Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Jack London Việt Nam
lượt xem 4
download
Nội dung chính của Luận án là: Góp phần tìm hiểu,giải thích và bước đầu tổng kết,đánh giá về việc tiếp nhận Jack London ở Việt Nam trên ba bình diện:nghiên cứu,dịch thuật và giảng dạy. Đề xuất một số ý kiến của cá nhân về nhu cầu tiếp nhận Jack London. Mong muốn góp một tiếng nói có tính chất nghiên cứu của cá nhân vào việc nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Jack London. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Jack London Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ MINH CHÂU JACK LONDON Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH-1998
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư LƯƠNG DUY TRUNG, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn: Các giáo sư đã giảng dạy Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, cùng Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 4 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 5 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 6 PHẦN DẪN NHẬP ........................................................................................................... 9 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ....................................................................................................... 9 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 11 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 16 3.1.Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................. 16 3.2.Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 16 4.MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .................... 17 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 17 6.CÂU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .............................................................................................. 17 CHƯƠNG 1: NHỮNG TIÊN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI - TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC MỸ VÀ JACK LONDON Ở VIỆT NAM ..... 19 1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa của việc tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam: ...................................................................................................... 19 1.1.1. Bối cảnh xã hội - lịch sử của việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng: ............................................................................................................................. 19 1.1.2. Vài nét về giao lưu văn hóa - văn học ở Việt Nam: ................................................. 21 1.1.3. Vài nét về lý luận tiếp nhận văn học: ....................................................................... 22 1.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam ..................................... 27 1.2.1. Vài nét về truyền thống, hiện thực nước Mỹ và văn học Mỹ: .................................. 27 1.2.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam:................................. 31 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VÀ NGHIÊN CỨU JACK LONDON Ở VIỆT NAM ................................................................................................................................. 36 2.1.Quá trình giới thiệu và nghiên cứu Jack London .......................................................... 36 6
- 2.1.1.Thống kê các bài giởi thiệu và nghiên cứu Jack London: ......................................... 36 2.1.2.Nguyên nhân phát triển của quá trình nghiên cứu và giới thiệu Jack London ở Việt Nam: ................................................................................................................................... 40 2.2.Nhận xét về nội dung nghiên cứu và giời thiệu Jack London: ..................................... 42 2.2.1.Những ý kiến nhận định giống nhau ......................................................................... 42 2.2.2.Những ý kiến nhận định khác nhau ........................................................................... 49 2.3.Một số suy nghĩ và đê xuất về vấn đề giđi thiệu và nghiên cứu Jack London: ............ 50 2.3.1.Một số suy nghĩ về vấn đề giới thiệu và nghiên cứu Jack London: .......................... 50 2.3.2.Một số đề xuất về nhu cầu tiếp nhận Jack London: .................................................. 56 HƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DỊCH TÁC PHẨM JACK LONDON ..................................... 60 3.1.Dịch văn học ở Việt Nam ................................................................................................. 60 3.1.1.Quan niệm về nghệ thuật dịch ................................................................................... 60 3.1.2.Quan niệm về một bản dịch hay ................................................................................ 63 3.2.Dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam:....................................................................... 65 3.2.1.Thống kê các tác phẩm đã dịch: ................................................................................ 65 3.2.2.Nhận xét về quá trình dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam: ............................... 71 3.2.3.Về các bản dịch: ........................................................................................................ 76 3.2.3.1.Nhận xét chung: ................................................................................................. 76 3.2.3.2.Một số ví dụ về độ lệch giữa nguyên tác và bản dịch ........................................ 78 3.2.3.3.Một số ví dụ về " đạt" và " nhã " trong các bản dịch: ....................................... 83 3.2.3.4.Về đoạn văn dịch "Con Chó Bấc" trong chương trình văn lớp bảy................... 88 3.2.4.Ý nghĩa của vấn đề dịch và giới thiệu tác phẩm Jack London .................................. 89 3.2.5.Một số đề xuất về việc dịch tác phẩm Jack London:................................................. 91 CHƯƠNG 4: JACK LONDON TRONG NHÀ TRƯỜNG ........................................ 93 4.1.Jack London trong chương trình giảng dạy: ................................................................. 93 4.1.1.Jack London trong chương trình bậc Đại học và Cao đẳng: ..................................... 93 4.1.2.Jack London trong chương trình phổ thông: ............................................................. 94 4.2.Jack London trong nội dung giảng dạy và học tập ........................................................ 96 7
- 4.2.1.Ở bậc Đại học và Cao đẳng ....................................................................................... 96 4.2.1.1.Nội dung giới thiệu Jack London: ...................................................................... 96 4.2.1.2.Điều tra thực tế: ................................................................................................. 98 4.2.2.Ở Trường trung học cơ sở:....................................................................................... 100 4.2.2.1.Nội dung giảng dạy và học tập: ....................................................................... 100 4.2.2.2.Điều tra thực tế: ............................................................................................... 102 4.3.Nhận xét chung về vấn đề giảng dạy và học tập Jack London trong nhà trường. ..... 104 4.4.Một số đề xuất về vấn đề giảng dạy Jack London trong nhà trường .......................... 110 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 118 TIẾNG VIỆT: ....................................................................................................................... 118 TIẾNG ANH: ....................................................................................................................... 123 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 124 PHỤ LỤC 1: ......................................................................................................................... 124 PHỤ LỤC 2: ......................................................................................................................... 128 PHỤ LỤC 3: ......................................................................................................................... 131 8
- PHẦN DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nói đến văn học Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người đọc không thể không nhắc đến Jack London, nhà văn hiện thực nổi tiếng. Tuy không đoạt giải Nobel văn chương như các nhà văn Mỹ tên tuổi (Sinclair Lewis, William Faulkner, Pearl Buck, John Ernest Steinbeck, Ernest Hemingway ...), tuy không được xem là nhà cách mạng về phương diện thể loại truyện ngắn như E. Hemingway (dù rằng hầu như Jack London thu hút nhiều lớp độc giả qua các truyện ngắn), nhưng Jack London vẫn là " một trong số những nhà văn được nhiêu người biết đến và có tác phẩm phong phú nhất trong thời đại của ông"[ 77, 406 ]. Cuộc đời đầy sóng gió, đầy biến động của Jack London, sự nỗ lực vượt khó để trở thành nhà văn, tính hiện thực và tư tưởng của tác phẩm ... tất cả đã đưa người đọc đến với Jack London, thôi thúc sự tìm hiểu về thế giới văn chương nghệ thuật của tác giả. Ở Việt Nam, tên tuổi Jack London đã trở nên quen thuộc với nhiều lớp độc giả. Chẳng những thế, Jack London và những sáng tác của ông ngày càng được quan tâm, cụ thể là ở các lĩnh vực: nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy. Đề tài "Jack London ở Việt Nam" được chúng tôi đưa ra và quan tâm vì những lý do sau: 1. Jack London là một nhà văn khá quen thuộc trên văn đàn Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã để lại một sự nghiệp sáng tác khá đô sộ: Với những khát vọng mãnh liệt trong cuộc sông và sáng tạo, Jack London đã sống một cuộc đời phiêu lưu, từng trải, dấn thân và cống hiến để vượt qua thử thách của cuộc sống, để đạt được những điều mình mong muốn - trong đó cố việc trở thành nhà văn nổi tiếng. Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình (hơn hai ữãm tác phẩm bao gồm nhiều thể loại) những gì biểu hiện về thời đại ông đang sông. Đó là hiện thực của đất nước, xã hội và con người Mỹ vốn cực kỳ phong phú và phức tạp. Jack London mang lại vinh dự cho nước Mỹ không phải từ giải thưởng mà từ những tên gọi tôn vinh do người Mỹ và độc giả các nước khác đặt cho: 9
- - "Jack Lonđon, người lãng du, nhà tiểu thuyết và nhà cải cách xã hội" (H.M. Bland - Mỹ). - "Jack London, ngọn đèn hiệu của nên văn học Mỹ" (Lewis Mumford - Mỹ). - "Jack London, một trong những nhà văn vô sản đâu tiên ở phương Tây" (Bách khoa toàn thư về văn học - Liên Xô). - "Jack London, nhà viết tiểu thuyết đã sống với những cuốn sách của mình" (Francis Lacassin - Pháp). - "Jack London, nhà văn tiến bộ trong gừii đoạn cuối thế kỷ XIX, đâu thế kỷ XX ở Mỹ" (Từ điển văn học - Việt Nam). - "Jack London, nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng" (Những nền văn minh thế giới - Việt Nam). 2.Jack London được dịch, nghiên cứu và giởi thiệu ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể về quá trình này. Jack London và tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm của độc giả Việt Nam thể hiện ở quá trình dịch, nghiên cứu và giới thiệu nhà văn và tác phẩm. Quá trình ấy có sự thay đổi về số lượng và chất lượng theo thời gian. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu và giải thích về sự thay đổi ấy. Quá trình dịch, nghiên cứu và giới thiệu Jack London từ những năm 80 đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng so với trước kia. Điều đó đã khẳng định sự quan tâm ngày càng nhiều của độc giả Việt Nam đối với nhà văn này. Tìm hiểu, khai thác và lý giải về điều này cũng là mong muốn của chúng tôi. Bởi lẽ, bản thân chúng tôi cũng đã từng và vẫn luôn yêu thích, bị thu hút vì những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn của Jack London và vì những bộ phim tràn đầy ý nghĩa của sự tranh đấu được chuyển thể từ các tác phẩm của ông. 3.Jack London được đứa vào chương trình giảng dạy , nhưng chứa có công trình, bài viết tìm hiểu về việc giảng dạy và học tập tác giả này trong nhà trường. Giáo trình văn học nước ngoài ở các trường Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp đề cập đến Jack London trong sự giới hạn của cấu tạo chương trình chung và sự quy định về thời gian. 10
- Do vậy, đất dành riêng cho ông chưa nhiều. Tuy nhiên, sự hiện diện của Jack London cùng với đoạn trích " Con chó Bấc " trong " Tiếng gọi nơi hoang đã " ở chương trình bậc Trung học cơ sở phải chăng cũng là một trong những nhân tố chính để khẳng định vị trí của Jack London ở Việt Nam ? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và đi vào nghiên cứu đề tài " Jack London ở Việt Nam". 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Jack London là nhà văn xuất thân từ cuộc sống khốn khó, nhờ vào năng lực của mình mà xây dựng được một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông khiến các nhà nghiên cứu nói riêng và độc giả nói chung quan tâm. Tìm hiểu về Jack London, giới nghiên cứu phê bình văn học ở Mỹ và các nước đã đứng ở những góc độ khác nhau để có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau về tác giả này: Jack London là một nhà văn thiên tài, Jack London chỉ đơn thuần là một nhà văn viết truyện giải trí, Jack London là một nhà văn chiến sĩ, Jack London là nhà hoạt động xã hội... Ở Mỹ, quê hương của Jack London, nhà văn được tiếp nhận và đánh giá với hàng loạt công trình nghiên cứu. Dưới đây là một số công trình và bài viết tiêu biểu. Viết về cuộc đời Jack London, "Through the South Sea with Jack London" (Xuyên biển Nam với Jack London) của Martin E. Johnson, "Jack London, what he was and what he accomplished " (Jack London, ông là ai và đã tự hoàn thiện như thế nào) của Grace I. Colbron, "Sailor on houseback : The biography of Jack London" (Thủy thủ trên yên ngựa : cuộc đời của Jack London) của Irving Stone ... nhìn chung đều xem ông là một nhà văn có số phận đặc biệt, đầy sóng gió, một nhà văn có cá tính. Viết về tư tưởng và thái độ chính ưị của Jack London có "Jack London, the new Republic" (Jack London, người Cộng hòa mới) của Lewis Mumford, "Jack London, the wonder boy" (Jack London, chú bé lang thang) của Charles s. Walcutt, "The American rebel" (Người Mỹ nổi loạn) của Philip S. Fones ... về mặt này, Jack London được xem là nhà văn vô sản đầu tiên của thế giới phương Tây , là một ương những biểu tượng cách mạng ương lịch sử Mỹ, hay là “người Mỹ nổi loạn”. 11
- Dưới góc độ tiếp cận tác phẩm để nhận ra giá trị của chúng, các nhà nghiên cứu có những đánh giá rất đa dạng. Trong lời đề tựa tuyển tập “Best short stories of Jack London”, Eugene Burdick cho rằng Jack London đã viết với những rung cảm hầu như tuyệt vời, đã "đem cái thế giới man dại và đã biến tích ấy làm cho nó sống động trước mắt độc giả ngày nay [86, 4 ]. Các tác giả Andrew J. Porter, Henry L.Terric, Edward J. Gordon với công trình nghiên cứu "American Literature" lại đánh giá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn của Jack London "có vẻ là công việc của một nhà văn viết thuê, nhưng một số quyển là những tác phẩm kinh điển nhỏ"[ 84, 526 ], có nghĩa là không phải tất cả các tác phẩm đều có giá trị như nhau. Ở Liên Xô trước đây, Jack London được xem là "một trong những nhà văn được yêu thích nhất". Bách khoa toàn thư về văn học của Liên Xô (tập 4) viết: "Các nhà nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ những quan niệm nghệ thuật độc đáo của văn xuôi Jack Londotiy cũng như mối quan hệ của ông với nên văn học tiến bộ Mỹ và Nga cùng với các phong trào xã hội" [44, 286]. Riêng ở Việt Nam, Jack London được dịch và giới thiệu với nhiều loại độc giả trên sách báo, các công trình nghiên cứu và tác phẩm dịch, nhưng chưa có sự tổng kết và đánh giá. 1.Những bài nghiên cứu và giđi thiệu trên sách báo: Ở những bài viết này, cuộc đời và hoạt động của Jack London được chú trọng giới thiệu và nghiên cứu, chẳng hạn như về tiểu sử, đời tư, quá trình phấn đấu, tư tưởng chính trị ... Sự giới hạn của những trang báo ít nhiều khiến nhà nghiên cứu phải lựa chọn và giới hạn vấn đề khi giới thiệu. Trước năm 1975, tác giả Thanh Tâm với bài viết "Văn hào Jack London" (1960), Từ Trẫm Lệ với "Một cuộc đời phiêu bạt tên London" (1965) viết về cuộc đời lang thang và tấm gương vượt khó của Jack London. Ở miền Bắc (1966), Đỗ Đức Dục viết về quan điểm chính trị và thái độ đứng về phía những người bị áp bức của Jack London trong bài "Giấc mơ đầu thế kỷ của Jack London". Từ sau năm 1975, Jack London vẫn được chú trọng nghiên cứu và giới thiệu với các bài viết ttên tạp chí Văn học và Kiến thức Ngày nay: "Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp, đâu tranh dân tộc" của Lê Đình Cúc, "Jack London, những trang đời bị quên lãng" của 12
- Thanh Huyền đã khẳng định quan điểm của Jack London về đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và sự cống hiến của Jack London trong hoạt động xã hội. Trần Thế Quân với "Những người đàn bà trong đời của Jack London" ,Thanh Huyền với "Jack London, những trang đời bị quên lãng" đã viết về đời tư Jack London với những mối tình thiếu suông sẻ. Ngoài ra, trong những bộ sách và công trình nghiên cứu về những vấn đề lớn như vấn đề văn minh, văn học thế giới, vấn đề văn hóa, văn học Mỹ ... cũng có đất dành riêng cho Jack London với những bài viết có đầu đề hẳn hoi, điểm qua những nét nổi bật về cuộc đời và tác phẩm của Jack London (London , Jack London- nhà văn vô sản Mỹ đầu tiên , Jack London - nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng ...) . Đó là các bài viết về Jack London trong "Từ điển văn học " "Những nền văn minh thế giới” "Hồ sơ văn hóa Mỹ " (Hữu Ngọc), "Hành trình văn học Mỹ” (Nguyễn Đức Đàn), "Ấn tượng văn chương" (Lữ Huy Nguyên) ... 2. Những bài giới thiệu sách: Đó là những bài giới thiệu, đề từ ở đầu những tác phẩm được dịch và phổ biến rộng rãi. Có khi đó là bài viết của chính dịch giả, có khi là của nhà xuất bản hoặc của một tác giả khác. Có những bài giới thiệu chung chung, sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác như các bài giới thiệu trong tập truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã" do Bùi Việt Hồng dịch, "Từ bỏ thế giới vàng" do Đặng Quốc Thanh và Nguyễn Mạnh Bùi Nghĩa dịch, "Nanh trắng" do Bảo Hưng và Trứng Dũng dịch. Có những bài chỉ giới thiệu về tác phẩm ấy và cũng chỉ tập trung vào nội dung phản ánh tính tư tưởng của nó. Đó là trường hợp của các bài giới thiệu trong "Gót sắt" do Vũ Cận dịch, "Martin Mon" do Bùi Phụng và Bùi Ý dịch, " Văn phòng ám sát" do Đặng Thu Hương dịch, "Cô gái băng tuyết" do Đào Xuân Dũng dịch. Trong các tập truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã" (Mạnh Chương và nhiều người dịch), "Sự im lặng màu trắng" và "Sóng lớn Canaca" (nhiều người dịch), trong tác phẩm "Cơn sốt vàng" (Thanh Việt Thanh dịch), các bài giới thiệu đã nêu lên nhiều vân đề cụ thể, chi tiết về quá trình sống và hoạt động của Jack London, sự phát triển của tư tưởng, cả những thành công và hạn chế trong sáng tác của nhà văn. 13
- Từ những quan niệm và đánh giá của các tác giả, có thể thấy Jack London được xem là một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi nhưng vô cùng phong phú, là nhà văn vô sản đầu tiên trong thế giới phương Tây, là nhà văn hiện thực nổi tiếng đã đưa cuộc sống vào trong tác phẩm rất thành công, là nhà văn có sắc thái riêng ương sáng tạo ... Bài giới thiệu trong hai tập truyện "Sự im lặng màu trắng" và "Sóng lớn Canaca" của nhà xuất bản Tác phẩm mới nhận định : "Giắc Lănđơn sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng tràn đây các sự kiện và ấn tượng. Xuất hiện bất ngờ và nổi tiếng nhanh chóng trong chưa đầy hai chục năm sáng tác, ông đã để lại một di sản văn học khổng lồ. Tuy không đều nhau về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, di sản ấy cũng giúp ông dễ dàng trở thành một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Mỹ, có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn các thế hệ tiếp theo, không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước khác" [44, 5 ]. 3. Những bài viết về các vấn đề khác có nhắc đến Jack London: Sự xuất hiện của Jack London trong những công trình, bài viết về các vấn đề khác tuy có độ đậm nhạt khác nhau; có lúc chỉ là nêu tên, nhắc qua; có lúc dùng để liên hệ, so sánh hay khẳng định, phân tích, chứng minh cho một luận điểm nào đó ... nhưng tất cả đều có ý nghĩa khẳng định dấu ấn của Jack London trong lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam. "Hương sắc trong vườn văn" (Nguyễn Hiến Lê) trong phần nêu kinh nghiệm viết văn của một số nhà văn có nêu kinh nghiệm của Jack London. "Ba nhà văn hiện đại" (Hoàng Nhân) dẫn chứng về sự khác nhau trong miêu tả (đấu Quyền Anh) giữa Hemingway và Jack London. "Đại cương văn học sử Hoa Kỳ" (Đắc Sơn) nhắc đến Jack London trong đoạn nói về việc phản ánh hiện thực xã hội miền Tây nước Mỹ của các nhà văn Mỹ. "Truyện ngắn Mỹ hiện đại" (Lê Huy Bắc) trên tạp chí Văn học nước ngoài, trong phần liệt kê tên tuổi những bậc thầy truyện ngắn Mỹ có tên Jack London. "Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam" (Mai Hương -Nguyễn thị Huế) giới thiệu Jack London về nhiều mặt (số lượng tác phẩm dịch, thể loại, nội dung và giá trị của các tác phẩm). 14
- "Văn hóa văn nghệ phục vụ chả nghĩa thực dân mới Mỹ tại miền Nam Việt Nam" (Trần Trọng Đăng Đàn) đề cập đến Jack London khi nói về việc tên tuổi của những cây bút tiến bộ Mỹ bị Mỹ - nguy lợi dụng xuyên tạc. Mỗi nhà nghiên cứu, từ góc nhìn và sự cảm nhận cá nhân, từ ý thích và nội dung, mục đích viết của mình, đã có những phát hiện khác nhau về Jack London. Mặt khác, việc giới thiệu những giai thoại về Jack London với những câu chuyện "Tìm vàng", "Sáng tác bằng chân", "Công thức của bà" và "Những bí ẩn trong cuộc đời nhà văn" là những câu chuyện góp phần làm phong phú thêm cho quá trình nghiên cứu và giới thiệu Jack London ở Việt Nam. 4. Những bài viết trong giáo trình, giáo khoa, luận văn và luận án: Bộ sách "Văn học phương Tây" (nhiều tác giả), sách dùng chung cho các trường Đại học Sư phạm, không có chương, bài dành riêng cho Jack London nhưng ở chương "Ơnixt Heminguây” phần văn học thế kỷ XX khi liên hệ đến Jack London, Đặng Anh Đào nhận định Jack London là "một trong những nhà văn ở tầm cỡ lớn do tính chất phổ cập của tác phẩm" và điểm qua một số nét trong phong cách nghệ thuật của Jack London. Sách giáo khoa Văn 7 trích dẫn đoạn "Con chó Bấc" từ tác phẩm "Tiếng gọi nơi hoang dã" có phần tiểu dẫn giới thiệu vài nét về tác giả, tóm tắt tác phẩm và những câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài. Ngoài ra, còn có những bài viết toong các đầu sách tham khảo gồm loại bổ sung kiến thức phục vụ cho giảng văn và loại hướng dẫn tập làm văn nhằm giới thiệu cụ thể hơn về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Jack London, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài và giới thiệu những dàn bài, những bài làm văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về con chó Bấc. Về luận văn, luận án thì từ sau năm 1975 đến nay, nếu như Hemingway là nhà văn Mỹ được nhiều luận văn và luận án chọn làm đề tài nghiên cứu (7 luận án Thạc sĩ và 4 luận án Tiến sĩ) thì với Jack London, chỉ duy nhất có một luận án Thạc sĩ với đề tài "Jack London và vấn đề đấu tranh sinh tôn của thời đại ông" (Lê Ngọc Thúy thực hiện, giáo sư Lương Duy Trung hướng dẫn). Luận án đã phát triển các vấn đề đấu tranh sinh tồn trong cuộc đời và sáng tác, đấu tranh sinh tồn qua các ưuyện phiêu lưu, đấu tranh sinh tồn và đấu ữanh xã hội, đấu tranh giai 15
- cấp và từ kinh nghiệm sinh tồn đến triết lý đấu tranh sinh tồn. Từ đó, tác giả nhận định Jack London là "một con người có nhận thức sâu sắc vê cuộc đấu tranh sinh tôn và ý nghĩa của cuộc sông chung quanh và của chính mình" và "đấu tranh sinh tồn là một chủ đề quán xuyến trong hâu hết các truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài của Jack London" [73, 39 ]. Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận, nhiều quan điểm về Jack London và tác phẩm của ông. Điều đó cũng mang đến cho lĩnh vực nghiên cứu và giới thiệu Jack London sự phong phú, nhiều màu và nhiều vẻ. Trên cơ sở những ý kiến và nhận định của các nhà nghiên cứu, cũng như dựa vào thực tế của việc giảng dạy và dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng khảo sát ở nhiều phương diện, tiếp cận từ nhiều góc độ nhằm đạt được những mục tiêu mà luận án đã đề ra. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu: - Những bài viết, công ứình nghiên cứu ở Việt Nam về con người, sự nghiệp sáng tác của Jack London. - Những tác phẩm của Jack London được dịch sang tiếng Việt. - Những bài viết ở các giáo trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, luận văn sau Đại học và những đối tượng giảng và học tác giả này trong nhà trường. 3.2.Phạm vi nghiên cứu: Từ việc xác định các vấn đề có liên quan, chúng tôi triển khai đề tài trong những giới hạn sau : - Giới hạn về thời gian nghiên cứu Jack London ở Việt Nam: Thời gian người thực hiện đề tài tìm thấy tác phẩm của Jack London được dịch sang tiếng Việt và các bài nghiên cứu của Jack London có mặt ỏ Việt Nam đến đầu năm 2000. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu trên những bình diện cụ thể sau: * vấn đề giới thiệu và nghiên cứu Jack London ở Việt Nam * Vấn đề dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam * Vấn đề dạy và học Jack London trong nhà trường 16
- 4.MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Xuất phát từ hướng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về Jack London ở Việt Nam trên cơ sở những vấn đề đã được nghiên cứu và giới thiệu, những tác phẩm Jack London được dịch, chúng tôi xác định mục tiêu của luận án và xem đó cũng là những đóng góp mới của luận án so với những gì mà các công trình thuộc phạm vi đề tài đã giải quyết như sau: - Góp phần tìm hiểu,giải thích và bước đầu tổng kết,đánh giá về việc tiếp nhận Jack London ở Việt Nam trên ba bình diện:nghiên cứu,dịch thuật và giảng dạy. - Đề xuất một số ý kiến của cá nhân về nhu cầu tiếp nhận Jack London. - Mong muốn góp một tiếng nói có tính chất nghiên cứu của cá nhân vào việc nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Jack London. Việc nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu Jack London vẫn còn đang tiếp diễn. Do đó, những gì mà luận án này nghiên cứu, đề cập đến có thể chưa trọn vẹn và chưa ổn định. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài thuộc lĩnh vực tiếp nhận văn học nhằm khảo sát công chúng Việt Nam (giới phê bình, nghiên cứu, dịch thuật...) tiếp nhận Jack London như thế nào nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận án là phương pháp tiếp cận của tiếp nhận văn học. Ngoài ra , để khảo sát các nội dung của tiếp nhận văn học đã đề ra (nghiên cứu, giới thiệu, dịch, dạy và học), trong luận án còn dùng các phương pháp tiếp cận khác như tiếp cận xã hội học (được thực hiện qua nội dung các bảng và các nhận xét điều ưa xã hội học), tiếp cận của một lĩnh vực chuyên ngành là dịch văn học (dựa trên lý thuyết dịch văn học), tiếp cận thi pháp học ... 6.CÂU TRÚC CỦA LUẬN ÁN PHẦN DẪN NHÁP I.Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV.Mục tiêu của việc nghiên cứu và đóng góp của luận án 17
- V.Phương pháp nghiên cứu VI.Cấu trúc của luận án PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa - văn học của việc tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam. Chương 2 : Vấn đề giới thiệu, nghiên cứu Jack London ở Việt Nam. Chương 3 : Vấn đề dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam Chương 4 : Jack London trong nhà trường PHẦN KẾT LUÂN PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : Bản gốc bức thư Jack London xin ra khỏi Đảng Xã hội và thư trả lời của Đảng Xã hội. PHỤ LỤC 2 : Những sáng tác của Jack London PHỤ LỤC 3 : Giới thiệu giáo án giảng dạy đoạn trích "Con chó Bấc " 18
- CHƯƠNG 1: NHỮNG TIÊN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI - TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC MỸ VÀ JACK LONDON Ở VIỆT NAM 1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa của việc tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam: Văn học Việt Nam trong quá trình phát triển, một mặt chịu sự tác động của những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể, một mặt do sự vận động nội tại của nó và do nhu cầu giao lưu văn hóa - vân học với nước ngoài. Cùng với việc tiếp nhận các nên văn học lớn của Trung Hoa, Ấn Độ rồi Liên Xô, Anh, Pháp...,Việt Nam đón nhận văn học Mỹ với những tác động kể trên. Nêu những tiền đề về lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa, chúng tôi cho rằng đó cũng là những điều kiện cụ thể và cần thiết cho việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng ở Việt Nam. 1.1.1. Bối cảnh xã hội - lịch sử của việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng: Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống xâm lược gay go, đẫm máu. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mở sang một kỷ nguyên mới khi nhân dân chiến thắng đế quốc Mỹ, thống nhất hai miền Nam - Bắc, giành lại chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, khó mà quên được, khó lòng tả xiết nỗi nhục mất nước và sự tàn khốc của ách đè nén ngoại tộc đối với dân tộc trong hơn một nghìn năm dưới thời bọn phong kiến phương Bắc , 80 năm dưới thời Pháp thuộc và 20 năm dưới thời Mỹ - ngụy. Công cuộc chiến đấu chống và chiến thắng bọn thống trị phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - những kẻ thù mạnh và hung bạo - là những chiến tích vẻ vang và vinh quang của lịch sử dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra trong khoảng thời gian hơn 20 năm "là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của 19
- nhân dân ta. Cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn hai thập niên, dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chông lại một đế quốc lớn mạnh nhất là đế quốc Mỹ" [32, 176 ]. Với mục đích "hủy diệt và nô địch" dân tộc ta, năm đời Tổng thống Mỹ đã nối chân nhau điều hành qua các kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mỹ. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn bảy, tám triệu tấn bom đạn - khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào ưước đó. Ở miền Nam, với việc tăng viện trợ về quân sự, đầu tư vốn, kỹ thuật nhằm phát ứiển kinh tế miền Nam, du nhập "lối sống Mỹ", các tạp chí, sách vở, tác phẩm văn học có tính chất là một phương tiện truyền thông , tuyên truyền, phổ biến văn hóa và tư tưởng, đế quốc Mỹ- thông qua chính quyền và quân đội tay sai- đã ra sức thực hiện ý đồ biên miền Nam thành thuộc địa kiêu mới. ơ miền Bắc, nhân dân vừa phải tiến hành cách mạng XHCN, vừa phải chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, lại vừa phải chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội ấy, văn học Mỹ đã được dịch, giới thiệu và nghiên cứu với những quan điểm, yêu cầu và mục đích khác nhau ở mỗi miền. Ở miền Nam, trong mục đích xâm lược bằng văn hóa,đế quốc Mỹ đã dốc hết toàn lực cho địa hạt này. Những tác phẩm về văn hóa, văn học Mỹ bằng nguyên tác được nhập vào Việt Nam, ngoài lý do khuyến khích nhiều người Việt Nam học tiếng Mỹ, cũng còn nhằm mục đích giới thiệu một nền văn học Mỹ vốn là "một cường quốc văn học". Cùng thời điểm ấy, ở miền Bắc, dưới nhãn quan chính trị, về văn học Mỹ, chỉ những tác phẩm văn học hiện thực tiến bộ được quan tâm. Từ sau ngày đất nước thống nhất, xã hội Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, kinh tế,văn hóa nhưng đã vượt qua những khó khăn lớn để phát triển trong sự hội nhập với thế giới . Đặc biệt là dù Chính phủ Mỹ đã duy ữì chính sách cấm vận đối với Việt Nam trong hơn hai mươi năm nhưng văn học Mỹ vẫn được giới thiệu với công chúng Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu có quan tâm tới vấn đề giới thiệu văn học Mỹ ở Việt Nam như Lê Đình Cúc, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn Kim Anh thì chỉ tính từ sau 1975 đến gần đây đã có hơn ba trăm đầu sách của hơn một trăm nhà văn Mỹ được các nhà xuất bản khắp ba miền đất nước in ấn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học địa lý: Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng
120 p | 222 | 46
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà hàng của Khách sạn Midtown Huế
161 p | 213 | 41
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 215 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 172 | 34
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 123 | 33
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p | 144 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 88 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 89 | 16
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
106 p | 85 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 123 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
133 p | 161 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
142 p | 90 | 11
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
98 p | 86 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 88 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
104 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn