intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lí luận, phương pháp và công nghệ dạy học: Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Lí luận, phương pháp và công nghệ dạy học "Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến" trình bày các nội dung chính sau: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về học tập cá nhân hóa, luận án đề xuất xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học (người học) trong môi trường trực tuyến, qua đó nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho người học (điểm số, điểm kiểm tra).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lí luận, phương pháp và công nghệ dạy học: Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HÒA HUY XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM HÀ NỘI - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HÒA HUY XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Việt Anh 2. TS. Tôn Quang Cường NGHIÊN CỨU SINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nguyễn Hòa Huy PGS.TS. Nguyễn Việt Anh TS. Tôn Quang Cường XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án này được thực hiện khách quan, trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo được thực hiện đúng quy định. Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn thực hiện khoa học của Luận án đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục đồng ý cho phép. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Hòa Huy
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sư phạm, Khoa Công nghệ Giáo dục cùng các thầy, cô tham gia giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Việt Anh và TS. Tôn Quang Cường, những người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án. Xin trân trọng gửi tới các Thầy Cô Ban Giám đốc, Phòng Đánh giá và Công nhận chất lượng giáo dục và đồng nghiệp tại Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội lời cảm ơn vì đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên cùng các bạn sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học đã tham gia phỏng vấn, thảo luận nhóm, khảo sát thử nghiệm và các bạn sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm với những ý kiến đóng góp và chia sẻ quan trọng cho Luận án. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm chân thành nhất tới Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn đồng hành, giúp sức, động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tiếp thêm động lực để tôi có thể hoàn thành Luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Hòa Huy
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ I DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN ............................................................ III DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN ............................................................... V MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Giả thuyết khoa học .............................................................................................................. 4 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................ 6 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 6 7. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................... 8 8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 41 1.3. Kết luận Chương 1 ........................................................................................................... 62 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN .....................................................................................................................64 2.1. Phương pháp tự động xác định phong cách học tập ..................................................... 64 2.2. Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập .............................. 79 2.3. Phát triển module phần mềm thử nghiệm mô hình ...................................................... 87 2.4. Kết luận Chương 2 ........................................................................................................... 99 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN .....................................................100 3.1. Đánh giá thông qua Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất ............... 100
  6. 3.2. Đánh giá thông qua phương pháp chuyên gia ............................................................. 116 3.3. Đánh giá thông qua Thực nghiệm sư phạm ................................................................ 124 3.4. Kết luận Chương 3 ......................................................................................................... 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................138 1. Kết luận .............................................................................................................................. 138 2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ....................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143 PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................164 Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến người học .................................................................... 164 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến giảng viên ....................................................................... 167 Phụ lục 3: Đề cương học phần nhập môn công nghệ giáo dục ......................................... 171 Phụ lục 4: Đề cương học phần ứng dụng ICT trong giáo dục .......................................... 176 Phụ lục 5: Phiếu tham khảo ý kiến người học .................................................................... 181 Phụ lục 6: Phiếu xin ý kiến chuyên gia ............................................................................... 184 Phụ lục 7: Tích hợp với hệ thống LMS moodle ................................................................. 187 Phụ lục 8: Bài kiểm tra học phần nhập môn công nghệ giáo dục..................................... 205 Phụ lục 9: Bài kiểm tra học phần ứng dụng ICT trong giáo dục ...................................... 206
