intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

120
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội" với mục tiêu thực hiện nghiên cứu đa dạng sinh học và các yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long, lồng ghép quản lý nghề cá thích ứng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội

BỘ GIÁO DỤC<br /> VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> ------  ------<br /> <br /> THÁI NGỌC TRÍ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ<br /> ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA<br /> CHÚNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ<br /> SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br /> Chuyên ngành: Sinh thái học<br /> Mã số: 62.42.01.20<br /> <br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Người Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Đức Đạt<br /> GS. TS. Richard Lee Mayden<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> nhà nước họp tại Viện Sinh học Nhiệt đới vào<br /> ……giờ……ngày……tháng……năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> 2. Thư viện Quốc Gia Hà Nội<br /> <br /> hồi<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những “vựa thủy<br /> sản” lớn của cả nước, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm trong<br /> nước mà còn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, lưu giữ nguồn gen<br /> quý hiếm và các loài cá có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay<br /> nguồn lợi cá ở ĐBSCL chịu những tác động không nhỏ từ phương<br /> thức quản lý, khai thác sử dụng, cùng với sự thay đổi bất thường của<br /> điều kiện tự nhiên (Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng), các hoạt động<br /> phát triển Kinh tế - Xã hội: phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông,<br /> thủy lợi, thủy điện, phương thức quản lý, khai thác nguồn lợi cá, v.v.<br /> Trước tình hình đó, để đánh giá đúng về hiện trạng đa dạng sinh học<br /> các loài cá, các nhân tố đã và đang tác động đến sự phát triển bền<br /> vững của nguồn lợi cá, góp phần quản lý nghề cá thích ứng, bền<br /> vững ở ĐBSCL, đồng thời bước đầu nghiên cứu về sinh học phân tử<br /> của 20 loài cá thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes), góp phần xây dựng<br /> cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn nguồn gen của các loài cá ở<br /> ĐBSCL, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu Đa dạng sinh học<br /> khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do<br /> tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển Kinh tế - xã hội”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đa dạng sinh học (ĐDSH) và các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> khu hệ cá ĐBSCL, lồng ghép quản lý nghề cá thích ứng gắn với bảo<br /> tồn ĐDSH.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu<br /> (1) Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá ĐBSCL: thành phần loài,<br /> đặc điểm sinh thái học của khu hệ cá ở ĐBSCL. Nghiên cứu sinh học<br /> phân tử của 20 loài cá thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes);<br /> <br /> 2<br /> (2) Nghiên cứu sự ảnh hưởng và tác động của Biến đổi khí hậu,<br /> Nước biển dâng và các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội đến sự<br /> đa dạng sinh học khu hệ cá và hoạt động nghề cá ở ĐBSCL;<br /> (3) Nghiên cứu Lồng ghép xây dựng mô hình Đồng quản lý nghề cá<br /> gắn với bảo tồn Đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước Búng Bình<br /> Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Kết quả đạt được của luận án trong nghiên cứu cơ bản về đa dạng<br /> khu hệ cá và thực tiễn về quản lý nghề cá bền vững, có sự tham gia<br /> của cộng đồng ngư dân - Đồng quản lý nghề cá, đóng góp cơ sở<br /> khoa học và thực tiễn trong công tác bảo tồn nguồn lợi cá, quản lý<br /> nghề cá thích ứng và cơ sở dữ liệu về gen (DNA), trong nghiên cứu<br /> bảo tồn đa dạng nguồn gen các loài cá bản địa ĐBSCL.<br /> 5. Điểm mới của luận án<br /> Điểm mới, đồng thời là lý do để NCS lựa chọn thực hiện đề tài<br /> nghiên cứu này, trước NCS đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu<br /> hệ cá, hoạt động nghề cá, bảo tồn nguồn lợi cá ở ĐBSCL. Tuy nhiên,<br /> chưa có công trình nghiên cứu nào về lồng ghép giữa quản lý khai<br /> thác, gắn với bảo tồn Đa dạng sinh học khu hệ cá có sự tham gia của<br /> cộng đồng - Đồng quản lý nghề cá. Các công trình nghiên cứu trước<br /> đây, chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển Kinh tế - Xã hội<br /> đến sự đa dạng khu hệ cá, chưa đánh giá các yếu tố cực đoan của<br /> thiên nhiên (BĐKH, NBD). NCS đã thực hiện nội dung mới là xem<br /> xét và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cực đoan (BĐKH, NBD)<br /> đến sự đa dạng của khu hệ cá và hoạt động nghề cá vùng cửa sông<br /> ven biển từ cửa Tiểu (Tiền Giang) đến cửa Cổ Chiên (Bến Tre), ở<br /> các giai đoạn vào năm 2020, 2050 và 2100, kịch bản (B2 và A1F1).<br /> Gần đây, đã có một số ít các công trình nghiên cứu về DNA của một<br /> <br /> 3<br /> số loài cá ở ĐBSCL, nhưng rải rác ở nhiều bộ cá khác nhau. NCS<br /> nghiên cứu DNA của 20 loài cá thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes),<br /> nhằm đóng góp cơ sở dữ liệu về gen từng bước đầy đủ và đồng bộ.<br /> 6. Những đóng góp của luận án<br /> 1. Trong nghiên cứu cơ bản: Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa<br /> dạng sinh học khu hệ cá ĐBSCL, các yếu tố đã và đang tác động đến<br /> khu hệ cá, góp phần bảo tồn ĐDSH khu hệ cá ĐBSCL.<br /> 2. Trong nghiên cứu ứng dụng thực tiễn: Kết quả xây dựng<br /> kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) ở 5 cửa<br /> sông vùng ven biển; Và xây dựng thành công mô hình Đồng quản lý<br /> nghề cá (ĐQL), làm cơ sở khoa học và thực tiễn trong lồng ghép<br /> quản lý nghề cá thích ứng gắn với bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH).<br /> 7. Cấu trúc của luận án<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Kiến nghị, Luận án có 3 Chương:<br /> -<br /> <br /> Chương 1. Tổng quan;<br /> <br /> -<br /> <br /> Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu;<br /> <br /> -<br /> <br /> Chương 3. Kết quả nghiên cứu.<br /> <br /> Không tính các trang thuộc: Danh mục công trình tác giả, Tài liệu<br /> tham khảo và các trang phụ lục, Luận án được trình bày trong 150<br /> trang, với 53 biểu bảng và 49 hình ảnh, bản đồ, đồ thị minh họa.<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> Đặc điểm địa lý tự nhiên<br /> ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương, với ổng<br /> diện tích tự nhiên 39.734 km 2 chiếm 12% diện tích tự nhiên của cả<br /> nước. Dân số vùng ĐBSCL tính đến năm 2013 là 17.478.900 người,<br /> mật độ dân số 431 người/km 2 [Tổng cục Thống kê, 2013].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2