intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguathienthan5 Nguathienthan5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

75
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KHÔI HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thị Thương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 30 2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30 2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48 Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71 3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71 3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92 3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103 Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY 111 4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111 4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 162
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trước tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, đặc biệt khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế nước ta tất yếu phải chuyển từ kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên là chính sang kinh tế tri thức mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tốc độ thay đổi công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, cần phải tiếp cận nhanh hơn nữa với những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống chính sách liên quan đến nguồn lực phát triển, nguồn lực quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng của tất cả các quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra ba đột phá chiến lược, đó là: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn"[17]. Như vậy, các khâu trong đột phá chiến lược này đều gắn liền với sự phát triển của ngành đường sắt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) một lần nữa nhấn mạnh: Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng
  6. 2 trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vừa qua, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2018) xác định một trong những mục tiêu tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ là để: "…đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [20, tr.57]. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó có sự đóng góp của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng. Nhận thức được vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Đường sắt Việt Nam lần thứ XI - nhiệm kì 2015 - 2020, đề ra là: "Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ công nhân viên trong Ngành về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển của Ngành"[11, tr.44]. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù trong nền kinh tế quốc dân có trình độ kỹ thuật cao. Với bề dày lịch sử gần 140 năm xây dựng và phát triển, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành đường sắt đã có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Có mạng lưới 3143 km trải dài từ Đồng Đăng tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Việt Nam đã và đang trở thành "xương sống" trong hệ thống giao thông nước ta, vận tải đường sắt góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, vận tải đường sắt đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, chưa cập nhật được với nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường thủy và hàng không giá
  7. 3 rẻ. Đồng thời, với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đường sắt Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của một ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân căn bản nhất là ngành đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt cần phải phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  8. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở các bộ phận chủ yếu là: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tiễn qua báo cáo ở một số đơn vị sản xuất - kinh doanh; Công ty Cổ phần xe lửa Gia Lâm; Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội; điều tra xã hội học ở Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án từ 2003 đến nay, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đến 2030 (Năm 2003 là năm Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 34/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, khái quát hóa, thống nhất lịch sử - lôgic; điều tra xã hội học, phương pháp điền dã (khảo sát thực địa, trực quan) và phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
  9. 5 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm, nội dung, các nhân tố tác động và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả của luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức tham khảo xây dựng chính sách, giải pháp đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án được kết cấu 4 chương với 9 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao 1.1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao - Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực: Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" [96] đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyễn Hữu Dũng trong công trình: "Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam" [8] đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,t tác giả đã đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; đồng thời giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn lực con người ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010. Đoàn Văn Khái trong công trình: "Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [38] đã làm rõ một số vấn
  11. 7 đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác giả đã đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ phương hướng, quan điểm và những giải pháp cơ bản phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Các tác giả trong công trình nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Phạm Thành Nghị chủ biên [58] đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề về con người và phát triển nguồn vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động đến quản lý nguồn nhân lực; những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Điển, các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các tác giả đã phân tích những nét đặc thù trong quản lý nguồn nhân lực ở một số ngành và lĩnh vực như: các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh qua các số liệu điều tra xã hội học; đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản quản lý nguồn nhân lực phù hợp, thay thế cho cách quản lý nguồn nhân lực truyền thống trước đây. "Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020" của Bộ Kế hoạch và đầu tư [3] đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng về: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; phương hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; từ đó chỉ ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
  12. 8 đoạn 2011 - 2010; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đặng Tú Oanh trong công trình: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [63] đã làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và đưa ra quan niệm về nguồn lực thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế nguồn lực thanh niên,; từ đó tác giả đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" [64] đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung về cách tiếp cận nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành như Dầu khí, Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước và vùng lãnh thổ. Cuốn sách phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Minh Thắng trong công trình: "Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" [79] đã đánh giá thực trạng, xác định xu hướng phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong cuốn sách: "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" [92]
  13. 9 đã khẳng định rằng, muốn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách phát triển giáo dục, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trước hết cần từng bước triển khai chiến lược phát triển giáo dục. Cuốn sách là công trình có giá trị, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế khác nhau nhằm góp phần phổ biến và chia sẻ những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao Bùi Thị Ngọc Lan trong cuốn sách: "Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam" [42] đã làm rõ được tầm quan trọng và vai trò của nguồn lực trí tuệ con người đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả chỉ ra những đặc điểm cơ bản, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ tinh hoa trong nguồn lực đất nước. Đỗ Thị Thạch trong công trình: "Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [76] đã tập trung làm rõ một số nội dung về trí thức, trí thức nữ; phân tích đặc điểm, luận giải vai trò của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và những vấn đề đặt ra. Đồng thời, tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. như: phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ hợp lý; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Lê Thị Hồng Điệp trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" [21] đã góp phần làm phong phú thêm những luận điểm mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua sự phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển lực lượng này; thực
  14. 10 trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động nêu trên; tác giả cũng đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó, góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Trần Văn Tùng trong cuốn sách: "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng" [97] đã trình bày những kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Tác giả cho rằng, một trong những thành công của đào tạo tài năng khoa học và công nghệ ở Mỹ là việc chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; khuyến khích phát triển tài năng khoa học và công nghệ bằng các hình thức phong tặng chức danh khoa học và chế độ đãi ngộ hợp lý. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường" [98]. Trong đề tài này, các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Công trình: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam" của Nguyễn Văn Khánh [35] là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
  15. 11 thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06-10: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI". Các bài viết trong công trình đã lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; tổ chức và phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước... Trong công trình: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Hồng Tung [94] đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên sang đầu thế kỷ thứ X và đến những năm cuối của thế kỷ XIV, những quan niệm về người hiền tài trong lịch sử trung đại của Việt Nam; bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Tác giả cũng đã phân tích một cách sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng người tài cho đất nước. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát hiện và sử dụng người tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Công trình: "Chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay" của Nguyễn Thị Thu Phương [66] đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của Trung Quốc, làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Thông qua quá trình thực tiễn đó, các tác giả đã có những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong chiến lược nhân tài của Trung Quốc, đồng thời các tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu để có thể vận dụng vào chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  16. 12 Các tác giả thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong công trình: "Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" [98] đã phân tích chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học [32] đã làm rõ lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đề tài chỉ ra xu hướng nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Dung trong cuốn sách: "Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay" [7] đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thông qua đó, tác giả đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay có phong cách tư duy của nhà lãnh đạo, quản lý hiện đại. Vũ Thị Phương Mai trong công trình: "Nguồn lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [55] đã làm rõ khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ giữa nguồn lực này với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả đề cập những quan điểm cơ
  17. 13 bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đỗ Văn Dạo trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam" [6] đã phân tích những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong lịch sử dân tộc và ở một số nước, khái quát tình hình phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam từ 1994 đến nay trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao; tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao; đồng thời dự báo xu hướng đến năm 2020 và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm Văn Quý trong công trình: "Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa" [67] đã đánh giá thực trạng phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở nước ta giai đoạn 1986 -2003, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2004 - 2010, tầm nhìn đến 2020 trên cơ sở luận giải quan niệm về nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay với bộ phận nòng cốt của nó là nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, giảng dạy các chuyên ngành khoa học và công nghệ, và nhân lực được đào tạo để khai thác, sử dụng công nghệ, thực hành chuyên môn kỹ thuật. Đóng góp có giá trị của tác giả là các giải pháp có ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở các ngành khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Ngoài ra còn một số bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là: Các tác giả Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn trong bài: "Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
  18. 14 nước" [41] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của trí thức trong tình hình mới, đây chính là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài viết, các tác giả đã đề ra nội dung phương hướng phát triển và quan điểm mang tính giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ lao động trí thức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ trí thức trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã thông qua. Phan Thanh Khôi trong bài: "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế" [40] đã chỉ ra ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, đồng thời tác giả chỉ ra những luận cứ khoa học, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tác giả cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đỗ Thị Thạch trong bài viết: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng" [75] đã phân tích làm rõ chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta; những quan điểm mới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh trong bài viết: "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay" [91] đã chỉ ra những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những bất cập đó, từ đó đề xuất năm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Công Nhất trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" [61] đã phân tích thực trạng nguồn
  19. 15 nhân lực nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó tác giả nhấn mạnh đến những hạn chế, yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Văn Tất Thu trong bài: "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài" [82] đã đưa ra phân tích và làm rõ những đặc điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài trong việc phát triển đất nước hiện nay. Tác giả cũng lưu ý một số vấn đề cơ bản trong thu hút và sử dụng nhân tài, phát hiện nhân tài, có những chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài và những vấn đề liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp phát triển của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương trong bài: "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng" [36] đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyễn Đình Bắc trong bài: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" [1] đã chỉ rõ thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra đối với thị trường lao động. Từ đó, tác giả chỉ rõ ba giải pháp cần tập trung nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta: Một là, xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Hai là, tích cực đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba là, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo.
  20. 16 1.1.1.2. Các công trình nước ngoài nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diện trong cuốn sách: "Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm trấn hưng đất nước" [30] đã đề cập đến vai trò của nhân tài kiệt xuất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, coi trọng việc bồi dưỡng và giáo dục nhân tài là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến lợi ích lâu dài và sự tồn vong của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Các tác giả còn đề cập đến phương phương pháp tuyển chọn, bố trí và sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt, nhân tài mà các tác giả đề cập không chỉ là những thiên tài bẩm sinh, trở thành kiệt xuất, mà chính là những con người trưởng thành trong môi trường học tập, công tác. Do đó, nông dân tiên tiến, công nhân tiên tiến, những nhà chuyên môn tiên tiến đều được coi là nhân tài. Đây là cách tiếp cận giúp tác giả luận án thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. David McGuire và nhóm tác giả trong công trình: "Framing Human Resource Development: An Exploration Of Definitional Perspectives Utilising Discourse Analysis" (Cơ cấu phát triển nguồn nhân lực: Một cuộc thăm dò các quan điểm xác định bằng cách sử dụng phân tích diễn ngôn) [109] đã đề cập khái niệm nguồn nhân lực, trên cơ sở khái quát sự phát triển của hai trường phái Mỹ và châu Âu về quan niệm này. Nhóm tác giả khẳng định: nguồn nhân lực đang trải quan một quá trình biến đổi, phát triển dần dần. Trong đó, trường phái Mỹ sử dụng quan niệm "quản lý nguồn nhân lực", trường phái châu Âu quan tâm đến vấn đề liên kết nguồn nhân lực cũng như tiềm năng nguồn lao động. Nhóm tác giả đã sử dụng 3 cách để tiếp cận nguồn nhân lực đó là: chủ nghĩa kiến tạo xã hội, quản trị nguồn nhân lực và thuyết phản diện. Các tác giả Priyanka Rani, M. S. Khan trong công trình: "Impact of
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2