intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam" dựa vào khảo sát, đánh giá quá trình vận động của báo chí dữ liệu trong 2 năm (2017-2018) trên cơ sở phân t́ch các mẫu đã chọn, nhằm phát hiện ra các xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN --------------*-------------- NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM (Khảo sát báo Vietnamnet, Vietnamplus, VnExpress năm 2017, 2018) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN --------------*-------------- NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM (Khảo sát báo Vietnamnet, Vietnamplus, VnExpress năm 2017, 2018) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. TẠ NGỌC TẤN Hà Nội, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống dữ liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày.....tháng..... năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hường
  4. ii
  5. iii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BC Báo chí BC-TT Báo chí - truyền thông Byte Đơn vị lưu trữ dữ liệu máy tính CCBC-TT Công chúng báo chí - truyền thông CNTT Công nghệ thông tin CTV Cộng tác viên ĐPT&TH Đài phát thanh và Truyền hình NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản TTX Thông tấn xã VPĐD Văn phòng đại diện Văn phòng thường trú VPTT XHCN Xã hội chủ nghĩa WAN-IFRA Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hình thức thể hiện dữ liệu trong các bài viết ................................ 71 Bảng 2: Thể loại tin bài ............................................................................... 72 Bảng 3: Mục đích khi đưa dữ liệu của các tác giả bài viết ......................... 91 Bảng 4: Xu hướng mục đích của nội dung BCDL hai năm 2017 - 2018 ... 92 Bảng 5: Bảng số lượng bài theo đối tượng phản ánh .................................. 93 Bảng 6: Tiêu đề, phạm vi bài báo dữ liệu giai đoạn 2017 - 2018 ............... 94 Bảng 7: Tiêu đề, phạm vi bài báo dữ liệu ngày 24 - 25/2020 ..................... 95 Bảng 10: Lý do công chúng đọc bài báo chí dữ liệu................................... 99 Bảng 11: Một số công cụ sử dụng để xây dựng bản đồ dữ liệu .................. 120 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Lĩnh vực mà nội dung chính bài viết đề cập ................................. 68 Biểu đồ 2: Nguồn dữ liệu mà tác giả bài viết khai thác trong báo chí dữ liệu 69 Biểu đồ 3: Phạm vi mà dữ liệu đề cập đến trong bài viết ............................... 74 Biểu đồ 4: Hiểu biết của công chúng về bài báo chí dữ liệu (%).................... 79 Biểu đồ 5: Tỷ lệ công chúng đọc bài báo chí dữ liệu (%)............................... 79 Biểu đồ 6: Loại tác phẩm được công chúng ưa thích (%) .............................. 81 Biểu đồ 7: Biểu diễn xu hướng hình thức của báo chí .................................... 88 Biểu đồ 8: So sánh mức độ phân tích dữ liệu của tác giả trong bài viết giữa ba tờ báo ................................................................................................................... 92 Biểu đồ 9: Xu hướng số lượng bài theo đối tượng phản ánh .......................... 93 Biểu đồ 10: Cách thức đọc bài báo chí dữ liệu của công chúng (%) .............. 99 Biểu đồ 11: Loại dữ liệu công chúng mong muốn trong bài báo chí dữ liệu (%) . 100
  7. v DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tỷ lệ lưu lượng truy cập của công chúng trên các màn hình ............. 21 Hình 2: Tỷ lệ lưu lượng truy cập theo công cụ tìm kiếm/ mạng xã hội .......... 22 Hình 3: Giao diện báo Beritagar ..................................................................... 30 Hình 4: Tác phẩm báo chí dữ liệu đầu tiên trên thế giới trên tờ, Manchester Guardian, 5.5.1821 .......................................................................................... 37 Hình 5: Quy trình sản xuất tác phẩm báo chí dữ liệu (báo The Guardian) ..... 46 Hình 6: Bài “Số liệu ngân sách đặt trong bối cảnh: có bao nhiêu tầu ngầm bị thâm hụt”, The Guardian .......................................................................................... 56 Hình 7: Mô hình toà soạn của báo VnExpress.net .......................................... 63 Hình 8: Kiểu trình bày dữ liệu thiên về đồ hoạ trên Vietnamplus và VnExpress. ......................................................................................................................... 67 Hình 9: Kiểu trình bày thiên về chữ trên báo Vietnamnet. ............................. 67 Hình 10: Bài báo Vietnamese female politicians’ battle to the top: what makes it extra hard (VnExpress.net).............................................................................. 76 Hình 11: Bài báo Nhựa sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong bao lâu? (Vietnamplus) ......................................................................................................................... 77 Hình 12: Tác Mô hình toà soạn có bộ máy sản xuất báo chí dữ liệu tại Thông tấn xã Việt Nam ................................................................................................... 82 Hình 13: Bộ máy nhân sự nhóm sản xuất báo chí đa phương tiện. ................ 82 Hình 14: Tác phẩm “Kinh tế Việt Nam sau 35 năm đổi mới” thể hiện xu hướng dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn và biểu diễn theo ý đồ có sự phân tích sâu. ......................................................................................................................... 89 Hình 15: Mô hình toà soạn có chức năng sản xuất báo chí dữ liệu ................ 116 Hình 16: Mô hình bộ máy sản xuất tác phẩm báo chí dữ liệu trong toà soạn. 117 Hình 17: Bản đồ trong bài “Đường đi của sóng thần sau động đất tại thành phố ở Indonesia” (VnExpress ngày 3/10/2018). ....................................................... 143 Hình 18: Bản đồ trong bài “Tham vọng hồi sinh Con đường Tơ lụa của Trung Quốc” (VnExpress ngày 13/05/2017). ............................................................ 144 Hình 19: Đồ họa nhiếp ảnh trong bài “Bằng chứng Messi vĩ đại hơn Ronaldo” (Vietnamnet 18/11/2017). ............................................................................... 144 Hình 20: Đồ họa so sánh trong bài “VinFast Lux SA, Fortuner, Everest - cuộc chiến SUV 7 chỗ mới” (VnExpress ngày 23/11/2018). .................................. 145
  8. vi Hình 21: Dữ liệu đồ họa liệt kê, danh sách trong bài “7 dịch vụ y tế về HIV/AIDS được bảo hiểm y tế chi trả” (Vietnamplus ngày 29/11/2018) ......................... 146 Hình 22: Đồ họa hình ảnh trong bài “Những kỷ lục trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ năm 2018” (Vietnamplus ngày 9/11/2018). ..................... 146 Hình 23: Đồ họa theo tiến trình thời gian bài báo “Nghị quyết 18, 19 TW6 Khóa 12: Ý Đảng, lòng Dân” (Vietnamplus ngày 25/10/2018). .............................. 147 Hình 24: Đồ họa dữ liệu thể hiện trình tự thời gian trong bài “Amazon thành công ty nghìn tỷ USD thứ hai thế giới” (Vietnamplus ngày 5/9/2018) ................... 148 Hình 25: Đồ họa dữ liệu chỉ cách bài báo “Cảnh sát giao thông hướng dẫn xi nhan đúng cách” (VnExpress ngày 15/7/2017) ....................................................... 148 Hình 26: Đồ họa dữ liệu mô tả “Quá trình chạy thận diễn ra như thế nào?” (VnExpress ngày 30/05/2017)......................................................................... 149 Hình 27: Đồ họa dữ liệu chỉ cách bài báo “Những việc cần làm khi xảy ra cháy nổ” (Vietnamplus ngày 4/10/2018) ................................................................. 150 Hình 28: Bài “11 tháng có hơn 7.600 người chết vì tai nạn giao thông” (Vietnamplus ngày 30/11/2017) ...................................................................... 151 Hình 29: Biểu đồ cột trong bài “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt ở mức ổn định” (Vietnamplus ngày 14/9/2018) .............................................................. 153 Hình 30: Infographic trong bài “So sánh thời lượng pin iPhone Xs, Xs Max và Xr” (VnExpress.net ngày 14/9/2018) ..................................................................... 154 Hình 31: Biểu đồ hỗn hợp trong bài viết “Lợi nhuận quý 3 của Samsung đạt mức cao kỷ lục” (Vietnamplus ngày 03/11/2017) .................................................. 155 Hình 32: Biểu đồ hỗn hợp bài viết “Infographic: VN-China relations in review” (Vietnamnet ngày 12/5/2017) ......................................................................... 156 Hình 33: Đồ họa so sánh bài “So sánh cặp limousine chống đạn của Tổng thống Mỹ và Nga” (Vietnamnet ngày 11/11/2017)................................................... 157 Hình 34: Bài báo dữ liệu tổng hợp “Sơn Trà - bán đảo độc nhất vô nhị ở Việt Nam” (VnExpress ngày 19/05/2017)......................................................................... 159
  9. vii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ DỮ LIỆU ...........17 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG BÁO CHÍ DỮ LIỆU Ở VIỆT NAM ..........................................36 1.1. Lịch sử báo chí dữ liệu ............................................................................. 36 1.2. Xu hướng và xu hướng phát triển của báo chí ......................................... 40 1.3. Báo chí dữ liệu ......................................................................................... 43 1.4. Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu .................................................. 54 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ DỮ LIỆU..................................................................................................62 2.1. Giới thiệu ba tờ báo trong diện khảo sát .................................................. 62 2.2. Mô tả mẫu khảo sát .................................................................................. 65 2.3. Sự thể hiện của báo chí dữ liệu trên các báo ............................................ 66 2.4. Phương thức sản xuất báo chí dữ liệu ...................................................... 74 2.5. Khảo sát công chúng báo chí dữ liệu tại Việt Nam ................................. 77 2.6. Nhận diện các xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ........................... 81 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XU HƯỚNG BÁO CHÍ DỮ LIỆU TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................105 3.1. Những mâu thuẫn trong thực tế vận động, phát triển của báo chí dữ liệu .... 105 3.2. Một số chính sách tác động đến xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu .... 110 3.3. Một số giải pháp phát triển các xu hướng của báo chí dữ liệu ................ 114 KẾT LUẬN ..................................................................................................................128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong gần một thế kỷ vận động của lịch sử báo chí cách mạng, nhiều xu hướng ra đời, mang đến sự thay đổi, phát triển không ngừng của báo chí Việt Nam. Dưới các tác động của môi trường kinh tế - xã hội và quá trình toàn cầu hoá, ngày nay xu hướng của báo chí diễn ra nhanh chóng và gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhờ công nghệ kỹ thuật, báo chí Việt Nam hội nhập nhanh chóng với báo chí toàn cầu, đồng thời thực hiện sứ mệnh là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng, phổ biến kiến thức, định hướng dư luận, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong tiến trình phát triển của công nghệ báo chí, báo chí dữ liệu là hướng đi tất yếu, không chỉ bởi đây là xu hướng phát triển mới của báo chí mà còn vì những ưu điểm của nó đối với việc phản ánh thông tin dữ liệu lớn, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu phân tích và dự báo. Lịch sử báo chí dữ liệu phát triển sớm nhất ở các nước phương Tây, khởi nguồn từ báo chí dựa vào máy tính (hay báo chí có máy tính hỗ trợ), thể hiện ở các tác phẩm báo chí điều tra, báo chí phân tích sự kiện. “Báo chí dữ liệu vốn dĩ là một hiện tượng được định hướng bởi công nghệ, bằng chứng là về cơ bản, nó là sản phẩm phụ của việc kích hoạt các luồng và giao dịch thông tin trong môi trường kỹ thuật số (Coddington 2015 )…” (Gynnild 2014, 727). Khái niệm này được đưa ra trong nghiên cứu: “Báo chí dữ liệu vượt ra ngoài Quyết định luận công nghệ” (Data Journalism Beyond Technological Determinism) của Mathias- Felipe de-Lima-Santos và Lucia Mesquita, 2021, nhà xuất bản Informa UK Limited. Qua nghiên cứu và theo dõi, có thể nhận thấy, khi xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn thảm hoạ… báo chí dữ liệu là loại được tận dụng nhiều nhất để chuyển tải thông điệp. Nhờ có khả năng thể hiện, tương tác và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin minh bạch, chính xác của công chúng, báo chí dữ liệu mở ra triển vọng phát triển kinh tế báo chí như bán các gói dữ liệu chuyên biệt, gia tăng không gian và tần suất cho quảng cáo...
  11. 2 Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu trên thế giới song hành với xu hướng phát triển của công nghệ báo chí truyền thông. Sự xuất hiện của các báo cáo dữ liệu mở, các siêu máy tính, mạng Internet… cũng như hàng loạt công cụ phân tích dữ liệu và hình ảnh hoá dữ liệu là xúc tác khiến báo chí phát triển mạnh mẽ. Đến nay, báo chí dữ liệu có những chuyên mục riêng và hỗ trợ gia tăng kinh tế toà soạn. Mỗi tác phẩm báo chí dữ liệu thường được coi là một dự án sản xuất mà kết quả có thể là một siêu tác phẩm báo chí được thiết kế và phát triển riêng biệt so với bộ mã (code) chung của toà soạn. Xu hướng chung của báo chí dữ liệu, đi từ việc chỉ chú trọng vào con số và biểu bảng, đến nay, loại báo chí này có thể phản ánh hầu hết các lĩnh vực đời sống bằng các câu chuyện đa phương tiện giàu dữ liệu, thể hiện đa kênh, đa hình thức và có thể tương tác đa chiều với công chúng. Thậm chí, báo chí dữ liệu đang tiến tới xu hướng được dùng cho các dự báo tương lai dựa trên phân tích quá trình và các quy luật tự nhiên, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu sự phát triển của loại báo chí này trên thế giới và Việt Nam, có thể nhận thấy rõ các xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu dựa vào các điều kiện về kinh tế, công nghệ của toà soạn, trình độ của người làm báo, các hỗ trợ về chính sách, quản lý, nguồn dữ liệu và nhu cầu, khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí. Báo chí dữ liệu có thể được xuất bản trên các loại hình báo in, báo hình và báo mạng điện tử, tuy nhiên, với đặc trưng về công nghệ tương tác (interactive technology) và thể hiện hình ảnh (visualization), loại hình báo mạng điện tử phát huy được nhiều nhất ưu thế của báo chí dữ liệu. Như vậy, khi nghiên cứu về xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu, các tác giả thường lấy dẫn chứng từ các tác phẩm trên báo mạng điện tử. Hiện nay ở nước ta, việc đánh giá vai trò của báo chí dữ liệu và xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu trong sự phát triển chung của báo chí có những thuận lợi và khó khăn, hạn chế nhất định. Để nghiên cứu bản xuất của xu hướng báo chí dữ liệu, cần thiết có những khái niệm, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, từ đó, quy chiếu vào thực trạng báo chí để có căn cứ giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên. Đồng thời, do báo chí dữ liệu ở Việt Nam có lịch sử tương đối ngắn, nên phương
  12. 3 pháp nghiên cứu lịch đại (thường áp dụng cho các đề tài nghiên cứu về xu hướng phát triển), khó áp dụng. Thay vào đó, tác giả có những nghiên cứu so sánh (Việt Nam - thế giới, quá khứ - hiện tại, lát cắt - tiến trình…), để từ đó tìm ra xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam. Dựa trên lý luận và thực tiễn báo chí học trong vài năm gần đây, có thể thấy, báo chí dữ liệu đã được thực hành khá nhiều ở một số cơ quan báo chí lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo điện tử Vietnamnet, báo điện tử VnExpress, báo điện tử Tri thức trực tuyến (Zing.vn)… Nhiều hội thảo, khoá học, sinh hoạt nghiên cứu chuyên đề… về báo chí dữ liệu cũng đã được tổ chức ở các trường đại học, học viện đào tạo về báo chí - truyền thông. Tuy vậy, thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam. Từ những phân tích nêu trên, đặt ra yêu cầu cần thiết có một công trình nghiên cứu toàn diện nhằm định vị báo chí dữ liệu trong nền báo chí hiện đại và tận dụng xu hướng phát triển của nó nhằm phục vụ đời sống xã hội. Bằng cách thực hiện đề tài luận án: “Xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam” (Khảo sát báo Vietnamnet, Vietnamplus, VnExpress năm 2017, 2018), nghiên cứu sinh hy vọng có thể phần nào giải quyết các vấn đề trên, mang lại giá trị lý luận và thực tiễn cho báo chí học Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án dựa vào khảo sát, đánh giá quá trình vận động của báo chí dữ liệu trong 2 năm (2017-2018) trên cơ sở phân tích các mẫu đã chọn, nhằm phát hiện ra các xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết, luận án nghiên cứu, khảo sát hiện trạng báo chí dữ liệu tại Việt Nam hiện nay thông qua phân tích nội dung, hình thức, phương thức sản xuất, đặc điểm, nhu cầu của công chúng, … của báo chí dữ liệu tại Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án nhận diện các xu hướng trên cơ sở thống kê, so sánh báo chí dữ liệu tại các thời điểm trong quá trình phát triển của
  13. 4 nó và có liên hệ với các tác phẩm nước ngoài. Đồng thời, phát hiện những mâu thuẫn trong nội tại phát triển của báo chí dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu. Từ đó, luận án dự báo xu hướng phát triển mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu trong tương lai tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án có những nhiệm vụ sau: Luận án nghiên cứu hệ thống tài liệu lý thuyết nhằm tìm ra những điểm phù hợp với tình hình báo chí Việt Nam để vận dụng xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về báo chí dữ liệu; làm cơ sở cho việc nghiên cứu xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu. Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí dữ liệu tại các tòa soạn, tác phẩm báo chí, nguồn nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ tác nghiệp…, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và khả năng phát triển của hình thức báo chí này hiện nay. Từ việc phân tích, đánh giá đặc điểm, nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí dữ liệu, khảo sát và phân tích cách thức sản xuất…, lập mô hình báo chí báo chí dữ liệu tại Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở các kết quả khảo sát, tác giả phân tích xu thế phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam, khuyến nghị, một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của báo chí dữ liệu trong giai đoạn mới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí dữ liệu và xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu là gì? Câu hỏi 2: Báo chí dữ liệu thể hiện trên báo chí như thế nào và xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu được nhận diện ra sao?
  14. 5 Câu hỏi 3: Những mâu thuẫn trong quá trình vận động, phát triển của báo chí dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của báo chí dữ liệu là gì? Câu hỏi 4: Từ thực tiễn báo chí dữ liệu, giải pháp phát triển các xu hướng tích cực của báo chí dữ liệu ở Việt Nam là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án có đối tượng nghiên cứu là xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam. Xu hướng báo chí dữ liệu không chỉ đóng khung trong hoạt động sản xuất báo chí mà còn là sự nhìn nhận toàn diện về vai trò và xu hướng sử dụng dữ liệu trong đời sống báo chí... 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án đặt mục tiêu nghiên cứu toàn cảnh báo chí dữ liệu và xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu tại Việt Nam, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu giới hạn trên 3 tờ báo mạng điện tử là VnExpress.net, Vietnamplus.vn và Vietnamnet.vn trong giai đoạn 02 năm (2017-2018). Báo chí dữ liệu có thể được xuất bản trên nhiều loại hình báo chí, tuy nhiên, loại hình thể hiện đầy đủ đặc điểm của báo chí dữ liệu nhất là báo mạng điện tử, vì vậy, cả 3 tờ báo trong diện khảo sát đều là báo mạng điện tử. Về xu hướng phát triển, thông qua khảo sát thử, tác giả cũng nhận thấy báo chí dữ liệu có những xu hướng rõ nét trên báo mạng điện tử, thể hiện sự phong phú trên các tờ báo mạng khác nhau, trong khi đó, trên truyền hình và báo giấy, xu hướng phát triển ít hơn về số lượng cũng như đặc điểm nhận diện. Tổng số bài báo chí dữ liệu được khảo sát trên 03 tờ báo được chọn là 1.072 bài, trong đó trên VnExpress.net là 436 bài; Vietnamplus.vn là 436 bài; và Vietnamnet.vn là 200 bài. Ba tờ báo trong diện khảo sát đều là những cơ quan báo chí cấp Trung ương, trong đó, báo Vietnamnet.vn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, báo VnExpress.net trực thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Vietnamplus có cơ quan chủ quản là Thông tấn xã Việt Nam.
  15. 6 Thời gian khảo sát tập trung nhất từ tháng 01/2017 đến hết tháng 12/2018. Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, Luận án có mở rộng phạm vi nghiên cứu các giai đoạn trước và sau đó để so sánh và đưa ra kết luận về xu hướng nếu cần thiết. Việc lựa chọn phạm vi khảo sát như trên đáp ứng các tiêu chí: i- các tờ báo có tác phẩm báo chí dữ liệu. ii- các cơ quan báo chí có đội ngũ nhân sự và công nghệ sản xuất báo chí dữ liệu. iii-thời gian 2 năm từ 2017 - 2018 phù hợp với quá trình làm luận án và cũng là thời gian diễn ra nhiều sự phát triển, thay đổi của báo chí Việt Nam, trong đó có sự hình thành xu hướng báo chí dữ liệu ở Việt Nam. Về công chúng báo chí, luận án khảo sát công chúng báo chí qua hình thức trực tuyến (online) tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 150 phiếu, Huế 100 phiếu. Tổng số phiếu phát đi: 400, tổng số phiếu thu về: 313. Lý do lựa chọn 3 địa phương này để khảo sát vì đây là các địa phương đại diện cho 3 vùng (Bắc - Trung - Nam), có dấu ấn riêng biệt của vùng miền, có các trung tâm đào tạo báo chí hàng đầu và cũng có những cơ quan báo chí tiêu biểu. Đây cũng là những địa điểm tập trung đông dân cư, có lượng công chúng báo chí đông đảo, có điều kiện tiếp cận với công nghệ và dữ liệu, trong đó có báo chí dữ liệu. Khảo sát công chúng báo chí ở 3 địa phương trên cho cáo nhìn khá toàn diện về công báo chí dữ liệu tại Việt Nam. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thực hiện luận án là: Xu hướng báo chí dữ liệu là gì? Xu hướng phát triển và ảnh hưởng của báo chí dữ liệu đến báo chí, tòa soạn và công chúng Việt Nam ra sao? Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Báo chí dữ liệu tại Việt Nam phát triển do xu hướng phát triển báo chí dữ liệu chung trên thế giới, tuy nhiên báo chí dữ liệu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển về số lượng, chất lượng, khả năng sáng tạo đột phá…
  16. 7 Giả thuyết 2: Báo chí dữ liệu có xu hướng tạo thế mạnh mới trong cạnh tranh, giúp báo chí có lại công chúng nhờ những đặc trưng của mình như: tính trực quan, sinh động, sự hấp dẫn, đa phương tiện và khách quan, dễ tra cứu, ghi nhớ. Giả thuyết 3: Báo chí đang đứng trước đòi hỏi cần thay đổi về mô hình theo hướng công nghệ hóa, đặc biệt cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận công nghệ, báo chí dữ liệu là một cơ hội khiến báo chí thay đổi theo hướng này với sự trợ giúp của công nghệ hình ảnh và công nghệ phần mềm. Giả thuyết 4: Việc nghiên cứu xu hướng báo chí dữ liệu sẽ mang lại nguồn tài liệu hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan báo chí về hoạt động quản lý, hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển báo chí nói chung, báo chí dữ liệu và báo chí ứng dụng công nghệ nói riêng. Giả thuyết 5: Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của báo chí dữ liệu để loại báo chí này phát huy được tối đa thế mạnh và có xu hướng phát triển tương xứng với vị thế và quy luật như trên thế giới như giải pháp về chính sách, về đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp công nghệ, giải pháp nguồn dữ liệu… 5.2. Khung phân tích Trên cơ sở lý luận và thực tiễn với các lý thuyết tiếp cận, hệ thống lý thuyết và các khái niệm công cụ, khung phân tích của luận án là: Phân tích báo chí dữ liệu tại Việt Nam là phân tích quá trình sản xuất báo chí dữ liệu thông qua quy trình sản xuất trong toà soạn, phân tích các tác phẩm báo chí dữ liệu thể hiện qua hình thức, nội dung, phân tích công chúng báo chí dữ liệu thông qua khả năng, nhu cầu tiếp nhận, tương tác thông qua khảo sát nội dung, hình thức của các tác phẩm báo chí dữ liệu; phân tích công chúng, bộ máy, quy trình, phương thức sản xuất và phân phối báo chí dữ liệu, từ đó phát hiện xu hướng báo chí dữ liệu ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí dữ liệu trong tương lai. Phân tích xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu là phân tích các yếu tố tác động đến báo chí dữ liệu, những mâu thuẫn trong sự phát triển của báo chí dữ liệu, sự thay đổi, vận động của các tác phẩm, quy trình sản xuất, bộ máy nhân sự toà
  17. 8 soạn, tư duy quản lý, công chúng báo chí… của báo chí dữ liệu thông qua các giai đoạn, thời điểm khác nhau, có so sánh về cả không gian (trong nước, ngoài nước), thời gian. BÁO CHÍ DỮ LIỆU - Xu hướng - Môi trường Điều kiện Nội dung và phát triển của xã hội kinh tế - hình thức BCDL - Điều kiện công nghệ thể hiện của - Dự báo xu kinh tế của toà soạn BCDL hướng mới - Chủ của BCDL trương, Trình độ, kỹ Phương - Giải pháp chính sách năng quản thức sản nâng cao hiệu về báo chí lý toà soạn xuất BCDL quả xu hướng truyền thông BCDL - Khoa học, Năng lực Hiệu quả, công nghệ, chuyên môn tác động của dữ liệu của đội ngũ BCDL nhà báo Sơ đồ 1: Khung phân tích của Luận án Trong khung phân tích trên, các biến số cụ thể như sau: - Các biến số độc lập: Điều kiện công nghệ, kinh tế của tờ báo; Trình độ, kỹ năng, tư duy của đội ngũ quản lý báo chí và người làm báo. - Biến số kiểm soát: Môi trường, chính sách truyền thông, sự tiến bộ của khoa học, công nghệ. - Biến số phụ thuộc: Nội dung và hình thức của báo chí dữ liệu; Phương thức sản xuất báo chí dữ liệu; Công chúng báo chí dữ liệu. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận - Phương pháp luận chung: Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
  18. 9 sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí - truyền thông... để xem xét thực trạng ảnh hưởng của xu hướng báo chí dữ liệu đối với công chúng Việt Nam được đặt trong mối quan hệ toàn diện giữa các phương diện trong đời sống (môi trường, bối cảnh, chủ trương, đường lối chính sách quản lý, phát triển báo chí truyền thông…). Quá trình nhận thức báo chí dữ liệu là quá trình từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Thông tin trên tác phẩm báo chí dữ liệu thể hiện trên các con số, hình ảnh đồ hoạ trực quan sinh động, được sắp xếp, tổ chức, thể hiện theo ý đồ của tác giả nhằm làm lộ nhiều tầng ý nghĩa, những mối liên hệ bản chất, bên trong của sự vật, sự việc. Báo chí dữ liệu hỗ trợ tư duy trừu tượng bằng các phương pháp như so sánh, phân tích và tổng hợp, phán đoán, dự báo… Vận dụng nhận thức luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án tiếp cận báo chí dữ liệu ở bản chất, khuynh hướng vận động của loại báo chí này, thể hiện trong các tác phẩm, tờ báo được khảo sát, quan điểm của các nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí và sự so sánh các tác phẩm tại các thời điểm khác nhau, không gian khác nhau. Bên cạnh đó, luận án còn nhận diện bản chất báo chí dữ liệu, các xu hướng báo chí dữ liệu thông qua phân tích các mâu thuẫn trong sự phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của nó. Luận án sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính, phân tích tài liệu, thống kê, phương pháp phân tích phương tiện truyền thông. Nghiên cứu công chúng báo chí dữ liệu cần phân tích các yếu tố về đặc điểm, nhu cầu, thói quen, những yêu cầu của công chúng. Cho nên, luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phỏng vấn Anket, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phân tích kiểm soát Ngoài lý thuyết truyền thông báo chí nền tảng, luận án cũng vận dụng những lý thuyết liên ngành như: các mô hình phân tích dữ liệu (mô tả, liên kết, dự đoán), khoa học dữ liệu, khai thác dữ liệu (data mining), dữ liệu lớn (big data); thiết kế thị giác...
  19. 10 Về phương pháp tiếp cận, luận án dự kiến sử dụng một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, kết hợp những chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí truyền thông. - Tiếp cận hệ thống: Luận án xem xét các đối tượng một cách toàn diện, trong các mối liên hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, trong luận án, báo chí dữ liệu và các thành phần của nó sẽ được nghiên cứu trong một chỉnh thể các mối quan hệ báo chí và môi trường xung quanh, các tác động qua lại một cách hệ thống để cuối cùng sẽ tìm ra quy luật vận động của báo chí dữ liệu trong đời sống báo chí Việt Nam. - Tiếp cận thực tiễn: Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận thực tiễn báo chí dữ liệu ở các cơ quan báo chí tại Việt Nam, cụ thể là một số báo điện tử. Phương pháp tiếp cận thực tiễn dựa trên nền tảng lý luận của khoa học báo chí dữ liệu, trên cơ sở thực tiễn, luận án rút ra các số liệu, căn cứ để quay về làm giàu thêm lý luận về báo chí dữ liệu. Trong quá trình nghiên cứu, xét thấy phương pháp nghiên cứu lịch đại áp dụng cho nghiên cứu xu hướng khó áp dụng triệt để ở nghiên cứu này, do báo chí dữ liệu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam chưa lâu, vì vậy, sẽ áp dụng nghiên cứu lịch đại và đồng đại, kết hợp so sánh với xu hướng báo chí dữ liệu thế giới để rút ra kết luận nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để thu thập thông tin: - Phương pháp phân tích tài liệu Luận án sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích nội dung các tư liệu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản pháp luật, các công trình khoa học, sách, bài báo... nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận báo chí điện tử và báo chí dữ liệu tại Việt Nam, từ đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài cũng như kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
  20. 11 Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về báo chí dữ liệu, nắm bắt những nội dung của các nghiên cứu đi trước. Trong quá trình phân tích tài liệu, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện các công việc cụ thể như: phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu. Bên cạnh đó, luận án vận dụng phương pháp phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu cho đề tài nghiên cứu. Trong khuôn khổ đề tài, nghiên cứu sinh đã chọn lọc, hệ thống các bài báo báo, chuyên mục. Các tài liệu được lựa chọn có nội dung nghiên cứu, phân tích, nêu thực trạng và các vấn đề của báo chí hiện đại, báo chí dữ liệu, báo chí hiển thị (journalism visualization - TA), báo điện tử… từ các nguồn nước ngoài và trong nước. Ngoài ra, luận án cũng phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, các báo cáo thống kê của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, số liệu thống kê về lưu lượng truy cập… của các cơ quan báo điện tử trong diện khảo sát. Nhìn chung, tài liệu báo chí dữ liệu ở thế giới và Việt Nam tương đối nhiều, song nội dung về xu hướng của báo chí dữ liệu còn thiếu, gây khá nhiều khó khăn cho NCS trong việc lấy căn cứ từ tài liệu trong nước để xây dựng căn cứ lý thuyết cho đề tài. - Phương pháp thống kê - so sánh Để tìm ra các xu hướng phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam, tác giả thực hiện cả hai phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận. Thống kê mô tả (Descriptive statistics được dùng để thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát thực trạng báo chí dữ liệu. Thống kê suy luận (Inferential statistics) được vận dụng nhằm ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố của báo chí dữ liệu, từ đó suy luận và dự báo các xu hướng báo chí dữ liệu từ kết quả quan sát mẫu. Đối với luận án, thống kê là phương pháp nghiên cứu quan trọng, nhằm tìm ra được những đặc điểm của báo chí dữ liệu, các yếu tố cấu thành và quá trình phát triển của báo chí dữ liệu ở Việt Nam. - Phương pháp quan sát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0