  7. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin CSGD Cơ sở giáo dục ĐC Đối chứng GDĐT Giáo dục và Đào tạo HTCNH Học tập cá nhân hóa PCHT Phong cách học tập PPDH Phương pháp dạy học SL Số lượng TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm 2. Tiếng Anh Felder-Silverman learning FSLSM Phong cách học tập FSLSM style model Information and ICT communications Công nghệ thông tin và truyền thông technology The Instructional IMS Measurement Systems Global Global Learning Hiệp hội Học tập toàn cầu về Hệ thống Learning Consortium suggested đo lường giảng dạy của Mỹ Consortium Learning Activity Metrics- USA Một thuật toán phân loại học có giám sát, không tham số, sử dụng độ gần để KNN The K-nearest neighbors phân loại hoặc dự đoán về việc nhóm một điểm dữ liệu riêng lẻ
  8. ii The Kolb Learning Style Kolb Phong cách học tập Kolb Inventory Learning Management LMS Hệ thống quản lý học tập System Organization for Economic OECD Cooperation and Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Development PL Personalized Learning Học tập cá nhân hóa Personalized Learning Học tập cá nhân hóa dựa trên phong PLBLS base Learning Styles cách học tập SVM Support Vector Machines Máy vectơ hỗ trợ Unified Theory of Mô hình chấp nhận và sử dụng công UTAUT Acceptance and Use of nghệ hợp nhất Technology VARK The VARK Inventory Phong cách học tập Vark Một thuật toán máy học dựa trên cây eXtreme Gradient XGBoost quyết định, sử dụng phương pháp độ Boosting dốc tăng cường
  9. iii DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1. Hoạt động học tập và hành vi học tập trong môi trường e-learning ................. 67 Bảng 2.2: Ánh xạ hoạt động học tập với hành vi của người học ........................................ 68 Bảng 2.3: Phong cách học tập của từng cụm ........................................................................ 75 Bảng 2.4: Kết quả so sánh Silhouette Score giữa các thuật toán phân cụm khác nhau . 76 Bảng 2.5: Kết quả phân loại khi k = 3 ................................................................................... 77 Bảng 2.6: Kết quả phân loại khi k = 4 ................................................................................... 77 Bảng 2.7: Kết quả phân loại khi k = 5 ................................................................................... 77 Bảng 2.8: Thống kê những hoạt động trên hệ thống LMS Moodle ................................... 86 Bảng 2.9: Các chức năng được phát triển và tích hợp vào hệ thống LMS Moodle.......... 89 Bảng 2.10: Kiểm thử các chức năng hệ thống...................................................................... 94 Bảng 3.1: Phiếu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận và sử dụng Hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập ........................................ 106 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Độ tin cậy thang đo ............................................................. 109 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến....................................................................... 109 Bảng 3.4: Kết quả của R2 và Q2 ........................................................................................... 110 Bảng 3.5: Kết quả giá trị f 2 và mức độ ảnh hưởng ............................................................ 111 Bảng 3.6: Kết quả tác động trực tiếp của các mối quan hệ ............................................... 111 Bảng 3.7: Kết quả tác động gián tiếp của các nhân tố ....................................................... 113 Bảng 3.8: Thống kê trình độ và giới tính của các chuyên gia ........................................... 116 Bảng 3.9: Mô tả kết quả độ tin cậy ...................................................................................... 119 Bảng 3.10: Tương quan Pearson.......................................................................................... 120 Bảng 3.11: Đánh giá tính dễ dùng và hữu dụng của hệ thống .......................................... 123 sau quá trình triển khai thực tế ............................................................................................. 123 Bảng 3.12: Thông tin về lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) ......................... 124 Bảng 3.13: Mẫu bảng thống kê bài kiểm tra ....................................................................... 126 Bảng 3.14: Thống kê kết quả kiểm tra đầu vào học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp EDT2001 2 và lớp EDT2001 3 ..................................................................................... 129
  10. iv Bảng 3.15: Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp TN EDT2001 2 và ĐC EDT2001 3 .............................................................................. 130 Bảng 3.16: Tổng hợp một số tham số đặc trưng của bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp TN EDT2001 2 và ĐC EDT2001 3 .................................. 131 Bảng 3.17: Thống kê kết quả kiểm tra đầu vào học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2 ....................................................................... 133 Bảng 3.18: Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2 .............................................................................. 134 Bảng 3.19: Tổng hợp một số tham số đặc trưng của bài kiểm tra đầu ra Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2.............................................. 135
  11. v DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Trang Hình 1.1. Mô hình phong cách học tập Kolb ....................................................................... 26 Hình 1.2. Mô hình phong cách học tập VARK ................................................................... 26 Hình 2.1. Hồ sơ số liệu IMS ................................................................................................... 65 Hình 2.2. Khung đo lường học tập quốc gia ......................................................................... 66 Hình 2.3: Quy trình hoạt động xác định phong cách học tập.............................................. 71 Hình 2.4. Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến ..................................................................................................................... 79 Hình 2.5. Mô đun xác định phong cách học tập ................................................................... 91 Hình 2.6. Hệ thống LMS Moodle tích hợp mô đun hỗ trợ học tập cá nhân hóa............... 92 Hình 2.7. Cơ sở dữ liệu lưu trữ phong cách học tập được tự động tạo mới ...................... 93 Hình 2.8. Hình ảnh phân quyền truy cập bài giảng theo “phong cách học tập” ............... 96 Hình 2.9. Hiển thị tài liệu tương ứng với người học có phong cách học tập tương ứng97 Hình 2.10. Danh sách người học trong một khóa học với phong cách học tập ................ 97 Hình 2.11. Phân tích dữ liệu ................................................................................................... 98 Hình 2.12. Thống kê tương tác của người dùng với hệ thống ............................................ 98 Hình 3.1. Mô hình UTAUT đánh giá đề xuất .................................................................... 104 Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập ........................................................................................................ 121 Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá tính khả thi của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập ................................................................................................................ 122 Hình 3.4: Đồ thị tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục ......................................................................................................................... 132 Hình 3.5: Phân loại kết quả trong bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục .................................................................................................................................. 132 Hình 3.6: Đồ thị tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục .................................................................................................................................. 136
  12. vi Hình 3.7: Phân loại kết quả trong bài kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục ........................................................................................................................................... 136
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, dạy học trực tuyến (e-Learning) hỗ trợ sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạch học tập; giúp giảng viên cập nhật nội dung dạy học thường xuyên và có thể theo dõi được mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên thông qua hệ thống đánh giá tự động; cung cấp các công cụ hỗ trợ công tác quản lý học tập một cách dễ dàng. Dạy học trực tuyến được hiểu là tiến trình dạy học hiệu quả được tạo ra bởi sự phối hợp, kết nối nội dung dạy học với sự hỗ trợ và dịch vụ được số hóa [1]. Cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị điện tử thông minh, dạy học trực tuyến đang được phát triển mạnh mẽ và tác động tích cực đến dạy học nói chung và dạy học trong hệ thống Giáo dục đại học nói riêng. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này, tạo ra nhu cầu cấp thiết về các giải pháp học tập trực tuyến hiệu quả và linh hoạt hơn. Với sự đa dạng về nhu cầu học tập hiện nay của sinh viên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, dạy học trực tuyến có thể được xem là giải pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng dạy học và khả năng đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của từng cá nhân sinh viên. Học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến dần trở thành một xu thế tất yếu bởi tính ưu việt của mô hình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công trong học tập của mỗi sinh viên bằng cách xác định trước tiên nhu cầu học tập, sở thích và nguyện vọng của từng sinh viên, sau đó cung cấp trải nghiệm học tập được tùy chỉnh ở mức độ phù hợp hơn cho mỗi cá nhân. Theo Patrick và đồng nghiệp (2013): “Học tập được cá nhân hóa là việc học tập phù hợp với điểm mạnh, nhu cầu và sở thích của mỗi người học - bao gồm cả việc cho phép người học có tiếng nói và sự lựa chọn về cái gì, như thế nào, khi nào và ở đâu - để cung cấp sự linh hoạt và hỗ trợ để đảm bảo thông thạo các tiêu chuẩn cao nhất có thể” [2]. Để đạt được mục tiêu này, trường học, giảng viên, cố vấn học tập và các chuyên gia giáo dục có thể sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau, từ việc vun đắp mối
  14. 2 quan hệ bền vững và đáng tin cậy giữa sinh viên và giảng viên đến sửa đổi các bài tập và chiến lược giảng dạy trong lớp học để thiết kế lại phù hợp với sinh viên. Điều này phù hợp với bản chất học là tự giác, đảo bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân, xây dựng giá trị tiêu biểu của con người trong cuộc đời. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các phong cách học tập khác nhau của người học đã nhận được sự quan tâm đáng kể và điều quan trọng là các nhà giáo dục phải biết và sử dụng phương pháp tốt nhất có thể để giúp người học học tập thành công. Tác giả David A. Kolb (2014) đã công bố công trình nổi bật về học tập dựa trên trải nghiệm với tựa đề “Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development”. Trong nghiên cứu này, ông chính thức giới thiệu lý thuyết học tập dựa trên trải nghiệm, đồng thời đề xuất một mô hình học tập ứng dụng trong môi trường giáo dục. Theo Kolb, “Học tập là một quá trình trong đó kiến thức được hình thành thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm” [3]. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập chính là mục tiêu cốt lõi của hoạt động giảng dạy. Việc xác định phong cách học tập rất quan trọng vì nó giúp cải thiện hiệu suất học tập, tăng cường động lực, tăng hứng thú và giảm thời gian học tập [4]. Bên cạnh đó, việc xác định phong cách học tập của người học đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giảng dạy trong môi trường điện tử hay truyền thống, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học [5]. Mỗi cá nhân có phong cách học tập khác nhau, người học sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, lộ trình học tập, … tương thích với phong cách học tập. Vì thế việc hiểu được phong cách học tập của người học sẽ giúp cho người dạy lựa chọn phương pháp giảng dạy, tài liệu, lộ trình học tập, … phù hợp từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Tại Việt Nam, quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, “thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…” trong những năm qua đã khẳng định đường lối, chiến lược đúng đắn trong việc “dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
  15. 3 thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng chỉ rõ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” đưa ra mục tiêu chung “Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”. Vấn đề phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục đã được đề cập từ năm 2005 và gần đây nhất là Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2017, Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” có thể xem là một chính sách riêng ở cấp độ quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2017). Hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với mức bao phủ internet tháng 1 năm 2022 là 73,2%, cao hơn mức bình quân thế giới và khu vực [6]. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về hỗ trợ học tập cá nhân hóa nói chung đặc biệt là hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trường trực
  16. 4 tuyến nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy tác giả chọn đề tài “Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến” nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho người học. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về học tập cá nhân hóa, luận án đề xuất xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học (người học) trong môi trường trực tuyến, qua đó nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho người học (điểm số, điểm kiểm tra). 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các câu hỏi cần được trả lời trong luận án này bao gồm: (1) Các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa được thiết kế và vận hành như thế nào? (2) Các phương pháp, kỹ thuật nào được sử dụng để xây dựng mô hình hệ thống và xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến? (3) Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến có được người học chấp nhận và sử dụng; các chuyên gia, giảng viên đánh giá như thế nào về mô hình; và mô hình có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến kết quả học tập của người học? 3. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng hiệu quả mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học thì người học có thể cải thiện, nâng cao kết quả học tập (điểm số, điểm kiểm tra).
  17. 5 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo trực tuyến trên nền tảng Moodle LMS cho sinh viên đại học một số ngành ở ĐHQGHN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Tính khả thi và hiệu quả trong thực hiện mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung Hỗ trợ học tập cá nhân hóa bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thuộc tính cá nhân của người học, quá trình dạy và học, môi trường học tập, bối cảnh bên ngoài. Trong phạm vi luận án được giới hạn ở yếu tố cá nhân (phong cách học tập) trong quá trình học tập của người học trong môi trường trực tuyến. Đối tượng khảo sát của luận án được giới hạn là người học hệ đào tạo đại học chính quy một số ngành (Công nghệ thông tin, Công nghệ giáo dục) tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Giới hạn không gian nghiên cứu Luận án được thực hiện đối với người học tại 02 cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hai lĩnh vực Khoa học giáo dục, Máy tính và công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Và việc khảo sát thực trạng và kết quả được thực hiện tại 02 Trường Đại học là: Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các yếu tố khác ngoài phạm vi không gian này chưa được thực hiện trong luận án. Thời gian nghiên cứu Luận án được triển khai trong 03 năm (từ năm 2020 đến năm 2023), trong đó: nghiên cứu tài liệu, viết tổng quan, xây dựng bộ công cụ khảo sát được tiến hành trong 02 năm đầu tiên. Thời gian thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo kết quả khảo sát, hoàn thành các chuyên đề được thực hiện vào năm thứ hai. Việc hoàn thiện báo cáo luận án được thực hiện trong năm thứ ba.
  18. 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa cho sinh viên đại học làm cơ sở xác định định nghiên cứu cụ thể của luận án. Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trên môi trường trực tuyến. Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của người học gồm 2 phần: i) Xây dựng một mô hình dự đoán phong cách học tập của người học dựa trên dữ liệu thu thập được; ii) Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập có khả năng cá nhân hóa dựa trên kết quả phong cách học tập đã được xác định. Đánh giá tính hiệu quả, khả thi của mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho người học trong môi trường trực tuyến. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các lý thuyết được sử dụng nhằm hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Việc phân tích, tổng hợp, so sánh các lý thuyết thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề về Hỗ trợ học tập cá nhân hóa (Cách tiếp cận và định hướng nghiên cứu, Các tham số phổ biến được sử dụng, Một số phương pháp/kỹ thuật và Các môi trường triển khai học tập) và phong cách học tập (các phong cách học tập phổ biến, các cách xác định phong cách học tập), từ đó cung cấp nền tảng vững chắc cho mô hình được đề xuất. Phương pháp nghiên cứu của luận án dựa trên phương pháp luận có tính liên ngành: Công nghệ giáo dục, Khoa học giáo dục, Công nghệ mạng và truyền thông máy tính, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm với việc ứng dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực học máy (Machine Learning), phân tích học tập (Learning Analytics) không chỉ cung cấp các khung lý thuyết mà còn giúp mô hình hóa các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố ảnh hưởng đến quá trình học tập cá nhân hóa. Từ đó, nghiên cứu có thể trả lời câu hỏi về việc mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa cần bao gồm những thành tố nào để đạt được hiệu quả trong môi trường trực tuyến.
  19. 7 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thu thập dữ liệu từ sinh viên liên quan đến trải nghiệm của họ khi áp dụng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến. Thông qua phiếu điều tra, quan sát và phỏng vấn sinh viên một số trường Đại học, luận án đánh giá mức độ chấp nhận sử dụng của sinh viên đối với mô hình. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học giáo dục, Công nghệ thông tin giúp luận án xác định và điều chỉnh các yếu tố cốt lõi trong quá trình xây dựng mô hình. Và thu thập những ý kiến về tính khả thi, tính cần thiết, tính hữu dụng và dễ sử dụng của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến. Phương pháp Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường ĐH có đối chứng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến được xây dựng từ mô hình trên. Từ đó, đánh giá một cách khách quan về tính khả thi và hiệu quả mô hình đã xây dựng. 6.3. Nhóm phương pháp thống kê Phân tích thống kê: Phân tích, thống kê và trích xuất thông tin dữ liệu và chuyển dữ liệu thành một cấu trúc phù hợp để sử dụng tiếp. Ngoài việc phân tích thô, còn liên quan tới cơ sở dữ liệu và các khía cạnh quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu, suy xét mô hình và suy luận thống kê, các thước đo, các cân nhắc phức tạp, xuất kết quả về các cấu trúc được phát hiện và cập nhật trực tuyến. 6.4. Các kỹ thuật xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm Khai phá dữ liệu: Dự báo, cho phép phân loại một đối tượng vào một hoặc một số lớp cho trước; Khám phá chức năng học dự đoán, ánh xạ một mục dữ liệu thành biến dự đoán giá trị thực; Mô tả phổ biến trong đó người ta tìm cách xác định một tập hợp hữu hạn các cụm để mô tả dữ liệu, mô tả bổ sung liên quan đến phương
  20. 8 pháp cho việc tìm kiếm một mô tả nhỏ gọn cho một bộ dữ liệu; Mô hình cục bộ mô tả các phụ thuộc đáng kể giữa các biến hoặc giữa các giá trị của một tính năng trong tập dữ liệu hoặc trong một phần của tập dữ liệu; Khám phá những thay đổi quan trọng nhất trong bộ dữ liệu. Phát triển phần mềm: Luận án sử dụng các nghiên cứu về quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống phần mềm hướng đối tượng. Các công cụ, kỹ thuật trong triển khai ứng dụng trên nền web trong xây dựng mô hình hệ thống phần mềm và triển khai thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu luận án thực hiện theo trình tự: - Phân tích, thiết kế, xây dựng mô hình hệ thống phần mềm. - Cài đặt triển khai thử nghiệm hệ thống phần mềm, so sánh đối chiếu các kết quả triển khai. 7. Đóng góp mới của luận án 7.1. Về lý luận Luận án này đã làm rõ nội hàm khái niệm về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa, phong cách học tập trong bối cảnh đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, luận án còn cung cấp các lý thuyết, cấu trúc, mô hình Hỗ trợ học tập cá nhân hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận, làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa đối với người học. Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần khẳng định việc hỗ trợ học tập cá nhân hóa cho người học nhằm cải thiện, nâng cao kết quả học tập của người học, đáp ứng mục tiêu đổi mới của giáo dục đại học. 7.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã xây dựng được mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trên môi trường trực tuyến. Đặc biệt, luận án đã xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập. Kết quả của luận án sẽ là một trong những căn cứ thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chương trình, lựa chọn phương pháp triển khai nhằm thúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
40=>1