BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM<br />
<br />
LÊ THU YẾN<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT<br />
THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU<br />
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM<br />
MÃ SỐ<br />
<br />
: 50433<br />
<br />
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :<br />
MAI QUỐC LIÊN<br />
Phó Tiến sĩ - Phó Giáo Sƣ<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh 1997<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê nêu<br />
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất k ỳ công trình nào khác.<br />
<br />
Lê Thu Yến<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1<br />
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN THƠ CHỮ HÁN<br />
NGUYỄN DU ............................................................................................................................ 8<br />
1.1. Quá trình thu thập di cảo thơ chữ Hán Nguyễn Du ............................................ 9<br />
1.2. Tình trạng các văn bản hiện có ......................................................................... 11<br />
1.3. Cách sắp xếp cụ thể từng phần ........................................................................ 15<br />
1.4. Sự sai biệt về từ ngữ ......................................................................................... 20<br />
1.5. Sự khác biệt về vấn đề dịch nghĩa ................................................................... 28<br />
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN<br />
NGUYỄN DU: HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI, THỜI GIAN NGHỆ<br />
THUẬT, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT .............................................................................. 41<br />
2.1. Hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời ................................................................ 41<br />
2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 81<br />
2.3. Không gian nghệ thuật ...................................................................................... 97<br />
CHƢƠNG 3 : KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN<br />
DU: NGÔN NGỮ .................................................................................................................. 117<br />
3.1. Câu thơ: ........................................................................................................... 118<br />
3.2. Từ ngữ: ............................................................................................................ 137<br />
3.3. Từ những đặc điểm nghệ thuật trên đi vào phân tích một bài thơ cụ thể: Long<br />
thành cầm giả ca ................................................................................................................ 179<br />
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 183<br />
THƢ MỤC THAM KHẢO........................................................................................ 186<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thơ chữ Hán là một bộ phận sáng tác quan Trọng của Nguyễn Du, một nhà thơ lớn<br />
của dân tộc ta. Nghiên cứu, khảo sát về thơ chữ Hán Nguyễn Du là một công việc cần thiết và<br />
là một vinh hạnh cho ngƣời đi sau. So với truyện Kiều, thơ chữ Hán ít đƣợc giới nghiên cứu<br />
quan tâm. Có một số công trình đã đề cập đến tƣ tƣởng, quan niệm... của tác giả qua nội dung<br />
thơ chữ Hán. Các công trình này thƣờng nhằm mục đích giúp minh hoạ và soi sáng cho cuộc<br />
đời của tác giả Truyện Kiều hơn là xem thơ chữ Hán nhƣ một đối tƣợng nghệ thuật cần<br />
nghiên cứu. Nhƣ vậy các công trình trên chủ yếu mới tiếp cận từ góc độ nội dung tƣ tƣởng<br />
tập trung ở một số bài thơ tiêu biểu. Trong khi con số 250 bài thơ là con số không nhỏ đối với<br />
một nhà thơ. Hơn nữa Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng với lòng nhân ái bao la, yêu đời<br />
thƣơng ngƣời, mà thơ chữ Hán là những mẫu chuyện tâm tình của chính tác giả, không phải<br />
ai khác,thì chắc chắn những cảm hứng nghệ thuật ấy còn chất chứa bao điều, nếu chúng ta có<br />
dịp đi sâu.<br />
Việc giảng dạy trong trƣờng Đại học cũng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đối với bộ<br />
phận sáng tác quan trọng này. Nếu chỉ có Truyện Kiều và đôi nét về tác giả qua thơ chữ Hán<br />
có lẽ sẽ còn nhiều thiếu sót. Đi tìm một hệ thống giải mã tƣơng đối hữu hiệu cho thế giới<br />
nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du nhằm phục vụ trực tiếp cho giảng dạy cũng là vấn đề<br />
mang tính cấp thiết.<br />
Bên cạnh đó, còn có sự say mê hứng thú của ngƣời viết đối với một vùng đất nghệ<br />
thuật mênh mông chƣa đƣợc cày xới bao nhiêu và tham vọng hiểu hết, thấu hết bao điều còn<br />
tiềm ẩn trong thế giới nghệ thuật đầy màu sắc kia. Tất nhiên khả năng hạn chế trƣớc tham<br />
vọng to lớn, nhƣng ngƣời viết vẫn nghĩ nếu thực hiện đƣợc tốt đề tài này một là sẽ đóng góp,<br />
bổ sung những hiểu biết về một tác giả lớn, hai là có thể giúp cho việc mở rộng hƣớng giảng<br />
dạy ở nhà<br />
<br />
1<br />
<br />