intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

128
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam" trình bày về các nội dung: lịch sử việc dịch thơ Đường ở Việt Nam, truyền thống dịch thơ Đường, những phát sinh do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc dịch thơ Đường, nghệ thuật dịch thơ Đường, nghệ thuật dịch thơ Đường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> NGUYỄN TUYẾT HẠNH<br /> <br /> VẤN ĐỀ DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành<br /> VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> <br /> Mã số: 50433<br /> LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> MAI QUỐC LIÊN<br /> Phó tiến sĩ<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh 1996<br /> <br /> DẪN NHẬP<br /> I. Lý do chọn đề tài<br /> Đƣờng là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc mà khuynh hƣớng sáng tác đa<br /> dạng, nghệ thuật độc đáo. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với Việt Nam rất quan trọng, ở<br /> nƣớc ta, Đƣờng thi là khuôn mẫu tƣ tƣởng, dụng ngữ cho các thi sĩ thời xƣa. Ông cha ta đã<br /> ứng dụng thể Đƣờng luật trong việc làm thơ, đƣa thơ vào trong các kỳ thi tuyển chọn nhân<br /> tài, biến thơ Đƣờng thành thể thơ quen thuộc để diễn tả tình cảm, tƣ tƣởng Việt Nam. Ngƣời<br /> Việt Nam thích dịch thơ Đƣờng hơn bất cứ thứ thơ nào của Trung Quốc và hơn bất cứ thứ<br /> thơ của nƣớc nào khác. Hiện tƣợng dịch thơ Đƣờng đã diễn ra từ khi chữ Nôm đƣợc sử dụng<br /> rộng rãi và còn kéo dài đến tận ngày nay. Trong con ngƣời có một khuynh hƣớng bắt nguồn<br /> từ bản năng tự vệ, khiến cho ngƣời ta vẫn luôn luôn trong khi bƣớc tới, có tâm trạng luyến<br /> tiếc quá khứ, nhƣ một ngƣời luôn luôn tiếc tuổi thơ của mình. Trong sự rung cảm của mỗi<br /> con ngƣời, bao giờ cũng có một phần rung cảm về quá khứ và thơ Đƣờng đã đáp ứng đƣợc<br /> cái phần rung cảm đó của nhân loại vì không đâu và không có nền thi ca nào lại nói nhiều<br /> đến quá khứ nhƣ thơ Đƣờng bằng nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng nhất.<br /> Không chỉ Đông phƣơng mà cả Tây phƣơng cũng rất yêu chuộng thơ Đƣờng. Đối với<br /> Việt Nam, nghiên cứu thơ Đƣờng là đi đến với nền thi ca của nhân loại và đồng thời cũng là<br /> đi về với nền thi ca dân tộc.<br /> Ngày nay, chúng ta, những ngƣời bị cắt lìa khỏi nền Hán học cũ muốn tiếp cận với<br /> nền thi ca vĩ đại, rực rỡ ấy đành phải thông qua bản dịch. Nhƣ thế thì việc nhận diện ra bản<br /> dịch nào còn giữ đƣợc nhiều sắc thái Đƣờng thi nhất là hết sức cần thiết. Cùng với việc Việt<br /> Nam có một lịch sử dịch thơ Đƣờng lâu dài và những ảnh hƣởng đáng ngạc nhiên nhƣ thế thì<br /> việc hệ thống lại các dữ kiện để đƣa ra một cái nhìn tổng quát lịch sử của nền dịch thuật nầy<br /> cùng với lý do tồn tại và phát triển của nó sẽ rất hữu ích cho công việc giảng dạy và nghiên<br /> cứu thơ Đƣờng ở Việt Nam và cho cả thơ Việt nữa. Vì nhƣ Trần Thanh Đạm trong "Lời<br /> <br /> 1<br /> <br /> bạt thơ Đƣờng Tản Đà" có nhận xét là trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chƣơng nào<br /> đặc biệt thiết thân nhƣ quan hệ giữa thơ Đƣờng và thơ Việt .<br /> Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài VẤN ĐỀ DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở<br /> VIỆT NAM<br /> <br /> II. Lịch sử vấn đề<br /> Chƣa có công trình nào nghiên cứu tập trung về vấn đề dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam.<br /> Rải rác đây đó trong một số tạp chí mới xuất hiện đôi bài ngắn.<br /> Tuy không trực diện bàn về việc dịch thơ Đƣờng, nhƣng quyển "Dịch từ Hán sang<br /> Việt, một khoa học, một nghệ thuật" của nhiều tác giả (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà<br /> Nội - 1982) là quyển sách tập trung nhất về dịch từ Hán sang Việt, tập hợp những ý kiến,<br /> kinh nghiệm của các nhà Hán học lão thành, các dịch giả, các nhà nghiên cứu.<br /> 1. Về lịch sử dịch thơ Đường<br /> - Nguyễn Quảng Tuân, trong Tạp chí Hán Nôm số 1-1995, phát hiện: "Những bài<br /> dịch thơ Đường đầu tiên trong văn học Việt Nam" trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập. Đây là<br /> một tài liệu quý cho việc tìm hiểu lịch sử dịch thơ Đƣờng trong buổi đầu còn sót lại.<br /> - Trần Nghĩa ''Những vấn đề đặt ra trong việc dịch từ Hán sang Việt hôm nay" và<br /> Mai Quốc Liên "Mấy vấn đề về lịch sử và lý thuyết dịch cho việc dịch Hán Việt" trong "Dịch<br /> từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật" đề cập tới quá trình dịch thuật lâu dài của<br /> Việt Nam và kết quả đã đạt đƣợc.<br /> Các tài liệu đƣợc công bố về vấn đề này rất mỏng và rời rạc, chúng tôi thu thập thêm<br /> rất nhiều, hệ thống lại để có một cái nhìn thoáng về lịch sử dịch thơ Đƣờng từ buổi đầu đến<br /> thế kỷ 20<br /> 2. Về thể loại chuyển dịch<br /> Hầu hết các bài viết trong "Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật" có<br /> đề cập đến vấn đề này, đều cho rằng nên dịch theo nguyên thể<br /> <br /> 2<br /> <br /> nhƣng nếu không thể đƣợc thì nên dịch theo thể loại phù hợp nhất với nguyên tác.<br /> Bàng Bá Lân trong "Thế nào là một bản dịch hay" trên Văn hóa nguyệt san số 191970, Nguyễn Hiến Lê trong "Phép dịch thơ" trên Bách khoa số 8-1957, xem ra có phần<br /> nghiêm khắc hơn trong khi bảo vệ việc dịch theo nguyên thể.<br /> Chúng tôi rất đồng ý với việc dịch thơ Đƣờng theo nguyên thể nhƣng lại quan tâm<br /> hơn đến việc dịch thơ Đƣờng theo thể loại sở trƣờng của dịch giả với những tuân thủ nhất<br /> định. Bản dịch hay là tự nhiên, không để lộ công phu. Trái với sở trƣờng thì tất phải cố gắng<br /> thì làm sao khỏi để lộ công phu?<br /> 3. Về phần ngữ nghĩa<br /> Bài "Đọc Đường thi của Ngô Tất Tố" của Từ Châu trên Tri tân số 103.1943 nêu lên<br /> những nhầm lẫn của tác giả Ngô Tất Tố. Nguyễn Hiến Lê nêu lên những nhầm lẫn của Trần<br /> Trọng Kim trong "Bàn về vấn đề dịch sách cổ của ta" Bách khoa số 36 1.7.1958. Nguyễn<br /> Quảng Tuân nói về sự lơ đễnh của Tản Đà trong "Từ hiểu sai, hiểu chưa hết đến lơ đễnh dịch<br /> sai" trong Tạp chí Hán Nôm 1985 trang 74. Ngô Linh Ngọc trong "Đôi điều tâm đắc về việc<br /> dịch thơ chữ Hán". (Dịch từ Hán sang Việt một khoa học, một nghệ thuật) cũng nêu lên sự<br /> nhầm lẫn của Trần Trọng Kim khi dịch "Khiển hoài" của Đỗ Mục.<br /> Luận án tập hợp và đƣa ra thêm những sai lầm khác. Dĩ nhiên với dung lƣợng hạn<br /> chế, luận án không thể nêu hết những, nhầm lẫn trong khi dịch thơ Đƣờng của các dịch giả.<br /> Một số nhầm lẫn của các dịch giả tinh thông Hán học đƣợc nêu là một cảnh báo cho những ai<br /> chủ quan đối với sự giản dị của thơ Đƣờng.<br /> 4. Về nghệ thuật dịch thơ Đường<br /> Nói về nghệ thuật dịch, ngƣời ta luôn luôn đƣa ra những tiêu chuẩn: tín, đạt, nhã (Hội<br /> nghị dịch thuật do Hội nhà văn 1957) hay cuộc tranh luận dịch tác phẩm văn học trên Tạp chí<br /> Văn học 1960 hay theo Cao Xuân Hạo thì tiêu chuẩn<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1