BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU HẰNG<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC<br />
VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG<br />
QUA MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG<br />
CƠ SỞ VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ<br />
Mã số:<br />
5. 07. 02<br />
<br />
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC SƢ PHẠM – TÂM LÝ<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PTS. Nguyễn Minh Phƣơng<br />
PTS. Nguyễn Giang Tiến<br />
PGS. Nguyễn Dƣợc.<br />
<br />
Hà Nội – 1994<br />
<br />
LỜI CÁM ƠN<br />
Để thực hiện đề tài của mình, chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dẫn và động viên<br />
tận tình của tập thể các thày cô hƣớng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình<br />
tới PTS Nguyễn Minh Phƣơng, PGS Nguyễn Dƣợc, PTS Nguyễn Giang Tiến.<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo<br />
của các thày, các cô của Tổ bộ môn Phƣơng pháp giảng dạy Khoa Địa lí, trƣờng Đại<br />
học sƣ phạm Hà Nội I, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm tài nguyên và môi<br />
trƣờng trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trung tâm giáo dục môi trƣờng trƣờng Đại<br />
học sƣ phạm Hà Nội I, các giáo viên và học sinh một số trƣờng phổ thông cơ sở của các<br />
tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Hƣng, Vĩnh Phú, Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trƣớc sự cổ vũ và giúp đỡ vô cùng<br />
quý báu đó.<br />
<br />
1<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4<br />
I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4<br />
II. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................. 6<br />
III. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 7<br />
IV. Phƣơng Pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................... 12<br />
V. Những điểm mới của luận án ................................................................................ 14<br />
CHƢƠNG I .................................................................................................................... 16<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG QUA<br />
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ VIỆT NAM ................................... 16<br />
I. Khái niệm “môi trƣờng” và vấn đề “bảo vệ môi trƣờng” ....................................... 16<br />
II. Mục đích, nội dung giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông ................. 24<br />
III. Nội dung giáo dục môi trƣờng trong chƣơng trình sách giáo khoa địa lý ở trƣờng<br />
phổ thông cơ sở .......................................................................................................... 29<br />
IV. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông cơ sở về nhận thức, thái độ và hành<br />
vi đối với môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. ............................................................. 37<br />
V. Nhận thức và hoạt động giáo dục môi trƣờng của giáo viên địa lý ở trƣờng phổ<br />
thông cơ sở ................................................................................................................. 43<br />
CHƢƠNG II ................................................................................................................... 50<br />
XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI<br />
TRƢỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ............................ 50<br />
I. Các nguyên tắc giáo dục môi trƣờng qua môn địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở .... 50<br />
II. Các hình thức tổ chức, phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ<br />
thông: mối quan hệ của chúng với mục đích và nội dung giáo dục môi trƣờng. ...... 53<br />
III. Xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng qua môn<br />
địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam................................................................. 64<br />
1. Các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy kiến thức về môi trƣờng và bảo vệ<br />
môi trƣờng .............................................................................................................. 64<br />
2. Các hình thức tổ chức và phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng. ............................... 85<br />
3. Các hình thức và phƣơng pháp giáo dục thái độ đối với môi trƣờng và bảo vệ<br />
môi trƣờng .............................................................................................................. 90<br />
4. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục hành vi, thói quen bảo vệ môi<br />
trƣờng cho học sinh. ............................................................................................. 101<br />
IV. Các điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các hình thức tổ chức và phƣơng<br />
pháp giáo dục môi trƣờng qua bộ môn địa lý ở trƣờng phổ thông cơ sở Việt Nam 107<br />
CHƢƠNG III ............................................................................................................... 114<br />
2<br />
<br />
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................................... 114<br />
I. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................................ 114<br />
II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM .............................................................................. 114<br />
III. Xác định phƣơng hƣớng và nội dung thực nghiệm ............................................ 115<br />
IV. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 118<br />
V. Nội dung thực nghiệm cụ thể .............................................................................. 118<br />
VI. Nhận xét chung phần thực nghiệm .................................................................... 151<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 154<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 157<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con ngƣời đã gắn với thiên nhiên. Nhờ có lao<br />
động, con ngƣời đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sống của<br />
mình. Trong quá trình lao động và sản xuất, con ngƣời đã cải tạo thiên nhiên, nhƣng<br />
ngƣợc lại cũng đã tàn phá thiên nhiên nhƣ đốt rừng, tiêu diệt các loài động thực vật, sử<br />
dụng chất hoá học, chất phóng xạ hủy hoại thiên nhiên gây nên tình trạng "khủng hoảng<br />
sinh thái". Cần phải làm gì để ngăn chặn thực trạng trên, cứu lấy con ngƣời và sự sống<br />
của muôn loài.<br />
Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã đƣợc tổ chức để bàn bạc tìm cách giải quyết vấn<br />
đề này. Các chính phủ của nhiều quốc gia cũng đã ban bố những đạo luật, những quyết<br />
định nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái của môi trƣờng. Một trong những<br />
biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi<br />
trƣờng cho lớp ngƣời chủ tƣơng lai của xã hội, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà<br />
trƣờng. Chính vì vậy, trong chƣơng trình UNEP của Liên hiệp quốc (United Nations<br />
Environment Programe) ngoài nhiệm vụ nghiên cứu môi trƣờng về các mặt, cơ quan<br />
này còn có trách nhiệm giúp các quốc gia xây dựng chƣơng trình và đào tạo cán bộ về<br />
bảo vệ môi trƣờng ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục của nƣớc mình từ cấp mẫu<br />
giáo cho đến đại học và trên đại học.<br />
<br />
4<br />
<br />