intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xây dựng thang chuẩn nồng độ glucose, HbA1c (glycohemoglobin), insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành, đánh giá mức độ biến chứng cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ

  1. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ” do Nghiên cứu sinh Trần Thị Thảo thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận án thông qua. Ủy viên Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng i
  2. LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, khoa Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, bộ môn Thú Y, các Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, chăm bồi kiến thức và hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng, Thầy Nguyễn Dương Bảo, PGS.TS. Huỳnh Kim Diệu luôn động viên, chia sẽ những tài liệu vô cùng bổ ích cũng như cho tôi những lời khuyên, những kinh nghiệm hết sức quí báu về mặt chuyên môn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành các Quý thầy, cô trong hội đồng chấm Luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể hoàn thiện hơn bản Luận án của mình. Xin chân thành cám ơn đến Ban lãnh đạo cũng như nhân viên của các phòng mạch thú y và các hộ dân nuôi chó tại thành phố Cần Thơ đã hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại bộ môn Thú Y, cũng như bệnh xá Thú Y, trường Đại học Cần thơ đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cám ơn tới gia đình, người thân yêu của tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống để tôi có thể an tâm và có thêm nghị lực hoàn thành Luận án. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Trần Thị Thảo ii
  3. TÓM TẮT Đề tài “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2017 tại thành phố Cần Thơ với mục tiêu chung là xác lập ngưỡng bình thường của nồng độ glucose, HbA1c (glycohemoglobin) và insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành, đánh giá mức độ biến chứng và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ. Xác định hàm lượng đường huyết, glycohemoglobin và insulin trên 480 con chó khỏe mạnh được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ để thiết lập ngưỡng bình thường của các chỉ số này. Phân tích Nồng độ HbA1c và hoạt lực insulin trên 20 chó tiểu đường tiền lâm sàng và 20 chó tiểu đường lâm sàng để thiết lập ngưỡng HbA1c trên chó tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình của glucose trong máu ngoại vi là 84,29 mg/dL với khoảng đối chiếu 62-108 mg/dL. Giá trị trung bình hàm lượng glucose trong huyết thanh 95,85 mg/dL với khoảng đối chiếu 70-121 mg/dL. Giá trị trung bình của HbA1c trên chó khỏe là 4,36 % và khoảng đối chiếu 2,7-6%. Giá trị trung bình của hoạt lực insulin trên chó khỏe mạnh là 12,56 µIU/mL và khoảng đối chiếu là 5-20 µIU/mL. Giá trị trung bình của hàm lượng glucose, của nồng độ HbA1c và hoạt lực insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm trọng lượng, nhóm giống, giới tính và nhóm tuổi với P>0,05. Giá trị trung bình HbA1c trên chó tiểu đường tiền lâm sàng là 5,36%, dao động trong khoảng 5,2-6,3%; trên chó tiểu đường lâm sàng có giá trị trung bình là 7,15%, dao động trong khoảng 6,4-10%; Nồng độ HbA1c khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P7 năm tuổi, nhóm chó nhỏ vóc (TL
  4. bằng máy đo huyết áp cơ (Sakura - Nhật Bản); soi đáy mắt bằng đèn soi đáy mắt Riester – Đức; Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa nước tiểu bằng giấy thử URS10 (Tập đoàn ACON Laboratories Inc, Mỹ), soi tươi cặn nước tiểu; Xét nghiệm sinh lý sinh hóa máu để theo dõi những chỉ tiêu liên quan đến chức năng thận và chức năng gan. Kết quả cho thấy, chó tiểu đường thiếu insulin và kháng insulin xuất hiện biến chứng tăng huyết áp với tỷ lệ 40,45%, đục thủy tinh thể 44,94%, nhiễm keton 38,20%, bệnh thận 35,96%, bệnh gan 42,7%. Phần lớn chó tiểu đường bị thận có urê, creatinine cao trong máu, trong nước tiểu của của chúng xuất hiện hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ sáp. Gần như 100% chó tiểu đường bị bệnh gan có hoạt lực AST và ALT cao trong máu. Trong tổng số 60 chó tiểu đường tiền lâm sàng được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 30 con. Nhóm 1 cho uống Metformin 500mg với liều khởi điểm là 5mg/kgP, nhóm 2 cho uống Diamicron 30mg (Gliclazide) với liều khởi điểm 3mg/1kgP. Tổng số 20 con chó tiểu đường lâm sàng được tiêm insulin (Mixtard 30) với liều khởi điểm 0,3 UI/kgP, 2 lần/ngày mỗi lần cách nhau 6-8 giờ. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và kiểm tra đường huyết mỗi ngày để có thể kịp thời hiệu chỉnh liều thuốc sử dụng trên từng cá thể. Thời gian theo dõi điều trị là 90 ngày. Kết quả thể hiện, trong 20 trường hợp điều trị bằng insulin có 65% kiểm soát ĐH tốt, 25% ĐH tạm ổn, 10% kiểm soát ĐH kém. Trên chó điều trị bằng Metformin 500mg có 83,33% kiểm soát ĐH tốt, 16,66% đường huyết tạm ổn. Trên chó điều trị bằng Diamicron có 90% kiểm soát tốt, 10% đường huyết tạm ổn. Từ khóa: Chó tiểu đường, HbA1c, Insulin, Thành phố Cần Thơ iv
  5. ABSTRACT A study “Canine diabetes in Can Tho city” was carried out from 10/2013 to 3/2017 in Can Tho city.The goal of study were setting the normal threshold of Glucose, glycohemoglobin (HbA1c) and insulin in dogs blood, determine endemicity, evaluate complication levels, and evaluate efficacy of treatment regime against diabetes in dogs were surveyed in Can Tho city. The section of this study was to determine levels of blood glucose, glycohemoglobin and insulin on 480 healthy dogs in Can Tho city to set the normal threshold of index. The analysis was conducted to measure the level of HbA1c and insulin in 20 preclinical diabetes and 20 clinical one to set the threshold of HbA1c in diabetes dogs. The results showed that the capillary blood glucose concentration was in the range of 62-108 mg/dL with an average of 84.29 mg/dL. The mean serum glucose concentration was 95.85 mg/dL with the range of 70-121 mg/dL. The mean HbA1c value on healthy dogs was 4.36% and the range were 2.7-6%. The mean of insulin activity in healthy dogs was 12.56 μIU/mL and the range of insulin was 5-20 μI/mL. Mean values of glucose, HbA1c and insulin activity in healthy dogs were independent of sex, age, breed and bodyweight groups (P>0.05). Average level of HbA1c in preclincal diabetes was 5.36% (5.2 – 6.3%); in clinical one 7.15% (6.4 – 10%). There was a significant difference in HbA1c in diabetic dogs and healthy dogs (P7-year-old , small dogs (weight
  6. that IDD and IRD appeared 40.45% hypertension; 44.94% cataract; 38.20% ketosis; 35.96% renal disease and 42.7% hepatitis. Most of the in the renal disease in diabetic dogs showed urea, high creatinine in blood. 100% hepatitic dogs showed a higher level of AST and ALT enzyme in the blood. Total of 60 preclinical diabetic dogs were divided into two groups for treatment. In Group 1, 30 dogs were orally administered Metformin 500mg with an initial dose of 5mg/kgP; in Group 2, 30 dogs were treated with Diamicron 30mg (Gliclazide) with an initial dose of 3mg/1kgP. Total of 20 clinical diabetic dogs were injected Mixtard 30 twice per day with 6-8 hour interval with an initial dose of 0.3 UI/kgP. Treated dogs were daily monitored for their clinical signs and blood sugar in order to provide appropriate treatment modification. Treatment regime lasted for 90 days. The results indicated that 20 cases treated with insulin showed that 65% for good outcome and 25% moderate outcome and 10% bad outcome. The cases treated with 500mg Metformin, efficacy was 83.3%, 16.6% for good outcome and moderate outcome, respectively. With dogs treated with Diamicron, efficacy was 90% with good outcome and 10% of the moderate outcome, respectively. Keyword: Diabetic dogs, HbA1c, Insulin, Cantho city. vi
  7. TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận án PGs.Ts. Trần Ngọc Bích Trần Thị Thảo vii
  8. MỤC LỤC MỤC TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................... i LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................. v TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................. vii MỤC LỤC................................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xvi Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 2.1 Khái niệm bệnh tiểu đường .................................................................................... 3 2.2 Lịch sử bệnh tiểu đường trên chó ........................................................................... 3 2.3 Sinh lý bệnh tiểu đường ......................................................................................... 4 2.3.1 Sự hấp thu và chuyển hóa glucose ...................................................................... 4 2.3.2 Sinh lý tụy nội tiết ............................................................................................... 5 2.3.3 Tác dụng của insulin ........................................................................................... 9 2.3.4 Rối loạn tiết insulin ........................................................................................... 11 2.4 Dịch tễ bệnh tiểu đường trên chó ......................................................................... 11 2.5 Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó ................................................................... 13 2.5.1 Dấu hiệu lâm sàng ............................................................................................. 13 2.5.2 Xét nghiệm ........................................................................................................ 14 2.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó ...................................................................... 18 2.6.1. Tiểu đường thiếu insulin (Insulin deficiency diabetes - IDD) ......................... 18 2.6.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 18 2.6.1.3. Cơ chế ........................................................................................................... 19 2.6.2 Tiểu đường kháng insulin (Insulin resistance diabetes-IRD)............................ 20 2.6.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 20 2.6.2.3. Cơ chế ........................................................................................................... 22 2.7 Những biến chứng của tiểu đường trên chó ......................................................... 24 viii
  9. 2.7.1 Nhiễm keton ...................................................................................................... 24 2.7.2 Đục thủy tinh thể ............................................................................................... 27 2.7.3 Bệnh lý thận tiểu đường .................................................................................... 28 2.8 Thuốc điều trị ....................................................................................................... 28 2.8.1 Thuốc uống ....................................................................................................... 29 2.9 Tiên lượng ............................................................................................................ 32 2.10 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 32 2.10.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 33 2.10.2.1 Đánh giá chức năng tế bào β ........................................................................ 33 2.10.2.2 Mô bệnh học................................................................................................. 33 2.10.2.3 Dấu hiệu miễn dịch ...................................................................................... 34 2.10.2.4 Gen di truyền ................................................................................................ 34 2.10.2.5 Điều trị ......................................................................................................... 35 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 37 3.1.1 Thời gian ........................................................................................................... 38 3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................ 38 3.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 38 3.2.1 Giống chó .......................................................................................................... 38 3.2.2 Nhóm tuổi ......................................................................................................... 39 3.2.3 Nhóm trọng lượng cơ thể .................................................................................. 39 2.2.4 Cách chọn chó khảo sát ..................................................................................... 40 3.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 41 3.4 Nội dung khảo sát ................................................................................................ 41 3.4.1 Nội dung 1 ......................................................................................................... 41 3.4.2 Nội dung 2 ......................................................................................................... 43 3.4.3 Nội dung 3 ......................................................................................................... 48 3.5 Phân tích thống kê ................................................................................................ 58 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 59 4.1 Xác định hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó khỏe......................................................................................................... 59 ix
  10. 4.1.1 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe ......................................................................... 59 4.1.2 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, insulin và HbA1c trên chó khỏe theo nhóm giống .................................................................................... 60 4.1.3 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo giới tính ................................................... 61 4.1.4 Giá trị trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trên chó khỏe theo tuổi .......................................................... 62 4.1.5 Giá trị trung bình của glucose, HbA1c và insulin trên chó khỏe theo nhóm trọng lượng ............................................................................................................ 64 4.1.6 Xác định giá trị sinh hóa glycohemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu chó tiểu đường .............................................................................................................. 65 4.1.7 So sánh giá trị trung bình của glycohemoglobin (HbA1c) trên chó khỏe và chó tiểu đường .............................................................................................................. 68 4.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở thành phố Cần Thơ (TPCT)................................................................................................................... 70 4.2.1 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua phương cách điều tra ngẫu nhiên tại hộ dân ở 9 quận huyên của TPCT .............................................................................. 71 4.2.2 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó qua điều tra ngẫu nhiên tại 4 phòng mạch thuộc đại bàn TPCT ............................................................................................... 72 4.2.3 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm giống ...................................... 72 4.2.4 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm tuổi ......................................... 73 4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo nhóm trọng lượng ............................ 74 4.2.5 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo phương thức nuôi ............................. 75 4.2.6 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo giới tính............................................ 76 4.2.7 Tình hình bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng cơ thể ................................ 77 4.2.8 Phân loại tiểu đường trên chó ........................................................................... 82 4.2.9 Tóm lại .............................................................................................................. 86 4.3 Xác định một số biến chứng trên chó tiểu đường thiếu insulin (IDD) và kháng insulin (IRD).......................................................................................................... 87 4.3.1 Tăng huyết áp trên chó tiểu đường.................................................................... 88 4.3.2 Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường............................................................... 89 4.3.3 Tiểu đường thể keton trên chó trên tiểu đường ................................................. 91 4.3.4 Bệnh thận trên chó trên tiểu đường ................................................................... 92 x
  11. 4.3.5 Bệnh gan trên chó tiểu đường ........................................................................... 99 4.3.6 Tóm lại ............................................................................................................ 104 4.4 Theo dõi hiệu quả điều trị trên chó tiểu đường trên chó .................................... 105 4.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu ...................... 105 4.4.1.3 Kết quả điều trị tiểu đường tiền lâm sàng trên chó ...................................... 109 4.4.2 Tóm lại ........................................................................................................... 110 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................... 111 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 111 5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 113 PHỤ LỤC I .............................................................................................................. 126 PHỤ LỤC II ............................................................................................................ 141 PHỤ LỤC III .......................................................................................................... 143 xi
  12. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Cấu tạo đại thể tuyến tụy của chó 6 2.2 Vi thể tuyến tụy của chó 7 2.3 Trình tự axit amin của proinsulin trên chó. 8 2.4 Quá trình sinh tổng hợp insulin của tế bào β trong đảo tụy 9 2.5 Tác dụng của insulin đến tế bào cơ và tế bào mở 10 2.6 Sơ đồ cơ chế triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường 14 2.7 Cơ chế tiểu đường thiếu insulin 20 2.8 Cơ chế tiểu đường kháng insulin 24 2.9 Cơ chế tiểu đường thể keton 26 2.10 Đục thủy tinh thể trên chó tiểu đường 27 2.11 Thuốc Diamicron 30 29 2.12 Thuốc metformin 500 30 2.13 Thuốc insulin 31 3.1 Sơ đồ nghiên cứu 37 3.2 Đục thủy tinh thể giai đoạn đầu 50 3.3 Đục thủy tinh thể giai đoạn sau 50 3.4 Dãy 5 mức hàm lượng đường trong nước tiểu 52 3.5 Dãy 5 mức hàm lượng keton trong nước tiểu 54 4.1 Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường qua điều tra tại nhà hộ dân 71 nuôi chó trong 9 quận huyện ở TPCT 4.2 Biểu đồ tỷ lệ chó bệnh tiểu đường qua điều tra tại 4 phòng 72 mạch thú y trên địa bàn TPCT 4.3 Biểu đồ tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó theo thể trạng 77 4.4 Vết thương không lành sau 7 ngày phẩu thuật cắt u vú trên chó 80 tiểu đường, giới tính cái, giống Nhật, béo phì, 8 năm tuổi 4.5 Vết thương không lành sau 7 ngày phẩu thuật cắt cắt bỏ tử cung 80 của chó tiểu đường, giới tính cái, giống Chihuahua, 6 năm tuổi. 4.6 Vết thương không lành sau nhiều ngày do trầy sướt trên chó 80 tiểu đường, giới tính đực, giống Ta, 11 năm tuổi. 4.7 Chó tiểu đường, mất nước độ 12%, giới tính cái, giống Fox, 80 8 năm tuổi. 4.8 Chó tiểu đường, giới tính cái, giống Ta (Cỏ), 10 năm tuổi mất 80 nước nghiêm trọng, hôn mê, hơi thở có mùi keton 4.9 Biểu đồ nồng glucose niệu trên chó tiểu đường lâm sàng 86 4.10 Tần suất các biến chứng trên chó tiểu đường IDD và IRD 88 xii
  13. 1.11 Mắt của chó tiểu đường, giống chó Ta, giới tính đực, 10 năm 90 tuổi, bị đục thủy tinh thể (ĐTTT) ở giai đoạn đầu 4.12 Mắt của chó tiểu đường, chó cái, giống Bắc Kinh, 9 năm tuổi, 90 bị ĐTTT giai đoạn sau 4.13 Mắt của chó đực, giống Nhật, 7 năm tuổi, ĐTTT kèm Tăng 90 huyết áp và nhiễm keton 4.14 Mắt của chó cái, giống Nhật, 8 năm tuổi,ĐTTT, tăng huyết áp 90 và suy thận 4.15 Kết quả xét nghiệm keton trên chó tiểu đường 92 4.16 Biểu mô nhu mô thận và hồng cầu trong cặn nước tiểu chó tiểu 96 đường bị bệnh thận 96 4.17 Biểu mô chuyển tiếp của bể thận trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh thận 96 4.18 Biểu mô bàng quang trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh thận Hồng cầu và bạch cầu trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị 96 4.19 bệnh thận Trụ hạt và hạt mỡ trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh 96 4.20 thận Trụ sáp trong cặn nước tiểu chó tiểu đường bị bệnh thận 96 4.20 4.22 Bạch cầu và vi khuẩn trong cặn nước tiểu trên chó tiểu đường 98 bị thận Nhiễm trùng đường tiểu trên chó tiểu đường bị thận 4.23 98 xiii
  14. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Tỷ lệ giống chó mắc bệnh tiểu đường ở Anh 12 2.2 Bảng chỉ dẫn đường huyết 15 2.3 Mối liên quan của HbA1c và bệnh tiểu đường trên người 17 3.1 Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu glucose, HbA1c và insulin trên 42 chó khỏe mạnh theo nhóm giống, giới tính, trọng lượng cơ thể và độ tuổi 3.2 Phân bố mẫu khảo sát chỉ tiêu HbA1c và insulin trên chó bệnh 43 tiểu đường 3.3 Phân bố mẫu khảo sát tại 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ 44 3.4 Phân bố mẫu khảo sát tại 4 phòng mạch thú y trên địa bàn thành 45 phố Cần Thơ 3.5 Bảng đánh giá lâm sàng điểm thể trạng 46 3.6 Phân loại bệnh tiểu đường trên chó theo cơ chế sinh bệnh 48 3.7 Phân loại mức độ huyết áp ở chó 49 3.8 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên sinh lý, sinh hóa nước tiểu 51 của chó theo tiêu chuẩn của Osborne (1999) 3.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận trên cặn nước tiểu của chó 51 theo tiêu chuẩn của Osborne (1999) 3.10 Chỉ tiêu sinh hóa máu theo dõi bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó 51 3.11 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gan 53 3.12 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thể keton 54 3.13 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 56 3.14 Quy trình theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường trên chó 57 3.15 Đánh giá hiệu quả điều trị 57 4.1 Trung bình chung của hằng số sinh hóa glucose, HbA1c và 59 insulin trên chó khỏe 4.2 Trung bình chung của glucocse, HbA1c và insulin trên chó 61 khỏe theo nhóm giống 4.3 Trung bình chung của HbA1c và insulin trên chó theo giới tính 61 4.4 Giá trị trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó 63 khỏe theo nhóm tuổi 4.5 Trung bình nồng độ hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó 64 khỏe theo nhóm trọng lượng 4.6 Trung bình hằng số glucose, HbA1c và insulin trên chó tiểu 66 đường theo nhóm hàm lượng đường huyết 4.7 Giá trị trung bình của glycosylated hemoglobin (HbA1c) trên 68 xiv
  15. chó khỏe và chó tiểu đườn 4.8 Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó được nuôi dưỡng ở TPCT 70 4.9 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm giống 73 4.10 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm tuổi 73 4.11 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo nhóm trọng lượng 75 4.12 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo phương thức nuôi 75 4.13 Tỷ lệ chó tiểu bệnh tiểu đường theo giới tính 76 4.14 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó tiểu đường 79 4.15 Tỷ lệ chó tiểu đường tiền lâm sàng và tiểu đương lâm sàng 82 4.16 Tỷ lệ chó tiểu tiểu đường theo cơ chế sinh bệnh 83 4.17 Tỷ lệ chỉ tiêu sinh hóa máu và trên chó tiểu đường lâm sàng 84 4.18 Tỷ lệ chó cao huyết áp trên tiểu đường thiếu insulin và kháng 88 insulin 4.19 Tỷ lệ chó đục thủy tinh thể trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 88 đường kháng insulin 4.20 Tỷ lệ tiểu đường thể keoton trên chó trên tiểu đường thiếu 91 insulin và tiểu đường kháng insulin 4.21 Tỷ lệ bệnh thận trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 92 đường kháng insulin 4.22 Tỷ lệ một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu trên chó bệnh 93 thận tiểu đường 4.23 Tần suất xuất hiện các loại tế bào, trụ niệu nằm ngoài mức sinh 95 lý trên chó tiểu đường thiếu insulin và tiểu đường kháng insulin 4.24 Tỷ lệ chó với bệnh lý thận tiểu đường có chỉ tiêu sinh lý, sinh 97 hóa máu nằm ngoài mức sinh lý bình thường 4.25 Tỷ lệ bệnh gan trên chó trên tiểu đường thiếu insulin và tiểu 100 đường kháng insulin 4.26 Tần suất các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó tiểu đường 101 mắc bệnh gan 4.27 Đặc điểm của chó tiểu đường lâm sàng trước điều trị 106 4.28 Hiệu quả điều trị chó tiểu đường lâm sàng 107 4.29 Nồng độ đường huyết và HbA1c thay đổi sau 90 ngày điều trị 108 4.30 Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tiền lâm sàng 109 xv
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên chữ Nghĩa tiếng Việt AAHA American Animal Hospital Hiệp hội bệnh viện thú y Association Mỹ ACVIM American College of Veterinary Nội khoa thú y – Mỹ Internal Medicine ADA American Diabetes Association Hiệp hội tiểu đường Mỹ ADP Adenosine diphosphate ATP Adenosine triphosphate BCS Body condition score Chỉ số cơ thể BGCS Blood Gulch Chronicles CTLA4 cytotoxic T-lymphocyte- Tế bào lympho T gây độc associated protein 4 CT1D Connective tissue diseasse Bệnh mô tiên kết DLA Dog leukocyte antigen Kháng thể tự miễn trên chó DKA Diabetic ketoacidosis Tiểu đường thể keton DRB1 Dopamine receptor B1 Thụ thể Dopamine B1 DNA Deoxyribonucleic acid FOXP3 Forkhead box FFA Free fatty acid, a fatty acid Mỡ tự do GHB Glycosylated hemoglobin Hemoglobin bị glycol hóa HATT Huyết áp tâm thu HbA1c Hemoglobin A1c Huyết cầu tố A1c IDD Insulin deficiency diabetes Tiểu đường thiếu insulin IRD Insulin resistance diabetes Tiểu đường kháng insulin IL-1β Interleukin-1 beta IDF International Diabetes Federation Liên đoàn bệnh tiểu đường Quốc tế ICA Islet cell Antibody Kháng thể tế bào đảo tụy JVIM Journal of Veterinary Internal Tạp chí Nội khoa Thú y Medicine NADH Nicotinamide adenine dinucleotide NADP Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate NIDDM Non insulin-dependent diabetes Tiểu đường không phụ mellitus thuộc insulin NGSP National Glycohemoglobin Chương trình chuẩn hóa Standardization Program glycohemoglobin Quốc gia PAI-1 Plasminogen activator inhibitor-1 Chất ức chế hoạt hóa inhibitor-1 SNPS Single Nucleotide Polymorphism Đa hình nucleotitide đơn TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử khối u TPN Triphosphopyridine nucleotide URS 10 Urine reagient strip 10 Que thử nước tiểu 10 WHO World Organation Tổ chức y tế thế giới xvi
  17. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Bệnh tiểu đường trên chó đã được mô tả trong y tế thú y lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 150 năm (1861) dưới dạng bệnh cảnh tiểu đường type 1, các bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh bằng cách nếm nước tiểu của chó bệnh và phát hiện vị ngọt trong nước tiểu. Từ đó, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều nghi vấn về nguyên nhân của căn bệnh. Cho đến năm 1893, Minkowski và Mirning đã tiến hành thí nghiệm cắt bỏ tuyến tụy của chó, tiếp tục theo dõi lâm sàng; tác giả đã khẳng định tiểu đường trên chó có liên quan đến tuyến tụy. Thời kỳ này cũng được mệnh danh là thời kỳ “kỷ nguyên khám phá insulin”. Năm 1921, Banting và Best đã chiết xuất thành công insulin và được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh tiểu đường trên nhân y và thú y (Minkowski, 1929). Từ những cơ sở trên kết hợp với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ, các nhà nghiên cứu thú y đã kết luận rằng bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm bệnh nội tiết. Nguyên nhân của bệnh là do thiếu hụt insulin nhiều hoặc ít thường đi kèm với tăng đề kháng insulin ở các mức độ khác nhau làm tăng đường huyết, tăng đường niệu gây nhiều biến chứng cấp và mãn tính (Catchpole et al., 2008; Watson, 2010; David, 2011) và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con thú, sức khỏe, tinh thần cũng như kinh tế gia đình của người nuôi. Tiểu đường trên chó là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh rối loạn chuyển hóa và gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây nhất là ở những quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển (Louis, 2012). Cần Thơ là thành phố lớn của Miền Tây Nam bộ - trực thuộc Trung ương đang phát triển đổi mới và đô thị hóa. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu nuôi thú cưng giải trí cũng tăng theo và chó là loài động vật được lựa chọn hàng đầu vì chúng có thính và khứu giác nhanh nhẹn, tinh khôn và nhất là tính trung thành cao. Nếu trước đây người ta nuôi chó để giữ nhà, bắt chuột thì ngày nay người xem chó như là thành viên trong gia đình, chúng làm bạn với người già neo đơn, với trẻ em hoặc chúng được huấn luyện trở thành chiến sĩ thực hiện các vai trò nghiệp vụ. Ngoài ra, người ta còn nuôi chó để làm thú cảnh để kinh doanh và thể hiện đẳng cấp, phần lớn những giống chó này được du nhập từ nước ngoài có ngoại hình và bộ lông đẹp mắt. Từ đó, số lượng và chủng loại chó ở Cần Thơ gia tăng đáng kể. Thực tế, tổng đàn chó của Cần Thơ từ 36.467 con trong năm 2013 tăng lên 42.084 con trong năm 1
  18. 2014 (Chi cục Thú y Cần Thơ, 2014). Song song với sự gia tăng đó thì tình hình bệnh tật của chúng cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là căn bệnh tiểu đường trên đàn chó nuôi. Việc quản lý cũng như phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tiểu đường trên chó có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng các biến chứng nặng nề là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y hiện nay. Tuy nhiên chưa có môt nghiên cứu nào để đánh giá tần suất lưu hành, các yếu tố nguy cơ, các tác hại của bệnh và những phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh tiểu đường trên quần thể chó ở thành phố Cần Thơ. Với mong muốn thông qua nghiên cứu này, sẽ có chiến lược tư vấn về bảo vệ sức khỏe cho đàn chó nuôi nhằm giúp giảm thiểu số chó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường để từng bước giảm thiểu các biến chứng, giúp người nuôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần giảm bớt “gánh nặng bệnh tật” do hậu quả của bệnh tiểu đường trên chó gây ra cho người chăn nuôi. Từ đó, đề tài: “Bệnh tiểu đường trên chó tại các quận huyện thành phố cần Thơ” được tiến hành. 1.2 Mục tiêu chung của đề tài Xây dựng thang chuẩn nồng độ glucose, HbA1c (glycohemoglobin), insulin trong máu chó, xác định tần suất lưu hành, đánh giá mức độ biến chứng cũng như hiệu quả kiểm soát đường huyết bệnh tiểu đường trên đàn chó được nuôi dưỡng tại Thành phố Cần Thơ. 1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu đầu tiên ở Việt Nam về bệnh tiểu đường trên chó, từ đó hỗ trợ tích cực cho các nhà thú y trong công tác chẩn đoán, tiên lượng và điều trị, đồng thời làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu sau. 1.4 Điểm mới của luận án Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống bệnh tiểu đường trên chó đang được nuôi rộng rãi ở thành phố Cần Thơ. Từ đó, xây dựng được thang chuẩn glucose, HbA1c, insulin trong máu chó, xác định các triệu chứng lâm sàng, phân loại, xác định các biến chứng và chọn phác đồ phù hợp điều trị chó bệnh tiểu đường. 2
  19. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện là tăng đường huyết mãn tính do hậu quả của việc thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và trong quá trình hoạt động của insulin (WHO, 1999). Theo AAHA (2010), bệnh tiểu đường trên chó là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng đường huyết, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mãn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính của quá trình chuyển hóa carbohydrate do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Hầu hết các trường hợp tự phát bệnh tiểu đường xảy ra ở chó trung niên và lớn tuổi. Tỷ lệ chó cái mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi chó đực và bệnh xảy ra trên tất cả các giống chó nhưng xảy ra thường hơn trên một số giống chó nhỏ con như: Poodles Miniature, Dachshunds, Schnauzers và Cairn Terrier (The Merck, 2010). 2.2 Lịch sử bệnh tiểu đường trên chó Tiểu đường tự phát trên chó đã được mô tả sớm nhất vào năm 1861. Trong năm này có hai báo cáo, một là báo cáo của Leblanc (1861), tác giả phát hiện 1 chó 15 tuổi, giống Petit Griffon; một báo cáo khác của Thiernesse (1861), tác giả báo cáo một con chó giống Sighthound, 6 năm tuổi bị bệnh tiểu đường. Trong giai đoạn này, để chẩn đoán được bệnh tiểu đường trên chó, bác sĩ thú y đã nếm thử nước tiểu của con chó bệnh tiểu đường và phát hiện vị ngọt. Khoảng hơn 30 năm sau, vào năm 1892, Frohner đã báo cáo có 5 trường hợp chó mắc bệnh tiểu đường, tác giả đã ước tính tần số chó mắc bệnh tiểu đường là 1:10.000 con chó trong bệnh viện thú y của tác giả (Fall, 2009). Một năm sau đó, vào năm1893, hai tác giả Minkowski và Mering đã thực hiện thí nghiệm bằng cách hủy bỏ tuyến tụy của con chó và theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chúng. Kết quả là cả 2 tác giả đều phát hiện ra rằng tuyến tụy có liên quan đến bệnh tiểu đường và lúc này được mệnh danh là thời kỳ “kỷ nguyên khám phá insulin”. Thừa kế thành tựu khoa học trên, vào năm 1921, Banting 3
  20. và Best đã chiết xuất thành công insulin và được ứng dụng rộng rãi trong công tác điều trị bệnh tiểu đường trong nhân y và thú y (Minkowski, 1929). Một khoảng thời gian dài không thấy xuất hiện những báo cáo về bệnh tiểu đường trên chó. Mãi cho đến năm 1960 thì Krook (1960) và Wilkinson (1960) đã báo cáo về bệnh tiểu đường trên chó có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh và Thụy Điển, cả 2 tác giả cho rằng tiểu đường xảy ra chủ yếu ở chó lớn tuổi và chó cái mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần chó đực. Campbell (1958) và Wilkinson (1960) cũng kết luận phần lớn chó cái có đường huyết tăng cao trong thời kỳ động dục, tác giả đề nghị thiến chó cái là biện pháp hữu hiệu giảm tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó cái. Trong một nghiên cứu khác của Wilkinson (1960), tác giả xác định có năm giống chó mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ cao bao gồm Dachshund, Spaniel, Poodle, Fox Terrier và Cairn Terrier. Tuy nhiên, vào năm 1975, Foster đã báo cáo với một kết quả đối lập, tác giả cho rằng tỷ lệ bệnh tiểu đường trên chó hầu như không phụ thuộc vào giới tính. Đây cũng là một vấn đề để chúng ta cần nghiên cứu và thảo luận. Một mốc lịch sử quan trọng trong bệnh lý tiểu đường trên chó là sự khám phá hormone progesterone gây tăng trưởng tuyến vú có liên quan đến bệnh tiểu đường; khám phá này do Eigenmann (1983) và Selman (1994) công bố. Kéo dài suốt một thập niên, bệnh tiểu đường trên chó được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn về nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, có khá nhiều nghiên cứu được công bố chủ yếu tập trung vào tự kháng thể DLA và công nghệ gen (Kennedy, 2006; Short, 2007; Davison, 2008; Short, 2012). 2.3 Sinh lý bệnh tiểu đường 2.3.1 Sự hấp thu và chuyển hóa glucose Glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho các mô để duy trì sự sống trên động vật. Cơ thể hấp thụ glucose theo 2 con đường, hấp thu trực tiếp từ nguồn thức ăn được ăn vào và hấp thu gián tiếp từ các acid amin thông qua quá trình tân tạo glucose. Lượng glucose được tiêu thụ hàng ngày chủ yếu cung cấp cho các hoạt động của não bộ (75%) thông qua con đường hiếu khí. Phần còn lại (25%) cung cấp cho các hoạt động của hồng cầu, cơ xương và cơ tim. Khi lượng glucose trong máu tăng lên thì nó được tích lũy ở gan dưới dạng glycogen và là chất dự trữ chính của đường trong máu, một phần dự trữ trong cơ, một phần trong thận và ruột, glycogen ở cơ gấp 2 lần ở thận. Khi cơ 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2