LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Đặc điểm và xu hướng phát triển<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3<br />
Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN<br />
LỰC NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH Ở NƯỚC TA ........................ 8<br />
1.1. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT<br />
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................................................. 8<br />
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TRONG QUÁ<br />
TRÌNH CNH-HĐH Ở NƯỚC TA ...................................................................................... 33<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN<br />
NƯỚC TA HIỆN NAY - ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................... 51<br />
2.1. THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN NƯỚC<br />
TA HIỆN NAY .................................................................................................................. 51<br />
2.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TRONG QUÁ<br />
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA ........................................ 79<br />
Chương 3: NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN<br />
NHÂN LỰC NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA...................................................................... 93<br />
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO ....................................................... 94<br />
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................... 103<br />
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ - VĂN HÓA .................................................. 123<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 136<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 139<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 140<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 155<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã bước vào<br />
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa (XHCN).<br />
CNH, HĐH là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới, khi các nước đó<br />
muốn tiến tới một xã hội hiện đại. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta.<br />
CNH, HĐH không chỉ đơn thuần là công cuộc xây dựng kinh tế, mà còn là quá trình biến<br />
đổi cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đảm bảo cho sự nghiệp này<br />
thành công, Đảng ta đã xác định phải: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố<br />
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [15, tr. 85].<br />
Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự phát triển của đất nước. Chăm lo bồi<br />
dưỡng, phát huy nguồn lực con người với chất lượng cao là yếu tố quyết định đối với sự<br />
phát triển của đất nước. Cho nên, Đảng ta đã xem con người không chỉ là mục tiêu, mà còn<br />
là động lực của sự phát triển.<br />
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội (tài nguyên thiên nhiên, vốn; nguồn<br />
nhân lực; khoa học công nghệ...), thì nguồn nhân lực (NNL) giữ vai trò quyết định.<br />
Cho đến nay, nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển. Tài nguyên thiên<br />
nhiên đa dạng nhưng khó khai thác, thiếu vốn nghiêm trọng, kỹ thuật còn lạc hậu. Trong bối<br />
cảnh đó, nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó phải trở thành động lực thực<br />
sự của sự phát triển.<br />
Là một nước kém phát triển về kinh tế, hiện nay ở nước ta có gần 80% dân số và<br />
hơn 70% lao động nước ta còn sống ở nông thôn. Hơn nữa, nguồn nhân lực ở nông thôn<br />
nước ta lại phân bố không đều, chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp độc canh, thuần<br />
nông. Chỉ có hơn 15% nguồn nhân lực ở nông thôn hoạt động trong lĩnh vực phi nông<br />
nghiệp. Trong khi đó, dân số và lao động hàng năm ngày một gia tăng, đất nông nghiệp<br />
ngày một giảm dần... Đất chật, người đông, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển đã và<br />
đang là một sức Ðp lớn đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, nảy sinh mâu thuẫn gay<br />
gắt giữa cung và cầu lao động, việc làm. Việc giải quyết các mâu thuẫn đó đang trở thành<br />
một vấn đề hết sức bức xúc.<br />
Làm thế nào để giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn đó nhằm phát huy, sử<br />
dụng, phát triển được NNL dồi dào ấy phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?<br />
<br />
3<br />
<br />
Thực tiễn ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua và kinh nghiệm của nhiều<br />
nước trên thế giới đã cho thấy có nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn.<br />
Nhưng lùa chọn giải pháp nào? Phương pháp thực hiện từng giải pháp trong mỗi giai đoạn<br />
phát triển ra sao? Nếu lùa chọn và thực hiện có hiệu quả những giải pháp đúng thì với<br />
nguồn nhân lực dồi dào, phong phú ở nông thôn nước ta, chóng ta không những tạo ra động<br />
lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, mà còn giải quyết được những nội dung quan trọng liên<br />
quan tới chính sách xã hội - đó là vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống<br />
nhân dân, góp phần giải quyết những tiêu cực xã hội do tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm<br />
và mức sống thấp gây ra.<br />
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực ở nông thôn nước ta hiện nay, nhận diện<br />
đúng những đặc điểm và xu hướng phát triển của nó để tìm ra phương hướng và những giải<br />
pháp hữu hiệu nhằm sử dụng, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phục vụ CNH, HĐH<br />
đang là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Trong những năm gần đây, vấn đề con người và nguồn lực con người đã từng thu<br />
hót sự quan tâm chú ý của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong và nước ngoài.<br />
Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố. Nổi bật nhất là<br />
Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động<br />
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" mang mã số KX.07 do GS.TS. Phạm Minh Hạc làm<br />
chủ nhiệm (1991 - 1995). Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc, khá toàn diện về yếu tố con<br />
người trong quá trình đổi mới và đưa ra được cái nhìn tổng thể, mang tầm chiến lược về vấn<br />
đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Liên quan tới đề tài luận án còn có một<br />
số đề tài khoa học cấp Bộ: "Xây dựng cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển NNL khoa học<br />
công nghệ" của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường do TS Nguyễn Thị Thu Anh làm<br />
chủ nhiệm, Hà Nội, 7/1997; "Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây<br />
dựng chiến lược phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước đến năm 2020" của<br />
Ban Nguồn nhân lực - Viện nghiên cứu chiến lược - Bé Kế hoạch và Đầu tư 1/1998 do TS<br />
Trần Thị Tuyết Mai làm chủ nhiệm.<br />
Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nhân tố<br />
con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tính tích cực xã hội của con người và<br />
con đường nâng cao vai trò nhân tố con người. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung nghiên<br />
cứu vấn đề con người và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp CNH,<br />
HĐH đất nước ở những góc độ khác nhau, như: "Bàn về chiến lược con người"- Viện Thông<br />
<br />
4<br />
<br />
tin khoa học - kỹ thuật Trung ương, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990; Đỗ Mười: "Chăm sóc, bồi<br />
dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng<br />
văn minh", Tạp chí Thông tin lý luận, số 3, 1993; Nguyễn Văn Sáu: "Phát huy nhân tố con<br />
người trong đổi mới kinh tế", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; Phạm Minh Hạc (chủ<br />
biên và tập thể tác giả): "Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI", Hà Nội,<br />
1995; Nguyễn Trọng Chuẩn: "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước", Tạp chí Triết học, số 3, 1994; Hoàng Chí Bảo: "Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc<br />
phát huy nguồn lực con người", Tạp chí Triết học, số 1, 1993; Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm:<br />
"Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta", Nxb Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội, 1996; Nguyễn Thế Nghĩa: "Nguồn nhân lực- động lực của công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Triết học, số 1, 1996; Nguyễn Thị Hằng: "Phát triển nguồn<br />
nhân lực của Việt Nam đến năm 2010", Tạp chí Cộng sản, số 7, 1999...<br />
Thời gian gần đây có một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công về đề tài nguồn<br />
nhân lực, như các luận án của Trần Kim Hải: "Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta", Hà Nội, 1999; của Nguyễn Thị Tó Oanh: "Phát huy<br />
nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay" Hà Nội, 1999; của<br />
Hà Quý Tình: "Vai trò của nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho CNH,HĐH<br />
ở nước ta", Hà Nội, 1999. Các tác giả nêu trên đã nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực dưới<br />
góc độ kinh tế chính trị và CNXH khoa học.<br />
Trên nền chung của việc nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, đã có nhiều tác<br />
giả đi sâu nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và nguồn lao động ở nông thôn từ những<br />
bình diện khác nhau, như công trình của Trương Việt Vò: "Lao động và việc làm ở nông<br />
thôn" trong cuốn "Kinh tế - xã hội học nông thôn Việt nam hiện nay", Nxb Tư tưởng văn<br />
hóa, Hà Nội, 1991; Nguyễn Thị Hằng: "Định hướng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu lao<br />
động nông thôn", Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 9-1993; Hà Quý Tình: "Nguồn nhân<br />
lực nông thôn - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10, 1998; Nguyễn<br />
Văn Trung: "Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông<br />
nghiệp nước ta", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Chu Tuấn Nhạ: "Khoa học, công<br />
nghệ phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Cộng sản, số 2, 1999;<br />
Nguyễn Ngọc Tuân: "Nước ta đi con đường nào để đưa nông nghiệp truyền thống lên nông<br />
nghiệp hiện đại?", Tạp chí Cộng sản, số 14, 1999; Trương Công Hùng: "Kinh tế trang trại<br />
nông nghiệp ở nước ta", Tạp chí Cộng sản số 6, 1999; Trần Đức: "Mấy vấn đề xóa đói giảm<br />
nghèo ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 15, 1999...<br />
<br />
5<br />
<br />