Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
lượt xem 128
download
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu do Phạm Thị Nhã Trúc thực hiện nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan; xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM THỊ NHÃ TRÚC NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM GIẢM NGUY CƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 62 72 76 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG
- 2 Hà Nội 2014
- 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi, Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch [167]. Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 1999) số trường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết do SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệ mắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gây nguy hiểm cho cộng đồng [86]. Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước ta trong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòng bệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa cao và tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên
- 4 cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm 60,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, thái độ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHD vẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm 2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu được thực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm các chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong các huyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của Bạc Liêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bán thành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khác và thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm can thiệp. Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 2012 đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ở Bạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trong công tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tại cộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làm thế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu? Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm các giải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Với các lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.
- 5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan. 2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.
- 6 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu sốt xuất huyết Dengue (SXHD) Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết Dengue (SXHD), Bộ Y tế đã định nghĩa bệnh SXHD là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn [18]. Nói cách khác, SXHD là một thể bệnh với những biểu hiện lâm sàng khác nhau và với sự biến đổi không thể dự đoán trước được về lâm sàng và hậu quả của nó [110], [161]. Bệnh được truyền qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti. Virus Dengue thuộc nhóm Flaviviridae với 4 type huyết thanh DEN 1, DEN 2, DEN 3, DEN 4. Khi vào cơ thể, virus nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh. Trước đây, SXHD chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng ngày nay virus Dengue đã bắt đầu lan tràn khắp nơi trên thế giới [173]. Vào những năm 1778 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Vào thời gian này SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu [173]. Tại khu vực Đông Nam Á, virus Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong khu vực [110]. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trước năm 1970, trên thế giới chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này đã tăng lên hơn 4 lần vào năm 1995. Nhìn chung, trong hơn 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXHD đã tăng lên 30 lần và lan nhanh ra hơn 60 quốc gia trên thế giới, bệnh xuất hiện ở cả vùng thành thị và nông thôn [169].
- 7 Qua đánh giá của WHO, ước tính hàng năm có khoảng 50 triệu người nhiễm virus Dengue và 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành SXHD. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp SXHD cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em; tỷ lệ tử vong chung vào khoảng 2,5%. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tỉ lệ tử vong của SXHD có thể vượt quá 20%. Trong các vụ dịch, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40 50% nhưng cũng có thể cao đến 80 90% [142], [161], [172]. Ngày nay, SXHD hiện đã trở thành dịch trên 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất [141]. 1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Năm 1987, tại Thái Lan báo cáo có 175.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong. Đến năm 1996, tại Brazil có 180.000 ca mắc, tiếp theo là các nước như Mỹ Latinh, các nước Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương đã báo cáo có 1.300.000 ca mắc và 3.500 ca tử vong vào năm 1998 [122], [174]. Năm 2001, tại Brazil chu kỳ dịch đã lặp lại và tăng một cách đáng kể so với năm 1996 là gần 400.000 trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đã thấy các trường hợp xuất huyết nặng ở người lớn. Đến năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000 trường hợp lâm sàng được báo cáo và 850 trường hợp tử vong [122], [174].
- 8 400 1.4 Số ca mắc (x1000) 350 1.2 Tỷ su ất t ử vong (%) 300 Tỷ su ất tử vong (%) 1 S ố ca mắc (x1000) 250 0.8 200 0.6 150 0.4 100 50 0.2 0 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình Dương, giai đoạn 1991 2011 (Nguồn: WHO Western Pacific Regional Office) [174] Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34%. Tại Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Marshall, Singapore và Việt Nam có hơn 1.000 trường hợp mắc vào năm 2011, số trường hợp mắc cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, có sự biến đổi lớn giữa các quốc gia trong khu vực về phân phối type huyết thanh. Tại Campuchia năm 2011 có 15.980 trường hợp mắc và 73 trường hợp tử vong với cao điểm dịch vào tháng 7. Nhóm mắc bệnh là nam vị thành niên và người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh qua kết quả giám sát huyết thanh và phân lập virus: 77% type DEN 1; 19% type DEN 2; 2% type DEN 3 và 2% type DEN 4. Tại Lào có số mắc thấp hơn Campuchia với 3.905 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong với một đỉnh dịch xảy ra trong tháng chín. Riêng Philippine năm 2011 đã có số ca mắc cao nhất trong khu vực với 125.975 trường hợp mắc và 654 ca tử vong, cao điểm dịch xảy ra vào tháng 8. Số trường hợp mắc ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Không có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh ở quốc gia này, chủ yếu là DEN 1 (44%), DEN 3 (43%) và DEN 2 (13%) [174].
- 9 Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 đến nay SXH đã lan nhanh ra toàn khu vực. Năm 2003, có 8 quốc gia trong khu vực có dịch SXH là: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor Leste. Tại Nepal đã xuất hiện trường hợp SXH lần đầu tiên vào tháng 11/2006. Riêng Hàn Quốc là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á là không có SXH. Các nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và xích đạo như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor Leste xem dịch SXH là một vấn đề y tế công cộng lớn [169]. 400000 2500 Số ca mắc 350000 Số ca chết 2000 300000 250000 S ố ca ch ết Số ca mắc 1500 200000 150000 1000 100000 500 50000 0 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và chết ở khu vực Đông Nam Á [103] (Nguồn: WHO Regional Office for South East Asia, New Delhi) Chu kỳ bùng phát dịch SXHD thường xuất hiện lặp lại 5 đến 6 năm một lần. Mặc dù đã có những vụ dịch xuất hiện, nhưng vẫn còn một số lượng lớn người cảm nhiễm luôn tồn tại trong quần thể, lý do là vì có tới 4 chủng virus gây bệnh và vì số người cảm nhiễm mới luôn gia tăng trong quần thể, thông qua số sinh mới và qua nhập cư từ nơi khác tới [35]. Công tác phòng chống dịch SXH đã được thực hiện thông qua Chiến Lược Phòng Chống Dengue giai đoạn 2008 2015 của WHO tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược này nhằm chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của bệnh SXH với nguy cơ lan rộng đến các khu vực địa lý mới và gây tử vong cao trong giai đoạn đầu dịch [98]. Theo báo cáo của WHO, năm 2010 đã xảy ra số trường hợp mắc SXHD cao nhất ở khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2003 đến nay, số trường hợp mắc cao nhất là 355.525
- 10 trường hợp và tử vong 1982 ca (biểu đồ 1.2) [103]. Sau năm 2010 thì xu hướng dịch giảm, có thể do đây là năm chu kỳ dịch. Tuổi mắc SXHD có thay đổi, gặp nhiều ở trẻ trên 15 tuổi, tuổi trung bình mắc SXHD là 31,59 đến 35,42 [155]. Theo WHO, mục tiêu của Chiến lược phòng chống SXHD toàn cầu là giảm bùng phát dịch trên thế giới. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ mắc xuống thấp nhất dưới 50% và tỷ lệ tử vong dưới 25% (tính từ năm 2010) [170]. Để làm được điều này thì hiệu quả huy động cộng đồng là một chỉ số đánh giá đã được chứng minh từ nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sự thay đổi hành vi của người dân. 1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam Gánh nặng bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh SXHD là một bệnh truyền nhiễm đã và đang tái nổi, tuy con số tử vong do bệnh này là không cao bằng các bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS... nhưng số mắc bệnh xảy ra hàng năm là không nhỏ, khoản kinh phí hàng năm phải chi trả cho công tác phòng chống bệnh và dập dịch là rất lớn. Năm 2011, tổng ngân sách phải bỏ ra cho kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh và dập dịch SXHD là 105 tỷ đồng [15]. Chính vì vậy, có thể xem bệnh SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm mang lại gánh nặng rất lớn cho Y tế quốc gia. Qua tài liệu của Đỗ Quang Hà, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959, ở miền Nam vào năm 1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong [27]. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh SXHD [67]. Đây là bệnh gây tử vong hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Sau năm 1963, dịch SXHD đã xảy ra liên tiếp ở 19 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Từ năm 1970 đến năm 1974, tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện các vụ dịch lẻ tẻ ở một số điểm trong nội thành Hà Nội với số bệnh nhân từ vài chục tới hàng trăm trường hợp phải vào bệnh viện để điều trị. Trong thời gian đó dịch cũng lan nhanh ra các thành phố, thị xã, thị trấn và cả vùng nông thôn.
- 11 Trong những năm đầu, SXHD chỉ xuất hiện ở một vài địa phương với các ổ dịch nhỏ, số người mắc bệnh ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Nhưng về sau, dịch càng lan rộng, với số người mắc bệnh ngày càng nhiều. Ðỉnh cao là vào các năm 1983, 1987 với qui mô toàn quốc. Tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả nước từ năm 1981 đến 1987 là 41,02 ca mắc/100.000 dân đến 462,24 ca mắc/100.000 dân. Do công tác điều trị đạt được nhiều tiến bộ nên tỷ lệ tử vong bắt đầu giảm từ 2,7 ca/100.000 dân trong năm 1983 xuống còn 0,16 ca/100.000 dân vào 1994. Tỷ lệ mắc bệnh giữa các năm và giữa các vùng miền trong nước dao động rất khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam thường cao hơn nhiều lần so với miền Trung và miền Bắc. Kết quả theo dõi những năm có dịch lớn (1983, 1987, 1991) cho thấy miền Nam có 87,2% số huyện thị xuất hiện bệnh; tỷ lệ này ở miền Bắc là 59,5%; miền Trung là 58,7%; Tây nguyên chỉ có 29,5%. Kết quả khảo sát những vùng này đều thấy sự hiện diện của trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti với mật độ cao. Càng về sau, bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam. Đến năm 1995 1996, tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam cao hơn miền Bắc (66 67% so với 2 3%) [44]. Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ rệt, với khoảng cách trung bình 3 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và qui mô ngày một gia tăng, trung bình 10 năm lại xuất hiện cao điểm dịch. Vụ dịch lớn đã xảy ra vào năm 1998 với 234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 306,3 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,19%. Từ năm 2000 đến 2011, tình hình nhiễm SXHD ở Việt Nam không ổn định nhưng thời kỳ cao điểm của dịch SXHD là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Gần như tất cả các ca mắc SXHD và tử vong đều ở các tỉnh phía Nam. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 có 76,9% ca mắc sốt xuất huyết và 83,3% ca tử vong do sốt xuất huyết là ở 20 tỉnh phía Nam [96]. Khoảng 90% số ca tử vong do SXHD là ở nhóm tuổi dưới 15. Chu kỳ dịch SXHD có khoảng cách xảy ra muộn hơn một năm so với giai đoạn trước năm 1990, thường xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Năm 2000, số trường hợp tử vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả nước [65]. Giai đoạn từ năm 1999 2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm đi chỉ còn 36.826 trường hợp và số tử vong là 66 trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay số mắc và
- 12 số tử vong do SXHD có xu hướng gia tăng. Năm 2006 cả nước đã ghi nhận 77.818 trường hợp mắc SXHD, trong đó 68 ca tử vong, tỷ lệ mắc 88,6 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,09% [7], [8]. Đến năm 2010, số mắc SXHD của cả nước tiếp tục tăng lên, ghi nhận có 128.710 ca mắc, trong đó 109 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 146,69 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,85% [13]. Đến năm 2011, số trường hợp mắc bệnh đã giảm gần một nữa so với năm 2010, nguyên nhân là có thể do số trường hợp mắc bệnh năm 2010 đã được miễn dịch ở cộng đồng, mặt khác năm 2011 không còn nằm trong chu kỳ dịch chung của cả nước (biểu đồ 1.3). Nhìn chung, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ tử vong do SXHD nhưng vẫn chưa đạt được nhiều thành công trong việc giảm số ca mắc SXHD [96]. 140000 200 120000 S ố trường h ợp ch ết SD/SXHD S ố trường h ợp mắc SD/SXHD 160 100000 80000 120 60000 80 40000 40 20000 0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số mắc Số chết Biểu đồ 1.3. Tình hình mắc và chết sốt xuất huyết ở Việt Nam, 2000 2012 [2], [3], [4], [5], [6], [7, 8], [10], [11], [12], [13], [16], [19] (Nguồn: Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm từ năm 2000 đến năm 2012) Bên cạnh đó, sự biến đổi của khí hậu cũng đã mang tới những thách thức mới trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm [160]. Đặc tính của vectơ truyền bệnh SXHD thích ứng rất tốt với môi trường đô thị và nó sinh sản trong các DCCN sạch. SXHD là bệnh theo mùa và thường liên quan tới thời tiết nóng và ẩm ướt. Tính chất mùa của SXHD đã được nghiên cứu ở nhiều nước trong
- 13 khu vực Đông Nam Á chứng minh rằng số trường hợp mắc SXHD ở khu vực Đông Nam Á tăng theo lượng mưa và quần thể vectơ, trong đó số bệnh nhân tăng sau lượng mưa khoảng một tháng [99], [156]. Do đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên bệnh SXHD phụ thuộc vào cả 2 yếu tố: lượng mưa và nhiệt độ [55], [105], [128], [139]. Trong đó, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền virus Dengue bởi sự ảnh hưởng của nó tới việc phân bố, khả năng hút máu của vectơ, giai đoạn ủ bệnh trong muỗi và đời sống muỗi trưởng thành. Thời gian cần cho virus tới tuyến nước bọt muỗi thay đổi theo nhiệt độ và có tầm quan trọng trong việc gây nên sự lưu hành. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự trưởng thành của muỗi, nhiệt độ cao trứng nở nhanh hơn. Nhiệt độ cao hơn muỗi cần hút máu nhiều hơn để cung cấp protein cho quá trình sản xuất trứng. Nhiệt độ từ 16oC đến 20oC bọ gậy phát triển nhanh, song ở 26oC là nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển. Còn đối với sự phát triển của virus, nhiệt độ phù hợp là 22oC. Chính điều này đã làm tăng số lượng cá thể bị nhiễm và tăng khả năng truyền bệnh của vectơ theo mùa [117]. Theo nghiên cứu về vectơ truyền bệnh SXHD ở Argentina, mật độ sinh sản cao nhất của muỗi là sau hàng loạt tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC và lượng mưa trên 150 mm [105]. Trong những năm gần đây, khí hậu Việt Nam đang ấm dần lên tạo điều kiện cho sự truyền bệnh SXH càng gia tăng. Theo Bộ Tài Nguyên Môi trường, từ năm 2010 2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trên 1,5oC. Qua đấy có thể thấy sự gia tăng nhiệt độ ở Việt Nam tỷ lệ thuận với mật độ và khả năng phát triển của muỗi Aedes aegypti.
- 14 8.5% 6.1% 84.4% 1.0% South Nam High land Tây nguyên Central Trung North Bắc Biểu đồ 1.4. Phân bố ca mắc SXHD theo vùng miền [43] (Nguồn: Báo cáo Tổng quan các bệnh truyền nhiễm mới nổi – Hội nghị Khoa học chuyên ngành YTCC tại trường ĐHYD TPHCM) Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, 84,4% ca SXH xuất hiện ở khu vực phía Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và 10. Ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào các tháng 7, 8, 9 và 10 [52], [55]. Chỉ số mật độ muỗi ở miền Nam cao hơn từ 4 9 lần so với khu vực miền Bắc . Chu kỳ dịch trung bình khoảng từ 3 đến 5 năm, dịch có thể lan rộng và có thể ảnh hưởng tới số đông dân cư. Qua số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa các miền. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi có bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, 85% nhóm tuổi mắc bệnh trên 15 tuổi [114]. Ngược lại, ở miền Nam bệnh lưu hành cao, lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em dưới 15
- 15 tuổi [52], [55]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi trong cả nước là 69,8%, trong đó ở khu vực phía Nam tỷ lệ này là 86,7%, ở miền Trung là 71,6% và miền Bắc là 41,1% [44]. 1.2. Dịch tễ SXHD ở khu vực phía Nam Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm dịch tễ SXHD theo thời gian và con người Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhưng SXHD vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng to lớn. Số tử vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả nước. Năm 1998, tại khu vực miền Nam đã xảy ra nhiều vụ dịch lớn với 455,7 ca mắc/100.000 dân và 347 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,3%. Xu hướng gia tăng tỷ lệ mới mắc bệnh SXHD được ghi nhận kể từ 2005 cho đến nay. Tỷ lệ mắc/100.000 dân có giảm so với năm 1998 (455,7/100.000 dân) và năm 1997 (319,9/100.000 dân) nhưng tăng so với trung bình các giai đoạn 19962005 và giai đoạn 2000 2005; đặc biệt tăng nhiều nhất là so với giai đoạn 5 năm gần đây nhất (2003 2007) là 31%. Điều này cho thấy mục tiêu mà Dự án SXH quốc gia đưa ra là giảm 15% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với giai đoạn 2003 2010 đã là một thách thức lớn cho công tác phòng chống SXH tại khu vực phía Nam [92]. Đặc biệt sau 10 năm (1998 2007), cả nước đã xuất hiện lại cao điểm dịch lớn, ghi nhận 104.464 trường hợp mắc SXHD, trong đó 88 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 122,61 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08% (biểu đồ 1.5) [25, 92], [9], [10], [12], [43], [89] ,[91].
- 16 500 400 450 số mắc/100000 350 400 Số ca mắc SXHD/100.000 dân số chết 300 350 Số ca chết do SXHD 300 250 250 200 200 150 150 100 100 50 50 0 0 1996 1998 2000 2003 2005 2008 2010 2011 1997 1999 2001 2002 2004 2006 2007 2009 2012 Năm Biểu đồ 1.5. Tình hình mắc, chết SXHD khu vực phía Nam , 1996 2012 Trong năm 2008, tại khu vực phía Nam số mắc SXHD là 12.533 ca, trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm 70% số mắc. Có 08/20 tỉnh có số ca mắc SXHD tăng so với 2007 là Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh với hơn 3.000 trường hợp mắc SXHD. Tỷ lệ chết/sốc (độ III, IV) là 0,97% [92]. Tình hình mắc, chết do SXHD giai đoạn 2005 2008 tại khu vực phía Nam cho thấy chưa có dấu hiệu khả quan. Xu hướng số mắc và số tử vong vẫn còn cao. Năm 2008, tỷ lệ mắc/100.000 dân toàn khu vực là 248/100.000 dân, tính từ năm 1998 (giai đoạn bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu phòng chống SXH quốc gia), đây là năm có tỷ lệ mắc/100.000 dân khá cao, chỉ đứng sau năm 2007. Năm 2011, tổng số ca mắc SXHD được báo cáo là 60.596 ca, trung bình là 1.165 ca mắc/tuần [7], [10], [11], [13], [22]. Kể từ sau tháng 8/2012 thì số ca mắc giảm đều ở các tháng tiếp theo và thấp hơn ngưỡng cảnh báo (đường cong chuẩn giai đoạn 2005 2010). Điều này cho thấy hoạt động can thiệp và chống dịch tại khu vực phía nam trong năm 2012 đã được triển khai kịp thời và có tác động rõ rệt khiến đường cong dự báo dịch SXHD không tăng cao trong các tháng cao điểm tiếp theo.
- 17 Biểu đồ 1.6. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại các tỉnh khu vực phía Nam năm 2012 so với năm 2011 và đường cong chuẩn 2005 2010 [91] Theo nhiều kết quả nghiên cứu ở khu vực phía Nam cho thấy bệnh xuất hiện vào tất cả các tháng trong năm với tần suất thấp nhất ở các tháng 2, 3, 4 (chiếm 10,3% số mắc cả năm), có chiều hướng gia tăng từ tháng 5, tăng dần trong tháng 6 và cao điểm trong các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9, 10. Điều này thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD cho đến nay vẫn không thay đổi [31], [46], [84]. Kết quả này không khác biệt nhiều với khu vực phía Bắc. Tại Nghệ An từ năm 2001 2010, dịch SXH thường xảy ra ở Nghệ An với chu kì 2 3 năm. Dịch xuất hiện vào tháng 5, tăng mạnh ở tháng 7, đạt đỉnh cao tháng 8 9, giảm dần vào tháng 10 11. Sự xuất hiện bệnh SXH phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, các chỉ số về mật độ muỗi, mật độ bọ gậy [54]. Trong một nghiên cứu hồi cứu các trường hợp tử vong do SXHD của 19 tỉnh thành phía Nam năm 2000 cho thấy: Lứa tuổi tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi (93%), đặc biệt ở trẻ 5 9 tuổi; 81,6% các ca tử vong thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; 58,1% số ca tử vong diễn ra trong 24 giờ đầu nhập viện; 93% các trường hợp tử vong diễn ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh; đa số các ca tử vong xảy ra ở bệnh viện tỉnh (58,1%), kế đến là bệnh viện huyện (37,2%) [65]. Năm 2005, một kết quả nghiên cứu tại Khánh Hòa cũng đã chứng minh cho thấy bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu dưới 15 tuổi (chiếm 77,2%), nhóm trên
- 18 15 tuổi chỉ chiếm 22,9%, nhóm tuổi mắc cao nhất là 6 10 tuổi chiếm 32,5% [31]. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu dịch tễ SXHD tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2001 2006 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trên 15 tuổi có xu hướng tăng chiếm 35,7% trong tổng số, so với giai đoạn 1996 2000 tỷ lệ này là 23,8% [46]. Kết quả này cho thấy từ năm 2000 đã có sự biến động về type virus ở các vùng khác nhau trong khu vực phía Nam. Bảng 1.1. Đặc tính dịch tễ SXHD được chẩn đoán theo giới và tuổi [22] Sốt Dengue Sốt xuất huyết Dengue Tổng n % n % n % Giới Nam 10 38,5 186 47,8 196 47,2 Nữ 16 61,5 203 52,2 219 52,8 Tổng 26 100 389 100 415 100 Tuổi
- 19 là Aedes aegypti véctơ giữ vai trò trung gian chính truyền bệnh, còn Aedes albopictus giữ vai trò trung gian truyền bệnh thứ cấp của bệnh SXHD (phụ lục 4). Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành có màu đen xen lẫn những đám vẫy màu trắng trên khắp cơ thể muỗi tạo nên vằn trắng đen, do đó được dân gian thường gọi là muỗi vằn. Khi đậu, thân hình muỗi nằm ngang với bề mặt mà nó đậu nghỉ. Muỗi Aedes aegypti có đặc điểm sinh học là rất thích đậu ở độ cao từ 1 2 m (86%), dưới 1 hoặc 2 mét cũng có thể có nhưng hiếm (6 8%). Loại muỗi này sống gần người, vật thể chúng thích đậu nhất là đồ vải (71%) (thường đậu trên quần áo, đặc biệt là những quần áo có mùi mồ hôi), vật dụng gia đình, đẻ trứng nơi nước sạch, ở những vật chứa nước tự nhiên hay nhân tạo như chum, vại, phuy, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa chậu cây cảnh, chậu nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn, lon đồ hộp, ve chai, gáo dừa, vỏ xe hoặc bất kì một vật dụng chứa nước nào khác có thể tích trữ nước đến 7 ngày. Hoạt động đốt máu của muỗi Aedes aegypti phụ thuộc nhiệt độ môi trường nếu nhiệt độ dưới 23oC muỗi hầu như không đốt máu. Muỗi Aedes aegypti đốt máu người và động vật để sống. Muỗi hoàn thành vòng đời nhanh, giao phối trong không gian nhỏ. Muỗi Aedes sp đẻ trứng riêng rẽ ở các thành chứa nước ẩm, phía trên mực nước của các DCCN. Trứng nở sau khi bị ngập nước tự nhiên (mưa) hoặc nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ); trứng nở khi các vật chứa ngập nước, nhưng không phải tất cả trứng nở cùng một lúc. Khả năng chịu đựng khô hạn của trứng còn tùy thuộc vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện khô hạn tự nhiên trứng có thể duy trì được sự sống đến 1 năm. Do đó mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.
- 20 Muỗi trưởng thành Cung quăng Trứng Bọ gậy Hình 1.1. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti (chu kỳ kéo dài từ 10 – 15 ngày) Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn. Thời gian của sự phát triển còn tùy thuộc vào nhiệt độ, tính sẵn có của nguồn thức ăn, mật độ bọ gậy. Trong điều kiện tối ưu, thời gian từ giai đoạn trứng đến khi phát triển thành muỗi trưởng thành mất khoảng 7 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì các giai đoạn có thể kéo dài hơn khoảng vài tuần [162]. Muỗi Aedes sp cái trưởng thành giao phối và thực hiện hút máu lần đầu tiên vào khoảng 48 giờ sau khi nở; thời gian từ khi hút máu đến khi đẻ trứng, muỗi Aedes sp đẻ khoảng 60 100 trứng trong lần đẻ đầu tiên. Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85% thì chu kì phát triển của muỗi là 10 15 ngày, nhiệt độ dưới 20 oC chu kỳ kéo dài trên 20 ngày [69]. Muỗi cái sống bằng cách hút máu và truyền bệnh. Muỗi Aedes aegypti hút máu chủ yếu vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu muỗi trú ẩn trong nhà. Thời điểm hoạt động chủ yếu của muỗi là vào ban ngày, cao nhất là 24% vào lúc 7 8 giờ, và 29% vào lúc 17 18 giờ. Tỷ lệ hoạt động thấp nhất của muỗi là 11 13 giờ và từ 20 giờ trở về khuya. Các giờ khác còn lại trong ngày tỷ lệ hoạt động từ 10 17%. Sau khi hút máu người bệnh, thì Aedes aegypti có thể truyền bệnh ngay, nếu không có cơ hội truyền bệnh, máu sẽ đọng lại và virus tiếp tục phát triển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 217 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
147 p | 176 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 181 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chần đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, năm 2008 và 2011
184 p | 134 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 174 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên
196 p | 78 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010
14 p | 158 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
221 p | 68 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 136 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 25 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
14 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp ở cộng đồng và một số yếu tố liên quan ở Việt Nam năm 2018-2019
194 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 354, 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
22 p | 12 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại hai huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 29 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn