intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng "Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018; Phân tích thuận lợi, khó khăn trong ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720802 Hà Nội – Năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRẦN BÌNH GIANG 2. PGS.TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG Phản biện 1: ………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ………………………., vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện trường Đại học Y tế công cộng
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các bằng chứng cận lâm sàng. Trong chẩn đoán cận lâm sàng thì chẩn đoán dựa trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy chẩn đoán hình ảnh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng. Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System - PACS) là một hệ thống ứng dụng công nghệ hình ảnh y khoa và công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), đặc biệt là tại các khoa chẩn đoán hình ảnh. Hệ thống này giúp nâng cao năng suất quản lý và chẩn đoán hình ảnh do mọi công việc được thực hiện kỹ thuật số và nhanh chóng. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống PACS, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (Hospital Information System - HIS). Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách và chiến lược để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh. Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện các tuyến của Việt Nam cũng nằm trong cải cách về nâng cao chất lượng bệnh viện. Bộ Y tế có văn bản số 4394/BYT-CNTT ngày 24/6/2015 Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt, chuyên ngành Ngoại khoa, là tuyến cao nhất của cả nước. Theo báo cáo tổng kết năm 2022, Bệnh viện đã khám bệnh cho 385.398 lượt, điều trị nội trú 79.503 ca, ngoại trú 23.484 ca, phẫu thuật 79.788 ca; chụp 568.418 lượt XQ, 679.080 lượt CLVT, 160.213 lượt siêu âm, 56.984 lượt chụp MRI. Năm 2019, Bệnh viện đã đưa Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (hệ thống PACS) kèm theo hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh RIS vào vận
  4. 2 hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số bệnh viện địa phương. Nghiên cứu “Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020” được tiến hành nhằm mô tả và phân tích kết quả ứng dụng hệ thống này trong hoạt động chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018. 2. Phân tích kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020 3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. NHỮNG ĐIỂM MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1. Về mặt khoa học Luận án đóng góp bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc áp dụng những công nghệ hình ảnh tiên tiến thông qua hệ thống PACS, bao gồm máy chụp cắt lớp (CT), hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác khi được áp dụng trong các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện hạng đặc biệt như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận án cũng đã chỉ ra được việc cải tiến công nghệ này giúp tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên y tế, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
  5. 3 2. Về mặt thực tiễn Kết quả của luận án đã giúp chỉ ra những ưu điểm và điểm cần cải thiện của hệ thống PACS sau khi triển khai nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các tiến bộ trong công nghệ hình ảnh và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy giúp bác sĩ đưa ra quyết định chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. Luận án cũng đã đề xuất những khuyến nghị thực tế giúp cho các bệnh viện làm căn cứ khi triển khai hệ thống PACS. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 132 trang với 17 hình, 23 bảng, 07 phụ lục và 184 tài liệu tham khảo (10 tiếng Việt, 174 tiếng Anh). Nội dung của luận án được chia thành các phần như sau: Nội dung Số trang Đặt vấn đề 02 Mục tiêu nghiên cứu 01 Chương 1: Tổng quan tài liệu 47 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 10 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 45 Chương 4: Bàn luận 22 Chương 5: Kết luận 03 Khuyến nghị 02
  6. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản dùng trong luận án, bao gồm: Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System - HIS), Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS), và y học từ xa (Tele-medicine). Tiếp đó, tác giả đã tổng quan về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Achirving and Communication System – PACS) bao gồm từ lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống, mục đích và chức năng của hệ thống PACS cũng như kiến trúc cơ bản của hệ thống này. Trong phần này, những lợi ích của hệ thống PACS cũng được trình bày. Nhằm đi sâu tìm hiểu vào hệ thống PACS, chương này cũng trình bày thực trạng ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện nói chung trên thế giới và tại Việt Nam với các nội dung chính bao gồm: - Tác động của hệ thống PACS đến hoạt động lâm sàng và thực hành CĐHA - Các yếu tố tác động đến việc triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện: cung cấp dịch vụ, nhân lực y tế, hệ thống thông tin trong bệnh viện, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng, tài chính, sự lãnh đạo, quản trị. - Một số nghiên cứu về ứng dụng hệ thống PACS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm có cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của hệ thống PACS khi được triển khai tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một số mô hình đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống thông tin cũng đã được đi sâu trình bày. Các mô hình được tổng quan bao gồm: - Mô hình lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) - Mô hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM)
  7. 5 - Mô hình nghiên cứu của Delon và Mclean Trong số các mô hình nói trên, mô hình của Delon và Mclean dường như phù hợp hơn cả để đánh giá kết quả triển khai hệ thống PACS trong bối cảnh bệnh viện, đặc biệt ở những bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trong mô hình này, các nhóm chỉ số đánh giá sau được áp dụng khi thực hiện đánh giá tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: - Chất lượng hệ thống PACS - Chất lượng thông tin đầu ra từ hệ thống PACS - Chất lượng dịch vụ liên quan - Lợi ích (tính hữu dụng) của hệ thống PACS - Sự hài lòng của người sử dụng về hệ thống PACS Các chỉ số này được đưa vào bộ công cụ phỏng vấn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin định lượng cho luận án. Cuối cùng, phần tổng quan cũng đã giới thiệu về hệ thống PACS cũng như về dự án triển khai hệ thống PACS được tiến hành đồng bộ trong bệnh viện.
  8. 6 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu này được thu thập từ các bệnh án, sổ sách, báo cáo, thống kê tại các khoa, phòng có liên quan trước và sau khi triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện 2.1.2. Đối với cấu phần định lượng Nghiên cứu này được thực hiện trên 2 nhóm đối tượng sử dụng trực tiếp hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh, bao gồm: (1) Bác sĩ (bao gồm bác sĩ điều trị và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh) và (2) Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. 2.1.3. Đối với cấu phần định tính Ban Giám đốc Bệnh viện; đại diện lãnh đạo các khoa/phòng/trung tâm có cán bộ tham gia sử dụng hệ thống; đại diện lãnh đạo các phòng/ban liên quan tới quy trình triển khai (phòng Vật tư thiết bị y tế, phòng Hành chính quản trị, phòng Quản lý chất lượng, phòng Kế hoạch tổng hợp, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến). 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 2.2.1. Thời gian - Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trước khi triển khai hệ thống PACS (tháng 6 đến tháng 12/2018)
  9. 7 - Giai đoạn 2: Thực hiện triển khai hệ thống PACS và các hoạt động dự án tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (từ tháng 10/2019 đến tháng 01/2021) - Giai đoạn 3: Mô tả kết quả hoạt động, những thuận lợi và khó khăn sau khi triển khai hệ thống PACS và viết báo cáo tổng kết (tháng 6/2021 đến nay) 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.3.1. Đối với cấu phần định lượng Chọn mẫu toàn bộ các bác sĩ và kỹ thuật viên làm việc tại khoa/phòng/trung tâm sau đây: Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Khám bệnh, Phòng Hồi sức tích cực và Trung tâm Phẫu thuật thần kinh. Cỡ mẫu là 220 người và đây là cỡ mẫu cho cả hai giai đoạn nghiên cứu: giai đoạn 1 và giai đoạn 3. Đồng thời đây cũng chính là những người tham gia trong giai đoạn triển khai hệ thống PACS 2.3.2. Đối với cấu phần định tính Các đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn sâu bao gồm: Ban Giám đốc Bệnh viện (1 người); Đại diện lãnh đạo các khoa/phòng/trung tâm có cán bộ tham gia cấu phần định lượng (4 người); Đại diện lãnh đạo các phòng/ban liên quan 2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu Phiếu khảo sát ý kiến dành cho đối tượng Bác sĩ, Kỹ thuật viên CĐHA trước triển khai và sau khi triển khai hệ thống PACS
  10. 8 2.5. Các biến số nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các biến số chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu - Nhóm biến số về cơ sở vật chất, trang thiết bị trước – sau khi triển khai hệ thống PACS - Nhóm biến số về thực trạng sử dụng phim/báo cáo hình ảnh hiện tại của đối tượng trong công việc - Nhóm biến số về việc quản lý, điều hành, giám sát việc sử dụng phim/báo cáo hình ảnh hiện nay tại bệnh viện Các chủ đề nghiên cứu định tính được thu thập bao gồm: - Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo trong chẩn đoán và quản lý người bệnh tại bệnh viện sau khi triển khai hệ thống PACS - Những lợi ích mà hệ thống PACS đã mang lại đối với hoạt động quản lý người bệnh cũng như CĐHA của bệnh viện - Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống PACS - Những điểm cần rút kinh nghiệm để có thể triển khai hệ thống PACS ở các bệnh viện khác. 2.6. Đạo đức của nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng thông qua theo quyết định số 458/2018/YTCC-HD3 ngày 22/11/2018. Nghiên cứu cũng nhận được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi tiến hành.
  11. 9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của các bác sĩ trước và sau khi triển khai hệ thống PACS lần lượt là 31,5±7,1 và 35,3±6,7 tuổi. Tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu thường chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nữ giới (khoảng 60% - 68% ở nhóm bác sĩ), trong đó với nhóm kỹ thuật viên tỷ lệ nam giới trước và sau can thiệp đều chiếm hơn 90%. Trình độ học vấn cao nhất của các bác sĩ CĐHA và bác sĩ điều trị trước khi can thiệp chủ yếu là Đại học (chiếm khoảng trên 85%), tuy nhiên sau khi can thiệp trình độ học vấn cao nhất của các bác sĩ tham gia chủ yếu là Thạc sỹ/CKI/BS Nội trú. 3.2. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS 3.2.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA Bảng 3.1. Tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trong công việc hàng ngày Bác sĩ Bác sĩ Kỹ thuật CĐHA điều trị viên CĐHA Đặc điểm (N=33) (N=96) (N=37) n % n % n % Rất ít khi 0 0,0 3 3,1 3 8,1 Thỉnh thoảng 2 6,3 21 21,9 6 16,2 Thường 30 93,8 72 75,0 28 75,7 xuyên Đối với nhóm bác sĩ: Có thể thấy thời gian trung bình dành cho việc thăm khám người bệnh hàng ngày của bác sĩ điều trị là 184,7 phút. Tuy nhiên số cuộc hội
  12. 10 chẩn sử dụng kết quả phim chụp/báo cáo CĐHA từ hệ thống quản lý hình ảnh hiện tại có sự chênh lệch giữa 2 nhóm đối tượng bác sĩ (lần lượt 4,8 cho bác sĩ CĐHA và 3,7 cuộc cho bác sĩ điều trị mỗi ngày). Đối với số cuộc trao đổi kết quả từ hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại giữa các Khoa/phòng hàng ngày, bác sĩ CĐHA có trung bình cao hơn so với bác sĩ điều trị (lần lượt 2,4 cuộc/ngày và 1,7 cuộc/ngày). Khi được hỏi mức độ hài lòng về sự phối hợp trong công việc khi sử dụng hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại, nhóm bác sĩ CĐHA có tỷ lệ hài lòng cao nhất (chiếm khoảng 87%) trong khi tỷ lệ hài lòng thấp nhất ở nhóm bác sĩ điều trị (khoảng 30%). Tỷ lệ hài lòng về sự phối hợp trong công việc ở nhóm kỹ thuật viên CĐHA chỉ khoảng 44%). Đối với nhóm kỹ thuật viên CĐHA: Trung bình mỗi ngày nhóm này có 6,4 cuộc trao đổi kết quả từ hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại giữa các KTV CĐHA với nhau. Về thời gian quay vòng trung bình để hoàn thành một nhiệm vụ chuyên môn của nhóm đối tượng này, nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian nhất là việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc, trang thiết bị hàng ngày (chiếm khoảng 17 phút). Thời gian trung bình mỗi ngày để một kỹ thuật viên chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất phim ảnh là 8,5 phút, và hết khoảng 11,4 phút để thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo chỉ định và phạm vi thực hành. Đối với nhóm kỹ thuật viên CĐHA, mục đích sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA chủ yếu là đánh giá/chẩn đoán lâm sàng (chiếm tỷ lệ khoảng 86%), trong khi mục đích ít phổ biến nhất là đào tạo chuyên môn và nghiên cứu khoa học (khoảng 50%). Mức độ hài lòng chung về sự phối hợp trong công việc khi sử dụng hệ thống phim chụp/báo cáo CĐHA, chỉ
  13. 11 có khoảng gần một nửa nhóm đối tượng kỹ thuật viên hài lòng với hệ thống hiện tại. 3.2.2. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại của đối tượng Nhìn chung, tỷ lệ hài lòng với hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại trong bệnh viện chỉ ở mức trung bình, trong đó nhóm đối tượng có tỷ lệ hài lòng cao nhất với hệ thống hiện tại là nhóm bác sĩ CĐHA với tỷ lệ hài lòng khoảng 58%, trong khi đó 2 nhóm đối tượng còn lại có tỷ lệ hài lòng thấp, lần lượt 32,3% với nhóm bác sĩ điều trị và 37,8% với nhóm kỹ thuật viên CĐHA. 3.3. Kết quả triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 3.3.1. Hoạt động đào tạo, kết nối với các bệnh viện Theo số liệu thứ cấp thu thập được, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai đào tạo từ xa qua các hình thức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn cho nhiều đối tượng học viên là bác sĩ và điều dưỡng ở các trình độ và hầu khắp các bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc. 3.3.2. Hoạt động sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA Tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA từ hệ thống PACS ở mức thường xuyên cao nhất trong nhóm bác sĩ CĐHA (100%), tỷ lệ này cũng khá cao ở nhóm bác sĩ điều trị (68,3%) và kỹ thuật viên (khoảng 65%). Có khoảng 72% đối tượng được điều tra sử dụng thường xuyên sản phẩm từ hệ thống PACS trong công việc hàng ngày. Khi được hỏi về mức độ sử dụng thành thạo hệ thống PACS hiện tại, tỷ lệ trả lời tự tin cao nhất ở nhóm bác sĩ, trong khi chỉ có khoảng 45% số kỹ thuật viên tự tin rằng mình có thể sử dụng thành thạo được hệ thống này. Nhìn chung, hơn 90% số đối tượng nghiên cứu hiện đang làm việc với hệ thống PACS.
  14. 12 3.3.3. Thay đổi trước và sau khi triển khai hệ thống PACS Bảng 3.2. Thống kê số lượng phim chụp/báo cáo CĐHA được sử dụng giai đoạn 2018 – 10 tháng đầu năm 2021 Phim chụp/báo cáo CĐHA STT Tên bộ phận 2019 2020 10T/2021 2018 % thay đổi % thay đổi % thay đổi Chụp 1 Xquang 502.478 9,7 -7,0 -44,6 2 Siêu âm 92.956 6,0 -1,0 -43,5 3 Chụp CT 23.266 4,2 3,1 -39,2 Chụp cộng 4 hưởng từ 46.651 12,0 -5,6 -51,1 Chụp mạch 5 can thiệp 3.390 5,2 2,0 -37,8 Chụp 6 PET/CT 1.298 0,2 -13,6 -52,4 Bảng 3.2 cho biết số lượng phim chụp/báo cáo CĐHA từ các hoạt động liên quan tới hệ thống PACS trong giai đoạn từ 2018 đến hết 10 tháng đầu năm 2021 và thay đổi của từng năm so với giai đoạn trước khi triển khai hệ thống (năm 2018).
  15. 13 Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ điều trị trước và sau khi triển khai hệ thống PACS Bác sĩ điều trị Đặc điểm Trung bình trước Trung bình sau triển khai triển khai (KTC 95%) (KTC 95%) Thời gian chờ TB cho 119,9 10,0 việc ra quyết định điều (110,6 – 129,3) (9,0 – 11,0) trị (phút) p < 0,001 Thời gian trung bình 189,8 140,8 dành cho việc thăm (163,4 – 216,2) (130,1 – 151,5) khám người bệnh hàng ngày (phút) p < 0,001 Bảng 3.3 cho thấy sau khi triển khai hệ thống PACS đã có sự giảm đáng kể về thời gian chờ trung bình cho việc ra quyết định điều trị ở nhóm đối tượng bác sĩ điều trị (p 0,05
  16. 14 thống hàng ngày (cuộc) Số cuộc trao 2,4 5,1 1,7 4,1 2,1 4,3 đổi kết quả từ (1,4- (4,1- (1,4- (3,5- (1,7- (3,8- hệ thống phim 3,3) 6,1) 2,0) 4,7) 2,6) 4,8) chụp/hình ảnh hiện tại giữa các p < 0,001 p < 0,001 p < 0,001 Khoa/phòng (cuộc) Mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trung bình số cuộc hội chẩn sử dụng kết quả phim/báo cáo CĐHA trước và sau khi triển khai hệ thống PACS ở nhóm bác sĩ CĐHA, tuy nhiên con số này ở nhóm bác sĩ điều trị đã tăng lên có ý nghĩa thống kê từ 3,7 lên 4,5 cuộc (p
  17. 15 chờ hình ảnh/phim chụp của bác sĩ, cũng như của người bệnh được cải thiện tốt hơn. Tỷ lệ tương tự cũng được tìm thấy khi đánh giá hệ thống PACS ở khía cạnh ứng dụng trong giảng dạy/nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, có đến gần 80% số đối tượng được hỏi cho rằng giá dịch vụ cung cấp không có sự thay đổi giữa hai hệ thống và khoảng một nửa số đối tượng được hỏi còn phân vân về mức độ phối hợp giữa các khoa/phòng khi áp dụng hệ thống PACS. 3.4. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Các khía cạnh được trình bày bao gồm: 3.4.1. Về khía cạnh cung cấp dịch vụ 3.4.2. Về nhân lực y tế 3.4.3. Trang thiết bị hạ tầng và hệ thống thông tin y tế 3.4.4. Về tài chính 3.4.5. Về lãnh đạo và quản trị
  18. 16 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS Có đến 30% bác sĩ CĐHA, khoảng 15% bác sĩ điều trị và hơn ¼ số kỹ thuật viên CĐHA tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã từng làm việc với hệ thống này, đây là tiền đề thuận lợi để việc triển khai hệ thống PACS chính thức tại bệnh viện trong thời gian tới theo khuyến nghị của nhiều nghiên cứu khác. Đối với hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA hiện tại, việc sử dụng thành thạo là một yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ y bác sĩ làm việc tại đây. Đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trong công việc hàng ngày luôn ở mức thường xuyên, khi chủ yếu người bệnh nhập viện đều do các nguyên nhân chấn thương ngoại khoa. Đối với nhóm kỹ thuật viên CĐHA thời gian để hoàn thành một kỹ thuật chuyên môn theo chỉ định và phạm vi thực hành và thời gian bảo dưỡng, bảo trì máy móc, trang thiết bị còn cao so với thời gian thực hiện các nhiệm vụ khác 4.2. Một số kết quả ứng dụng hệ thống PACS trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 4.2.1. Nâng cao hiệu quả công việc hàng ngày của nhân viên y tế Một trong những lợi ích của Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) là việc cải thiện hiệu suất trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 4.2.2. Hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng của các bác sĩ Việc đưa ra quyết định lâm sàng dựa trên nền tảng thông tin đầy đủ là cực kỳ quan trọng trong điều trị, ví dụ như ở khoa lâm sàng hoặc khoa
  19. 17 cấp cứu, nơi tình trạng của người bệnh có thể thay đổi nhanh chóng và do đó việc truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác là cần thiết. 4.2.3. Cải thiện thực hành giao tiếp giữa các nhân viên y tế Hiện tại, giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung và đặc biệt là trong các khoa điều trị lâm sàng trong bệnh viện 4.2.4. Cải thiện về thời gian báo cáo của kỹ thuật viên CĐHA Nghiên cứu cho thấy tác động của hệ thống PACS đến thời gian báo cáo kết quả một sản phẩm phim chụp của kỹ thuật viên CĐHA. 4.2.5. Cải thiện về việc sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA Kết quả của nhiều nghiên cứu này phù hợp với những phát hiện của chúng tôi khi hầu hết các đối tượng được hỏi (trên 80%) đều cho rằng hệ thống PACS sau khi triển khai đã giúp tăng hiệu suất sử dụng báo cáo/phim chụp CĐHA. 4.2.6. Cải thiện thời gian quay vòng (turnaround time – TAT) Hệ thống PACS giúp tăng năng suất làm việc của KTV bằng cách cải thiện hiệu quả ở nhiều cấp độ. 4.2.7. Cải thiện hiệu suất công việc của KTV CĐHA Những lợi ích về mặt nhân sự này được cho là góp phần bởi việc tăng năng suất làm việc của kỹ thuật viên CĐHA, bởi vì hầu hết các khoa có liên quan đến CĐHA đều cung cấp các khoản thanh toán bổ sung cho nhân sự liên quan đến CĐHA trên cơ sở phí dịch vụ. 4.2.8. Nhận thức của nhân viên y tế về hệ thống PACS trong công việc Nghiên cứu cho thấy các nhóm đối tượng đều đánh giá việc triển khai hệ thống PACS giúp cải thiện thời gian chờ phim chụp/báo cáo CĐHA
  20. 18 của bác sĩ (82,5% đồng ý) cũng như của người bệnh (81,9% đồng ý) hay giúp ứng dụng nhiều trong giảng dạy/nghiên cứu khoa học (81,4% đồng ý). Phát hiện này trùng khớp với các nghiên cứu trước đây được thực hiện. 4.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 4.3.1. Thuận lợi Tối ưu hóa quy trình làm việc, hiệu quả và chất lượng dịch vụ Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hơn 80% đối tượng nghiên cứu cho rằng việc sử dụng hệ thống PACS sẽ cải thiện quy trình làm việc, chất lượng chăm sóc và cả đào tạo. Tính dễ sử dụng của hệ thống Theo kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu tương tự trước đây, mặc dù sử dụng nhiều công cụ và menu khác nhau trong giao diện của hệ thống PACS, nhưng nhìn chung nó rất dễ học đối với người dùng và có thể đáp ứng mong đợi của người dùng về khía cạnh này. Giảm thời gian nằm viện Trong nghiên cứu này, gần một nửa số đối tượng tin rằng hệ thống PACS có ảnh hưởng đến việc giảm thời gian nằm viện của người bệnh. Sự khác biệt của việc cung cấp phim chụp/báo cáo CĐHA cần thiết cho người bệnh ở các khoa phòng hoặc bệnh viện khác nhau có thể đưa ra những phát hiện khác nhau. Tiết kiệm chi phí Theo kết quả có được, hơn một nửa số đối tượng tin rằng việc sử dụng hệ thống PACS có thể giúp giảm chi phí. Chi phí liên quan đến hệ thống PACS được chia thành hai loại chi phí trực tiếp và chi phí gián
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2