Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng "Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023" trình bày các nội dung: Nghiên cứu này nhằm mô tả quá trình hiệu chỉnh chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” cho phù hợp với người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam và bước đầu mô tả sự thay đổi SKTT của đối tượng tham gia chương trình can thiệp đã được hiệu chỉnh với giả thuyết có sự khác biệt về hiệu quả can thiệp của chương trình BGTB trong việc giảm các vấn đề SKTT giữa các nhóm ĐNTC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN VIỆT HÀ THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN SỨC KHỎE TÂM THẦN “BĂNG GHẾ TÌNH BẠN” CHO NGƯỜI NHIỄM HIV CÓ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở MỘT SỐ CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI HÀ NỘI, NĂM 2021 - 2023 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 Hà Nội, năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN VIỆT HÀ THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN SỨC KHỎE TÂM THẦN “BĂNG GHẾ TÌNH BẠN” CHO NGƯỜI NHIỄM HIV CÓ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở MỘT SỐ CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI HÀ NỘI, NĂM 2021 - 2023 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS.BS Bùi Thị Tú Quyên 2. GS.BS Bradley N.Gaynes Hà Nội, năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Trần Việt Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận án này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của Đại học Bắc Carolina, tập thể ban lãnh đạo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; tập thể lãnh đạo, bác sỹ và tư vấn viên của các cơ sở Methadone tại Hà Nội; Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Y tế Công cộng. Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Vivian F. Go, giảng viên của Khoa Hành vi Sức khỏe, Đại học Bắc Carolina. GS vừa là lãnh đạo trực tiếp vừa là người thầy luôn quan sát, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi có thời gian để hoàn thành luận án này. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.BS Bradley N. Gaynes, giảng viên của Khoa Tâm thần, Đại học Bắc Carolina đã cho phép tôi dùng một phần số liệu trong nghiên cứu của GS để thực hiện luận án này. Cảm ơn GS đã luôn theo sát, hướng dẫn chi tiết và định hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm luận án. Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS.BS Hồ Thị Hiền, giáo viên hướng dẫn đầu tiên và PGS.TS.BS Bùi Thị Tú Quyên, giáo viên hướng dẫn chính ở giai đoạn viết luận án đã luôn động viên, khích lệ, và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và làm luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể đồng nghiệp của văn phòng Đại học Bắc Carolina tại Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn những người tham gia đã cung cấp số liệu cho nghiên cứu. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn đến chồng, hai con trai, bố mẹ tôi, và bạn bè luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội Ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Trần Việt Hà
- iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. x DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm và thang đo .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 4 1.1.2. Thang đo............................................................................................................ 5 1.2. Tổng quan các liệu pháp can thiệp sức khỏe tâm thần và ứng dụng cho người nhiễm HIV, người tiêm chích ma tuý, người điều trị Methadone .............................. 7 1.2.1. Tổng quan các liệu pháp can thiệp sức khỏe tâm thần...................................... 7 1.2.2. Ứng dụng trong can thiệp sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV, người tiêm chích ma tuý, người điều trị Methadone ..................................................................... 9 1.3. Giới thiệu chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn ........................................ 14 1.3.1. Nguồn gốc xuất xứ .......................................................................................... 14 1.3.2. Các nghiên cứu áp dụng chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn để tư vấn sức khỏe tâm thần ...................................................................................................... 16 1.4. Tổng quan các mô hình hiệu chỉnh chương trình can thiệp sức khỏe và cơ sở lựa chọn mô hình ADAPT-ITT ....................................................................................... 18 1.4.1. Các mô hình hiệu chỉnh can thiệp sức khỏe cho người tiêm chích ma túy nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ............................................................................. 18 1.4.2. Mô hình ADAPT-ITT và ứng dụng trong hiệu chỉnh các chương trình can thiệp ................................................................................................................................... 22 1.5. Giới thiệu về đề tài gốc và vai trò của nghiên cứu sinh ..................................... 32 1.5.1. Giới thiệu về đề tài gốc ................................................................................... 32 1.5.2. Vai trò của nghiên cứu sinh ............................................................................ 35
- iv Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 38 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 ..................................... 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 38 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu....................................................................... 39 2.1.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 39 2.1.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu........................................................................................... 40 2.1.5. Biến số và chủ đề của nghiên cứu ................................................................... 42 2.1.6. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 42 2.1.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 44 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 ..................................... 45 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 45 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 46 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 46 2.2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu........................................................................................... 46 2.2.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 47 2.2.6. Qui trình triển khai nghiên cứu ....................................................................... 47 2.2.7. Cán bộ tham gia nghiên cứu ............................................................................ 54 2.2.8. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 55 2.2.9. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 55 2.2.10. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .............................................. 56 2.2.11. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 57 2.3. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 58 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 59 3.1. Hiệu chỉnh chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần................................... 59 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 59 3.1.2. Kết quả hiệu chỉnh (Bước 3-6) ........................................................................ 60 3.1.3. Tập huấn chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn (Bước 7) ....................... 77 3.1.4. Thử nghiệm chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn (Bước 8) .................. 78
- v 3.2. Phân tích sự thay đổi về sức khoẻ tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình “Băng ghế tình bạn” hiệu chỉnh………………………………………………………………………………..80 3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................................................ 80 3.2.2. Tình trạng có vấn đề sức khỏe tâm thần trước và sau can thiệp ..................... 87 3.2.3. Phân bố tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp ........................................................ 95 3.2.4. So sánh sự thay đổi điểm DAS giữa các nhóm nghiên cứu ............................ 98 Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 101 4.1. Bàn luận về hiệu chỉnh chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tại Việt Nam ................... 101 4.1.1. Phương pháp hiệu chỉnh ................................................................................ 102 4.1.2. Đối tượng tham gia hiệu chỉnh ...................................................................... 102 4.1.3. Hiệu chỉnh qui trình thực hiện chương trình can thiệp ................................. 104 4.1.4. Hiệu chỉnh tài liệu can thiệp. ......................................................................... 107 4.1.5. Hiệu chỉnh liên quan đến tập huấn và thử nghiệm ........................................ 110 4.2. Bàn luận về sự thay đổi sức khỏe tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” đã hiệu chỉnh ................................................................................................... 112 4.2.1. Đặc điểm và hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 112 4.2.2. Sự thay đổi sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi tham gia chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” được hiệu chỉnh .......................... 115 4.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 122 4.4. Tính mới và đóng góp của luận án ................................................................... 124 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 125 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ ................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 129
- vi PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO NGƯỜI CÓ HIV, NGƯỜI TIÊM CHÍCH MA TUÝ, NGƯỜI ĐIỀU TRỊ METHADONE...................................................... 139 PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP BĂNG GHẾ TÌNH BẠN ĐỂ CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN .... 145 PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH ADAPT-ITT ĐỂ HIỆU CHỈNH CAN THIỆP ............................................................................. 147 PHỤ LỤC 4: THƯ ĐỒNG Ý SỬ DỤNG DỮ LIỆU CỦA DỰ ÁN ...................... 152 PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ... 153 PHỤ LỤC 6: BẢNG MÃ HÓA DỮ LIỆU CHO PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ........................................................................................................ 172 PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG ........................... 184 PHỤ LỤC 8: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................. 193 PHỤ LỤC 9: SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI ĐIỂM DAS GIỮA NHÓM TƯ VẤN VIÊN NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ NHÓM TƯ VẤN VIÊN CỘNG ĐỒNG ......................... 199 PHỤ LỤC 10: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIÊN CỨU .. 201
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ADAPT-ITT Đánh giá-Quyết định-Hiệu Assessment-Decision- chỉnh-Sản xuất-Ý kiến chuyên Adaptation-Production-Topical gia-Tổng hợp ý kiến-Tập huấn- Experts-Integration-Training- Thử nghiệm Testing AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch Acquired Immunodeficiency mắc phải Syndrome ART Phương pháp điều trị HIV bằng Anti Retrovirus Therapy thuốc kháng vi rút ASSIST Bộ công cụ sàng lọc sử dụng các Alcohol, Smoking, Substance chất có cồn, thuốc lá và các chất Involvement Screening Test gây nghiện BGTB Băng ghế tình bạn Friendship Bench CASI Phỏng vấn cá nhân có sự hỗ trợ Computer Assisted Self- của máy tính Interview CBT Liệu pháp hành vi nhận thức Cognitive Behavioral Therapy CDC Trung tâm kiểm soát bệnh tật Centre for Disease Control CDTP Chất dạng thuốc phiện DAS Tổng điểm trầm cảm, lo âu, căng Depression Anxiety Stress thẳng DASS-21 Thang đo Trầm cảm, Lo âu, Depression, Anxiety, and Stress Căng thẳng 21 mục Scale-21 Items ĐHY Đại học Y ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên EBI Can thiệp dựa trên bằng chứng Evidence Based Intervention GĐ Giám đốc
- viii HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở Human Immunodeficiency Virus người ICD Tiêu chuẩn phân loại bệnh tật International Classification of quốc tế Disease K10 Thang đo Kessler (K10) gồm 10 Kessler-10 câu hỏi tự trả lời để lo lường “căng thẳng tâm lý” LMIC Các nước có thu nhập thấp và Low- and Middle-Income trung bình Countries MAP Sơ đồ hóa quá trình hiệu chỉnh Map of adaptation process MMT Điều trị nghiện chất bằng Methadone Maintenance Methadone Therapy M-PACE Phương pháp hiệu chỉnh chương Method for Program Adaptation trình với sự tham gia của cộng through Community đồng Engagement MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới Men have Sex with Men NCS Nghiên cứu sinh NCV Nghiên cứu viên NVYT Nhân viên y tế PHQ-9 Bảng hỏi sức khỏe người bệnh 9 Patient Health Questionnaire 9 mục items PRIME- Công cụ đo lường những rối Primary Care Evaluation of ME loạn tâm lý nhẹ Mental Disorders PST Liệu pháp giải quyết vấn đề Problem Solving Therapy PVS Phỏng vấn sâu PVV Phỏng vấn viên RCT Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối Randominzed Control Trial chứng RLTT Rối loạn tâm thần
- ix RR Tỷ số nguy cơ Risk Ratio RTIP Chương trình can thiệp đã được Research-Tested Intervention thử nghiệm trong nghiên cứu Program SKTT Sức khỏe tâm thần SSQ-14 Thang đo triệu chứng trầm cảm Shona Symptoms Questionnaire và lo âu tiếng Shona 14 STIs Các bệnh lây truyền qua đường Sexual Trasmitted Infections tình dục TCMT Tiêm chích ma túy TLN Thảo luận nhóm TTYT Trung tâm Y tế TVV Tư vấn viên WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung logic của nghiên cứu ..................................................................... 37 Hình 2.1: Các bước hiệu chỉnh ADAPT-ITT áp dụng trong nghiên cứu ................. 40 Hình 2.2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu ........................................................................ 53 Hình 3.1: Trang bìa tài liệu tập huấn gốc và tài liệu hiệu chỉnh ............................... 73 Hình 3.2: Hình ảnh tư vấn viên trong tài liệu gốc và tài liệu hiệu chỉnh .................. 74 Hình 3.3: Ví dụ và hình ảnh minh họa trong tài liệu gốc và tài liệu hiệu chỉnh ....... 74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình trạng có trầm cảm qua các lần đánh giá ....................................... 89 Biểu đồ 3.2: Tình trạng có lo âu qua các lần đánh giá .............................................. 91 Biểu đồ 3.3: Tình trạng có căng thẳng qua các lần đánh giá .................................... 92
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các mô hình hiệu chỉnh can thiệp sức khỏe ............................................. 18 Bảng 1.2: Các bước của các mô hình hiệu chỉnh ...................................................... 20 Bảng 1.3: Mô hình ADAPT-ITT ............................................................................... 26 Bảng 2.1: Cỡ mẫu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu cho mục tiêu 1 .......................................................................................................................... 41 Bảng 2.2: Kết quả sàng lọc và tuyển chọn người tham gia nghiên cứu theo địa điểm và thời gian ................................................................................................................ 48 Bảng 2.3: Phân nhóm ngẫu nhiên theo địa điểm triển khai nghiên cứu ................... 49 Bảng 2.4: Nội dung làm việc với các nhóm nghiên cứu ........................................... 52 Bảng 2.5: Bảng phân loại mức độ trầm trọng của các vấn đề sức khỏe tâm thần theo DASS-21 ................................................................................................................... 56 Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người điều trị Methadone nhiễm HIV và người nhà ................................................................................................................... 59 Bảng 3.2: Ví dụ minh họa được hiệu chỉnh .............................................................. 71 Bảng 3.3: Hiệu chỉnh ngôn ngữ ................................................................................ 75 Bảng 3.4: Tóm tắt hiệu chỉnh chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn ................ 76 Bảng 3.5: Tóm tắt hoạt động tập huấn và thực hành thử nghiệm Chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn............................................................................................. 79 Bảng 3.6: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại lần đánh giá đầu kì .................... 80 Bảng 3.7: Tình trạng sử dụng đồ uống có cồn trong vòng 3 tháng của đối tượng nghiên cứu tại lần đánh giá đầu kì ........................................................................................ 82 Bảng 3.8: Tình trạng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong vòng 3 tháng của đối tượng nghiên cứu tại lần đánh giá đầu kì ............................................................................ 84 Bảng 3.9: Tình trạng có vấn đề SKTT tại lần đánh giá đầu kì ................................. 88 Bảng 3.10: Điểm trầm cảm qua các lần đánh giá...................................................... 88 Bảng 3.11: Điểm lo âu qua các lần đánh giá ............................................................. 90 Bảng 3.12: Điểm căng thẳng qua các lần đánh giá ................................................... 91 Bảng 3.13: Điểm DAS qua các lần đánh giá ............................................................. 93
- xii Bảng 3.14: Tình trạng có đồng thời vấn đề SKTT qua các lần đánh giá .................. 93 Bảng 3.15: Tương quan điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng với tuổi, tình trạng dùng chất gây nghiện ......................................................................................................... 95 Bảng 3.16: Điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo trình độ học vấn ....................... 96 Bảng 3.17: Điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo tình trạng việc làm ................... 96 Bảng 3.18: Tình trạng có số vấn đề SKTT gặp theo tuổi, tình trạng nghiện chất ......... 97 Bảng 3.19: Tình trạng có số vấn đề SKTT theo trình độ học vấn, nghề nghiệp và nhóm nghiên cứu ....................................................................................................... 97 Bảng 3.20: So sánh sự thay đổi DAS giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm thường qui.. 98 Bảng 3.21: So sánh sự thay đổi số vấn đề SKTT gặp giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm thường qui ................................................................................................................. 99
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm, lo âu hay căng thẳng là những vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải (1, 2). Đặc biệt các vấn đề SKTT khá phổ biến ở người tiêm chích ma túy (TCMT) nhiễm HIV. Một báo cáo tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở người TCMT nhiễm HIV lần lượt là 12,8%, 19,5% và 8,3% (3). Tại Việt Nam, một báo cáo năm 2019 cho thấy tỷ lệ này là 2,8%, 18% và 4% (4). Một số nghiên cứu ở Việt Nam báo cáo tỷ lệ trầm cảm ở người TCMT nhiễm HIV dao động từ 25% đến 44% (5). Theo kết quả của một nghiên cứu khác năm 2021, tỷ lệ có vấn đề SKTT ở người TCMT nhiễm HIV đang điều trị Methadone là 17% (6). Các vấn đề SKTT làm tăng suy giảm miễn dịch, do đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và làm tăng tỷ lệ tử vong với người TCMT nhiễm HIV (7, 8). Các vấn đề SKTT cũng tác động tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị HIV và tăng hành vi nguy cơ dùng chung dụng cụ tiêm chích (9). Vì vậy cần giải quyết các vấn đề SKTT cho người TCMT nhiễm HIV để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị HIV và điều trị nghiện chất (10, 11). Tuy nhiên, việc chẩn đoán và can thiệp SKTT cho người TCMT nhiễm HIV chưa được quan tâm, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (12). Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu mô tả về tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở người TCMT nhiễm HIV và ở người điều trị nghiện bằng Methadone (13, 14). Tuy nhiên có rất ít chương trình tư vấn SKTT nhằm cải thiện những vấn đề trầm cảm, lo âu, căng thẳng cho người TCMT nhiễm HIV được công bố trên các tạp chí khoa học. Dự án “Tư vấn can thiệp Băng ghế tình bạn, cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường điều trị HIV cho người nghiện chất dạng thuốc phiện và nhiễm HIV ở Việt Nam” của trường Đại học Bắc Carolina được triển khai ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội. Can thiệp “Băng ghế tình bạn” (Friendship Bench - BGTB) là một chương trình áp dụng liệu pháp giải quyết vấn đề (Problem Solving Therapy - PST) đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện lo âu, trầm cảm cho người dân trong cộng đồng và người nhiễm HIV tại Zimbabwe (15, 16). Dự án này có hai
- 2 mục tiêu chính, mục tiêu 1 nhằm hiệu chỉnh chương trình can thiệp BGTB cho phù hợp với đối tượng người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam và mục tiêu 2 tập trung vào đánh giá tính khả thi, mức độ chấp nhận và mức độ tuân thủ với chương trình can thiệp được hiệu chỉnh với cỡ mẫu nhỏ theo dõi trong 12 tháng. Với vai trò là một trong những thành viên chính của dự án chịu trách nhiệm chủ trì việc hiệu chỉnh can thiệp và tham gia vào giai đoạn thử nghiệm can thiệp, nghiên cứu sinh (NCS) được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài lấy số liệu của toàn bộ quá trình hiệu chỉnh chương trình can thiệp BGTB và số liệu thử nghiệm chương trình can thiệp đã hiệu chỉnh theo dõi trong 6 tháng để thực hiện nghiên cứu “Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần Băng ghế tình bạn cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023”. Nghiên cứu này nhằm mô tả quá trình hiệu chỉnh chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” cho phù hợp với người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam và bước đầu mô tả sự thay đổi SKTT của đối tượng tham gia chương trình can thiệp đã được hiệu chỉnh với giả thuyết có sự khác biệt về hiệu quả can thiệp của chương trình BGTB trong việc giảm các vấn đề SKTT giữa các nhóm ĐNTC. Nghiên cứu này là cơ sở để hiệu chỉnh và triển khai các chương trình can thiệp cải thiện SKTT cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam. Các vấn đề SKTT được đề cập trong khuôn khổ luận án này gồm trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Hiệu chỉnh chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở Methadone tại Hà Nội năm 2021-2022. 2. Đánh giá sự thay đổi về sức khỏe tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình tư vấn “Băng ghế tình bạn” đã hiệu chỉnh ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội năm 2022-2023.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm và thang đo 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Trầm cảm Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một loại vấn đề SKTT thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác buồn, mất hứng thú hoặc không vui, cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác thấp kém, bị rối loạn giấc ngủ hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi hoặc kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể các hoạt động bình thường ở nơi làm việc, trường học hoặc hoạt động thường ngày. Trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự tử (1). Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật phiên bản 10 (ICD-10), trầm cảm là một tình trạng bệnh lý tâm thần, trong các giai đoạn trầm cảm nhẹ, trung bình, nặng người bệnh bị giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Khả năng thích thú, quan tâm và tập trung đều giảm sút. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi rõ rệt dù chỉ là một cố gắng rất nhỏ, thường có rối loạn giấc ngủ và giảm sự ngon miệng. Tính tự trọng và sự tự tin hầu như luôn giảm sút và ngay cả ở thể nhẹ thường có một vài ý tưởng tội lỗi hoặc không xứng đáng. Tùy thuộc vào số lượng và mức độ của triệu chứng, một giai đoạn trầm cảm có thể được xác định là nhẹ, trung bình và nặng (17). 1.1.1.2. Lo âu Lo âu, theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA), là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người trước những mối đe dọa, khó khăn, thử thách mà một người với tâm lý bình thường có thể nhận thức được. Lo âu là cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng với các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó (18). Khi lo âu mang tính chất dai dẳng, lan tỏa, không khu trú vào một sự kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt nào đó, gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của cá nhân thì sẽ dẫn đến rối loạn lo âu (19). Rối loạn lo âu là một nhóm rối loạn tâm thần có đặc điểm bởi cảm giác lo lắng và sợ hãi, bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn
- 5 ám ảnh cưỡng chế và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Có triệu chứng lo âu trong thời gian kéo dài khiến rối loạn lo âu trở thành mạn tính (1). 1.1.1.3. Căng thẳng Căng thẳng (WHO 2023) là phản ứng của cơ thể mỗi người trước những áp lực của cuộc sống, yếu tố đe dọa đến tinh thần. Căng thẳng không chỉ xuất hiện khi gặp những việc tiêu cực mà còn có thể đến từ những điều tích cực trong cuộc sống. Hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác căng thẳng ít nhất một lần trong đời. Đây có thể coi là cơ chế bảo vệ tự nhiên cũng như một phần bình thường của cuộc sống, tuy nhiên căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (2). Rối loạn liên quan đến căng thẳng là một loại rối loạn tâm thần, là những phản ứng kém thích nghi, sinh học và tâm lý đối với sự tiếp xúc ngắn hạn hoặc dài hạn với các tác nhân gây căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. ICD-11 của Tổ chức Y tế Thế giới phân loại rối loạn liên quan đến căng thẳng gồm rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn điều chỉnh (20). 1.1.1.4. Chương trình Methadone Methadone là chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, đồng vận toàn phần với các thụ thể của CDTP (μ, κ và δ), hấp thu qua đường uống đã được lựa chọn là một trong những phương pháp điều trị thay thế nghiện các CDTP tự nhiên cũng như bất hợp pháp có hiệu quả trên thế giới kể từ năm 1964 tới nay. Chương trình điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế Methadone (MMT) được triển khai tại Việt Nam từ năm 2008. Những người TCMT nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus -HIV) được điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút HIV (Anti Retrovirus Treatment - ART) và Methadone (21). 1.1.2. Thang đo 1.1.2.1. Thang đo trầm cảm, lo âu, căng thẳng Hiện nay có nhiều bộ công cụ được sử dụng để đánh giá các vấn đề SKTT. như bảng hỏi Kessler (K10) (22), thang đánh giá rối loạn tâm thần (RLTT) ban đầu (PRIME-ME) (23), thang triệu chứng Shona (SSQ-14) (24), thang đo trầm cảm 9 mục (PHQ-9) (25), thang đo trầm cảm, lo âu, căng thẳng 21 câu (DASS-21) (26).
- 6 Trong chương trình “Băng ghế tình bạn” (BGTB) gốc ở Zimbabwe, thang triệu chứng Shona (SSQ-14) là công cụ sàng lọc rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, nhưng thang đo này viết bằng tiếng Shona, và mới chỉ được kiểm chứng ở Zimbabwe nên không thể áp dụng được ở Việt Nam (24). Trong các nghiên cứu khác về BGTB tại Zimbabwe và Malawi, thang sức khỏe người bệnh 9 mục (PHQ-9) được sử dụng là công cụ sàng lọc SKTT ở người bệnh. Tuy nhiên, thang đo này chỉ đo trầm cảm (25). Thang trầm cảm, lo âu, căng thẳng DASS-21 (Depression Anxiety Stress Scale -21 Items) được Lovibond xây dựng năm 1995. DASS-21 có 21 câu chia đều cho 3 cấu phần trầm cảm, lo âu và căng thẳng được sắp xếp xen kẽ. Cấu phần trầm cảm đánh giá sự phiền muộn, vô vọng, mất giá trị cuộc sống, tự ti, thiếu hứng thú và mong muốn tham gia, mất hứng thú và quán tính. Cấu phần lo âu đánh giá sự kích thích thần kinh tự chủ, tác động lên cơ xương, lo âu theo tình huống và trải nghiệm chủ quan về ảnh hưởng của lo âu. Cấu phần căng thẳng đo sự nhạy cảm với mức độ kích thích không đặc hiệu mãn tính, đánh giá mức độ khó thư giãn, hưng phấn thần kinh, mức độ dễ bị khó chịu/kích động/cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn (26). DASS-21 là công cụ sàng lọc và đánh giá SKTT có ưu điểm ngắn gọn, dễ thực hiện, và đo lường ba tình trạng SKTT gồm trầm cảm, lo âu và căng thẳng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, DASS-21 có thể đánh giá mức độ trầm trọng của vấn đề SKTT. Các nội dung được đề cập trong DASS-21 là để đánh giá một thực trạng vấn đề SKTT chứ không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán bệnh như trong ICD-10. Nhờ những ưu điểm này, DASS-21 đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã công bố về độ tin cậy và giá trị của DASS-21 với người dân cộng đồng và người lao động ở Ý, Anh, Hàn Quốc (27-29). Ở Việt Nam, DASS-21 đã được dịch và chuẩn hóa ở nhiều đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) khác nhau như thanh thiếu niên (30), phụ nữ nông thôn (13), nhân viên y tế (31) và cho người điều trị Methadone (4). DASS-21 là thang đo được đề tài gốc lựa chọn làm công cụ để đánh giá và vì vậy được sử dụng trong luận án này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 217 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 181 | 50
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 175 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 136 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 26 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
250 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 354, 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
22 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại hai huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
27 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
328 p | 5 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
125 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
32 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn