intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:287

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay" là xác lập và vận dụng hệ thống tri thức lý thuyết về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, làm rõ thực trạng nội dung, phương thức tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, đánh giá những thành công, hạn chế; luận án đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường tương tác với công chúng, qua đó nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THẾ LÃM TƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THẾ LÃM TƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Chuyên ngành : Báo chí học Mã ngành : 9 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Thu Hằng TS. Đinh Thị Xuân Hoà HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Nguyễn Thế Lãm
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Conected TV Truyền hình kết nối internet Format Dạng thức của chương trình Fanpage Trang dành cho người hâm mộ được xây dựng trên mạng xã hội IPTV (Internet Protocol TV): Giao thức internet TV GS Giáo sư KLO (Key Opinion Leader): Người nổi tiếng, nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó. M Kết quả phỏng vấn sâu N Kết quả thảo luận nhóm công chúng NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản PGS. TS Phó giáo sư, tiến sĩ PTTH Phát thanh - truyền hình TP Thành phố VTV Đài Truyền hình Việt Nam VTV1 Kênh Kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam VTV3 Kênh thể thao - giải trí tổng hợp của Đài truyền hình Việt Nam VTV6 Kênh truyền hình Thanh thiếu niên của Đài Truyền hình Việt Nam
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Nội dung tương tác trên fanpage trong chương trình tin tức thời sự ..... 80 Bảng 2: Lượng tương tác trung bình trên trang fanpage chương trình thời sự ... 85 Bảng 3: Nội dung tương tác trên fanpage trong chương trình giải trí ................ 88 Bảng 4: Lượng tương tác trung bình của công chúng trên các trang fanpage chương trình giải trí .......................................................................................... 90 Bảng 5: Nội dung mà người trả lời gửi bình luận, câu hỏi hay phản hồi ......... 100 Bảng 6: Tỷ lệ lựa chọn của người trả lời về cách thức tương tác với các chương trình truyền hình ................................................................................ 101 Bảng 7: Lí do tham gia tương tác với chương trình truyền hình ...................... 155 Bảng 8: Lí do chưa bao giờ tương tác với chương trình truyền hình ............... 156 Bảng 9: Cách thức người trả lời thường theo dõi các chương trình truyền hình ................................................................................................................ 164 Bảng 10: Tương quan giữa tuổi của người trả lời và cách thức theo dõi các chương trình truyền hình (%) ......................................................................... 165
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Mức độ yêu thích các chương trình truyền hình có tương tác ........ 128 Biểu đồ 2: Tương quan giữa nhóm tuổi và tỷ lệ bày tỏ tình cảm với thần tượng xuất hiện trong chương trình ................................................................ 169 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Mô hình 1: Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 176
  7. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH .........................35 1.1.Các khái niệm ........................................................................................................35 1.2. Các lý thuyết làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu ...............................................46 1.3.Vai trò, đặc điểm, tính chất và các yếu tố tác động đến tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình .............................................................52 1.4.Cấp độ, nội dung, phương thức tương tác và dạng thức chương trình thực hiện tương tác với công chúng ...................................................................................59 1.5.Yêu cầu, nguyên tắc tương tác và một số mô hình tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình trên thế giới. ...............................................65 Chương 2: THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ........................................................................77 2.1.Giới thiệu các chương trình thuộc diện khảo sát ................................................77 2.2. Thực trạng nội dung tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ................................................................................................................................79 2.3.Thực trạng phương thức tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ....................................................................................................................101 2.4.Thực trạng sử dụng công nghệ và tổ chức nhân lực trong tương tác với công chúng....................................................................................................................120 2.5.Thành công, hạn chế và nguyên nhân ................................................................128 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TƯƠNG TÁC VỚI CÔNG CHÚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ..........................................................................................................149 3.1. Những vấn đề đặt ra trong tương tác với công chúng .....................................149 3.2. Các giải pháp về xây dựng chiến lược, phát triển nội dung và công nghệ tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình .....................................154 3.3. Các giải pháp về phát triển phương thức tương tác .........................................163 KẾT LUẬN ..................................................................................................................182 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................186 PHỤ LỤC
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi ra đời, truyền hình đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến, gần gũi với mỗi gia đình. Với lợi thế về hình ảnh trực quan, sinh động và âm thanh, có thể phản ánh chân thực hiện thực đời sống, truyền hình không chỉ là phương tiện để thu nhận tin tức, đó còn có vai trò như một “nhà hát”, một phương thức giải trí cho mọi người với những chương trình về âm nhạc, thể thao, phim ảnh, trò chơi… Với những tiến bộ về khoa học công nghệ, truyền hình đã trải qua những thay đổi để mang đến những giá trị mới, những tiện ích cho công chúng. Từ truyền hình đen trắng những ngày đầu, đến truyền hình màu những năm 1960, từ công nghệ phát sóng vô tuyến với tín hiệu analog đến tín hiệu kỹ thuật số, phân phối bằng hệ thống cáp, truyền hình vệ tinh hay kỹ thuật số. Đến nay, truyền hình đang đứng trước bối cảnh mới, đó là sự phát triển bùng nổ của internet, phương tiện kỹ thuật số và truyền thông xã hội. Một cuộc nghiên cứu lớn của Ericsson ConsumerLab TV & Media thực hiện năm 2017 dựa trên kết quả nghiên cứu công chúng tại 40 nước trên thế giới cho thấy việc xem điện thoại thông minh đã tăng gấp đôi sau 5 năm. Khoảng 70% người tiêu dùng xem tivi và video trên điện thoại thông minh năm 2017 - gấp đôi so với năm 2012. Điện thoại thông minh chiếm 1/5 tổng số lượt xem, với khoảng sáu giờ mỗi tuần được sử dụng. Khi số lượng các dịch vụ tivi và video tăng, thời gian trung bình dành cho việc tìm kiếm nội dung - năm 2017 đã tăng 13% so với năm 2016, đạt gần một giờ mỗi ngày; 7 trong số 10 người tiêu dùng nói rằng tính năng tìm kiếm toàn cầu sẽ rất hữu ích. Không chỉ trên thiết bị di động, tivi kết nối internet (connected TV) cũng đang tạo ra sự phát triển mạnh của video trực tuyến trên màn hình tivi với hành vi xem video theo yêu cầu và cá nhân hóa. Một báo cáo của Innovid năm 2020, connected TV chiếm 40% tỷ lệ hiển thị video toàn cầu tính theo thiết bị. Tại châu Á Thái Bình Dương, trung bình gần 2/3 dân số sử dụng internet đang phát trực tuyến hoặc xem tivi trực tuyến.
  9. 2 Tại Việt Nam, theo báo cáo Digital 2021 của We Are Social, số người tiếp cận internet là 68,72 triệu, tương đương với tỷ lệ thâm nhập là 70,3%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020. Người Việt ở độ tuổi 16-64 dành 6 giờ 47 phút để sử dụng Internet. Trong đó dành 2 giờ 40 phút để xem tivi và 2 giờ 21 phút dùng mạng xã hội. Tính đến đầu năm 2021, có tổng cộng 72 triệu tài khoản mạng xã hội hoạt động (tăng thêm 7 triệu tài khoản so với năm cùng kỳ năm 2020), tương đương với mức độ thâm nhập là 73,7%. Trong đó, có 71,14 triệu người dùng di động để truy cập mạng xã hội. Đối với truyền hình OTT - giải pháp cung cấp nội dung truyền hình trên giao thức internet và video theo yêu cầu tới người dùng cuối cùng, theo báo cáo của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, số lượng người dân Việt Nam quan tâm và biết tới các ứng dụng này ước tính khoảng 30 triệu. Với sự phát triển của công nghệ truyền hình và tình hình tiếp cận như vậy, đang đặt ra rất nhiều thay đổi trong sản xuất chương trình truyền hình. Trên tivi, truyền hình cũng được hội tụ với internet để chủ động gửi nội dung và cung cấp các dịch vụ đến công chúng. Truyền hình cũng được đưa lên hạ tầng web, trên mạng xã hội. Sự thay đổi này tạo cầu nối giao tiếp nhanh chóng, dễ dàng giữa nhà sản xuất với công chúng. Giờ đây công chúng có thể bày tỏ cảm xúc, bình luận, gửi câu hỏi, chia sẻ nội dung của chương trình truyền hình, hoặc có thể đóng góp dữ liệu, tin tức, tham gia vào nội dung chương trình rất dễ dàng. Việc tương tác với công chúng theo cách truyền thống trước kia vẫn còn nhưng giờ đã bị các phương thức của thời đại số lấn át. Tương tác với công chúng thay đổi về tốc độ phản hồi, thay đổi về cách thức thực hiện, về tính chất, nội dung, mức độ, tần xuất, tính hiệu quả so với tương tác trong truyền hình trước đây. Ở Việt Nam những năm gần đây, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như của lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, ngành truyền hình đã có những bước phát triển mới. Trong đó, các đài truyền hình cũng từng bước quan tâm, khai thác công nghệ truyền thông số để thúc đẩy hoạt động tương tác với công chúng bên cạnh các phương thức tương tác truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh vừa mở rộng tương tác, phát huy dân chủ, vừa phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên
  10. 3 không gian mạng, lợi ích quốc gia và bảo vệ chuẩn mực xã hội cũng đặt ra không ít thách thức cho những nhà sản xuất truyền hình. Để tương tác với công chúng hiệu quả, đóng góp tích cực trong nâng cao chất lượng chương trình truyền hình cũng như đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng, cần phải nhận diện đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động tương tác với công chúng cũng như những vấn đề đang đặt ra. Giải pháp và mô hình nào để tương tác với công chúng thực sự trở thành những trải nghiệm mới của truyền hình… Những nội dung đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Xác lập và vận dụng hệ thống tri thức lý thuyết về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, làm rõ thực trạng nội dung, phương thức tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, đánh giá những thành công, hạn chế; luận án đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường tương tác với công chúng, qua đó nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động, nội dung và phương thức tương tác… - Phân tích, đánh giá về thực trạng tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình hiện nay qua khảo sát các chương trình cụ thể. Bên cạnh đó tiến hành khảo sát công chúng để có các thông số định lượng và thông tin định tính liên quan đến thái độ, quan điểm của công chúng trong việc đón nhận tương tác từ chương trình. Thông qua việc phân tích thực trạng tương tác với công chúng cũng như những thông tin tham chiếu từ kết quả khảo sát công chúng để chỉ ra những mặt thành công và hạn chế của việc tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình hiện nay.
  11. 4 - Phân tích những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tương tác với công chúng, góp phần nâng cao chất lượng chương trình truyền hình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đài PTTH Hà Nội. Việc lựa chọn và tiến hành khảo sát thực trạng chương trình tại 3 đơn vị dựa trên việc đánh giá, phân tích về việc triển khai tương tác với công chúng trên thực tế với các chương trình tiêu biểu. Đây là các đơn vị quan tâm nhiều đến tương tác với công chúng, triển khai các giải pháp để xây dựng các chương trình truyền hình có sự tương tác mạnh với công chúng. Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình Quốc gia, với hệ thống các chương trình đa dạng, trong đó có một số chương trình tiêu biểu về tương tác với công chúng. Bên cạnh đó, Đài Truyền hình Việt Nam cũng là đơn vị truyền hình đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi số, đưa vào khai thác các ứng dụng thông minh trên nền tảng số, phục vụ hiệu quả cho trải nghiệm và tương tác với công chúng. Với truyền thống về sản xuất truyền hình, thương hiệu cũng như độ phủ sóng, công chúng của Đài truyền hình Việt Nam rộng rãi trên phạm vi cả nước, qua đó tạo thuận lợi trong quá trình khảo sát công chúng để đánh giá, nhận xét về các chương trình của Đài. Đối với đài truyền hình TP Hồ Chí Minh mặc dù là đài địa phương nhưng là một trong các đơn vị sản xuất truyền hình lớn của cả nước với số lượng chương trình sản xuất vượt trội. Đài cũng là đơn vị coi trọng việc tương tác với công chúng trong chương trình, trong đó có chương trình Thay lời muốn nói đã và đang phát sóng được 20 năm. Tương tự, Đài PTTH Hà Nội cũng có các chương trình mà yếu tố tương tác với công chúng được nhà sản xuất đề cao, đồng thời Đài cũng đang tập trung
  12. 5 khai thác các tiện ích của nền tảng số để tương tác với công chúng. Việc lựa chọn chương trình của 2 đơn vị sản xuất truyền hình của 2 miền đất nước cũng nhằm tạo sự tương đồng trong lựa chọn địa bàn khảo sát công chúng với các đặc điểm nhân khẩu học tương đối đồng nhất. Công chúng tại hai địa phương đều đánh giá được chương trình của đài Quốc gia, đồng thời nêu ý kiến về chương trình của đài địa phương mình. Các chương trình khảo sát cụ thể như sau: Chuyển động 24h (VTV1); Chào buổi sáng (VTV1); Chương trình Hà Nội 18 giờ (Đài PTTH Hà Nội); Giọng hát Việt Nhí (VTV3); Bữa trưa vui vẻ (VTV6); Thay lời muốn nói (Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh). Thời gian khảo sát chương trình: 3 năm 2019, 2020, 2021. Trong đó, với chương trình Giọng hát Việt Nhí là chương trình sản xuất theo mùa, nên tác giả khảo sát mùa năm 2019. Chương trình Thay lời muốn nói phát sóng mỗi tháng 1 chương trình, trong đó năm 2020 và 2021 nhiều chương trình bị hủy do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên tác giả phân tích số liệu của 3 năm từ 2019 - 2021 (tính từ thời điểm lập fanpage tháng 5/2019) Đối với các chương trình còn lại tác giả tiến hành khảo sát, phân tích số liệu tương tác trên trang fanpage trong 2 năm 2020 và 2021, mỗi năm khảo sát 6 tháng đầu năm. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình đã bước đầu được quan tâm. Trong đó tương tác trên các nền tảng số đang là phương thức tương tác mạnh nhất, hiệu quả nhất. - Tương tác với công chúng đã góp phần mang đến những hiệu quả nhằm tăng trải nghiệm truyền hình cho công chúng. Tuy nhiên hoạt động tương tác vẫn thiếu chiến lược bài bản để trở thành một kênh quan trọng để nghiên cứu và phân tích công chúng, nhằm đưa ra những định hướng quan trọng và chính xác cho việc xây dựng các chương trình truyền hình hướng tới công chúng. - Trong bối cảnh công nghệ số, internet đang ngày càng phát triển, tương tác với công chúng càng có ý nghĩa và trở thành yêu cầu sống còn, một hướng đi không thể thiếu trong việc phát triển truyền hình, do đó đòi hỏi các giải pháp hiệu quả để mở rộng tương tác.
  13. 6 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về báo chí và các lý luận về báo chí truyền hình, đồng thời cũng dựa trên các tri thức lý thuyết của xã hội học báo chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học, nghiên cứu trường hợp, phân tích nội dung. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu, kế thừa những kết quả đi trước và nhận diện khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này còn được sử dụng để xác lập cơ sở lý luận về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình, gồm: khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất, các yếu tố tác động… - Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với những người tổ chức sản xuất chương trình truyền hình xung quanh các nội dung về quan điểm chỉ đạo, nhận thức tầm quan trọng, định hướng, chiến lược trong tương tác với công chúng. Đồng thời phỏng vấn các phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình trong nhóm sản xuất về những nội dung cụ thể trong thực hiện tương tác với công chúng như kỹ năng, những thuận lợi, khó khăn, cách thức tiến hành tương tác, yêu cầu, điều kiện thực hiện tương tác, thành công, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng tương tác với công chúng… Tổng số có 18 phỏng vấn sâu, trong đó có 6 lãnh đạo tổ chức sản xuất chương trình truyền hình có thực hiện tương tác với công chúng thuộc phạm vi nghiên cứu; 7 biên tập viên phụ trách tương tác với công chúng, 1 phóng viên thực hiện các đề tài do công chúng cung cấp; 3 người dẫn chương trình có tương tác với công chúng; 1 chuyên gia về công nghệ tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình.
  14. 7 - Phương pháp phân tích nội dung và nghiên cứu trường hợp. Với 6 chương trình được lựa chọn để khảo sát như đề cập trong phạm vi nghiên cứu là các chương trình khá điển hình cho thực hiện tương tác với công chúng hiện nay để phân tích, đánh giá về các nội dung mà luận án đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích nội dung chương trình kết hợp với đánh giá, lập luận để đưa ra các luận điểm. Kỹ thuật xử lý thông tin: Cần xác định là trong bối cảnh truyền thông số hiện nay, các kênh bổ trợ trên môi trường internet là một phần của chương trình truyền hình, đóng vai trò là màn hình thứ hai của chương trình. Đối với hoạt động tương tác với công chúng, đội ngũ sản xuất truyền hình đã sử dụng kênh bổ trợ này là công cụ để thực hiện tương tác, mà hiện nay mạng xã hội facebook là kênh tương tác mạnh nhất được các chương trình trong diện khảo sát thực hiện. Do đó việc đo lường thực tế tương tác với công chúng qua nền tảng mạng xã hội này sẽ giúp tác giả thu thập được những thông tin định lượng về chủ đề nội dung mà những người sản xuất truyền hình chủ động đưa tới công chúng, đồng thời thu thập được mức độ tương tác ngược trở lại từ phía công chúng đối với chương trình truyền hình. Tác giả sử dụng công cụ phân tích trang do người quản trị fanpage thực hiện để đưa ra bảng phân tích của hệ thống tương tác. Facebook cung cấp cho quản trị viên công cụ trích xuất thông tin chi tiết của fanpage với 350 trường thông tin, từ nội dung, số lần hiển thị, cảm xúc, tương tác với từng nội dung đăng tải, thông tin nhân khẩu học của người sử dụng… Trên cơ sở đó lập bảng mã để phân tích các nội dung tương tác. Đối với nội dung tương tác, công cụ của facebook cho kết quả về chủ đề nội dung mà chương trình đưa lên hệ thống tương tác với công chúng. Đó có thể là chủ đề nội dung về chính trị, về giải trí, về an ninh... hoặc những nội dung do các biên tập viên đưa ra để quảng bá chương trình, giao tiếp với công chúng. Dùng hệ thống quản lý của facebook trích xuất file excel bao gồm thông tin về các tin bài đã đăng với các dữ liệu về tương tác (like, share, comment). Tạo thêm
  15. 8 1 cột “nhóm nội dung” trong bảng dữ liệu excel, sau đó đánh số “nhóm nội dung” của bài viết facebook theo quy ước (ví dụ “1” là nội dung “Chính trị”, “2” là nội dung “giải trí”, “3” là nội dung “Kinh tế”…) Sau khi hoàn thành đánh số, chọn công cụ lọc trong Data - Filter và lọc riêng từng nhóm nội dung để tính toán tổng tương tác. Về lượng tương tác của công chúng với nội dung mà chương trình đưa ra được tính bằng tổng Like (Lượt thích) + Comment (Lượt bình luận) + Share (Lượt chia sẻ) của một bài đăng. Tương tác trung Tổng lượng tương tác của các bài đăng = bình Tổng số bài đăng Tương tác trung Tổng tương tác đối với bài đăng của nhóm nội dung = bình nhóm nội dung Tổng số bài viết của nhóm nội dung Tỷ lệ tương tác Tương tác trung bình nhóm nội dung = nhóm nội dung Tương tác trung bình Đối chiếu tỷ lệ tương tác nhóm nội dung, ta sẽ thấy được mức độ tương tác của công chúng với các nhóm nội dung khác nhau. -Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận nhóm công chúng, mỗi nhóm từ 5 đến 7 người, thuộc 3 nhóm tuổi 18 - 30, 31 - 45 và trên 45 tuổi để có thêm những thông tin so sánh về nhu cầu, thái độ trong việc tương tác với chương trình truyền hình, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động này giữa người trẻ và những nhóm tuổi cao hơn. Nhóm 1: 6 người hiện cư trú tại khu vực quận Thanh Xuân - Hà Nội, độ tuổi từ 20 - 30, bao gồm 3 sinh viên đại học, 2 nhân viên văn phòng, 1 lao động tự do.
  16. 9 Nhóm 2: Gồm 7 người, độ tuổi từ 31 đến 45, cư trú tại Chung cư Kim Văn - Kim Lũ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nghề nghiệp: 2 cán bộ cơ quan nhà nước, 1 nhân viên ngân hàng, 2 nhân viên trong doanh nghiệp, 2 lao động tự do. Nhóm 3: Gồm 5 người độ tuổi trên 46 cư trú tại quận Nam Từ Liêm - Hà Nội, trong đó 2 lao động tự do, 1 giáo viên nghỉ hưu, 1 cán bộ nhà nước nghỉ hưu, 1 lao động trong doanh nghiệp. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý thông tin định lượng đối với công chúng, nhằm đánh giá mức độ quan tâm, thái độ với việc tương tác với chương trình truyền hình để tham chiếu, bổ sung cho những phân tích, đánh giá, lập luận từ việc phân tích chương trình và phỏng vấn sâu. Bước 1: Soạn bảng hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin từ công chúng. Bước 2: Lựa chọn và tập huấn điều tra viên: Một nhóm điều tra viên (là sinh viên đại học) tham gia hỗ trợ NCS thu thập thông tin được tập huấn trực tuyến để hiểu mục đích khảo sát và cách ghi thông tin vào phiếu hỏi. Bước 3: Thu thập thông tin tại thực địa. Bước 4: Làm sạch số liệu và nhập số liệu vào phần mềm SPSS. Bước 5: Biến đổi số liệu và xử lý số liệu. Việc thiết kế bảng hỏi cũng sử dụng nhiều câu hỏi mở để thu thập thêm thông tin định tính. Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với dung lượng mẫu là 600 phân bổ cho 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cụ thể + Mỗi thành phố 300 mẫu + Mỗi thành phố chọn 3 quận/huyện/thành phố trực thuộc (100 mẫu/quận, huyện, thành phố trực thuộc) + Mỗi quận/huyện chọn 1 phường xã với cơ cấu ngành nghề khác nhau (50 mẫu/xã, phường) + Mỗi phường xã chọn 2 tổ, khu dân cư để tiến hành điều tra.
  17. 10 Phương pháp chọn mẫu: Với số lượng dân cư của hai thành phố là rất lớn, do điều kiện nghiên cứu của cá nhân, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Các phường, xã, thôn, tổ dân phố được lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra. Tại các địa điểm này tiếp tục lựa chọn các cá nhân để tiến hành phỏng vấn bằng bẳng hỏi. + Tại Hà Nội, cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn bao gồm: STT Quận/huyện Đặc điểm Xã/phường 1 Cầu Giấy Quận nội thành Hà Nội có kinh tế phát Dịch Vọng Hậu triển, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng của Hà Nội 2 Thanh Xuân Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, Thanh Xuân dân cư một số khu vực còn bảo tồn Trung nhiều giá trị truyền thống bản địa làng xã xưa. Địa bàn có nhiều nhà máy công nghiệp và trường đại học 3 Chương Mỹ Huyện cửa ngõ ngoại thành, cách Xã Đại Yên Trung tâm TP 20km về phía Tây Nam. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống, nông nghiệp có vai trò quan trọng với kinh tế của địa phương + Tại TP Hồ Chí Minh, cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn bao gồm: STT Quận/huyện Đặc điểm Xã/phường 1 Quận 1 Quận trung tâm nhất của TP Hồ Chí Phường Minh với nhiều cơ quan, công sở, Cầu Ông Lãnh trung tâm tài chính. Quận 1 có kinh tế phát triển và cũng là trung tâm du lịch của TP
  18. 11 2 Quận 4 Là quận trung tâm của TP Hồ Chí Phường 8 Minh, có cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ phát triển 3 Nhà Bè Huyện ven đô, cách trung tâm TP 12km, Hiệp Phước nông nghiệp vẫn là một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện - Phương pháp quan sát: Thông qua phỏng vấn bảng hỏi và thảo luận nhóm công chúng, quan sát để đánh giá thêm về thái độ, tình cảm, sự quan tâm với các chương trình truyền hình và việc tương tác với các chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động tương tác diễn ra trong các chương trình truyền hình trên các nền tảng phân phối nội dung lúc chương trình phát sóng và trước, sau khi chương trình phát sóng. 6. Đóng góp mới của luận án - Bổ sung, hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình. Đặc biệt là làm nổi bật hoạt động tương tác với công chúng trong môi trường truyền thông số và hội tụ truyền thông hiện nay. Trong đó chỉ ra những thời cơ, thách thức đang đặt ra của hoạt động tương tác trong truyền hình. - Kết quả khảo sát hoạt động tương tác, nội dung, phương thức cũng như tổ chức nguồn lực tương tác với công chúng trong 6 chương trình truyền hình thuộc phạm vi nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu lý thuyết khẳng định rõ những thế mạnh và hạn chế của tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình hiện nay. - Trên cơ sở phân tích, khảo sát thực tiễn từ hoạt động tương tác, luận án đưa ra những giải pháp để tăng cường tương tác với công chúng, góp phần nâng cao chất lượng chương trình truyền hình cũng như đáp ứng nhu cầu của công
  19. 12 chúng, đồng thời đề xuất mô hình tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã hệ thống hóa về mặt lý luận các vấn đề liên quan tới tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình: đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình. - Đặc biệt, với sự thay đổi của truyền hình trong kỷ nguyên internet và truyền thông di động, tương tác với công chúng cần được nhận diện như thế nào cả trên phương diện về nội dung và phương thức tương tác. Từ cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, tác giả đánh giá, phân tích những thành công, hạn chế, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tương tác với công chúng, góp phần nâng cao chất lượng chương trình truyền hình. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể là một tài liệu hữu ích trong việc xây dựng chiến lược phát triển nội dung cho các đài truyền hình ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án được chia thành 3 chương nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình. Chương 2. Thực trạng về tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình. Chương 3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường tương tác với công chúng trong chương trình truyền hình.
  20. 13 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1. Các công trình nghiên cứu về tương tác từ góc độ đặc trưng của hoạt động báo chí. - Sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí luôn là một đặc trưng của báo chí mà nhiều học giả đã đề cập. Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1999) đã gọi đó là “tính nhân dân”. Trong chương VI: Nguyên tắc hoạt động của báo chí, tác giả đã đề cập tới các nguyên tắc: tính khuynh hướng; tính khách quan, chân thật; tính nhân dân; ý thức dân tộc. Theo tác giả, “tính nhân dân của báo chí biểu hiện mối liên hệ giữa báo chí và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của lịch sử” [71, tr 161]. Một trong các tiêu chuẩn để xác định tính nhân dân của báo chí là “đồng thời xác định tính đại chúng và bản chất dân chủ của báo chí, là sự tham gia tích cực và thường xuyên của nhân dân vào hoạt động báo chí…Quần chúng tham gia với tư cách là cộng tác viên, cung cấp thông tin, trực tiếp tham gia các sản phẩm báo chí và với tư cách công chúng đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các mặt của hoạt động đời sống xã hội cũng như riêng với hoạt động báo chí” [71, tr 162]. - Sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí còn khẳng định tính dân chủ của đời sống xã hội, quần chúng có thể tham gia ý kiến, nêu quan điểm của mình trên truyền thông đại chúng về các vấn đề lớn của đất nước cũng như liên quan đến đời sống của mình. Trong Cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2007) tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang cho rằng tính nhân dân và dân chủ là một trong những nguyên tắc hoạt động của báo chí. Sự tham gia của quần chúng làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân biểu đạt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình, tham gia thảo luận những vấn đề quốc kế dân sinh. Người dân có thể tham gia với vai trò là cộng tác viên, cung cấp thông tin, hoặc với vai trò công chúng tham gia góp ý kiến, phê bình, kiến nghị về tất cả các hoạt động của báo chí. Sự tham
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2