Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Luận án "Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam, luận án luận giải những vấn đề đặt ra, dự báo những yếu tố tác động và đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng cường thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ HÙNG THUÝ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ HÙNG THUÝ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tƣ tƣởng Mã số : 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Lê Hải Bình 2. TS. Lê Đức Hoàng HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS, TS. Lê Hải Bình, TS. Lê Đức Hoàng. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Luận án có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tƣ liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu… liên quan đến nội dung luận án. Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2022 Tác giả luận án Đỗ Thị Hùng Thuý
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................................10 1.1. Những công trình nghiên cứu về thông tin, thông tin đối ngoại ......................10 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại.........................................................................................................................20 1.3. Nhận xét kết quả của các công trình đã tổng quan và những vấn đề cần tập trung nghiên cứu.....................................................................................................................29 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI...........................................36 2.1. Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại - khái niệm và đặc điểm........................................................................................................................ 36 2.2. Các yếu tố cấu thành thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại...............47 2.3. Sự cần thiết của tổ chức sự kiện đối ngoại đối với thông tin đối ngoại.................59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI QUA TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM...................................................................................65 3.1. Khái quát các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam trong phạm vi đƣợc khảo sát...........65 3.2. Thành tựu trong thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân.......................................................................................69 3.3. Hạn chế trong thông tin đối thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân.......................................................................................................99 3.4. Một số vấn đề đặt ra đối với thông tin đối ngoại thông qua tổ chức tổ chức sự kiện đối ngoại …………………………………………………………………………......99
- Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI.......................................................................................................119 4.1. Dự báo tình hình đối với thông tin đối ngoại thông qua tổ chức tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới....................................................................................119 4.2. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới..............................................................................................127 4.3. Giải pháp tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới.................................................................................................130 KẾT LUẬN........................................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................................160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................162 PHỤ LỤC...........................................................................................................................162
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQTT : Cơ quan thƣờng trú CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng EU : Liên minh châu Âu EVFTA : Hiệp định Thƣơng mại tƣ do Việt Nam - Liên minh Châu Âu EVIPA (IPA) : Hiệp định Bảo hộ đầu tƣ Việt Nam - Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tƣ phát triển nƣớc ngoài FTA : Hiệp định thƣơng mại tự do GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng Nhân dân Nxb : Nhà xuất bản TLCC : Tuần lễ Cấp cao THVN : Truyền hình Việt Nam TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP : Thành phố TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam
- UBND : Ủy ban Nhân dân UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc USD : Đô la Mỹ VNPT : Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam VTC : Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam VTV : Đài Truyền hình Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa WEF : Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF ASEAN: Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN
- MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thực trạng chủ thể thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại...70 Biểu đồ 3.2. Thực trạng nội dung thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ........................................................................................................... 76 Biểu đồ 3.3. Thực trạng phƣơng thức thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ............................................................................................................... 80 Biểu đồ 3.4. Kết quả thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại .......85
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tƣ tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân ta. Trong quá trình hội quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hiện nay, thông tin đối ngoại lại càng cần đƣợc chú trọng. Thông tin đối ngoại có nhiệm vụ làm cho nhân dân, chính phủ các nƣớc, ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài hiểu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam; về những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam, về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, đấu tranh chống lại những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Đồng thời làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nƣớc, của nhân dân tiến bộ trên thế giới, sự đóng góp của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng, lãnh đạo là quá trình tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo và liên tục đổi mới tƣ duy trên mọi lĩnh vực, trong đó có đổi mới tƣ duy đối ngoại. Với chủ trƣơng “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”[19, tr.47] đƣợc Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nhờ “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [21, tr.147] sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bị bao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nƣớc ta. Việt Nam trở thành bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Quan hệ đối ngoại có những bƣớc phát triển mới. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trƣờng hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
- 2 Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đƣa thông tin thế giới đến với Việt Nam ngày càng lớn và bức thiết. Thông tin đối ngoại tạo điều kiện cho thế giới hiểu Việt Nam, hiểu về mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Việt Nam, trên cơ sở đó hợp tác nhiều hơn với chúng ta. Thông tin đối ngoại giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thông tin đối ngoại cũng giúp cho nhân dân Việt Nam tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới. Do đó để hội nhập quốc tế sâu rộng, cần phải tích cực đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động thông tin đối ngoại. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại để tăng cƣờng hiểu biết và nhận thức của cộng đồng quốc tế, qua đó góp phần khẳng định vị thế của quốc gia trên trƣờng quốc tế. Trên thế giới, các quốc gia nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đã và đang có nhiều nỗ lực thực hiện thông tin đối ngoại thông qua các sự kiện đối ngoại, thu hút nhiều sự quan tâm của truyền thông và dƣ luận thế giới. Để đạt đƣợc hiệu quả tích cực về thông tin đối ngoại, các quốc gia đã chú trọng đầu tƣ nguồn kinh phí lớn cho mỗi sự kiện đối ngoại tầm cỡ đƣợc tổ chức, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức kỹ lƣỡng và công phu. Qua đó, hình ảnh của quốc gia đƣợc ghi dấu đậm nét thông qua các hoạt động diễn ra trong sự kiện, nổi trên các kênh truyền hình, các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nƣớc, đƣa thông tin đến đông đảo nhân dân thế giới. Tổ chức các sự kiện đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân thông qua các hoạt động, các sự kiện đối ngoại. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn của từng sự kiện, các sự kiện đối ngoại còn nhằm thực hiện mục tiêu của công tác đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng. Thông qua các sự kiện đối ngoại, các chính khách, nhà ngoại giao, cán bộ
- 3 và công chúng quốc tế cũng nhƣ trong nƣớc có dịp đƣợc đến làm việc, thăm và trải nghiệm đời sống chính trị, không gian văn hóa, bầu không khí, cuộc sống… tại nơi diễn ra sự kiện. Với các hoạt động bên lề cùng hoạt động đƣa tin của các cơ quan thông tấn, báo chí trong nƣớc và quốc tế, tin tức, hình ảnh, hoạt động của các sự kiện đối ngoại đƣợc đƣa đến gần hơn với công chúng thế giới, qua đó đem đến cho các vị khách quốc tế nói riêng và dƣ luận thế giới nói chung hình ảnh một đất nƣớc Việt Nam đổi mới, hòa bình, hữu nghị, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [22]. Tuy nhiên, hoạt động thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại hiện nay đặt ra một số yêu cầu cần giải quyết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai, phƣơng thức thực hiện và nội dung thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại, kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng. Bƣớc vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong nƣớc đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi phải thống nhất những phƣơng hƣớng và thực hiện những pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờng công tác thông tin đối ngoại thông qua sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới. Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại là một hƣớng nghiên cứu mới, và có tính thực tiễn, trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập. Vì vậy, tác giả chọn đề tài“Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay” để làm luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành công tác tƣ tƣởng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam, luận án luận giải những vấn đề đặt ra, dự báo những yếu tố tác động và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 4 Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án; Thứ hai, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại: hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản, xác định các yếu tố cấu thành thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại, xác định sự cần thiết của tổ chức sự kiện đối ngoại đối với thông tin đối ngoại; Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng thông tin đối ngoại qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và luận giải những vấn đề đặt ra; Thứ tư, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp để tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các sự kiện đối ngoại tiêu biểu đƣợc tổ chức ở Việt Nam từ 2017 đến 2020. Đây là thời gian sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ký Kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật giai đoạn 2017 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ - TTg ngày 28/7/2017. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các sự kiện đối ngoại đƣợc tổ chức tại Việt Nam. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề của thông tin đối ngoại thông qua hình thức là tổ chức các sự kiện đối ngoại có tầm ảnh hƣởng quốc tế và khu vực trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao do Việt Nam là nƣớc đăng cai tổ chức sự kiện.
- 5 4. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất, thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam là hình thức cần thiết để triển khai công tác thông tin đối ngoại và công tác tƣ tƣởng của Đảng, Nhà nƣớc. Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại đƣợc cấu thành bởi những yếu tố trong cấu trúc của công tác tƣ tƣởng song mang tính đặc thù và có những đặc điểm riêng. Thứ hai, thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của Đảng và Nhà nƣớc ta đặt ra. Đó là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sự kiện, thể hiện đầy đủ những nội dung của thông tin đối ngoại, có phƣơng thức biểu đạt nội dung phù hợp để đạt hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại nói riêng và công tác tƣ tƣởng của Đảng nói chung. Thứ ba, thực tế thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế: hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp quản lý còn thiếu, trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm thông tin đối ngoại chƣa đáp ứng yêu cầu mới; phƣơng thức thông tin trong các sự kiện đối ngoại chƣa đa dạng, chƣa khai thác tối đa ƣu thế của công nghệ thông tin và truyền thông xã hội; nội dung thông tin trong các sự kiện đối ngoại đƣợc tổ chức chƣa thực sự nổi bật thông điệp của đối ngoại Việt Nam và hạn chế trong thông tin quảng bá Việt Nam; Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu của các đối tƣợng có nhu cầu tìm hiểu, kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với quy mô sự kiện và lợi thế của hình thức thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại. Thứ tư, để tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới, phƣơng hƣớng và những giải pháp cần đảm bảo sự đồng bộ trong tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và kiểm soát đƣợc các yếu tố khách quan, chủ quan tác động, giải quyết những yêu cầu mới đối với công tác thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận
- 6 Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tƣ tƣởng, công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí, truyền thông… Đồng thời, luận án lựa chọn và sử dụng lý luận về thông tin đối ngoại và tổ chức sự kiện của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam. 5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, khi nghiên cứu, vận dụng phƣơng pháp luận mác xít phải quán triệt nguyên tắc lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học: Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học, trong đó các phƣơng pháp của Chính trị học là chủ đạo. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phƣơng pháp lịch sử và lôgíc, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp phỏng vấn sâu… Cụ thể: - Phương pháp lịch sử và logic: Theo phƣơng pháp lịch sử là nghiên cứu sự kiện theo trình tự thời gian xảy ra, mô tả chi tiết sự kiện trong bối cảnh lịch sử cụ thể, cung cấp những tƣ liệu về sự kiện đầy đủ, gắn với hoàn cảnh chung của đất nƣớc, khu vực và quốc tế, sử dụng những tƣ liệu, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những trƣờng hợp điển hình để hệ thống hóa, mô hình hóa sự kiện. Theo phƣơng pháp logic là dùng các thao tác của tƣ duy nhƣ khái quát, suy luận, quy nạp, diễn dịch để xem xét các sự vật, hiện tƣợng phải đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tƣợng liên quan, từ đó rút ra bản chất, quy luật vận động của sự vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp lôgic và lịch sử còn đƣợc dùng để khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc theo các chủ đề, vấn đề xác định và trình bày theo thời gian công bố các công trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: đƣợc sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu, khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn, bao gồm các văn kiện của
- 7 Đảng và Nhà nƣớc, các báo cáo của các cơ quan, tổ chức ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài. Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố, xem xét, phân tích, từ đó rút ra những dữ liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và khái quát lại thành những nhóm vấn đề để có cái nhìn bao quát. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa các sự kiện với nhau, từ đó đánh giá những ƣu điểm, hạn chế của từng sự kiện. So sánh cách tiếp cận, quan điểm của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc về các vấn đề nghiên cứu - Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Cho phép xem xét nghiên cứu các vấn đề trong một tập hợp các yếu tố trong hệ thống cấu trúc nhất định, có mối quan hệ biện chứng để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định. Các yếu tố này có vị trí độc lập, có chức năng riêng nhƣng trong tổng thể chung, trong mối liên hệ, tƣơng tác với các sự vật, hiện tƣợng khác trong hệ thống. Theo đó, với phƣơng pháp này, vấn đề nghiên cứu là thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại cần đƣợc đặt trong hệ thống cấu trúc của công tác tƣ tƣởng, với sự tham gia của các yếu tố cấu thành: chủ thể, đối tƣợng, nội dung, phƣơng thức, kết quả và trong quan hệ biện chứng với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố trong nƣớc, yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan… - Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu... có đƣợc trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thông tin. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu trong nƣớc và quốc tế liên quan đến luận án, từ những quan điểm, lý thuyết đến các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đặt ra. Để khảo sát thực trạng thông tin đối ngoại, luận án thu thập thông tin qua nghiên cứu các báo cáo, văn bản liên quan. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích của phƣơng pháp này là góp phần khảo sát, đánh giá đúng thực trạng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. Quy mô điều tra xã hội học thông qua
- 8 phỏng vấn bằng bảng hỏi với số lƣợng khách thể 450 ngƣời. Khách thể nghiên cứu là các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nƣớc về tổ chức sự kiện đối ngoại ở Trung ƣơng và địa phƣơng; và các cán bộ đang trực tiếp làm các nhiệm vụ tổ chức hoạt động đối ngoại và các cá nhân thuộc nhóm đối tƣợng tác động của tổ chức sự kiện đối ngoại là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để làm căn cứ đánh giá hiệu quả thông tin đối ngoại thông quan tổ chức sự kiện đối ngoại. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số lãnh đạo quản lý và thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, tổ chức sự kiện đối ngoại, nhà khoa học, các cán bộ công tác tại cơ quan quản lý và thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, tổ chức sự kiện đối ngoại, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đang công tác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, đang làm việc tại các tổ chức doanh nghiệp liên quan đến phƣơng thức thực hiện thông tin đối ngoại và chuyên gia nƣớc ngoài công tác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, tổ chức sự kiện đối ngoại. Khách thể tham gia phỏng vấn: 6 ngƣời, là các cán bộ quản lý và thực hiện nhiệm vụ tại Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Ban chỉ đạo Thông tin đối ngoại, Bộ Ngoại giao, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thƣờng trú tại Indonesia, ngƣời Việt Nam đang làm việc và định cƣ ở nƣớc ngoài, chuyên gia ngƣời Đức. 6. Đóng góp mới về khoa học - Hệ thống hóa, hoàn thiện các khái niệm có liên quan đến thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại, trong đó hoàn thiện, xây dựng, đƣa ra khái niệm “Thông tin đối ngoại”, “Tổ chức sự kiện đối ngoại”,“Thông tin đối ngoại thông qua tổ chức sự kiện đối ngoại”; hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại, xác định sự cần thiết của tổ chức các sự kiện đối ngoại đối với thông tin đối ngoại; - Khảo sát, làm rõ thực trạng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam từ 2017 - 2020, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế nguyên nhân và luận giải những vấn đề đặt ra;
- 9 - Dự báo các yếu tố tác động và đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về ý nghĩa lý luận, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu khá hệ thống, quy mô về lý luận, thực trạng, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thông tin đối ngoại qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam. Vì vậy, luận án góp phần bổ sung một số một số vấn đề lý luận của công tác tƣ tƣởng, công tác thông tin đối ngoại nói chung, về thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại nói riêng. - Về ý nghĩa thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác đối ngoại nhƣ Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Ban Đối ngoại Trung ƣơng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa và Thể thao, Du lịch… tham khảo xây dựng chính sách, kế hoạch triển khai, nhất là tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại. Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về tuyên truyền, công tác tƣ tƣởng, thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh quốc gia và gợi mở hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho những ngƣời quan tâm. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng, 13 tiết. Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại. Chƣơng 3. Thực trạng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam. Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng thông tin đối ngoại thông qua tổ chức các sự kiện đối ngoại ở Việt Nam thời gian tới.
- 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về thông tin, thông tin đối ngoại 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, nghiên cứu về thông tin và truyền thông với tƣ cách là một lĩnh vực hoạt động đối ngoại phục vụ sự phát triển của đất nƣớc không còn là vấn đề mới mà đã đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Liên quan đến chủ đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc xuất bản trên thế giới, trong đó có một số công trình đã đƣợc dịch ra tiếng Việt. Dƣới đây là một số công trình đáng chú ý: Hai tác giả Hans N.Tuch và Marvin Kalb (1990), trong công trình Communicating with the World: US Public Diplomacy Overseas (Truyền thông với thế giới: Ngoại giao nhân dân Mỹ ở bên ngoài) [103], đề cập đến khái niệm, nguồn gốc và quy trình ngoại giao dân sự của chính phủ Hoa Kỳ, trong số đó, có nội dung thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại. Các tác giả cho rằng ngoại giao đã thay đổi cơ bản so với 100 năm trƣớc do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Một thế giới mới liên kết giữa công nghệ công cộng, báo chí và ngoại giao đã đi vào vòng phụ thuộc lẫn nhau thông qua các hoạt động của ngành văn hóa của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA) ở Washington và Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ (USIS) ở nƣớc ngoài. Để thực hiện tốt các mục tiêu chính sách đối ngoại của quốc gia, các chính phủ phải biết khai thác sức mạnh của văn hóa và thông tin tự do nhƣ một phƣơng tiện ngoại giao linh hoạt, nhanh chóng và mạnh mẽ. Tác giả John Merill (1995), trong cuốn Global Journalism Global Journalism: Survey of International Communication (Báo chí toàn cầu - Khảo sát truyền thông quốc tế) [105], đã nhận định: truyền thông toàn cầu cuối thế kỷ XX nằm trong sự thống trị của các hãng thông tấn, các tập đoàn báo chí lớn. Những tên tuổi nhƣ General Electric, Time Warner, Disney Corp., Time Corp., Sony, Thomson Corp,... cùng các hãng thông tấn nhƣ AP, Reuters, AFP không chỉ cung cấp thông tin, các chƣơng trình truyền thông, giải trí, các dịch vụ tin tức cho toàn thế giới mà còn góp
- 11 phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho truyền thông nhằm phục vụ các mục tiêu ngoại giao, thƣơng mại của các cƣờng quốc. Tác giả Philipppe Breton và Serge Proulx (1996), trong cuốn sách Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới [40], tiếp cận khái niệm “thông tin” theo hai hƣớng nghĩa: 1) hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome); 2) sự truyền đạt một ý tƣởng, một khái niệm hay biểu tƣợng. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức. Cuốn sách còn trình bày các kỹ thuật truyền thông trong lịch sử, các phƣơng tiện và kỹ thuật điện tử trong truyền thông, quảng cáo, tiêu thụ trên thế giới trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Tác giả James Wilson, Stan Le Roy Wilson (1998) trong cuốn Mass Media, Mass Culture (Truyền thông đại chúng, truyền thông văn hóa) [104], đã định nghĩa về truyền thông và xác định mối liên hệ giữa truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế... với nhiều phƣơng tiện khác nhau nhƣ báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, phim ảnh, Internet, báo mạng, v.v.. Cuốn sách đã nói một cách hình ảnh, nếu coi truyền thông nhƣ một vòng tròn lớn, thì trong vòng tròn lớn đó sẽ có các vòng tròn nhỏ, trong đó có truyền thông thông tin đối ngoại, thông tin đối nội,... Tác giả Thussu, D. K. (2000), với công trình International Communication: Continuity and Change (Truyền thông quốc tế: Liên tục và thay đổi) [120], đề cập đến nguồn gốc, khái niệm, vai trò của Truyền thông quốc tế. Khái niệm “communication” có gốc Latin là “to share” đƣợc hiểu là sự chia sẻ tri thức, tƣ tƣởng và niềm tin giữa ngƣời với ngƣời trên thế giới. Truyền thông quốc tế (hay truyền thông toàn cầu, truyền thông xuyên quốc gia) đƣợc định nghĩa là“truyền thông xuyên biên giới” (the communication that occurs across international borders). Thông tin liên lạc quốc tế là một nhánh, một lĩnh vực nghiên cứu của truyền thông. Đến nay, nội hàm của khái niệm truyền thông quốc tế đã mở rộng phạm vi, bao gồm các lĩnh vực nhƣ, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự. Mặt khác, hầu hết các kênh truyền thông quốc tế ngày nay chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy lợi ích kinh tế và chính trị của các cƣờng quốc trên thế giới, trong đó các tổ chức sở hữu và kiểm soát hầu hết các phƣơng tiện truyền thông.
- 12 Tác giả Frank Webster (2006), trong cuốn sách Theories of the information society (Xã hội thông tin) [922, tr.8-9], đặt vấn đề, nhu cầu tìm hiểu, khai thác thông tin của con ngƣời tăng nhanh trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của mọi mặt trong đời sống xã hội. Tác giả Joseph s. Nye Jr (2008), trong công trình Public Diplomacy and Soft Power (Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm) [106, tr.94-99], đề cập đến các vấn đề cơ bản của ngoại giao công chúng, quyền lực mềm và các mối quan hệ đó trong quan hệ quốc tế hiện đại. Ngày nay, trong bối cảnh công nghệ phát triển, góp phần làm giảm chi phí sản xuất và lƣu hành thông tin, loài ngƣời ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin. Vì vậy, nếu thông tin đƣợc coi là sức mạnh thì loài ngƣời đang có những cơ hội lớn trong việc tiếp cận sức mạnh thông tin. Trong bối cảnh, các quốc gia, các chính quyền và các tổ chức luôn cạnh tranh để tăng cƣờng uy tín thì việc thúc đẩy giới thiệu hình ảnh tích cực của quốc gia là việc không mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các điều kiện triển khai sức mạnh mềm đã thay đổi rất nhanh chóng vì vậy tuyên truyền đơn thuần sẽ không thuyết phục đƣợc đối tƣợng. Vì vậy, tác giả nhấn mạnh vai trò của ngoại giao công chúng đối với sức mạnh mềm của mỗi quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin và tuyên truyền toàn cầu. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại giao công chúng cần hết sức phù hợp, khôn khéo để có thể gia tăng quyền lực mềm và quyền lực thông minh. Tác giả Junhao Hong (2011), đã có nghiên cứu nhan đề From the World Largest Propaganda Machine to a Multipurposed Global News Agency: Factors in and Implications of Xinhua’s Transformation since 1978, Từ cỗ máy tuyên truyền lớn nhất thế giới đến hãng thông tấn toàn cầu đa mục tiêu: Các yếu tố và ý nghĩa của sự chuyển đổi của Tân Hoa xã kể từ năm 1978 [136]. Nghiên cứu này đánh giá những thay đổi của Tân Hoa Xã trong ba thập niên vừa qua theo hƣớng lớn mạnh và vƣơn ra thế giới. Trong bối cảnh, chiến tranh lạnh kết thúc, các hãng thông tấn, các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới đang không ngừng thay đổi, Trung Quốc đang tham vọng trở thành một cƣờng quốc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ở Trung Quốc, mô hình truyền thông “hỗn hợp” đƣợc sử dụng một cách lặng lẽ nhƣng mạnh mẽ thay cho mô hình báo chí thuần túy xã hội chủ nghĩa trƣớc đây. Tân Hoa Xã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 285 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 242 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 204 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 194 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 166 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 120 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn