Luận án Tiến sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội
lượt xem 21
download
Nội dung của luận án bao gồm: hệ thống hóa cơ sở lý luận, các lý thuyết gốc về tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế; nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- PH¹M THÞ Mü LINH C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN TU¢N THñ THUÕ CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM: NGHI£N CøU TR¦êNG HîP THµNH PHè Hµ NéI luËn ¸n tiÕn sÜ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG Hµ Néi, N¡M 2019
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- PH¹M THÞ Mü LINH C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN TU¢N THñ THUÕ CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM: NGHI£N CøU TR¦êNG HîP THµNH PHè Hµ NéI Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng M· sè: 9340201 luËn ¸n tiÕn sÜ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG 2. TS. HOÀNG THỊ MINH CHÂU Hµ Néi, N¡M 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày......tháng......năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Mỹ Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên tác giả xin được gửi đến các thầy cô giáo Viện Ngân hàng Tài chính của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn nhiệt tình tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tập thể sư phạm Viện Đào tạo Sau đại học, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành được luận án. Đặc biệt, tác giả muốn dành tình cảm và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai giảng viên hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Dương và TS. Hoàng Thị Minh Châu đã luôn sát cánh bên tác giả, có những hỗ trợ, định hướng nghiên cứu và tư duy khoa học rõ ràng trong những năm tháng tác giả thực hiện nghiên cứu này. Để hoàn thành luận án, không thể thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, của các doanh nghiệp, của các thầy cô giáo trong trường, sự hỗ trợ của bạn bè, người thân đã cổ vũ và tạo động lực để tác giả vượt qua khó khăn. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho gia đình thân yêu đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành Luận án. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Phạm Thị Mỹ Linh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... ix GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 1 1. Giới thiệu về luận án ........................................................................................... 1 2. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu........................................................... 2 3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2 3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 5.1. Nghiên cứu tại bàn ............................................................................................ 4 5.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 4 5.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 4 5.4. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 4 Kết luận phần giới thiệu chung ................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam................................................................ 7 1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 10 1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế ....................................................... 11 1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế ................................................ 14 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế..................................................... 20 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 25 Kết luận chương 1.................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. ........................................................................................................ 27 2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 27 2.2. Phân loại tuân thủ thuế .................................................................................. 30 2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế................. 33 2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng .............................................................. 33 2.3.2. Lý thuyết triển vọng ................................................................................... 34
- iv 2.3.3. Thuyết kỳ vọng........................................................................................... 35 2.3.4. Lý thuyết răn đe ......................................................................................... 36 2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý ....................................................................... 36 2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT))........... 39 3.3.7. Lý thuyết Người đại diện ............................................................................. 39 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 40 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................... 42 Kết luận chương 2.................................................................................................... 50 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................ 51 3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 51 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................... 51 3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 52 3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính........ 54 3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 56 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng ................................................................... 56 3.2.2. Thang đo các biến ........................................................................................ 57 3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 63 3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức ................................................................. 64 Kết luận chương 3.................................................................................................... 65 CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................... 66 4.1. Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu ...................... 66 4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................................................................................................. 75 4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................................. 75 4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế ............ 76 4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế ................................................................. 78 4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. ........................................ 89 4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu............................ 92 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ............................. 93 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 97
- v 4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế....................................................................................... 103 4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập .......................... 113 4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 118 Kết luận chương 4.................................................................................................. 134 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT ........................................................ 135 5.1. Một số kiến nghị ........................................................................................... 135 5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ............................................................ 135 5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế ............................................................... 137 5.2. Các đóng góp của luận án ............................................................................ 144 5.3. Các hạn chế của luận án............................................................................... 146 5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 147 Kết luận chương 5.................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 150 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung CCT Cơ quan thuế CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp GTGT Gía trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh TC-DN Tổ chức – Doanh nghiệp TP Thành phố TTHC Thủ tục hành chính VPC Văn phòng cục VPHC Vi phạm hành chính
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt định nghĩa các biến ................................................................... 41 Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 49 Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................... 55 Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng............................................... 56 Bảng 3.3: Bảng tóm tắt các thang đo ...................................................................... 61 Bảng 4.1: Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát .................................... 66 Bảng 4.2: Bảng thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............ 76 Bảng 4.3: Bảng thống kê công tác tuyên truyền năm 2014, 2015, 2016, 2017 ........ 79 Bảng 4.4: Bảng thống kê công tác hỗ trợ DN năm 2014, 2015, 2016, 2017 ............ 80 Bảng 4.5: Đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế ................................ 82 Bảng 4.6: Đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế............................... 84 Bảng 4.7: Đánh giá tuân thủ báo cáo của người nộp thuế ....................................... 86 Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế bắt buộc . 93 Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 93 Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Khả năng bị kiểm tra ... 94 Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Xử phạt ........................ 95 Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Danh tiếng ................... 95 Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Chuẩn mực xã hội ........ 96 Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Đạo đức thuế................ 96 Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Khả năng bị kiểm tra ....... 97 Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Xử phạt ........................... 98 Bảng 4.17: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Chuẩn mực xã hội ........... 98 Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Đạo đức thuế ................... 99 Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Danh tiếng ....................... 99 Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ bắt buộc .......... 100 Bảng 4.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ tự nguyện........ 100 Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Tuân thủ thuế ................ 101 Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến ....................... 101 Bảng 4.24: Kết quả tải về các nhân tố sau khi xoay các ma trận ............................. 102 Bảng 4.25: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc ... 103 Bảng 4.26: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện ..... 104 Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế tự nguyện . 104 Bảng 4.28: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế bắt buộc . 105 Bảng 4.29: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 105 Bảng 4.30: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 105 Bảng 4.31: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 106 Bảng 4.32: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 106
- viii Bảng 4.33: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 106 Bảng 4.34: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107 Bảng 4.35: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107 Bảng 4.36: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 107 Bảng 4.37: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 108 Bảng 4.38: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 108 Bảng 4.39: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 109 Bảng 4.40: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 110 Bảng 4.41: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111 Bảng 4.42: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 111 Bảng 4.43: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112 Bảng 4.44: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA .... 112 Bảng 4.45: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn .... 113 Bảng 4.46: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau khi móc nối e3 và e5 ............................................................................ 114 Bảng 4.47: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn sau khi móc nối e3 và e5 ...................................................................... 115 Bảng 4.48: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn sau khi móc nối e2 và e4 ...................................................................... 117 Bảng 4.49: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau khi móc nối e2 và e4 ............................................................................ 117 Bảng 4.50: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 118 Bảng 4.51: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 120 Bảng 4.52: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn cuả toàn bộ các biến trong mô hình ...................................................... 120 Bảng 4.53: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 121 Bảng 4.54: Bảng các trọng số hồi quy .................................................................... 123 Bảng 4.55: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 125 Bảng 4.56: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) 127 Bảng 4.57: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc .... 129 Bảng 4.58: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện .. 129 Bảng 4.59: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130 Bảng 4.60: Bảng phân tích hiện tượng đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu ....... 130 Bảng 4.61: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA 130 Bảng 4.62: Bảng phân tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua phân tích ANOVA.... 131 Bảng 4.63: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế... 131 Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) ..... 133
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ: Biểu đồ 4.1: Ý kiến của người nộp thuế về chính sách thuế ....................................... 68 Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế .......................... 69 Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế .......................... 70 Biểu đồ 4.4: Đánh giá các hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm thuế................ 71 Biểu đồ 4.5 : Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế..... 72 Biểu đồ 4.6: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .......... 73 Biểu đồ 4.7: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế với công chức thuế ................. 74 Hình vẽ: Hình 1.1. Mô hình tuân thủ thuế của Strumpel ........................................................... 16 Hình 1.2: Mô hình Tài chính Tư lợi ........................................................................... 18 Hình 1.3: Mô hình Fischer mở rộng ........................................................................... 18 Hình 1.4: Mô hình hiểu biết về thuế ........................................................................... 19 Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) ................................................ 37 Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................ 38 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 41 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính ............................................ 55 Hình 4.1: Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mô hình ................................... 116 Hình 4.2: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (lần 1) ............................... 118 Hình 4.3: Mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (mô hình đã chuẩn hóa) .... 119 Hình 4.4: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................ 122 Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định ............................................................ 126 Hình 4.6: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu ................ 132
- 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Giới thiệu về luận án Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội gồm 170 trang bao gồm lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, hình, chữ viết tắt, giới thiệu chung về luận án, nội dung của luận án và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của luận án bao gồm 5 chương, trong đó: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Chương 3: Thiết kế nghiên cứu; Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và phân tích dữ liệu nghiên cứu; Chương 5: Kiến nghị và tổng kết. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Phương pháp nghiên cứu chính là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định lượng với kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với nghiên cứu trên mẫu lớn kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp làm tăng tuân thủ thuế của người nộp thuế. 2. Sự cần thiết của đề tài Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phân phối lại của cải, thu nhập trong xã hội. Xu thế chung của ngành thuế các nước trên thế giới đều muốn cải thiện mối quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang quan hệ “bạn đồng hành” cùng thực hiện nhiệm vụ chung cho Nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành thuế Việt Nam đã có những thay đổi về phương thức và cách thức tổ chức thu thuế, từ cơ chế tổ chức thu thuế theo hình thức “thông báo thuế” đến cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về kê khai, nộp thuế. Cơ chế tự tính, tự khai thuế vốn được coi là cơ chế quản lý thuế tiên tiến được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ thuế tốt cùng với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các gian lận của người nộp thuế, cơ chế tự khai, tự nộp sẽ không phát huy hiệu quả ngược lại còn làm thất thoát số tiền thu thuế của ngân sách Nhà nước. Nhiều quốc gia hiện nay hướng vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Mục đích của của chiến lược này là tìm ra các nhân tố có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thu thuế hiệu quả đặc biệt tập trung
- 2 tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Hà Nội vừa là thủ đô, vừa là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước. Theo số liệu từ Vietnam Report, mặc dù xếp thứ hai về số lượng doanh nghiệp sau TP. Hồ Chí Minh trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất nhưng tỷ lệ nộp thuế của các doanh nghiệp tại Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh và chiếm gần 40% trong bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Trong 3 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tại Hà Nội không ngừng tăng lên. Theo Tổng số liệu từ cục thống kê thành phố Hà Nội, năm 2017, Hà Nội có 24.545 doanh nghiệp thành lập mới, nhiều đứng thứ 2 cả nước. Ước tính, năm 2018, Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành lập mới cho 25.742 doanh nghiệp nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 255.280 doanh nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lí thuế là nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan quản lý thuế Hà Nội. Mặt khác, thông qua hình thức phỏng vấn các chuyên gia và qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy Hà Nội, ngoài việc là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc đều có chi nhánh, công ty con, cơ sở trực thuộc hoặc văn phòng đại diện tại thủ đô Hà Nội. Cũng thông qua phỏng vấn sâu tác giả ghi nhận, các đơn vị trong cùng hệ thống, cùng đơn vị thường có hành vi nộp thuế, tuân thủ thuế như nhau. Điều này khiến cho mẫu nghiên cứu của tác giả tại Hà Nội mang tính đại diện cao. Nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được thực hiện nhiều nhưng chiều tác động và mức độ ảnh hưởng còn chưa thống nhất, có sự khác biệt ở từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể. Tại Việt Nam, nghiên cứu về tuân thủ thuế có sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp phương pháp định lượng còn chưa nhiều. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở
- 3 kết quả nghiên cứu, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế nhằm tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế. 3.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các lý thuyết gốc về tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. (2) Nghiên cứu ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. (3) Thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu trên mẫu nghiên cứu, kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố với nhân tố tuân thủ thế trong nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt với các nghiên cứu tại các nền kinh tế đã phát triển. (4) Gợi ý một số đề xuất giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật thuế. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau: - Tuân thủ thuế là gì? Các hướng tiếp cận nghiên cứu tuân thủ thuế? Các lý thuyết gốc và các nhân tố trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt buộc, tuân thủ thuế và mức độ ảnh hưởng? - Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội? - Những khuyến nghị nào cho các nhà hoạch định chính sách thuế và cơ quan thuế nhằm tăng cường hành vi tuân thủ thuế đặc biệt tập trung vào tăng cường tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế, xử phạt, chuẩn mực xã hội, danh tiếng doanh nghiệp, đạo đức thuế, sở hữu, tuân thủ tự nguyện, tuân thủ bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tại bàn Từ việc tổng quan nghiên cứu và thông qua nghiên cứu trên một số các trang web có uy tín như https://scholar.google.com.vn/, http://search.proquest.com/, http://www.sciencedirect.com … Trong mỗi nghiên cứu, tác giả tìm hiểu các nội dung như: Cơ sở lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu, các nhân tố trong nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những thành tựu và những hạn chế của nghiên cứu; tổng kết các hướng nghiên cứu chính về tuân thủ thuế trên thế giới, các lý thuyết gốc được sử dụng trong các nghiên cứu từ đó nêu được khoảng trống nghiên cứu, xây dựng hướng nghiên cứu của đề tài, làm rõ các khái niệm của nhân tố tuân thủ thuế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sơ bộ. 5.2. Nghiên cứu định tính Dựa vào mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước trên, tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia tư vấn xây dựng chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và những doanh nghiệp đang thực hiện các nghĩa vụ thuế để đánh giá sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, đưa ra ý kiến nên thêm hoặc bỏ nhân tố nào cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Kết quả của bước này sẽ giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo của các biến làm cho chúng có độ tin cậy và giá trị hội tụ cao hơn. Phỏng vấn người nộp thuế để tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hiện nay theo đánh giá của người nộp thuế 5.3. Nghiên cứu định lượng Sử dụng bảng hỏi được xây dựng từ tổng quan và các bước nghiên cứu trước để tiến hành thu thập số liệu trên diện rộng với quy mô mẫu lớn, kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu. Một số các công cụ nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng như: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích hồi quy đa biến; Phân tích phương sai; Phân tích sợ bộ dữ liệu bằng phân tích nhân tố EFA; Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khẳng định CFA và Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 5.4. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
- 5 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: Khái quát các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, các hướng nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu đã được áp dụng. Từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Đưa ra các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, trốn thuế, tránh thuế. Nêu các cách phân loại thuế, các lý thuyết gốc được sử dụng trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế. Xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Chương 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU: Trình bày thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế và từ nhận định của người nộp thuế. Trên cơ sở phân tích số liệu sơ cấp thu thập được từ khảo sát, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích số liệu định lượng qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để đánh giá mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu, kết hợp với phân tích dữ liệu định tính để trả lời cho các giả thuyết và đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT: Trên cơ sở số liệu nghiên cứu, luận án đã chứng minh các giả thuyết và đưa ra những bình luận làm cơ sở cho những vận dụng thực tế. Bên cạnh đó, luận án còn gợi ý những đề xuất giúp tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế.
- 6 Kết luận phần giới thiệu chung Nội dung chính của phần giới thiệu chung nói lên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án. Quy trình nghiên cứu của luận án, cấu trúc của luận án cũng như tóm tắt điểm đóng góp mới của luận án được trình bày ở chương 1 để người đọc có thể theo dõi một cách rõ ràng và logic cho vấn đề nghiên cứu.
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tuân thủ thuế. Trong luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội), NCS Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã nghiên cứu tuân thủ thuế dựa trên lý thuyết về hành vi tuân thủ của Braithwaite. Theo Braithwaite, hành vi tuân thủ được chia thành 4 cấp độ là từ chối, miễn cưỡng, chấp nhận, cam kết. Từ lý thuyết trên, tác giả đã nghiên cứu tổng quát hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và chia hành vi tuân thủ thuế thành hai xu hướng tuân thủ thuế rõ rệt. Xu hướng thứ nhất là xu hướng tích cực. Xu hướng thứ hai là xu hướng tiêu cực và chủ yếu là miễn cưỡng tuân thủ. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có hành vi tự nguyện tuân thủ thuế. Khi nghiên cứu nhân tố quy mô doanh nghiệp với tuân thủ thuế, tác giả nhận thấy có sự ảnh hưởng thuận chiều của 2 nhân tố này. Những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ (dưới 10 lao động và vốn dưới 1 tỷ đồng) chủ yếu là miễn cưỡng tuân thủ thuế với tỷ lệ 67%, chỉ 20% là tuân thủ nghĩa vụ thuế; 4,7% là “ cam kết” còn mức độ “từ chối” là lớn hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi quy mô tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng tuân thủ tích cực và giảm dần xu hướng tuân thủ tiêu cực. Theo quy mô lao động có trên 44% doanh nghiệp từ 10-200 lao động ở cấp độ chấp nhận, cấp độ miễn cưỡng giảm xuống 37%. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn (>200 lao động và vốn >10 tỷ đồng) tình trạng tuân thủ thuế cải thiện hơn. Có đến 25% số doanh nghiệp này cam kết hợp tác với cơ quan thuế, thậm chí còn thay mặt cơ quan thuế để khuyến khích đối tượng nộp thuế khác. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố loại hình doanh nghiệp với nhân tố tuân thủ thuế tác giả đã thấy rằng các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện hành vi tuân thủ thuế tích cực. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và các công ty cổ phần thường có xu hướng tuân thủ tiêu cực. Trong bài báo nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân - Xét trên khía cạnh nộp thuế đúng hạn của TS. Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân đăng trên Tạp chí Công Nghệ & Ngân hàng (2012) tác giả đã dựa trên mô hình của Mohd và Ahmad (2011) từ đó thay đổi, bổ sung một số biến đo lường nhằm giải thích chặt chẽ mức độ ảnh hưởng của các biến đó tác động đến mô hình. Tác giả bài báo sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến tính nghiên cứu trên mẫu là 170 doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh để chứng minh sự
- 8 liên quan giữa biến phụ thuộc là khả năng nộp thuế đúng hạn của doanh nghiệp, các biến độc lập là doanh thu, nợ, tổng tài sản. Từ mô hình trên tác giả đã thấy lợi nhuận trước thuế (EBT) có quan hệ ngược chiều với hành vi nộp thuế đúng hạn và ngược với kỳ vọng của mô hình nghiên cứu. Nhân tố tổng thuế phải nộp có quan hệ ngược chiều với hành vi nộp thuế đúng hạn. Kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của Friedland và các tác giả (1987) về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế về khía cạnh trốn thuế thu nhập. Nhân tố ngành nghề cũng có quan hệ ngược chiều với hành vi tuân thủ thuế. Phần lớn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại hàng hóa được mua đi, bán lại là chính, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hàng hóa trong và ngoài nước, việc chạy đua theo doanh thu và lợi nhuận trong tình hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, sự khó khăn trong việc huy động vốn trong các ngân hàng, lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp tương đối cao hơn mức phạt nộp chậm tiền thuế vào NSNN, áp lực thanh toán đối với các khoản phải trả đúng hạn như lãi vay, thanh toán cho người bán, hàng tồn kho...là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước cụ thể là việc nộp thuế đúng hạn, đôi khi chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, phương pháp hồi quy đa biến tác giả sử dụng trong nghiên cứu mới chỉ ra được có sự tác động một chiều của các biến độc lập với biến phụ thuộc, chưa chỉ ra được sự tác động ở chiều ngược lại, chưa tính toán được sai số đo lường, tính toán được các biến tiềm ẩn và biến quan sát một cách rõ ràng. Nghiên cứu “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế” của tác giả Đặng Thị Bạch Vân (2014) trên tạp chí Phát triển và Hội nhập đã tóm tắt một cách sơ nét nhất các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế của người nộp thuế, tổng quan một số nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ chưa thực hiện kiểm định liệu các nhân tố có tác động đến tuân thủ thuế hay không. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” của Phan thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) trên tạp chí Tài chính xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP HCM. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố độc lập tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm (1) cấu trúc hệ thống thuế; (2) đặc điểm doanh nghiệp; (3) chất lượng quản trị công; (4) chất lượng dịch vụ thuế; (5) ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; (6) các chuẩn mực xã hội; (7) các yếu tố kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất chính sách thuế nhằm tăng cường tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
- 9 Trong luận án tiến sĩ “Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam” của Lèng Hoàng Minh 2017 tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, đối chiếu, phân tích, đánh giá… để chỉ đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đó. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam thời gian tới và các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện thành công các giải pháp đó. Trong bài báo: Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo sát và một số kiến nghị của ThS Nguyễn Hoàng và PGS, TS Đào Thị Phương Liên đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển (2013), từ kết quả khảo sát trên 200 doanh nghiệp, tác giả đã thống kê mẫu, đánh giá nhân tố và đưa ra kiến nghị với doanh nghiệp, với người nộp thuế và cơ quan thuế. Điểm hạn chế của bài báo là phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ dừng ở thống kê mô tả, từ đó đưa ra nhận định và đề xuất giải pháp. Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Bùi Ngọc Toản (2017) trên Tạp chí khoa học - Đại học Huế sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích mô hình hồi quy bội nhằm nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc đưa thêm yếu tố mới này và có ý nghĩa thống kê đã tạo nên điểm mới của bài nghiên cứu so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nhìn chung, các nghiên cứu về tuân thủ thuế tại Việt Nam trước đây chưa nghiên cứu một cách tổng thể các nhóm nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế tại Việt Nam. Đa số các nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Việt Nam trước đây chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, mô tả, chưa đưa ra được các bằng chứng khoa học về xu hướng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế còn chưa nhiều. Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây chỉ hạn chế trên một phạm vi một quận, một huyện hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp, chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trên phạm vi rộng. Nhân tố danh tiếng doanh nghiệp cũng là nhân tố được đề cập rất hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy, mối quan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn ngành Công an nhân dân
186 p | 98 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu một số phản ứng hạt nhân cần thiết cho thiên văn học
30 p | 228 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
199 p | 110 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nâng cao chất lượng thiết bị thực nghiệm và triển khai nghiên cứu cấu trúc hạt nhân Ti, V và Ni
147 p | 130 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 125 | 15
-
Luận án Tiến sĩ: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển
155 p | 116 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Hệ nhân tử trong phạm trù phân bậc
116 p | 107 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ
164 p | 49 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu, xây dựng hệ thiết bị thu nhận và xử lý số liệu dựa trên kỹ thuật DPS qua ứng dụng FPGA phục vụ nghiên cứu vật lý
26 p | 142 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nâng cao chất lượng thiết bị thực nghiệm và triển khai nghiên cứu cấu trúc hạt nhân Ti, V và Ni
12 p | 125 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 36 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của cá nhân đối với thay đổi tổ chức
202 p | 31 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 118 | 5
-
Thông tin tóm tắt về những kết quả mới của luận án tiến sĩ: Hệ nhân tử trong phạm trù phân bậc
2 p | 58 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn