Luận án Tiến sĩ: Can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, thành phố Vinh, Nghệ An
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Hà Huy Tập II và trường tiểu học Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An năm 2019. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 tại 2 trường tiểu học được chọn trong nghiên cứu. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 sau can thiệp truyền thông tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, TP Vinh, Nghệ An năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, thành phố Vinh, Nghệ An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HỮU LÊ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CHA MẸ VỀ PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP II, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HỮU LÊ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CHA MẸ VỀ PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP II, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Hoàng Lan 2. GS.TS. Bùi Thị Thu Hà Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố. Nguyễn Hữu Lê
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp của tôi tại Bệnh viện Mắt Nghệ An và gia đình. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc với hai giáo viên hướng dẫn của tôi là PGS.TS Vũ Thị Hoàng Lan và GS. TS. Bùi Thị Thu Hà. Trong quá trình thực hiện luận án đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, khuyến khích để tôi hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giáo hiệu cùng các thầy cô tại trường Đại học Y tế Công cộng đã giúp tôi có những kiến thức bổ ích và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án tại trường. Xin trân trọng cám ơn!
- i MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Định nghĩa các tật khúc xạ......................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại tật khúc xạ ....................................................................... 4 1.2. Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam .................. 6 1.2.1. Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới .................................. 6 1.2.2. Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ em tại Việt Nam ............................... 11 1.2.3. Thực trạng về kiến thức, thực hành của cha mẹ trong việc phòng chống tật khúc xạ cho học sinh ................................................................ 15 1.3. Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ và các bệnh về mắt ở trẻ em ......... 22 1.3.1. Yếu tố hành vi cá nhân .................................................................. 22 1.3.2. Yếu tố liên quan có tính chất di truyền và gia đình ....................... 25 1.3.3. Các yếu tố về kiến thức- thực hành của cha mẹ có liên quan việc phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ em ............................................................. 28 1.3.4. Từ phía nhà trường ........................................................................ 31 1.3.5. Từ phía hệ thống y tế ..................................................................... 33 1.4. Mô hình can thiệp cộng đồng nhằm thay đổi kiến thức, thực hành của cha mẹ trong việc phòng chống tật khúc xạ cho học sinh ..................................... 34 1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ................................................... 37 1.6. Khung logic triển khai can thiệp và mô hình thay đổi hành vi ................ 38 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 40 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .......................................................... 40 2.1.1. Cấu phần định lượng...................................................................... 40
- ii 2.1.2. Cấu phần định tính ......................................................................... 40 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 40 2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 41 2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 41 2.4.1. Cấu phần định lượng...................................................................... 41 2.4.2. Cấu phần định tính ......................................................................... 43 2.5. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 43 2.5.1. Cấu phần định lượng...................................................................... 43 2.5.2. Cấu phần định tính ......................................................................... 44 2.6. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 44 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................ 44 2.6.2. Quy trình thu thập số liệu .............................................................. 44 2.7. Các hoạt động can thiệp truyền thông được triển khai ........................... 47 2.7.1. Các bước triển khai ........................................................................ 47 2.7.2. Cơ sở xây dựng can thiệp .............................................................. 48 2.7.3. Các phương pháp can thiệp ........................................................... 48 2.7.4. Nội dung thông điệp truyền thông ................................................. 49 2.7.5. Đối tượng truyền thông.................................................................. 49 2.7.6. Hình thức thông điệp truyền thông ................................................ 49 2.8. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 50 2.8.1. Cấu phần định lượng...................................................................... 50 2.8.2. Cấu phần định tính ......................................................................... 51 2.9. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ........................... 52 2.10. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 52 2.10.1. Số liệu định lượng........................................................................ 52 2.10.2. Số liệu định tính ........................................................................... 53 2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................. 53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 56 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 56 3.1.1. Đặc điểm của cha/mẹ học sinh tham gia nghiên cứu .................... 56 3.1.2. Đặc điểm của học sinh tham gia nghiên cứu ................................. 57
- iii 3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh của cha/mẹ học sinh tại hai trường trước can thiệp ............................... 59 3.2.1. Thực trạng kiến thức của cha/mẹ học sinh trước can thiệp ........... 59 3.2.2. Thực trạng thực hành phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh trước can thiệp ................................................. 64 3.2.3. Thực trạng và nhu cầu thông tin về phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh ....................................................................................... 65 3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh ..................................................... 69 3.4. Can thiệp truyền thông và các kết quả đạt được ..................................... 71 3.4.1. Về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh ........................................................................................................... 71 3.4.2. Sự thay đổi thực hành phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh sau can thiệp .................................................... 84 3.4.3. Hiệu quả can thiệp về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh .......................................................................... 86 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 89 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 89 1.6.1. Đặc điểm cha mẹ học sinh tham gia nghiên cứu ........................... 89 1.6.2. Đặc điểm học sinh tham gia nghiên cứu ....................................... 90 4.2. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh tại hai trường tiểu học ...................................................................... 92 4.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng chống tật khúc xạ cha/mẹ học sinh 92 4.2.2. Thực trạng thực hành về phòng chống tật khúc xạ cha/mẹ học sinh 94 4.2.3. Thực trạng và nhu cầu thông tin về phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh ....................................................................................... 95 4.3. Các yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh tại hai trường tiểu học .............................................. 96 4.4. Can thiệp truyền thông và các kết quả đạt được ................................... 98 4.4.1. Thực trạng các hoạt động can thiệp .......................................... 98 4.4.2. Sự thay đổi kiến thức về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha mẹ học sinh sau can thiệp ........................................... 102
- iv 4.4.3. Sự thay đổi thực hành phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha mẹ học sinh sau can thiệp ........................................... 103 4.4.4. Hiệu quả can thiệp về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha/mẹ học sinh ........................................................................ 105 4.5. Các hạn chế của nghiên cứu................................................................ 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 111 1. Kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tiểu học của cha mẹ học sinh tại trường tiểu học Hà Huy Tập II ..................................... 111 2. Các yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh ...................................................................................... 111 3. Hiệu quả của can thiệp truyền thông bằng các phương pháp đã triển khai ....................................................................................................................... 111 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 113 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KÉT QUẢ ........................ 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 10 Phụ lục 1. Bảng biên số định lượng ................................................................ 10 Phụ lục 2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành................................. 26 Phụ lục 3. Bộ công cụ định lượng (trước can thiệp) ...................................... 29 Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cha/mẹ học sinh (trước can thiệp) ..... 42 Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ y tế và giáo viên chủ nhiệm trường học (trước can thiệp) ........................................................................... 45 Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ y tế (trước can thiệp) ............. 48 Phụ lục 7. Phiếu định lượng (sau can thiệp) ................................................. 50 Phụ lục 8. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cha mẹ học sinh (sau can thiệp)........ 66 Phụ lục 9. Hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm và cán bộ y tế trường học (sau can thiệp) .............................................................................. 69 Phụ lục 10. Các chỉ số nghiên cứu.................................................................. 73 Phụ lục 11. Các bước triển khai nghiên cứu .................................................. 76 Phụ lục 12. Kế hoạch triển khai nghiên cứu ................................................... 84 Phụ lục 13. Các hình ảnh, tài liệu truyền thông ............................................. 89
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMTW Bệnh viện Mắt Trung ương BYT Bộ Y tế BHYT Bảo hiểm Y tế BHVI Tổ chức Brien Holden Vision Institute BVĐK Bệnh viện đa khoa CBYT Cán bộ Y tế CTPCML Chương trình Phòng chống Mù lòa CTPCLQG Chương trình Phòng chống Lao quốc gia CSYT Cơ sở Y tế DVYT Dịch vụ Y tế ECF Quỹ Eye Care Foundation FHF Quỹ Fred Hollows Foundation HKI Tổ chức Helen Keller International Việt Nam NGOs Các tổ chức Phi chính Phủ TTPC Trung tâm phòng chống TTYT Trung tâm y tế WHO Tổ chức Y tế Thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ rối loạn khúc xạ của nhóm tuổi trẻ em từ 5-14 tuổi ................ 9 Bảng 1.2. So sánh tỉ lệ tật khúc xạ ở HS theo các nghiên cứu khác nhau ...... 12 Bảng 1.3. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam dưới 5-14 tuổi bị khiếm thị........................ 14 Bảng 2.1. Phân bố đối tượng tham gia phỏng vấn sâu.................................... 43 Bảng 3.1. Đặc điểm cha/mẹ học sinh tham gia nghiên cứu ............................ 56 Bảng 3.2. Đặc điểm học sinh trong nghiên cứu .............................................. 57 Bảng 3.3. Đặc điểm tình trạng sức khỏe mắt của học sinh trước can thiệp .... 57 Bảng 3.4. Đặc điểm thời gian sử dụng mắt của học sinh trước can thiệp ...... 58 Bảng 3.5. Đặc điểm kiến thức của cha mẹ học sinh trước can thiệp .............. 59 Bảng 3.6. Kiến thức của phụ huynh học sinh về tật khúc xạ trước can thiệp. 61 Bảng 3.7. Các hình thức truyền thông mà cha mẹ muốn nhận thông tin về phòng chống tật khúc xạ ................................................................................. 67 Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh ............................................................................................... 69 Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh ............................................................................................... 70 Bảng 3.10. Kiến thức phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước-sau can thiệp .......................................................................................................... 79 Bảng 3.11. Kiến thức của cha mẹ về tật khúc xạ trước-sau can thiệp ............ 80 Bảng 3.12. Điểm trung bình kiến thức của về phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước-sau can thiệp ............................................................... 82 Bảng 3.13. Đặc điểm thời gian sử dụng mắt của học sinh trước-sau can thiệp ......................................................................................................................... 84 Bảng 3.14. Hiệu quả của chương trình can thiệp đến kiến thức của cha mẹ .. 86 Bảng 3.15. Hiệu quả của chương trình can thiệp đến thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở trẻ em ................................................................... 87 Bảng 3.16. Hiệu quả của chương trình can thiệp đến thực hành tư thế ngồi đúng để phòng chống tật khúc xạ ở trẻ em ..................................................... 87
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức đúng về phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước can thiệp .................................................................................. 63 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm thực hành phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước can thiệp ......................................................................................... 64 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hành đạt về phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước can thiệp ......................................................................................... 65 Biểu đồ 3.4 Thực trạng tiếp cận thông tin về phòng chống tật khúc xạ ......... 65 Biểu đồ 3.5. Các chủ đề thông tin cha mẹ muốn nhận.................................... 68 Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lòng của cha/mẹ học sinh tại nhóm can thiệp với các phương pháp truyền thông .............................................................................. 72 Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung của cha/mẹ học sinh tại nhóm can thiệp về các hình thức truyền thông mà họ nhận được ....................................................... 72 Biểu đồ 3.8. Kiến thức phòng chống tật khúc xạ của cha/mẹ học sinh trước- sau can thiệp .................................................................................................... 81
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 153 triệu người bị tật khúc xạ trong đó có 13 triệu là trẻ em (1) (2). Dự báo đến năm 2050, ước tính có khoảng 49,8% dân số thế giới có thể mắc tật cận thị. Tình trạng giảm thị lực do cận thị cao dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050 (3). Tỷ lệ tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á (4). Các tật khúc xạ không chỉ gây khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày của trẻ em, mà đây còn là gánh nặng bệnh tật ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nói chung. Nguyên nhân tật khúc xạ ở trẻ em, đặc biệt ở học sinh lứa tuổi tiểu học, có thể do nhiều nguyên nhân như: yếu tố di truyền, hành vi cá nhân, từ phía hệ thống y tế hoặc từ phía nhà trường, nhưng không thể không nhắc đến vai trò của cha mẹ trong việc phòng chống việc mắc phải căn bệnh này ở trẻ. Các nghiên cứu khảo sát về kiến thức, thực hành phòng chống tật khúc xạ của trẻ đã được thực thiện (93), nhưng vẫn chưa đánh giá được mối liên quan giữa kiến thức, thực hành với tình trạng mắt của trẻ. Các báo cáo về mô hình can thiệp ở mức độ cộng đồng giúp nâng cao kiến thức, thái độ cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ là rất ít. Hiện nay, mới chỉ có một số mô hình can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ về các nguy cơ sức khỏe (như sử dụng vaccin, hay phòng ngừa ung thư ác tính…(119), (120)), còn về phòng chống tật khúc xạ cho trẻ hầu như chưa có. Nghiên cứu “Can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, thành phố Vinh, Nghệ An” được tiến hành với mục đích đánh giá ban đầu kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan về phòng chống tật khúc xạ của cha mẹ học sinh tại hai trường tiểu học tại TP Vinh, Nghệ An, đồng thời thử nghiệm một mô hình can thiệp truyền thông cộng
- 2 đồng, từ đó đánh giá sự thay đổi kiến thức cũng như thực hành trên đối tượng phụ huynh học sinh tại trường tiểu học nhận được can thiệp (trường TH Hà Huy Tập II) khi so sánh với một trường đối chứng (trường TH Lê Lợi). Hai trường tiểu học được lựa chọn đều có đặc điểm tương đồng với nhau như: cùng ở khu vực thành thị, số học sinh, số lớp mỗi khối, có cùng phương pháp thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh từ đó giúp việc so sánh kết quả thuận lợi hơn. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài này bao gồm:
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Hà Huy Tập II và trường tiểu học Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An năm 2019 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 tại 2 trường tiểu học được chọn trong nghiên cứu 3. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ ở học sinh lớp 1 sau can thiệp truyền thông tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, TP Vinh, Nghệ An năm 2019
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa các tật khúc xạ 1.1.1. Định nghĩa Tật khúc xạ là các tật ở mắt do các môi trường quang học (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính) của mắt khúc xạ ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ. Để phát hiện tật khúc xạ một cách sơ bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta dùng một phương pháp đơn giản là thử thị lực với kính lỗ, nếu qua kính lỗ mà thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt đó có tật khúc xạ. Thử kính lỗ sẽ làm giảm vòng mờ gây nên bởi tật khúc xạ (5), (6) 1.1.2. Phân loại tật khúc xạ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 3 loại tật khúc xạ tương ứng với vị trí hội tụ ảnh của vật trên võng mạc. Nếu hội tụ trước võng mạc gọi là cận thị, ở phía sau gọi là viễn thị, nếu hình ảnh của vật không phải là một điểm mà là một đoạn thẳng có thể ở trước ở sau hoặc nửa trước nửa sau gọi là loạn thị (7). Cận thị: là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước võng mạc, bất kể khi mắt có điều tiết hay không. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa (5) (9). Để khắc phục tật cận thị, dùng kính cầu phân kỳ (10). Theo lâm sàng, nguyên nhân có thể chia ra cận thị học đường và cận thị bệnh lý, còn nếu phân loại theo cơ chế bệnh sinh thì có cận thị khúc xạ và cận thị trục.
- 5 Hình 1. Sơ đồ quang học mắt cận thị Viễn thị: là mắt có các tia sáng hội tụ sau võng mạc khi mắt không điều tiết vì nó có trục nhãn cầu trước sau ngắn hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá yếu, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ không rõ nét. Tật viễn thị khiến cho mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần (9). Hình 2. Sơ đồ quang học mắt viễn thị Loạn thị: Là mắt có công suất khúc xạ không đều nhau ở các kinh tuyến do độ cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh ở các kinh tuyến khác nhau làm cho các tia sáng song song từ vô cực không hội tụ ở một điểm duy nhất mà hội tụ theo hai tiêu tuyến. Loạn thị cũng có thể do thủy tinh thể bị nghiêng trong nhãn cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị
- 6 mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Khi có loạn thị, mắt có lực khúc xạ khác nhau ở các kinh tuyến khác nhau (11), (9). 1.2. Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ em trên thế giới Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 153 triệu người bị tật khúc xạ trong đó có 13 triệu là trẻ em (1) (2). Các nghiên cứu khác dự báo đến năm 2050, ước tính có khoảng 49,8% dân số thế giới có thể mắc tật cận thị. Tình trạng giảm thị lực do cận thị cao dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050 (3). Tỷ lệ tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á (4). Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh trung học phổ thông (9). Hiện nay Châu Á là nơi có tỷ lệ tật khúc xạ cao nhất thế giới, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở đứng đầu là Singapore chiếm tỷ lệ 86%, tiếp đến là Hồng Kông, Đài Loan khoảng 80%, Trung Quốc là 59% và Australia là 41% (9) (4). Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ thấp nhất ở các dân tộc da đen và các nước Châu Phi. Tại Ấn Độ, Deshpande Jayant (2011) công bố tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh vùng nông thôn phía Bắc Maharashtra, Ấn Độ là 10,12% (12). Trong khi đó Hemalatha Krisnamurthy (2014), công bố tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở khu vực nông thôn quận Mysore, Ấn Độ là 10,28% (13). Tại Nigeria, Okoye (2013) nghiên cứu tình hình các bệnh về mắt ở học sinh nông thôn phía Đông nam Niegria cho kết quả tỷ lệ tật khúc xạ là 11% (14). Ở Ethiopia, Sintayehu Aweke Sewunet (2014) điều tra tình hình tật khúc xạ
- 7 chưa được điều trị ở học sinh từ 7-15 tuổi tại quận Markos, phía Tây Bắc Ethiopia, cho tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh là 10,2% (7). Tại Saudi Arabia tác giả Fahd Abdullah Al Wadaani (2013) nghiên cứu tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh từ 6-14 tuổi tại Al Hassa, Saudi Arabia, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh là 13,7%, trong đó nhóm tuổi từ 12-14 là 40,9% (2). Châu Âu được xem là khu vực có tỷ lệ tật khúc xạ cao hơn Châu Phi và Châu Mỹ nhưng thấp hơn rất nhiều so với Châu Á. Tại Phần Lan, tác giả Olavi Parssinen (2012) công bố tỷ lệ tật khúc xạ học sinh từ 14-15 tuổi là 21% (15, 16). Nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ và các yếu tố nguy cơ trên toàn thế giới của tác giả Chen – Wei Pan (2012) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học Cơ sở ở Anh là 29,4% (16). Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao. Kết quả nghiên cứu của tác giả May O Lwin (2007) tại Singapore công bố tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh tăng dần theo lứa tuổi, theo đó ở học sinh nhóm 7 tuổi tỷ lệ tật khúc xạ là 25%, nhóm 9 tuổi là 33%, nhóm 12 tuổi là 50% và cao nhất là nhóm học sinh ở lứa tuổi 18 là 80% (17). Tác giả Katie M. Williams (2015), công bố tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh cuối cấp Tiểu học là 25,4%, cuối cấp Trung học Cơ sở là 29,1% và cuối cấp Trung học phổ thông là 36,6% (18). Mohammad Khalai (2014), nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh từ 7-18 tuổi ở Quazvin, Iran, cho thấy tật khúc xạ ở nhóm học sinh 7 tuổi là 32,96%, ở nhóm học sinh từ 8-10 tuổi là 58,74%, nhóm học sinh từ 11-14 tuổi là 67,9% và nhóm tuổi từ 15-18 là 79,2% (19). Kết quả của các nghiên cứu nói trên cho thấy rằng tật khúc xạ đã tăng cao ở mức báo động, tuổi càng cao tỷ lệ tật khúc xạ càng nhiều và năm sau có tỷ lệ tật khúc xạ cao hơn năm trước. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về chủng tộc cũng dẫn đến tỷ lệ mắc tật khúc xạ khác nhau. Tác giả Sandra Jobke (2008) nghiên cứu tình hình tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở
- 8 Đức là 21,0 (20). Ở Australia, Jenny và Huynh SC (2008), nghiên cứu sự phân bố tỷ lệ tật khúc xạ ở 2353 học sinh từ 11- 15 tuổi của 21 trường Trung học Cơ sở ở thành phố Sydney, Australia, cho thấy học sinh có nguồn gốc da trắng ở Châu Âu có tỷ lệ tật khúc xạ thấp nhất là 4,6%, tiếp theo là các học sinh có nguồn gốc Trung Đông chiếm tỷ lệ 6,1% và cao nhất là các học sinh có nguồn gốc Nam Á là 31,5% và Đông Á chiếm tỷ lệ 39,5% (21). Học sinh có cùng nhóm tuổi và cùng nguồn gốc nhưng học tập và sinh hoạt ở các môi trường khác nhau thì có tỷ lệ tật khúc xạ khác nhau. Một nghiên cứu khác được tác giả Amanda N. Frencb (2012), nghiên cứu tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ em từ 12-13 tuổi có nguồn gốc da trắng Châu Âu sống ở Bắc Ireland và Sydney Australia, cho thấy học sinh có nguồn gốc da trắng Châu Âu sống ở Bắc Ireland có tỷ lệ tật khúc xạ là 46,5%, trong khi đó học sinh có nguồn gốc da trắng Châu Âu sống ở Sydney Australia có tỷ lệ tật khúc xạ là 14,6% (22). Năm 2010, tại hai thành phố lớn của Thái Lan là Bangkok và Nakhonpathom, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 2340 học sinh tiểu học, bao gồm 1100 trẻ ở Bangkok và 1240 trẻ ở Nakhonpathom được kiểm tra tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở Bangkok và Nakhornpathom lần lượt là 12,7% và 5,7%. Tật khúc xạ là nguyên nhân dẫn đến 97,6% mắt giảm thị lực, 0,5% nhược thị, 0,8% nguyên nhân khác và không rõ nguyên nhân 1,1%. Tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ còn khá cao tại Thái Lan, điều này dẫn tới những khuyến nghị giáo dục sức khỏe về mắt được chú trọng (23). Nigeria cũng tiến hành tầm soát 1242 học sinh tiểu học năm 2012, Khoảng 97,7% số mắt có thị lực 6/6 bình thường trong khi 49 trong số 56 mắt có thị lực từ 6/9 trở xuống được cải thiện khi thử qua kính lỗ. Hai mươi bảy học sinh bị tật khúc xạ, chiếm tỷ lệ 2,2%. Tật khúc xạ cả hai mắt ở 22 học sinh (81,5%), lứa tuổi 8–10 chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%) (24). Bảng số liệu về tỷ lệ rối loạn khúc xạ của nhóm tuổi trẻ em từ 5-14
- 9 tuổi: Dữ liệu lấy từ GBD (gánh nặng bệnh tật toàn cầu), một số quốc gia có tỷ lệ rối loạn khúc xạ cao nhất thế giới là: Singapore, Hàn Quốc và Quata và quốc gia có tỷ lệ thấp nhất về rối loạn khúc xạ là Burundi. Tỷ lệ rối loạn khúc xạ càng cao gây ra gánh nặng về kinh tế ngày càng nhiều. Bảng 1.1. Tỷ lệ rối loạn khúc xạ của nhóm tuổi trẻ em từ 5-14 tuổi Nguồn: Số liệu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu – GBD (25) Quốc Nhóm Cận Năm Giới Đơn vị đo Giá trị Cận trên gia tuổi dưới 5-14 Cả % trên tổng Burundi 2017 0.00149 0.000943 0.002198 tuổi hai DALYs Central 5-14 Cả % trên tổng African 2017 0.00195 0.001177 0.003011 tuổi hai DALYs Republic 5-14 Cả % trên tổng Barbados 2017 0.00294 0.007947 0.017445 tuổi hai DALYs Burkina 5-14 Cả % trên tổng 2017 0.00296 0.001934 0.004365 Faso tuổi hai DALYs 5-14 Cả % trên tổng China 2017 0.01072 0.001877 0.004312 tuổi hai DALYs 5-14 Cả % trên tổng Vietnam 2017 0.01094 0.013554 0.027438 tuổi hai DALYs 5-14 Cả % trên tổng Samoa 2017 0.01115 0.007445 0.015793 tuổi hai DALYs American 5-14 Cả % trên tổng 2017 0.01180 0.01441 0.028645 Samoa tuổi hai DALYs 5-14 Cả % trên tổng Lebanon 2017 0.01191 0.008081 0.017061 tuổi hai DALYs
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
152 p | 394 | 128
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 227 | 56
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội
160 p | 177 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
147 p | 175 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp
116 p | 198 | 49
-
Luận án Tiến sĩ y học: Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại Hải Phòng
148 p | 105 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
14 p | 110 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
181 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não bằng can thiệp nội mạch
179 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả và an toàn của phương pháp can thiệp đặt Stent cho sang thương tắc mạn tính động mạch vành
211 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình
233 p | 12 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ và giá trị tiên lượng của hsTroponin T, NT-proBNP, hs-CRP trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu
27 p | 50 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả và an toàn của phương pháp can thiệp đặt stent cho sang thương tắc mạn tính động mạch vành
27 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
28 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn can thiệp nội mạch trong điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp
205 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả của nhân viên sức khỏe cộng đồng trong quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng: Thử nghiệm can thiệp ở người cao tuổi tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
28 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả mô hình can thiệp toàn diện trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn