intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

139
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay" có nội dung trình bày: khái niệm, lịch sử và đặc điểm chủ nghĩa hiện thực; tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực; đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ----------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH<br /> <br /> VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC<br /> TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC<br /> Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY<br /> <br /> Chuyên ngành: Lý luận văn học<br /> Mã số: 62 22 32 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br /> tại…………………………………………………………………….<br /> Vào hồi……..giờ ……. ngày ……tháng …. năm…..<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 1.1. Chủ nghĩa hiện thực (CNHT) là một vấn đề liên quan đến mối quan<br /> hệ bản chất giữa văn học và hiện thực, là một trong hai kiểu tư duy nghệ thuật<br /> của con người để làm nên những sáng tác văn học từ xưa nay - kiểu sáng tác<br /> tái hiện, và là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng của tiến<br /> trình văn học thế giới. Vì vậy, nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực sẽ không bao<br /> giờ là một công việc lỗi thời và vô bổ.<br /> 1.2. CNHT đã trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu<br /> suốt hơn hai thế kỷ nay, song, thành quả nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực<br /> tuy phong phú nhưng vẫn đòi hỏi tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.<br /> 1.3. Việc khảo sát và đánh giá công tác nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa<br /> hiện thực ở Việt Nam từ 1975 đến nay chưa được thực hiện một cách hệ thống<br /> và toàn diện nên luận án này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.<br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực bao gồm hai loại chính:<br /> 2.1. Những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực: bao gồm những giáo<br /> trình và những công trình nghiên cứu lý luận văn học, lịch sử văn học, phê<br /> bình văn học về văn học hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng<br /> như của các nhà nghiên cứu nước ngoài được biên dịch và đã đi vào đời sống<br /> sinh hoạt học thuật của Việt Nam. Loại này được nhắc đến trong nội dung<br /> luận án.<br /> 2.2. Những nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá về việc<br /> nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực từ 1975 đến nay ở Việt Nam: loại này là<br /> những tư liệu quan trọng có tính chất cơ sở để nghiên cứu vấn đề. Chúng tôi<br /> tạm sắp xếp theo chủ đề và theo trình tự thời gian như sau:<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Những nghiên cứu có tính chất nêu vấn đề, nhằm đổi mới nhận thức về<br /> mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, phản ánh và sáng tạo, giữa yếu tố chủ<br /> quan và khách quan trong sáng tạo và tiếp nhận văn học: Viết về chiến tranh<br /> (Văn nghệ quân đội, 11/1978) và Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn<br /> nghệ minh họa (Văn nghệ, 49/1987) của Nguyễn Minh Châu, Về một đặc<br /> điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, 23/<br /> 1979) của Hoàng Ngọc Hiến: Văn nghệ và chính trị (Văn nghệ, 1987), Vấn đề<br /> văn học phản ánh hiện thực (Văn nghệ,1988) của Lê Ngọc Trà, … Những ý<br /> kiến này đã gây nên những cuộc tranh luận văn học và kích thích sự ra đời của<br /> một số công trình nghiên cứu như: đề tài nghiên cứu cấp bộ Về một số vấn đề<br /> lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 –<br /> 1992), do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, trong đó có phần Về vấn đề văn học<br /> phản ánh hiện thực, do Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân phụ trách; Sống với<br /> văn học cùng thời (Thanh niên, 1995) của Lại Nguyên Ân, Những tín hiệu<br /> mới (Hội Nhà văn, 1994) của Huỳnh Như Phương, …<br /> - Những nghiên cứu khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi<br /> mới, trên tinh thần chủ yếu là khẳng định tính đúng đắn trong đường lối văn<br /> nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ cách mạng cũng như mối liên<br /> hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội và nhiệt tình đóng góp của<br /> nhà văn cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước nhà: Mấy vấn đề<br /> lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Sự thật, 1991) và Những vấn đề lý<br /> luận và lịch sử văn học (Khoa học xã hội, HN. 2001) của Hà Minh Đức và do<br /> ông chủ biên, Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) (Hội Nhà văn,<br /> 1997) do Hữu Thỉnh chủ biên, Văn học và hiện thực (Khoa học xã hội, 1990),<br /> Văn học trên hành trình thế kỉ XX (Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) và Văn<br /> học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận của (Khoa học xã hội, 2003) của<br /> Phong Lê hoặc do ông chủ biên, …<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Những nghiên cứu tổng kết, đánh giá chặng đường nghiên cứu lý luận<br /> phê bình đã qua với ý thức phê bình những cái lạc hậu, lỗi thời, đồng thời, cổ<br /> vũ cái mới, cái tiến bộ: công trình Lý luận và phê bình văn học – Những vấn<br /> đề và quan niệm hiện đại (Hội Nhà văn, 1996), những bài viết như Đổi mới lý<br /> luận tức là hiện đại hóa lý luận (Văn nghệ, 2/1994), Phương diện chủ quan<br /> của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ (Cộng sản, 1995), Văn học và hiện<br /> thực trong tầm nhìn hiện đại, tham luận hội thảo Văn học phản ánh hiện thực<br /> đất nước hôm nay (2010), Phản ánh tức là kiến tạo (Kiêm bàn phản ánh luận<br /> trong tầm nhìn hiện đại) (2012),…, của Trần Đình Sử; Vì một nền lý luận phê<br /> bình văn học chất lượng cao (Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) của Nguyễn<br /> Văn Dân, … Những nghiên cứu này nói về ưu nhược của phản ánh luận, và<br /> kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến bản thể luận, với sự chú ý đến vai trò của<br /> chủ thể sáng tạo, đến hình thức và ngôn ngữ của tác phẩm.<br /> - Những công trình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu lý luận, phê bình<br /> của Việt Nam: Phê bình văn học Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX 1900 – 1945)<br /> (Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh, 2004) của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê<br /> bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam,<br /> Một cái nhìn lịch sử) (Hội Nhà văn, 2010) của Đỗ Lai Thúy, Phê bình văn học<br /> Việt Nam hiện đại (Văn học, 2011) và Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt<br /> Nam (Khoa học xã hội, 2013) của Trịnh Bá Ðĩnh và do ông chủ biên,…<br /> Những công trình này khái quát lịch sử hình thành và phát triển các phương<br /> pháp lý luận phê bình, trong đó có phê bình văn học Marxist với những ưu<br /> nhược điểm khác nhau.<br /> - Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu và giảng dạy lý luận có<br /> liên quan đến chủ nghĩa hiện thực như: Bàn về khái niệm phương pháp sáng<br /> tác trong văn học, Góp phần xác định các khái niệm: phong cách, trào lưu<br /> văn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác, thi pháp, Nội dung và ý nghĩa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0