của Nei (DST).<br /> 2. Phân tích ADN nhận dạng cá thể người (giám định ADN) tại Việt Nam bằng việc truy<br /> nguyên cá thể người từ các dấu vết sinh phẩm thu được tại hiện trường của một số vụ án<br /> (dấu vết máu và tinh trùng) với độ tin cậy cao (≥ 99,999999999999999985%); truy tìm<br /> tung tích nạn nhân từ mẫu răng cửa của tử thi nạn nhân qua mối quan hệ huyết thống<br /> mẹ-con với xác suất quan hệ là 99,999%; đã xây dựng được 9/10 hồ sơ ADN cá nhân<br /> của 10 đối tượng cần kiểm soát an ninh (KSAN) và đã làm được 1.000 thẻ ADN cá nhân<br /> thử nghiệm phục vụ công tác an ninh và dân sinh.<br /> <br /> CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Các locus STR sử dụng trong nghiên cứu di truyền quần thể và phân tích ADN hình<br /> sự<br /> Ngày nay, người ta đã phát hiện ra trong hệ gen người có chứa rất nhiều trình tự ADN lặp<br /> lại. Những trình tự lặp lại này thường nằm giữa các gen, chúng có thể khác nhau về kích thước<br /> ở các cá thể khác nhau mà không ảnh hưởng đến sức khỏe di truyền của cá thể đó [38].<br /> Các trình tự ngắn lặp lại liên tiếp (STR) cũng được tìm thấy trong hệ gen người. Các STR<br /> này đã trở thành các marker di truyền được sử dụng phổ biến hơn trong nghiên cứu di truyền<br /> quần thể và phân tích ADN hình sự vì chúng dễ dàng được nhân bội để phân tích bằng kỹ thuật<br /> PCR đa mồi [38].<br /> Các tiêu chí để lựa chọn các locus STR sử dụng trong phân tích ADN hình sự bao gồm<br /> [62, 45]:<br /> - Tính dị hợp tử được cao (≥ 70 %);<br /> - Có vị trí riêng biệt trên các NST khác nhau;<br /> - Có khả năng kết hợp với các locus khác để tạo thành các bộ phức nhiều locus<br /> (multiplex);<br /> - Có tỷ lệ stutter thấp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0