Luận án Tiến sĩ: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay
lượt xem 20
download
Luận án tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng; đưa ra dự báo xu hướng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI DIỆU ANH ¶NH H¦ëNG CñA TÝN NG¦ìNG TRUYÒN THèNG VIÖT NAM §ÕN §êI SèNG §¹O CñA NG¦êI C¤NG GI¸O ë GI¸O PHËN BïI CHU – NAM §ÞNH HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH : CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu 2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương HÀ NỘI – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Mai Diệu Anh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay 16 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu 25 1.4. Những vấn đề mà luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra 28 Chương 2: TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 31 2.1. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 31 2.2. Công giáo và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 50 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 68 3.1. Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 68 3.2. Nguyên nhân của thực trạng 102
- Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH 113 4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 113 4.2. Một số giải pháp nhằm góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 119 KẾT LUẬN 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa duy vật biện chứng CNDVBC Chủ nghĩa duy vật lịch sử CNDVLS Hà Nội HN Hội đồng nhân dân HĐND Nhà xuất bản Nxb Trang Tr. Ủy ban nhân dân UBND
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Việt Nam là đất nước thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp. Trong lịch sử hình thành và phát triển, do hoàn cảnh địa lý - lịch sử khá đặc biệt, nước ta thường xuyên bị xâm lược bởi các cường quốc như Trung Hoa, Mông Cổ, Pháp, Mỹ cũng như tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa ngoại lai. Một điều lạ lùng là nước Việt Nam nhỏ bé lại không hề bị đồng hóa bởi bất cứ một nền văn hóa nào khác. Điều này chỉ có thể được lý giải bởi một đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam, đó là tính dung hợp - sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau và biến đổi linh hoạt để tạo nên cái mới. Vì thế, các hiện tượng văn hóa ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam thường bị biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa truyền thống. Công giáo ở Việt Nam cũng là một hiện tượng như vậy. Lịch sử Công giáo ở Việt Nam đã thừa nhận giáo phận Bùi Chu - Nam Định là điểm đến đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây nhằm truyền bá tôn giáo này. Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã viết “Gia Tô: Theo sách Dã lục (một loại dã sử), thì ngày 1 tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông người Tây Dương tên là Ynêkhu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy ngấm ngầm truyền giáo về tà đạo Gia Tô” [150, tr.301]. Do vậy, năm 1533 được giáo sử Công giáo lấy làm thời điểm đánh dấu hoạt động truyền giáo ở Việt Nam. Cũng từ đó, Công giáo phát triển lan rộng toàn đất nước Việt Nam, mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây nói chung, văn hóa Công giáo nói riêng. Công giáo là một tôn giáo mang đậm tính khuôn mẫu, lý tính của truyền thống văn hóa phương Tây, vì vậy trong một thời gian dài, về mặt quan phương, tôn giáo này không thể hòa đồng với văn hóa Việt Nam. Sự xung đột giữa Công giáo với văn hóa truyền thống, đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên người Việt đã gây nên bao trăn trở với các tín đồ Công giáo.
- 2 Với Công đồng Vatican II (1962 - 1965), lịch sử Giáo hội đã bước sang một trang mới. Sau Công đồng Vatican II, tinh thần Canh tân và Thích nghi đã được Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp nhận, triển khai từng bước nhằm đưa Công giáo hoà hợp với văn hoá dân tộc, khắc phục những xung đột của đời sống đạo Công giáo đối với văn hóa truyền thống. Tinh thần Canh tân và Thích nghi của Công đồng Vatican II phù hợp với đường lối, chủ trương nhất quán mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra, đó là tôn trọng tự do tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng, giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của Công giáo, đảm bảo sự tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới và trong nước đang diễn biến hết sức phức tạp. Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là một xu thế lớn. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, khủng bố diễn ra gay gắt. Vì vậy, đối với tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng ta xác định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [52, tr.51]. Trước tác động của hội nhập, của kinh tế thị trường, đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam có những biểu hiện phức tạp. Trong bối cảnh đó, phát triển môi trường sinh hoạt tôn giáo tự do, lành mạnh để các tín đồ thực hiện tốt phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thiết nghĩ vấn đề đó sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nếu tập trung nghiên cứu trước hết vào vùng đất mà các giáo sỹ truyền đạo đặt chân đầu tiên tới Việt Nam, nơi khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển Công giáo ở Việt Nam - giáo phận Bùi Chu - Nam Định. Ở nơi đây, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, đặc biệt là
- 3 tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của người Công giáo đang diễn ra sôi động, nhiều màu sắc. Tuy chỉ nghiên cứu về một giáo phận cụ thể nhưng luận án phần nào cho thấy bức tranh ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống đạo của người Công giáo ở Việt Nam nói chung. Với những lý do trên, đề tài “Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay” có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích của luận án Luận án tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng; đưa ra dự báo xu hướng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hiện nay. - Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ như sau: - Khái quát tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. - Khái lược vài nét về Công giáo, lịch sử giáo phận Bùi Chu. Làm rõ khái niệm đời sống đạo, đời sống đạo của người Công giáo, từ đó chỉ rõ những nét đặc thù trong đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng. - Dự báo xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng
- 4 truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đời sống đạo của người Công giáo dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận án nghiên cứu trong phạm vi giáo phận Bùi Chu - Nam Định, thời gian tập trung vào giai đoạn từ sau Công đồng Vatican II (1962 - 1965) đến nay. Tuy rằng tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là khá đa dạng, nhưng trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào 3 loại hình tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời, luận án chỉ nghiên cứu ảnh hưởng một chiều: tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định ra sao. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận Luận án sử dụng cơ sở lý luận là CNDVBC và CNDVLS, quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, luận án còn dựa vào các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh Nam Định và các địa phương nằm trong khu vực giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay có liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp cụ thể như phương pháp triết học tôn giáo, phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, phương pháp điền dã
- 5 dân tộc học và quan sát tham dự… Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng được đề tài áp dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên gia và các nhà hoạt động quản lý thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu. 5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án khái quát đặc trưng các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. - Luận án làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những nguyên nhân ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay. - Luận án đưa ra dự báo về xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận án được thực hiện để góp thêm sự nhận biết về ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định, đem lại những giá trị văn hóa với tính cách là nền tảng tinh thần cho người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đưa ra xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay. Sản phẩm của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo, các cơ quan chức năng làm công tác tôn giáo. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết:
- 6 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định - Một số vấn đề lý luận. Chương 3: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân. Chương 4: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam Trước hết, phải kể đến cuốn sách “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” do nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn chủ biên [194]. Cuốn sách này đề cập tới thờ cúng Tổ tiên ở ba cấp độ: quốc gia: thờ Vua Hùng; làng: thờ thần Thành Hoàng; dòng họ, gia đình: thờ tổ tiên. Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn khẳng định thờ cúng Tổ tiên là một bộ phận văn hóa dân tộc, là tâm linh của cả cộng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lê Trung Vũ đề cập tới các phong tục trong vòng đời người Việt truyền thống như các lễ tiết trong năm (Tết Nguyên đán, tết Thượng nguyên, tết mồng 3 tháng 3...), các nghi lễ nông nghiệp; các lễ thức đời thường (sinh con, hôn lễ, lễ tang...). Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” [158], tác giả Trần Ngọc Thêm miêu tả khái quát các loại hình tín ngưỡng Việt Nam như tín ngưỡng Phồn thực (thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối), tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước; thờ động vật và thực vật), tín ngưỡng sùng bái con người (thờ Thổ Công, thờ thần Thành Hoàng, Tứ bất tử). Tác giả chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng trên cũng như những bộ phận khác của văn hóa, là tấm gương phản ánh trung thành những đặc trưng nông nghiệp lúa nước, biểu hiện sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nguyên lý âm dương, khuynh hướng đề cao nữ tính, tính đa thần…
- 8 Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Lữ [131] đề cập đến các loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, tín ngưỡng Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn thực. Tác giả cuốn sách chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng dân gian trên phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét tinh thần uống nước nhớ nguồn nhưng bản thân nó cũng chứa đựng khả năng dẫn đến hiện tượng phản giá trị, biểu hiện mê tín dị đoan cần phải bị phê phán, tẩy trừ. Cuốn sách “Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy [25] dành nhiều sự quan tâm tới các tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam như: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thần, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng ở các dân tộc ít người. Theo tác giả, tín ngưỡng không phải là một bộ phận của tôn giáo mà tồn tại với tư cách một hình thái ý thức xã hội bên cạnh tôn giáo, không phải tồn tại với ý nghĩa niềm tin nhằm cứu cánh cho cái chết như tôn giáo mà là niềm tin cầu mong cho hiện thực cuộc sống. Cuốn sách “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do Ngô Đức Thịnh chủ biên [161] nghiên cứu sáu loại hình tín ngưỡng dân gian: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng nghề nghiệp và đạo Mẫu. Ngoài ra, một số hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như múa, nhạc, tranh tượng thờ, văn học dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng được tác giả đề cập. Ngoài ra còn rất nhiều công trình về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, phong tục tập quán truyền thống do các học giả trong nước nghiên cứu như: “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh [1]; “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh [152]; “Tín ngưỡng làng xã” của Vũ Ngọc Khánh [118]; “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính [14]; “Phong tục thờ cúng trong gia đình người Việt” của Toan Ánh [5]; “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy [26]…
- 9 Có thể thấy rằng các tài liệu nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam khá phong phú, nhưng nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống dưới góc độ triết học thì số lượng còn hạn chế. Trong đó, tiêu biểu là công trình “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” của Trần Đăng Sinh [155] đã trình bày những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, minh chứng rõ cơ sở hình thành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thực trạng và xu hướng vận động của nó, từ đó nhằm định hướng đúng đắn cho hoạt động thờ cúng tổ tiên ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hoạt động thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, dòng họ, trong các lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương trong cả nước, việc nghiên cứu trên là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết. Cũng tiếp cận dưới góc độ triết học, Luận án Tiến sỹ Triết học của Nguyễn Hữu Thụ “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” [165] lại tập trung nghiên cứu cơ sở hình thành, lịch sử phát triển, điện thờ, một số nghi lễ cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, tác giả phân tích quan niệm về con người và tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chỉ rõ xu hướng vận động cùng những kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Thông qua các tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu tiếp cận tín ngưỡng dưới góc độ triết học, tác giả có sự kế thừa nhằm luận chứng cơ sở kinh tế - xã hội làm nảy sinh quan niệm của người Việt truyền thống trong các tín ngưỡng, từ đó chi phối các nghi lễ thực hành tín ngưỡng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống đạo của người Công giáo vùng giáo phận Bùi Chu - khu vực ghi dấu ấn đậm nét của các tín ngưỡng truyền thống - trong chương 3 của luận án.
- 10 1.1.1.2. Những công trình liên quan đến tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định Cuốn sách “Địa chí Hải Hậu” của Huyện ủy - UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định [81], từ trang 560 đến trang 615 đề cập đến vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo vùng đất Hải Hậu, Nam Định được hình thành từ điều kiện tự nhiên khá đặc thù. Cuốn sách đã chỉ ra Nam Định là một địa phương có địa bàn trọng yếu, vị thế đặc biệt, một vùng kinh tế xã hội với bản sắc riêng, trong đó có các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 - 2000” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xuân Trường [7], từ trang 19 đến trang 24 đề cập tới tín ngưỡng, văn hóa của vùng đất này. Một cách tổng quát, cuốn sách “Địa chí Nam Định” của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Nam Định [168], từ trang 659 đến trang 687 khái quát đặc trưng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Nam Định. Đây là những tài liệu có giá trị, được nghiên cứu sinh kế thừa để đưa vào xây dựng đặc điểm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định có những nét đặc thù, trong đó phải kể đến hai huyện Hải Hậu và Xuân Trường là nơi có người Công giáo sinh sống đông đảo. Tuy nhiên, phải nói là các công trình này trình bày còn sơ lược về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, vì thế luận án sẽ cụ thể hơn phần nội dung này. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo Công giáo 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu của Giáo hội Công giáo Đó là “Kinh Thánh (trọn 2 bộ Cựu ước và Tân ước)” [122]; Giáo lý Hội thánh Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin - Hội đồng Giám mục Việt Nam [200]; các văn kiện của Công đồng Vatican II (1962-1965) như “Công đồng Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp - Thông điệp” [19]; “Bộ Giáo luật năm 1983” của Hội đồng giám mục Việt Nam [70]. Công trình nghiên cứu của Giáo hội thì phong phú, nhưng nổi bật có các công trình sau:
- 11 Thứ nhất, văn kiện của Công đồng Vatican II. Trong 16 văn kiện của Công đồng Vatican II, 4 Hiến chế giữ vai trò trọng yếu, đáng chú ý là 2 Hiến chế liên quan đến đời sống đạo, đó là Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay và Hiến chế phụng vụ Thánh. Trong Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Giáo hội đề ra đường hướng cho các thành phần dân Chúa là đi chung một hành trình với nhân loại và cùng chia sẻ số phận trần gian với thế giới. Hiến chế nhấn mạnh đến chủ đề về văn hóa, về đời sống kinh tế xã hội , hôn nhân và gia đình, về cộng đồng chính trị, về hòa bình cần thiết cho những thành phần dân Chúa trong việc sống đạo và sống đời. Hiến chế về phụng vụ Thánh cho phép Hội đồng Giám mục từng quốc gia được cải tiến các nghi lễ, đặc biệt là phải biết vận dụng những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa, phong tục, tín ngưỡng khác nhau trong việc sống đạo. Thứ hai, Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Công trình này đề cập nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, chức năng của tín hữu trong xã hội đương đại: thái độ đối với môi trường, hòa bình, chiến tranh, đặc biệt là thái độ với đồng loại. Về phía Giáo hội Công giáo Việt Nam có các sách, ghi chép, tường trình, thư từ của các giáo sỹ trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam có thể kể đến “Kinh cầu cho các linh hồn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội [169]; ““Các thư chung” của các giám mục Việt Nam [17]. Luận án chú ý đến Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam như Thư chung 1980, 1988, 1992, 2001. Toát yếu các Thư chung là muốn xây dựng nền thần học Công giáo Việt Nam của người Việt Nam, hòa nhập được với phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời. Tuy Thư chung không nhấn mạnh đến ba nội dung mà luận án đề cập, trong đó nội dung chính là đề cập tới phong tục, tập quán, văn hóa nói chung. Thư chung 1980 đưa ra Đường hướng xây dựng
- 12 trong Hội thánh một nếp sống, một lối diễn tả đức tin về truyền thống dân tộc. Thư chung 1992 đề cập đến việc xây dựng một nếp sống, một lối diễn tả đức tin có bản sắc dân tộc hơn. Thư chung 1998 yêu cầu trình bày về giáo lý và thực hành mục vụ theo chiều hướng hội nhập với văn hóa dân tộc. Thư mục vụ năm 2000 là sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng theo cung cách Việt Nam. Thư chung 2010 cho rằng: “Nền văn hóa Việt Nam mang nhiều giá trị đáng trân trọng, có thể trở thành những nẻo đường thuận tiện để Giáo hội tại Việt Nam tiến bước trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”. Tuy nhiên, các Thư chung này đã đưa ra những định hướng để giáo phận Bùi Chu dựa vào đó mà thực hiện, làm cho đời sống đạo của người Công giáo trở nên phong phú nhưng gần với những giá trị tín ngưỡng truyền thống. Cuốn “Giáo hội Công giáo Việt Nam - Niên giám 2004” của Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam [195] giúp cho những ai quan tâm tới Giáo hội Công giáo sẽ có cái nhìn toàn diện về sự hình thành, phát triển của Giáo hội Công giáo toàn cầu và Giáo hội Công giáo Việt Nam. 1.1.2.2. Công trình của các nhà nghiên cứu ngoài Công giáo Xoay quanh vấn đề nghi lễ, thánh lễ Công giáo, cuốn sách “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Xuân [205] nêu một số đặc điểm về luật lệ, lễ nghi Công giáo như: Mười điều răn của Thiên chúa, Bảy phép bí tích; nêu những ngày lễ của đạo Công giáo như: những lễ quan trọng (Lễ Noel, Lễ Phục Sinh, Lễ Đức Bà Maria hồn và xác lên trời, Lễ Các thánh…), các lễ thông thường (Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Lễ Tro, Lễ Lá, Tuần Thánh…). Công trình trên còn đề cập việc Giáo hội chia một năm thành từng tháng, từng mùa làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động của tín đồ, như tháng 3 là Tháng Kính Thánh cả Giuse, tháng 5 là Tháng Dâng hoa kính Đức bà Maria, tháng 6 là Tháng Kính Trái tim của
- 13 Chúa Giêsu, tháng 11 là Tháng Cầu nguyện cho các linh hồn, tháng 10 là Tháng Mân Côi Đức Mẹ; Mùa Giáng sinh, Mùa Thương khó, Mùa Phục sinh, Mùa vọng… Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Quang Hưng có các bài viết khác có liên quan tới Công giáo như: “Công giáo thế kỷ XX: vài khía cạnh tiến triển của thần học” [86]; “Vấn đề Công giáo với số phận Lê Văn Duyệt” [90]; “Những người Cộng sản Việt Nam với đường hướng “Đồng hành cùng dân tộc” và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam” [89]. Các công trình của Giáo hội Công giáo và của các nhà nghiên cứu ngoài Công giáo ở trên là nguồn tư liệu quý báu, giúp nghiên cứu sinh có cơ sở để xây dựng nội dung lý luận về Công giáo và Công giáo ở Việt Nam ở chương 2 của luận án. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 1.1.3.1. Tài liệu, công trình nghiên cứu của người Công giáo Tài liệu, công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam có một phần liên quan đến đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu Về lịch sử Công giáo ở Việt Nam, đáng chú ý có các công trình của các linh mục đã được công bố như: Lm. Hồng Lam với “Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam” [123]; Lm. Nguyễn Hồng có “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam”(1959) [75]; Lm. Phan Phát Huồn viết Việt Nam giáo sử quyển I [78], quyển II [79]. Lm. Trần Tam Tỉnh với công trình “Thập giá và lưỡi gươm” (1988) [167]. Đáng chú ý có Lm. Trương Bá Cần với cuốn “Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm 1945 – 1995” [18] đã thống kê và ca ngợi sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến những bài viết của các nhà nghiên cứu người Công giáo đăng trên báo Người Công giáo Việt Nam của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyệt san Công giáo và dân tộc của Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh.
- 14 Tài liệu, công trình nghiên cứu có đề cập hoặc đề cập trực tiếp đến đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu Về lịch sử giáo phận Bùi Chu, đáng chú ý có cuốn “Sử ký Địa phận Trung” [140] được thừa sai Manuel Moreno dòng Đa Minh Tây Ban Nha biên soạn năm 1916. Cuốn sách giới thiệu 52 xứ đạo, 741 họ đạo, trong đó Nam Định 27 xứ đạo, Thái Bình 19 xứ và Hưng Yên 6 xứ, giới thiệu các hội đoàn, sinh hoạt tôn giáo, tổ chức Nhà Chung và các cơ sở xã hội, y tế, giáo dục. Tuy nhiên cuốn sách này mới chỉ nghiên cứu địa phận Bùi Chu đến năm 1916 và chỉ tập trung cơ cấu tổ chức xứ họ đạo mà chưa đi sâu phân tích đời sống đạo của người Công giáo ở đây. Cuốn “Lịch sử địa phận Bùi Chu” của Lm. Trần Đức Huynh [84] là một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử vùng địa phận Bùi Chu. Từ những đặc điểm về xuất xứ, vị trí, địa thế, khí hậu, sông ngòi, dân số, tổ chức hành chính, kinh tế ở đây, tác giả nghiên cứu vùng địa phận Bùi Chu qua các giai đoạn lịch sử: Địa phận Đàng Trong và Địa phận Đàng Ngoài (khảo cứu từ năm 1533 - 1679), Địa phận Đông Đàng Ngoài (1679 - 1848), Địa phận Trung (1848 - 1936), Địa phận Bùi Chu từ 1936 - 1999. Trong công trình này, các sinh hoạt tôn giáo sống động vùng địa phận Bùi Chu cũng được đề cập trong 1 chương (chương bảy), với những dịp lễ trọng như Tuần Thánh, Lễ đầu dòng, Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm, Lễ Đức Mẹ Mân côi.... Tuy nhiên, do thời điểm khảo cứu chỉ từ năm 1533 đến hết năm 1999, cho nên những nét đặc sắc và những biến đổi trong đời sống đạo của người Công giáo trước xu thế thời đại ở địa phận Bùi Chu hiện nay không được đề cập tới. 1.1.3.2. Tài liệu, công trình nghiên cứu của người ngoài Công giáo Về mảng lịch sử Công giáo ở Việt Nam, tác phẩm trong bộ lịch sử, địa chí như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục [150]… cho thấy cách
- 15 nhìn nhận cũng như thái độ của các vương triều phong kiến Việt Nam vào thế kỷ XVII - XIX đối với Công giáo - một tôn giáo vốn được xem là “tả đạo”. Đáng chú ý có công trình “Sự du nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam cho đến thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm [120]. Tập trung vào thời kỳ nhạy cảm nhất trong lịch sử truyền giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hưng cho xuất bản cuốn “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883)” [92] viết về giai đoạn triều Nguyễn, làm rõ những khía cạnh văn hóa - chính trị trong quan hệ của triều Nguyễn với Công giáo, truyền tải nội dung các chỉ dụ cấm đạo, phân tích lý do và hệ quả chính sách của các vị vua triều Nguyễn đối với Công giáo. Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam và các giai đoạn phát triển của nó. Tuy nhiên, do đây là những nghiên cứu về Công giáo trong tiến trình lịch sử, vì thế mặc dù các tư liệu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam tương đối phong phú nhưng còn một số điểm chưa thống nhất giữa những tác giả là người Công giáo với những tác giả ngoài Công giáo khi cùng nhận định về một chủ đề lịch sử, tiêu biểu là vấn đề chính sách cấm đạo triều Nguyễn. Các tài liệu này dùng để tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam nói chung, lịch sử giáo phận Bùi Chu nói riêng, cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận của đề tài luận án. Về đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định có các cuốn sách “Địa chí Nam Định” [181], cuốn sách “Địa chí Hải Hậu” [92], cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 – 2000” [6] ... Những cuốn sách này cung cấp cho nghiên cứu sinh tư liệu có giá trị về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa... của người dân thuộc vùng giáo phận Bùi Chu nói chung, đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu nói riêng làm cơ sở xây dựng nội dung vấn đề đời sống đạo của người Công giáo ở Bùi Chu - Nam Định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của tiểu thuyết minh thanh đối với tiểu thuyết nam bộ Việt Nam giai đoạn 1900-1930
258 p | 181 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 44 | 19
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số elicitor lên khả năng tích lũy solsodine ở tế bào in vitro của cây cà gai leo (solanum hainanense hance)
96 p | 169 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 18 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
27 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép đến sức kháng uốn của kết cấu cầu dầm bê tông cốt thép
172 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng dòng xoáy
161 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
235 p | 7 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ cọc bê tông cốt thép đến các đặc trưng của dòng thấm trong nền cát dưới cống qua đê
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ cọc bê tông cốt thép đến các đặc trưng của dòng thấm trong nền cát dưới cống qua đê
196 p | 3 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
212 p | 11 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn