intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo; cơ sở lý luận về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên; kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU HẢI ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU HẢI ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Mai Thanh Lan 2. PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc HÀ NỘI – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Lời đầu tiên, tôi xin cam đoan nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc. Mọi tham khảo dùng trong bài nghiên cứu đều được trích dẫn rõ ràng. Các số liệu trong bảng biểu phục vụ việc phân tích, nhận xét và kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này là do chính tác giả thực hiện thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, xử lý trung thực, khách quan và không trùng lặp với các đề tài khác. Nghiên cứu sinh i
  4. LỜI CẢM ƠN Bài nghiên cứu này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và tìm hiểu dưới sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và Thầy cô hướng dẫn Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Lưu Thị Minh Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng các Thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt hơn nữa là sự giúp đỡ của các nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng, những người đã cung cấp các thông tin quý báu để nghiên cứu sinh có thể thuận lợi hoàn thành hoạt động phỏng vấn, khảo sát đóng góp vào kết quả của nghiên cứu. Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” không tránh khỏi những thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy cô, bạn bè để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 5 6. Kết cấu luận án ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VÀ HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ..................................................................... 8 1.1 Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 8 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo ........................................................ 8 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về môi trường làm việc ................................................ 19 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN ........... 39 2.1. Cơ sở lý thuyết về đổi mới sáng tạo ................................................................ 39 2.1.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo ............................................................................ 39 2.1.2. Vai trò của đổi mới sáng tạo ........................................................................... 40 2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi đổi mới sáng tạo ................................................... 42 2.2.1. Khái niệm và quá trình đổi mới sáng tạo cấp độ cá nhân ................................. 42 iii
  6. 2.2.2. Hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên .......................................................... 45 2.3. Cơ sở lý thuyết về môi trường làm việc .......................................................... 48 2.3.1. Môi trường xã hội ........................................................................................... 49 2.3.2. Môi trường vật lý ............................................................................................ 50 2.4. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp xây dựng ..................................................... 51 2.4.1. Doanh nghiệp xây dựng .................................................................................. 51 2.4.2. Đặc trưng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng............... ……….52 2.5. Mối quan hệ giữa môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo ............ 55 2.5.1. Mối quan hệ giữa môi trường xã hội và hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên .......................................................................................................................... 55 2.5.2. Mối quan hệ giữa môi trường vật lý và hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên .......................................................................................................................... 56 2.5.3. Các nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo ....................................................................................................... 57 2.6. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................... 64 2.6.1. Khung phân tích đề xuất ................................................................................. 64 2.6.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 65 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 77 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 78 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 78 3.2. Phương pháp nghiên cứu tại bàn .................................................................... 81 3.3. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 87 3.3.1. Đối tượng mẫu trong nghiên cứu định tính ...................................................... 87 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính ............................... 89 3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu định tính ......................... 91 3.3.4. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 91 iv
  7. 3.4. Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 99 3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................................... 99 3.4.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................ 109 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 115 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ........................ 116 4.1. Thực trạng đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ....................................................................................................................... 116 4.1.1. Toàn cảnh doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ........................................... 116 4.1.2. Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ................. 120 4.2 Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam................................................... 124 4.2.1 Dữ liệu........................................................................................................... 124 4.2.2 Mô hình đo lường .......................................................................................... 129 4.2.3 Mô hình cấu trúc ............................................................................................ 134 4.2.4 Đánh giá mối quan hệ điều tiết....................................................................... 139 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................ 140 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 149 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ƯU HÓA ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 150 5.1. Phương hướng phát triển và triển vọng về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ............................................................................. 150 5.1.1 Phương hướng phát triển đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam ................................................................................................................ 150 v
  8. 5.1.2 Triển vọng về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam .. 152 5.2 Đề xuất giải pháp nhằm tối ưu hóa ảnh hưởng của môi trường làm việc tới hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam ....................................................................................................................... 154 5.2.1 Nhóm giải pháp tối ưu hóa ảnh hưởng của môi trường xã hội ........................ 155 5.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng môi trường vật lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo ............. 159 5.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đổi mới cá nhân ...................................... 161 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 162 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 164 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 189 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 AET Lý thuyết sự kiện ảnh hưởng 2 AVE Chỉ số phương sai trung bình 3 BIM Mô hình Thông tin Công trình (Building Information Model) 4 CB - SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai 5 CCQ Bảng câu hỏi về môi trường sáng tạo 6 CIC Trung tâm thông tin xây dựng (Construction Intelligence Center) 7 ĐMST Đổi mới sáng tạo 8 EFA Phân tích Nhân tố Khám phá 9 GIH Trung tâm Hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Hub) 10 HTMT Chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio 11 KEYS Công cụ đánh giá môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo 12 PEF Lý thuyết phù hợp giữa con người và môi trường 13 PLS SEM Mô hình Cấu trúc Bình phương Nhỏ nhất Từng phần 14 SCT Thuyết nhận thức xã hội 15 SOR Thuyết đáp ứng kích thích 16 SSSI Thang đo hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Siegel 17 TCI Thang đo môi trường nhóm làm việc 18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 19 VIF Hệ số phóng đại phương sai vii
  10. DANH MỤC BẢNG Số STT Nội dung trang Bảng 1.1: Các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây 11 dựng Bảng 1.2: Các nghiên cứu về hành vi đổi mới sáng tạo 14 Bảng 1.3: Tổng hợp các công trình nghiên cứu về tiền đề của hành vi 18 đổi mới sáng tạo Bảng 1.4: Tổng hợp các công trình nghiên cứu về môi trường làm việc 23 và hành vi đổi mới sáng tạo Bảng 1.5: Tổng hợp các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của môi 26 trường làm việc đến đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng Bảng 1.6: Bảng câu hỏi về môi trường sáng tạo (CCQ) 28 Bảng 1.7: Thang đo KEYS 30 Bảng 1.8: Thang đo hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Siegel 32 Bảng 1.9: Thang đo môi trường nhóm làm việc 34 Bảng 2.1. Định nghĩa của các yếu tố và giả thuyết đề xuất 74 Bảng 3.1: Thang đo môi trường xã hội và mã hóa thang đo 82 Bảng 3.2: Thang đo môi trường vật lý và mã hóa thang đo 84 Bảng 3.3: Thang đo niềm tin vào đổi mới sáng tạo và mã hóa thang đo 85 Bảng 3.4: Thang đo năng lực đổi mới cá nhân và mã hóa thang đo 86 Bảng 3.5: Thang đo hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên và mã hóa 86 thang đo Bảng 3.6: Thang đo hiệu chỉnh 95 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 101 Bảng 3.8: Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett 107 Bảng 3.9: Kết quả tổng phương sai trích 107 Bảng 3.10: Kết quả ma trận xoay lần 1 108 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu 125 viii
  11. Bảng 4.2: Mô tả dữ liệu 127 Bảng 4.3: Hệ số tải ngoài PLS-SEM 130 Bảng 4.4: Độ tin cậy của các nhân tố 132 Bảng 4.5: Giá trị phân biệt theo chỉ số HTMT 133 Bảng 4.6: Giá trị kiểm định bootstrap hệ số HTMT 134 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 135 Bảng 4.8: Các tác động trực tiếp lên biến phụ thuộc của mô hình 136 Bảng 4.9: Các hệ số xác định R2 và 137 Bảng 4.10: Hệ số tác động f2 138 Bảng 4.11: Các hệ số Q2 139 Bảng 4.12: Tác động điều tiết 139 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả mức độ tác động và kiểm định các giả 140 thuyết nghiên cứu ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số STT Nội dung trang Biểu đồ 4.1: Phân bổ doanh nghiệp xây dựng Việt Nam 116 Biểu đồ 4.2: Chỉ số cân bằng về chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 117 xây dựng (%) Biểu đồ 4.3: Chỉ số cân bằng về sử dụng lao động (%) 118 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu lao động trên 15 tuổi năm 2022 119 Biểu đồ 4.5: Mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp xây dựng 122 Biểu đồ 4.6: Hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp 122 xây dựng Việt Nam Biểu đồ 4.7: Khó khăn hàng đầu cản trở hoạt động của doanh nghiệp xây 124 dựng Biểu đồ 5.1: Động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp xây dựng 153 Biểu đồ 5.2: Ưu tiên về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng 154 x
  13. DANH MỤC HÌNH Số STT Nội dung trang Hình 2.1: Quá trình đổi mới sáng tạo cấp độ cá nhân 43 Hình 2.2: Khung lý thuyết về đổi mới sáng tạo 56 Hình 2.3: Lý thuyết đổi mới liên kết, NI 58 Hình 2.4: Thuyết nhận thức xã hội, SCT 59 Hình 2.5: Thuyết đáp ứng kích thích, SOR 60 Hình 2.6: Lý thuyết phù hợp giữa môi trường và con người, PEF 61 Hình 2.7: Lý thuyết sự kiện ảnh hưởng, AET 63 Hình 2.8: Khung phân tích ảnh hưởng của môi trường làm việc đến 65 hành vi đổi mới sáng tạo Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất 74 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 78 Hình 4.1. Mô hình đường dẫn 135 xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong doanh nghiệp là một vấn đề phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học (Moultrie và cộng sự, 2007; Heinonen và Hiltunen, 2012; Oksanen và Stahle, 2013; Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013; Phạm Ngọc Minh, 2014; Nhâm Phong Tuân và cộng sự, 2021; Isaksen, 2022). Mỗi doanh nghiệp lại có những chiến lược hướng tới đổi mới nhằm định vị và tạo sự khác biệt đối với các doanh nghiệp khác. ĐMST đóng một vai trò quan trọng và giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả (Moultrie và cộng sự, 2007; Oksanen và Stahle, 2013; Hồ Ngọc Luật, 2019). Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển vượt bậc của nhiều doanh nghiệp như Google, Apple, Amazon,.. cũng như sự thất bại do thiếu đi định hướng ĐMST của những thương hiệu đình đám như Nokia, Kodak, ToyRUs,... Chỉ tính riêng Amazon, những năm đầu tiên của thế kỷ 21, tuy chưa xuất hiện trong danh sách 10 thương hiệu lớn nhất nhưng Amazon lại là nhân tố mới trong 10 thương hiệu dẫn đầu về ĐMST theo thống kê của Global Innovation 1000. Những năm tiếp đó, tỷ lệ thuận với xếp hạng về ĐMST, thứ hạng trên bảng đánh giá những thương hiệu giá trị nhất của Amazon liên tục tăng. Và gần đây nhất, Amazon đã đứng trong ba doanh nghiệp dẫn đầu trên cả hai bảng xếp hạng những công ty đổi mới nhất và có giá trị thương hiệu lớn nhất năm 2023 (Global Innovation Index, 2023). Thế giới đang phát triển rất nhanh chóng do sự dẫn dắt của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều này có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trước hết là quan hệ cung cầu, chiến lược phát triển, phương thức tổ chức quản lý, mô hình kinh doanh (Hồ Ngọc Luật, 2019). Các yếu tố kinh tế thế giới (bao gồm mức độ thịnh vượng của nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, quan hệ thương mại quốc tế,…) ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp ở tất cả các nước tham gia vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa (An và cộng sự, 2018). Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn ĐMST để có thể nhạy bén với tín hiệu thị trường và bắt kịp với xu thế. Getz và Robinson (2003) nhận thấy một nguyên tắc thú vị: các công ty theo dõi nguồn của ý tưởng cải tiến nhận thấy rằng 80% ý tưởng cải tiến đến từ nhân viên của 1
  15. họ và chỉ 20% đến từ các hoạt động đổi mới theo kế hoạch. Quá trình ĐMST trong doanh nghiệp đi từ việc các cá nhân tham gia vào quá trình sáng tạo theo kiểu lặp đi lặp lại (Drazin và cộng sự, 1999; Ologbo, 2015). Cá nhân phát triển ý tưởng, trình bày ý tưởng với nhóm, học hỏi từ nhóm, giải quyết các vấn đề độc lập, và sau đó trở lại nhóm để sửa đổi thêm và nâng cao ý tưởng của họ. Tính chất lặp đi lặp lại, tương tác với nhóm đòi các doanh nghiệp trước tiên phải thúc đẩy các hành vi ĐMST của nhân viên. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hành vi ĐMST của nhân viên là tiền đề trước khi một doanh nghiệp muốn đạt được ĐMST cấp độ doanh nghiệp (An và cộng sự, 2018; Nhâm Phong Tuân và cộng sự, 2021). Doanh nghiệp xây dựng đang sử dụng khoảng 7% dân số thế giới trong độ tuổi lao động và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới, với 10 nghìn tỷ đô la chi cho hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xây dựng mỗi năm. Tuy nhiên, ngành xây dựng lại liên tục nằm trong danh sách những ngành ít đổi mới nhất (Abioye và cộng sự, 2021). Xây dựng là một trong những ngành ít có sự ứng dụng số hóa nhất trên thế giới, theo chỉ số số hóa của MGI. Ở Hoa Kỳ, xây dựng đứng ở vị trí thứ hai từ dưới lên, và ở châu Âu, nó nằm ở vị trí cuối cùng xét về chỉ số này (CIC, 2022). Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2022), thị trường xây dựng có giá trị xấp xỉ 60 tỷ USD vào năm 2021 và chiếm 5,95% tổng GDP. Đến nay, doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam có tốc độ đổi mới rất chậm. Chính vì vậy, công nghệ xây dựng của các doanh nghiệp Việt Nam khá tương đồng và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, việc tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường làm việc ảnh hưởng đến hành vi ĐMST là một nhiệm vụ cấp bách. Ngoài những yếu tố về đặc điểm cá nhân, công việc, chiến lược, sự ủng hộ của lãnh đạo, Heinonen và Hiltunen (2012); Emiralioglu và Sonmez (2021) đã chỉ ra hành vi ĐMST cấp độ cá nhân có thể chịu ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Các nghiên cứu trước đó cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới mang tính toàn diện về phân tích các nhân tố của môi trường làm việc ảnh hưởng tới hành vi ĐMST của nhân viên. Đánh giá về vai trò của cá nhân đối với sự đổi mới sáng tạo là đáng giá vì nhân viên tạo thành nguồn lực cơ bản cho sự đổi mới trong tổ chức nhưng tương đối ít nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về cá nhân trong mối quan hệ 2
  16. tương tác với môi trường làm việc của họ (Standing và cộng sự, 2016). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người quan sát thế giới vật chất chủ yếu bằng thị giác và các trải nghiệm thị giác ảnh hưởng đến quan điểm của con người về thế giới xung quanh (Warren, 2011; Heinonen và Hiltunen, 2012). Một môi trường làm việc linh hoạt cho phép và hỗ trợ khả năng của các cá nhân tư duy để ĐMST (Thoring & Müller, 2011). Xu hướng hiện tại trong công ty lớn trên thế giới là thiết lập môi trường làm việc hỗ trợ các hoạt động đổi mới (Pablo và Maryamsadat, 2020). Mặc dù việc xây dựng không gian sáng tạo ngày càng trở nên phổ biến, lĩnh vực này vẫn chưa được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu học thuật. Weinberg và cộng sự (2014) mô tả việc quản lý không gian là có lẽ là công cụ bị bỏ qua nhiều nhất và đồng thời là công cụ mạnh mẽ nhất để việc thực hiện thay đổi văn hóa và thúc đẩy ĐMST. Elsback và Stigliani (2018), Tomi cùng cộng sự (2015) đã khẳng định nhiều nghiên cứu đã bỏ qua yếu tố về môi trường vật lý dù trong thực tế kỳ vọng về không gian thúc đẩy đổi mới ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đổi mới sáng tạo cấp độ doanh nghiệp trong một ngành hoặc lĩnh vực nhất định như ngành nhựa, ngành cơ khí, ngành lương thực thực phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ,... Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2023, hơn 60% doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu trang thiết bị hiện đại. Điều này làm giảm động lực làm việc và hạn chế khả năng đổi mới sáng tạo của nhân viên. Môi trường làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng cũng thường đề cao sự tuân thủ các quy trình và quy định, có thể hạn chế khả năng thử nghiệm và chấp nhận rủi ro, vốn là yếu tố cần thiết cho đổi mới sáng tạo (Nguyen, 2022). Bên cạnh đó, các dự án xây dựng tại Việt Nam thường có tiến độ thi công gấp rút, đòi hỏi nhân viên phải làm việc với cường độ cao. Áp lực công việc khiến nhân viên thường chỉ làm việc theo quy trình thay vì tìm kiếm giải pháp mới cho công việc (Nguyen và cộng sự, 2023). Thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam nói riêng. Việc thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ xây dựng, nâng cao tốc độ đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” đã 3
  17. được thực hiện. Luận án này trọng tâm nghiên cứu về những nhân tố thuộc môi trường làm việc quyết định đến hành vi đổi mới sáng tạo cấp độ cá nhân. Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn khi các nhà nghiên cứu có thêm bằng chứng thực tế về các nhân tố quyết định, trong khi đó doanh nghiệp cũng có cơ sở để tiến hành các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục tiêu xác định và đánh giá mối quan hệ giữa môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam thông qua biến trung gian niềm tin vào đổi mới sáng tạo. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp dành cho doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải và hệ thống hóa lý luận, các tiêu chí đánh giá về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên. - Dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ nghiên cứu định tính, luận án xây dựng khung phân tích ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên. - Dựa trên dữ liệu sơ cấp, luận án kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. - Kết hợp dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam trong việc tận dụng môi trường làm việc nhằm thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, những câu hỏi sau đã được tạo lập: - Câu hỏi 1: Những nhân tố nào trong môi trường làm việc có ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam? - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng và cơ chế tác động của những nhân tố này đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam như thế nào? 4
  18. - Câu hỏi 3: Thực trạng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam như thế nào? - Câu hỏi 4: Giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm tối ưu hóa ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. 4.1 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian: Về mặt không gian, nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam trong đó lấy trọng tâm vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhằm phục vụ công tác khảo sát, lấy số liệu thực tế. - Phạm vi về mặt thời gian: Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2022-2023. Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 trở lại đây. Đây là khoảng thời gian đánh dấu sự thay đổi nhận thức của giới nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp về tầm quan trọng của môi trường làm việc với hành vi đổi mới sáng tạo. - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường làm việc với hướng tiếp cận môi trường xã hội và môi trường vật lý đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1 Về mặt lý luận - Thứ nhất, trong bối cảnh nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam còn hạn chế, luận án đã cung cấp những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm, đóng góp vào 5
  19. hiểu biết chung về mối quan hệ giữa môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên nói chung và trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. - Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề, các nghiên cứu trước chủ yếu xem xét môi trường làm việc dưới khía cạnh môi trường xã hội mà chưa đi sâu vào môi trường vật lý. Những nghiên cứu về môi trường vật lý cũng chỉ dừng lại ở đổi mới sáng tạo cấp độ doanh nghiệp và trong các nhóm làm việc. Các công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá môi trường làm việc cũng thường tập trung đo lường các yếu tố về môi trường xã hội. Nghiên cứu này mang đến một cách tiếp cận toàn diện cho môi trường làm việc bao gồm cả khía cạnh môi trường xã hội và môi trường vật lý trong mối tương quan với hành vi đổi mới sáng tạo. - Thứ ba, luận án đã phát triển mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết phù hợp giữa con người và môi trường mở rộng (PEF), thuyết nhận thức xã hội (SCT) và lý thuyết sự kiện ảnh hưởng (AET) để giải thích hiệu quả ảnh hưởng của môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo. Mối quan hệ giữa hai thành tố của môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo được làm rõ thông qua biến trung gian niềm tin vào đổi mới sáng tạo và biến điều tiết năng lực đổi mới cá nhân. - Thứ tư, các thang đo được sử dụng để đo lường môi trường làm việc, hành vi đổi mới sáng tạo cũng như niềm tin vào đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới cá nhân đã được xây dựng, điều chỉnh nhằm đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thang đo cũng đã được kiểm định độ tin cậy. Do vậy, luận án có thể cung cấp nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo. 5.2 Về mặt thực tiễn - Thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam nói riêng. Xây dựng liên tục nằm trong danh sách những ngành ít đổi mới và ít có sự ứng dụng số hóa nhất. Việc thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ xây dựng, nâng cao tốc độ đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động. - Kết quả nghiên cứu của luận án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trong việc tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên. 6
  20. Trong môi trường xây dựng với áp lực về công nghệ thi công ngày càng tương đồng, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thấu hiểu và thúc đẩy nhân viên thực hiện các hành vi đổi mới sáng tạo là một nhiệm vụ cấp bách. Hơn nữa, luận án đã xác định những yếu tố thuộc môi trường làm việc có ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng những yếu tố này, từ đó tạo thành nguồn lực cơ bản cho hành vi đổi mới cá nhân trong tổ chức. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện vào bức tranh toàn cảnh của các nghiên cứu về môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo. Đồng thời, luận án cũng đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm khai thác môi trường làm việc để thúc đẩy hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. 6. Kết cấu luận án Luận án được kết cấu thành các chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về môi trường làm việc và hành vi đổi mới sáng tạo Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam Chương 5: Đề xuất và kiến nghị nhằm tối ưu hóa ảnh hưởng của môi trường làm việc tới hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2