Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng "Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả thực trạng sức khỏe của một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019; Phân tích mức độ bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019; Phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở nhóm dân tộc thiểu số có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam năm 2024.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG -------- NGUYỄN MAI HƯỜNG SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 Hà Nội – 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG -------- NGUYỄN MAI HƯỜNG SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà 2. GS.TS. Hoàng Văn Minh Hà Nội – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi cùng sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà và GS.TS. Hoàng Văn Minh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chính xác, khách quan và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác ngoài các công bố trong khuôn khổ của nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Mai Hường Nguyễn Mai Hường
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế Công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Thầy, Cô giáo và các Khoa, Phòng của Trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà và GS.TS. Hoàng Văn Minh, là những người Thầy giáo và Cô giáo rất tâm huyết, luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Có thể nói, nếu không có được sự đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo và Cô giáo tôi đã không thể hoàn thành được luận án như ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội động chấm luận án tiến sĩ các cấp đã có những nhận xét và đóng góp hết sức xác đáng, quý báu giúp cho tôi có định hướng trong việc sửa, bổ sung, hoàn chỉnh luận án một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban Dân tộc; Sở Y tế tỉnh các tỉnh, Ban Dân tộc các tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, Ủy ban nhân dân các xã thuộc địa bàn nghiên cứu, cùng các chuyên gia từ Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Học viện Dân tộc, tổ chức UNICEF, những đối tượng người dân tộc thiểu số đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài, thu thập số liệu và hoàn thành luận án này. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Mai Hường Nguyễn Mai Hường
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Các khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá liên quan đến nội dung nghiên cứu. 4 1.2. Thực trạng sức khỏe người dân tộc thiểu số 12 1.3. Thực trạng bất công bằng sức khỏe của người dân tộc thiểu số 19 1.4. Một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe người dân tộc thiểu số 31 1.5. Khung lý thuyết 44 1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 46 1.7. Giới thiệu về nghiên cứu gốc và vai trò của nghiên cứu sinh 46 Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................48 2.1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án……………………………………………………………………………….. 48 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 3 (Nghiên cứu bổ sung)……………………………………………………………………………. 59 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................63 3.1. Thực trạng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số năm 2019……………... 63 3.2. Mức độ bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019……………………………………………………………………….. 75 3.3. Một số yếu tố và một số giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe của người Mông…………………………………………………………. 100 Chương 4.BÀN LUẬN……………………………………………………………...122
- iv 4.1. Thực trạng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam…………….122 4.2. Thực trạng bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam…………………………………………………………………………… 129 4.3. Một số yếu tố và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe của người dân tộc Mông năm 2024…………………………………………………………… 135 4.4. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………... 143 4.5. Những điểm mới của luận án…………………………………………….. 145 KẾT LUẬN .............................................................................................................147 KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ ...................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………169 Phụ lục 1: Phương pháp đánh giá bất công bằng sức khỏe…………………… 169 Phụ lục 2: Một số chính sách chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số……..177 Phụ lục 3: Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu và khung lý thuyết của nghiên cứu gốc ………………………………………………………………………...197 Phụ lục 4: Biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................................202 Phụ lục 5: Đặc điểm đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghiên cứu gốc và nghiên cứu của luận án……………………………………………………….. 220 Phụ lục 6: Một số bảng kết quả nghiên cứu…………………………………... 225 Phụ lục 7: Bộ công cụ của nghiên cứu gốc…………………………………… 264 Phụ lục 8: Bộ công cụ nghiên cứu bổ sung luận án…………………………... 304
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDT Ban Dân tộc BHYT Bảo hiểm y tế BPTT Biện pháp tránh thai BYT Bộ Y tế CBSK Công bằng sức khỏe CBYT Cán bộ y tế CCDS Chi cục Dân số CDC Centers for Disease Control (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) CDR Crude Death Rale (Tỷ suất chết thô) CĐTB Cô đỡ thôn bản CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSYT Cơ sở y tế DTTS Dân tộc thiểu số ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GATS The Global Adult Tobacco Survey (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành) HGĐ Hộ gia đình HVDT Học viện Dân tộc KCB Khám chữa bệnh KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình MICS Multiple Indicator Cluster Surveys (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ) NCT Người cao tuổi NGO Non- Government Organization (Tổ Chức Phi chính phủ)
- vi PVS Phỏng vấn sâu QHTD Quan hệ tình dục SAVY The Survey Assessment of Vietnamese Youth (Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam) SDD Suy dinh dưỡng SDGCW Sustainable development goals indicators on children and women survey (Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ) SKSS Sức khỏe sinh sản SYT Sở Y tế TLN Thảo luận nhóm TTYT Trung tâm Y tế TYT Trạm Y tế UNFPA United Nations Population Fund (Quỹ Dân số Liên hợp quốc) UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) VTN Vị thành niên WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................63 Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=4976) ......................................................64 Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) ..............................................65 Bảng 3.4: Tình trạng ốm/đau mắc bệnh (tự khai báo) trong 3 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) ......................................................66 Bảng 3.5: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình tại 12 tỉnh năm 2019 (n=5001) .......................................................................................67 Bảng 3.6: Tình trạng mắc bệnh tại thời điểm điều tra của phụ nữ dân tộc thiểu số có con dưới 5 tuổi năm 2019 (n=899)............................................................................68 Bảng 3.6: Tình trạng sức khỏe của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi qua khai báo của mẹ năm 2019 ......................................................................................................69 Bảng 3.8: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân năm 2019 (n=898) ............................................................................................70 Bảng 3.9: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm 2019 (n=896) .............................................................................................................71 Bảng 3.10: Tình trạng sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi .............72 Bảng 3.11: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe tại thời điểm điều tra năm 2019 (n=875) .......................................................................73 Bảng 3.12: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số mắc bệnh tại thời điểm điều tra năm 2019 (n=869) .............................................................................................................74 Bảng 3.13: Mức độ khó khăn thực hiện các hoạt động của người cao tuổi dân tộc thiểu số năm 2019 .....................................................................................................75 Bảng 3.14: Sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) ...............................................................................76 Bảng 3.15: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất ở người dân tộc thiểu số năm 2019 .....................................77
- viii Bảng 3.16: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số phải bán tài sản để khám chữa bệnh năm 2019 (n=5024) ..........................................................................................78 Bảng 3.17: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số đã từng phải bán tài sản để chữa bệnh năm 2019 ........................................79 Bảng 3.18: Sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai từ 4 lần trở lên trong lần mang thai gần nhất thời điểm điều tra năm 2019 (n=903) ........................81 Bảng 3.19: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số có thai được khám thai từ 4 lần trở lên tại 12 tỉnh năm 2019......................82 Bảng 3.20: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh truyền nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n=4976) ...........................83 Bảng 3.21: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh truyền nhiễm (tự khai báo) năm 2019 .........................................85 Bảng 3.22: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n=5024) ......................86 Bảng 3.23: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 ...................................................................................................................88 Bảng 3.24: Sự khác biệt về tỷ lệ người DTTS bị tai nạn thương tích trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n=4994) ....................................................................89 Bảng 3.25: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số bị tai nạn thương tích trong 12 tháng trước cuộc điều tra ...........................91 Bảng 3.26: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n= 4998) ..........................................92 Bảng 3.27: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 ...................................................................................................................................94 Bảng 3.28: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số hút thuốc lá .......................95 Bảng 3.29: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số hút thuốc lá năm 2019 .................................................................................97
- ix Bảng 3.30: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số uống rượu/bia năm 2019 (n=960) ......................................................................................................................98 Bảng 3.31: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số uống rượu/bia năm 2019 ..............................................................................99 Bảng 3.32. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................................................................225 Bảng 3.33: Tình trạng dinh dưỡng ở người dân tộc thiểu số năm 2019 .................226 Bảng 3.34: Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 ...................................................228 Bảng 3.35: Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống của đối tượng nghiên cứu năm 2019 ...228 Bảng 3.36: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số có con dưới 5 tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm 2019 ..................................................................................................229 Bảng 3.37: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số có con dưới 5 tuổi tự đánh giá mức độ khó khăn với các hoạt động trong khoảng thời gian 4 tuần qua năm 2019 ...................231 Bảng 3.38: Tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ dân tộc thiểu số qua khai báo của mẹ năm 2019 .........................................................................................................................232 Bảng 3.39: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số bị tai nạn thương tích trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 ..................................................................................233 Bảng 3.40: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm 2019 .........................................................................................................................234 Bảng 3.41: Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của vị thành niên dân tộc thiểu số năm 2019 ...................................................................................................236 Bảng 3.42: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm 2019 .................................................................................................................238 Bảng 3.43: Khó khăn một số hoạt động của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi năm 2019 .........................................................................................................................239 Bảng 3.44: Tỷ lệ đã từng mang thai ngoài ý muốn của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15- 49 tuổi có chồng năm 2019 .....................................................................................241 Bảng 3.45: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong các hoạt động năm 2019 .................................................................................................................242
- x Bảng 3.46: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về khả năng nói được tiếng phổ thông ở người dân tộc thiểu số năm 2019 ........................................................243 Bảng 3.47: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số nói được tiếng phổ thông tại 12 tỉnh năm 2019 .........................................244 Bảng 3.48: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ có bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số năm 2019 ......................................................................244 Bảng 3.49: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế tại 12 tỉnh năm 2019 .................................................245 Bảng 3.50: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh ..........................246 Bảng 3.51: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh tại 12 tỉnh năm 2019 .........................................................................................................................247 Bảng 3.52: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra năm 2019 ................248 Bảng 3.53: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019 .................................................................................................................249 Bảng 3.54: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi có chồng có sử dụng biện pháp tránh thai năm 2019 ...................250 Bảng 3.55: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ DTTS 15-49 tuổi có sử dụng biện pháp tránh thai tại thời điểm điều tra ở 12 tỉnh năm 2019 .................................................................................................................................251 Bảng 3.56: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi có chồng đi khám phụ khoa năm 2019 .........................................251 Bảng 3.57: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ DTTS 15-49 tuổi có chồng đi khám phụ khoa tại 12 tỉnh năm 2019.................................253 Bảng 3.58: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số có đo huyết áp trong 12 tháng qua năm 2019 ......................................253
- xi Bảng 3.59: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người cao tuổi DTTS có đo huyết áp trong 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019 ....254 Bảng 3.60: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số có xét nghiệm đường huyết trong 12 tháng trước cuộc điều tra ..........255 Bảng 3.61: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người cao tuổi DTTS có xét nghiệm đường huyết trong 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019 .........................................................................................................................256 Bảng 3.62: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành DTTS tại 12 tỉnh năm 2019 ..............................................257 Bảng 3.63: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS bị ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong 3 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019 .................................................................................................................................257 Bảng 3.64: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử dụng nước hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019 ..........................................................258 Bảng 3.65: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử dụng nhà xí hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019 ........................................................258 Bảng 3.66: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử dụng nước và nhà xí hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019 ..........................................259 Bảng 3.67: Một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khoẻ cho người dân tộc Mông năm 2024.........................259
- xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung lý thuyết về các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của WHO (15)7 Hình 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................45 Hình 1.3: Khung lý thuyết của nghiên cứu gốc ......................................................201
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Công bằng sức khỏe (CBSK) là tình trạng “giảm thiểu hoặc không còn sự khác biệt về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các nhóm dân thuộc các điều kiện và đặc quyền xã hội khác nhau...” (1). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, CBSK hiện đang là mối quan tâm trên toàn cầu (2). Ở Việt Nam, trong các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, CBSK được thể hiện rất rõ và được triển khai rộng rãi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc đánh giá CBSK tại Việt Nam đang là một thách thức do còn thiếu quy chuẩn về phương pháp và dữ liệu (3). Tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện chiếm khoảng 14% dân số, sống tập trung chủ yếu ở vùng cao và miền núi (4). Trong những năm qua, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập về đời sống và sức khỏe của người DTTS, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có y tế. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất CBSK đối với người DTTS như còn có sự khác biệt lớn về tình trạng sức khỏe giữa người DTTS và dân tộc Kinh, đặc biệt là trong nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương như đối tượng bà mẹ và trẻ em (3). Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, tỷ suất tử vong trẻ dưới dưới 5 tuổi trong các DTTS cao gấp 3-4 lần so với dân tộc Kinh (5, 6). Theo báo cáo điều tra tại 5 tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2020, tỷ số tử vong mẹ ở nhóm DTTS là 84/100.000 ca sinh sống, cao gấp 3,4 lần so với nhóm người Kinh (24/100.000 ca sinh sống) (7). Tỷ lệ bà mẹ được khám thai từ 4 lần trở lên của người DTTS rất thấp là 32,7%, so với tỷ lệ này ở người Kinh/Hoa là 82,1% (6). Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra những kết quả về thực trạng sức khỏe người DTTS, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào mô tả thực trạng sức khỏe của người DTTS trên các nhóm đối tượng phân chia theo đặc điểm về nhóm tuổi (bao gồm như trẻ em dưới 5 tuổi, vị thành niên, người trưởng thành, người cao tuổi (≥ 60 tuổi). Các nghiên cứu cung cấp bằng chứng về công bằng sức khỏe ở người DTTS vẫn còn hạn chế về số lượng (8) và chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp đo lường sự khác biệt về tình trạng sức khỏe (như tuổi thọ, tử
- 2 vong), khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của người DTTS khi so sánh với người Kinh và giữa các DTTS. Xuất phát từ thực trạng trên, một nghiên cứu với cách tiếp cận toàn diện và hệ thống để đánh giá thực trạng sức khỏe và phân tích CBSK của người DTTS là rất cần thiết. Năm 2019-2020, Trường đại học Y tế công cộng đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước:“Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS nước ta hiện nay”. Luận án này đã sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp nhà nước (nghiên cứu gốc) nhằm mô tả thực trạng sức khỏe và phân tích mức độ CBSK của một số nhóm DTTS tại Việt Nam bằng hai phương pháp là đo lường sự khác biệt về sức khỏe và phương pháp phân tích độ tập trung. Đồng thời, luận án bổ sung thêm cấu phần phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK và giải pháp góp phần giảm thiểu bất CBSK ở nhóm DTTS có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam.
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng sức khỏe của một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019. 2. Phân tích mức độ bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019. 3. Phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở nhóm dân tộc thiểu số có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam năm 2024.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá liên quan đến nội dung nghiên cứu. 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Dân tộc thiểu số Dựa trên quan điểm của Giáo sư Francesco Capotorti đưa ra năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1992 đã thông qua thuật ngữ “Dân tộc thiểu số” là: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: 1) Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; 2) Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; 3) Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; 4) Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; 5) Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ" (9). Trên thế giới, mỗi quốc gia và khu vực việc xác định các nhóm DTTS là khác nhau. Ở Châu Á, người DTTS là người bản địa có số lượng dân số ít hơn so với nhóm dân tộc đa số. Tại Trung Quốc, người dân không phải người Hán của Trung Quốc được gọi là “dân tộc thiểu số” và chiếm khoảng 8,9% dân số, với hơn 124 triệu người phân bố trên 60,0% lãnh thổ Trung Quốc (10). Ở các nước thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, những người nhập cư, di cư hoặc người bản địa không phải là người da trắng là các nhóm DTTS. Tại Anh, nhóm “dân tộc thiểu số” để chỉ tất cả các nhóm dân tộc ngoại trừ nhóm người Anh da trắng. Ở Việt Nam, khái niệm “Dân tộc thiểu số” được quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, như sau: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (11). 1.1.1.2. Khái niệm sức khỏe Trong Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã
- 5 hội chứ không chỉ là không có bệnh tật” (12). 1.1.1.3. Khái niệm về công bằng sức khỏe Theo tác giả Bravemen năm 2006, “Công bằng sức khỏe là tình trạng không còn sự khác biệt (chỉ bao gồm sự khác biệt có thể phòng tránh được hoặc chịu sự tác động của các chính sách) về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm nhưng không giới hạn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe - giữa các nhóm dân thuộc các điều kiện và đặc quyền xã hội khác nhau...” (13). Những người theo trường phái công bằng trong phân phối nguồn lực cho rằng: Công bằng sức khỏe được thể hiện dưới góc độ Công bằng trong chăm sóc sức khỏe (equity in health care). Từ đó có hai khái niệm cơ bản là: Công bằng theo chiều ngang: Những người có nhu cầu sức khỏe giống nhau sẽ được chăm sóc như nhau và Công bằng theo chiều dọc: Những người có nhu cầu sức khỏe cao hơn sẽ nhận được nhiều chăm sóc hơn (13, 14). Năm 2010, cách nhìn về Công bằng sức khỏe đã mở rộng hơn, đó chính là mô hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe và công bằng sức khỏe” của WHO. Theo đó, Công bằng sức khỏe được định nghĩa là tình trạng không còn sự khác biệt (chỉ bao gồm sự khác biệt có thể phòng tránh được hoặc chịu sự tác động của các chính sách) về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các nhóm khác nhau trong xã hội (15). Bất công bằng có thể hiểu đơn giản là sự không có công bằng. Bất công bằng sức khỏe đề cập đến sự khác biệt nào đó có thể phòng tránh được (có thể liên quan đến khía cạnh đạo đức, công lý hay quyền con người) (16). 1.1.2. Các chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe và bất công bằng sức khỏe 1.1.2.1. Các chỉ số đo lường tình trạng sức khỏe Các chỉ số đo lường tình trạng sức khỏe là một tập hợp các dữ liệu giám sát đã được phân tích cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe của người dân để từ đó có thể đưa ra các ưu tiên và hành động về CSSK thích hợp. Các chỉ số cần toàn diện, hợp lệ, được chuẩn hóa, đáp ứng các tiêu chí chất lượng và linh hoạt và để hỗ trợ các chính sách y tế đang phát triển. Các chỉ số đo lường tình trạng sức khỏe gồm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và khuyết tật cụ thể của bệnh (17).
- 6 Dựa trên khái niệm của WHO về sức khỏe, nghiên cứu của tác giả Van Leeuwen và cộng sự đã mô tả 3 khía cạnh chính sức khỏe gồm: sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội. Mỗi khía cạnh này được đánh giá bằng một số loại chỉ số (18): - Về khía cạnh sức khỏe thể chất gồm: Tình trạng thể chất, chức năng thể chất, di chuyển, điều kiện thể chất, sự thoải mái với chức năng thể chất, vấn đề giấc ngủ, triệu chứng thể chất; - Về khía cạnh sức khỏe tâm thần: Bệnh tâm thần, sự lo lắng, trầm cảm, tâm lý đau khổ, sức khỏe tâm lý, tác động tích cực, chức năng nhận thức; - Về khía cạnh xã hội: Hoạt động gia đình, hôn nhân Dựa trên mô hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe và công bằng sức khỏe” đã được WHO xây dựng và công bố vào năm 2010 (19), một trong những năm nhóm chỉ số nhằm đo lường bất CBSK là tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số chỉ tiêu đo lường tình trạng sức khỏe (14): - Tuổi thọ và tình trạng tử vong: Tuổi thọ bình quân, tử vong theo lứa tuổi, tử vong sơ sinh,…; - Tình trạng bệnh: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc; - Chức năng: Rối loạn chức năng, mức độ tàn tật; - Gánh nặng bệnh tật: “Là số năm bị mất đi do tử vong và chất lượng cuộc sống bị suy giảm vì bệnh tật” 1.1.2.2. Các chỉ số đo lường bất công bằng sức khỏe Theo tiếp cận Công bằng sức khỏe đã mở rộng hơn, mô hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe và công bằng sức khỏe” đã được WHO được xây dựng và công bố vào năm 2010 (Hình 1.1) (19). Mô hình này phân chia các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe thành hai nhóm chính, bao gồm: Các yếu tố quyết định cấu trúc bao gồm: (a) Bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị; (b) Vị thế kinh tế xã hội của một người; Các yếu tố quyết định trung gian bao gồm: (a) Điều kiện vật chất; (b) Các yếu tố hành vi và/hoặc yếu tố sinh học; (c) Tâm lý xã hội; và (d) Hệ thống y tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 217 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
147 p | 178 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 181 | 50
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 175 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010
14 p | 158 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 136 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 26 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012
14 p | 114 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 354, 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
22 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
125 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
217 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
32 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn