MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc là một trong những chiến<br />
lược quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn hiện<br />
nay. Trong bối cảnh xã hội đang có nhiều biến đổi, cùng với quá trình hiện đại hóa<br />
và hội nhập, nhiều vấn đề đang đặt ra về việc thực hiện các quy định pháp luật hôn<br />
nhân và gia đình, nhất là ở các địa phương vùng miền núi và dân tộc thiểu số.<br />
Thực hiện Chính sách Pháp luật về Hôn nhân và gia đình là một trong những<br />
yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu tuân thủ luật pháp về hôn nhân và<br />
gia đình trong đời sống xã hội. Với đặc thù của một quốc gia có nhiều thành phần<br />
tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn thì việc<br />
thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương gặp<br />
nhiều trở ngại, nhất là ở các huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số.<br />
Huyện Ba Tơ thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27<br />
/12/ 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với<br />
61 huyện nghèo của cả nước và thuộc 6 huyện nghèo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng<br />
Ngãi theo quyết định 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh<br />
Quảng Ngãi phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo<br />
bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020. Trong những năm gần đây, việc triển<br />
khai và thực hiện các chính sách, pháp luật trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành<br />
tựu đáng ghi nhân. Nhiều bộ luật và các quy định về chính sách đã được triển khai thực<br />
hiện, mang lại những hiệu quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.<br />
Với sự quan tâm của Nhà nước và các Bộ, Ngành, việc thực hiện chính sách pháp<br />
luật trong cả nước nói chung đã có những bước đổi mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích<br />
lệ trong việc mở rộng quy mô tuyên truyền, tăng cơ hội tiếp cận pháp luật cho mọi người<br />
dân. Đối với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, việc thực hiện chính sách pháp luật có chuyển<br />
biến đáng kể qua những đợt khảo sát, qua các cuộc ra quân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục<br />
pháp luật tại các xã trên địa bàn huyện. Nhờ những hoạt động tuyên truyền đó đã có những<br />
chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng nhận thức trong nhân dân, việc tuân thủ luật pháp thể<br />
<br />
hiện cụ thể là: Số vụ nhân dân vi phạm pháp luật, năm sau thấp hơn năm trước, tình trạng<br />
nhân dân khiếu kiện vượt cấp không có, các vụ trộm cắp tài sản, tài nạn giao thông hằng<br />
năm đều giảm đáng kể, vụ việc vợ chồng ly hôn ngày càng ít, không có vụ bạo lực gia đình<br />
trong các năm gần đây.<br />
Tuy nhiên, do đặc thù thực tế của địa phương với điều kiện kinh tế - xã hội còn<br />
nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc thực hiện pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn<br />
chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của cấp lãnh đạo địa phương trong tình hình mới hiện<br />
nay. Chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương nhìn chung<br />
chưa cao, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú. Theo báo cáo<br />
của các cơ quan Tư pháp huyện Ba Tơ qua các năm gần đây thì chất lượng tuyên truyền<br />
có nhiều khâu còn yếu kém cả về số lượng người nghe và chất lượng nhân dân tiếp thu<br />
còn hạn chế, có lúc có nơi người tham gia nghe việc tuyên truyền luật pháp chưa đúng<br />
đối tượng và thành phần theo yêu cầu, chủ yếu thường đến nghe là người già và trẻ em.<br />
Có rất nhiều nguyên nhân đến vấn đề này, song có một nguyên nhân cơ bản đó là công<br />
tác thực hiện chính sách phổ biến tuyên truyền pháp luật còn nhiều bất cập, đơn điệu<br />
từ Cán bộ báo cáo viên, thiếu đồng bộ trong sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy Đảng,<br />
Mặt trận, các hội Đoàn thể ở các cơ sở xã, thị trấn và không có hỗ trợ về mặt vật chất<br />
cho người ngồi nghe phổ biến tuyên truyền pháp luật, chưa linh hoạt về thời gian rỗi<br />
thích hợp trong nhân dân dẫn đến chất lượng và hiệu quả tuyên truyền tiếp thu pháp<br />
luật chưa cao.<br />
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên là cần thiết phải có những giải<br />
pháp thực hiện chính sách pháp luật mang tính lâu dài và phù hợp với hoàn cảnh kinh<br />
tế - văn hóa - xã hội của địa phương và theo hướng phát triển chung của huyện Ba<br />
Tơ và tỉnh Quảng Ngãi.<br />
Xuất phát từ cơ sở yêu cầu thực tiễn đó tại địa phương nên em chọn đề tài luận<br />
văn: “Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh<br />
Quảng Ngãi”, với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế, yếu kém trong<br />
thực hiện chính sách pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình và một số chính sách pháp<br />
luật khác… để từ đó nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả trong chất lượng dân<br />
1<br />
<br />
số và tâm vóc người dân ở địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo<br />
ngày càng được nâng cao.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay vẫn luôn luôn<br />
được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm và chú trọng trong thời gian qua đã có<br />
rất nhiều bài viết trên các sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài nghiên cứu, công trình<br />
khoa học nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình,<br />
có thể chia các công trình nghiên cứu thành ba nhóm sau:<br />
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên<br />
cứu tiêu biểu như: Trương Kim Oanh: "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn<br />
thạc sỹ Luật học “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Luận<br />
án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005. Với<br />
đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ tài<br />
sản của vợ chồng. Trong đó có các nội dung chính sau: Lý luận chung về chế độ tài<br />
sản của vợ chồng; khái quát chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam<br />
qua các thời kỳ lịch sử; chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000;<br />
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ<br />
năm 2000. “Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ – Vấn đề lý luận và thực tiễn”,<br />
luận án tiến sỹ Luật học của Ngô Thị Hường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006.<br />
Đề tài này, tác giả đã nghiên cứu tổng quát các quy định của pháp Luật HN&GĐ<br />
liên quan đến chế định cấp dưỡng. Trong đó, tác giả cũng đưa ra những ý kiến nhằm<br />
hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về cấp dưỡng. “Xác định cha, mẹ, con<br />
theo Luật HN&GĐ Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ Luật học<br />
của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong luận án này tác giả phân<br />
tích những cơ sở lý luận và thực tiễn trong xác định cha, mẹ, con. “Xác định tài sản<br />
của vợ chồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học của<br />
Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.<br />
Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến một số giáo trình như:<br />
Tập bài giảng Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo<br />
2<br />
<br />
trình Luật HN&GĐ, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội, 2007; Giáo trình Luật HN&GĐ, của Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội, 2003. Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, của hai tác giả là Nguyễn Văn Cừ và Ngô<br />
Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bùi Văn Thuấn (2002), “Phụ nữ<br />
và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung”, Nhà<br />
xuất bản Phụ nữ; Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ<br />
hội nhập quốc tế, của hai tác giả Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư<br />
pháp, 2006; Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật HN&GĐ Việt Nam, của<br />
Tiến sĩ Nguyên Văn Cừ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008; Bình luận khoa học Luật<br />
HN&GĐ, của tác giả Nguyễn Ngọc Diện, tập 1 và tập 2, Nxb Trẻ, 2002.<br />
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc<br />
nhóm này được đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án<br />
nhân dân (TAND), Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên<br />
cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến bài viết của Tiến sĩ Đặng Quang Phương<br />
(1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện<br />
các bản án", Tạp chí TAND số 7, 8; Th.S Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu<br />
của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 4; Trần Thị Quốc<br />
Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày<br />
nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học<br />
Luật Hà Nội: “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con trong gia thú<br />
theo pháp luật Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/1999; Bài viết của Tiến<br />
sĩ Lê Thu Hà – Học viện tư pháp: “Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, cho con”,<br />
đăng trên Tạp chí Nghề Luật, số 6/2006; Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan<br />
– Trường Đại học Luật Hà Nội: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp<br />
luật Việt Nam” Tạp chí Luật học, số 3/2004;..Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng<br />
trên các báo điện tử như: thongtinthuvienphapluat.wordpress.com;vnexpress.net;<br />
vietnamnet.vn…<br />
<br />
3<br />
<br />
Nhóm xây dựng chính sách có liên quan như đến hôn nhân và gia đìnhbao<br />
gồm các nghiên cứu về văn bản, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp<br />
luật thực hiện chính sách hôn nhân gia đình. Nhằm thực hiện Nghị định<br />
126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân<br />
và gia đình; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể<br />
chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã được phê<br />
duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-BVHTTDL ngày 24/02/2016’’.<br />
Mục đích của Đề án nhằm đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật về văn hóa,<br />
gia đình, từ đó kiến nghị, đề xuất nội dung hoàn thiện các quy định của pháp luật<br />
trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thiết chế văn hóa phù hợp với bối cảnh kinh tế thị<br />
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng<br />
cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các<br />
giai tầng xã hội, phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng<br />
môi trường văn hóa, thúc đẩy phát triển văn học nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của<br />
thời đại.<br />
Xây dựng Đề án bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014<br />
của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ‘‘về xây dựng và<br />
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất<br />
nước’’[ 3, tr.1]; xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung của Đề án đảm bảo<br />
định hướng của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi. Bộ Văn<br />
hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo góp ý, xây dựng đề án, tổ<br />
chức Ban chỉ đạo thực hiện đề án do lãnh đạo Bộ VHTTDL làm Trưởng ban; thành<br />
viên là các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Di sản văn hóa, Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác<br />
quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn<br />
hóa cơ sở, Cục Bản quyền tác giả, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Khoa học, Công<br />
nghệ và Môi trường, Vụ Thư viện, Vụ Gia đình và Vụ Pháp chế.<br />
Ngày 29/3/2018, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo Góp<br />
ý Dự thảo Nghị định quy định về “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.<br />
<br />
4<br />
<br />