intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dân tộc học: Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và cản trở nguồn lực sinh kế (NLSK) do TĐ gây nên, đồng thời gợi ý các giải pháp phù hợp để phát triển SK cho người Mnông khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dân tộc học: Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM TRỌNG LƯỢNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HUẾ, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM TRỌNG LƯỢNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH Ở HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Dân tộc học Mã số : 931 03 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh HUẾ, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2019 Tác giả Phạm Trọng Lượng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô giáo khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Tôi xin cảm ơn Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah; Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Lắk; các phòng: Thống kê, Dân tộc - Tôn giáo, Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Giáo dục và Đào tạo; Ban quản lý Dự án giảm nghèo; cán bộ và nhân dân các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Buôn Tría, Bông Krang (nơi thực hiện điều tra số liệu, thu thập thông tin) đã tận tình cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Đặc biệt, cho phép tôi được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian, cho tôi nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận án này. ii
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNH Công nghiệp hóa VNU-Central Institute For Natural Resource Inviromental Studies CRES Viện Tài nguyên Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội CSHT Cơ sở hạ tầng CTTĐ Công trình thủy điện Department for International Development DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng Nhân dân International Fund for Agricultural Development IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế International Institute for Sustainable Development IISD Viện Quốc tế Phát triển bền vững International Union for Conservation of Nature and Natural Resources IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên KHCN Khoa học Công nghệ KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn MW Mê ga oát/megawatt NLSK Nguồn lực sinh kế NMTĐ Nhà máy thủy điện Non-governmental organization NGOs Tổ chức Phi chính phủ Nxb Nhà xuất bản Oxford Committee for Famine Relief OXFAM Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TĐ Thủy điện TĐC Tái định cư tp. Thành phố tr. Trang SK Sinh kế SKBV Sinh kế bền vững UB MTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban Nhân dân United States Agency for International Development USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 3 4. Nguồn tư liệu của luận án....................................................................................................................... 4 5. Đóng góp của luận án ............................................................................................................................. 5 6. Bố cục của luận án................................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................................ 7 1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................................... 19 1.3. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 29 1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................................... 38 Chương 2. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK............ 40 2.1. Các nguồn lực sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện ................... 40 2.2. Các hoạt động sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện ................... 52 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................................. 74 CHƯƠNG 3. SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TỪ KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK............................. 75 3.1. Biến đổi các nguồn lực sinh kế của người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện .................................................................................................................................................... 75 3.2. Tác động của các nguồn lực sinh kế đến biến đổi sinh kế người Mnông tái định cư iv
  7. và vùng chịu tác động thủy điện ....................................................................................................... 94 3.3. Sinh kế thích ứng hiện nay của người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện.104 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................................112 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI MNÔNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ VÙNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................................. 113 4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông ........113 4.2. Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông.....................................................119 4.3. Một số giải pháp cụ thể phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông ..................................122 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................................................136 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 142 v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin ............... 41 Bảng 2.2. Số trường, phòng học, giáo viên và trẻ bậc mầm non huyện Lắk.......................... 43 Bảng 2.3. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh các bậc học phổ thông huyện Lắk. 43 Bảng 2.4. Tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe tại các xã nghiên cứu ................................... 45 Bảng 2.5. Tài sản cộng đồng xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin .......................... 49 Bảng 2.6. Lịch làm nương rẫy của người Mnông ..................................................................... 61 Bảng 2.7. Hoạt động nông nghiệp và lễ hội của người Mnông ............................................... 62 Bảng 3.1. Diện tích đất sản xuất và tình hình sử dụng ............................................................. 76 Bảng 3.2. Hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương ............................................................ 84 Bảng 3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của người Mnông ........................................................ 87 Bảng 3.4. Nhu cầu và nguyện vọng vay vốn của nông hộ ....................................................... 90 Bảng 3.5. Sở hữu tài sản vật chất của người Mnông ................................................................ 95 Bảng 3.6. Đặc trưng hình thái lưu vực sông ............................................................................ 104 Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng trung bình các loại cây trước và sau khi xây dựng thủy điện .. 105 Bảng 4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông ... 114 Bảng 4.2. Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông ............................... 119 vi
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ......................................................................... 27 Sơ đồ 1.2. Khung sinh kế bền vững của IFAD ......................................................................... 28 vii
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ lao động theo lứa tuổi .................................................................................... 78 Biểu đồ 3.2. Truyền dạy tri thức bản địa .................................................................................... 79 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nghề nghiệp ................................................................................................ 80 Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn ..................................................................................................... 80 Biểu đồ 3.5. Kiến thức và kỹ năng làm việc .............................................................................. 81 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ học sinh bỏ học trong độ tuổi đến trường.................................................... 81 Biểu đồ 3.7. Trình độ học vấn của lao động phổ thông ............................................................ 82 Biểu đồ 3.8. Quan hệ gia đình, dòng họ, buôn làng, tôn giáo của người Mnông .................. 82 Biểu đồ 3.9. Các tổ chức địa phương mà người Mnông tham gia ......................................... 83 Biểu đồ 3.10. Nguồn thông tin được người Mnông chia sẻ .................................................... 84 Biểu đồ 3.11. Mức độ hiểu biết và tổ chức lễ nghi truyền thống của người Mnông ............. 85 Biểu đồ 3.12. Mức độ hỗ trợ của các tổ chức địa phương ....................................................... 86 Biểu đồ 3.13. Đánh giá hiệu quả các khóa bồi dưỡng, tập huấn ............................................ 86 Biểu đồ 3.14. Đánh giá những biến động của các hoạt động kinh tế ...................................... 89 Biểu đồ 3.15. Nguyên nhân không vay được vốn ngân hàng .................................................. 90 Biểu đồ 3.16. Chất lượng nguồn tư liệu sản xuất ...................................................................... 92 Biểu đồ 3.17. Chất lượng hệ thống thủy lợi ............................................................................... 93 Biểu đồ 3.18. Tình hình khai thác lâm sản, thủy sản năm 2004 và năm 2018 ..................... 100 Biểu đồ 3.19. Mức sống của người Mnông hiện nay so với trước khi xây dựng Thủy điên Buôn Tua Srah ............................................................................................................................ 103 Biểu đồ 3.20. Những khó khăn trong trồng trọt ...................................................................... 106 Biểu đồ 3.21. Những thuận lợi trong trồng trọt ....................................................................... 107 Biểu đồ 3.22. Những khó khăn trong chăn nuôi ..................................................................... 109 Biểu đồ 3.23. Những thuận lợi trong chăn nuôi ...................................................................... 109 viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng các công trình thủy điện (CTTĐ) là những dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) có tác động to lớn đến sự phát triển quốc gia. Hơn nữa, các dự án này cũng là nguồn gốc của những tranh luận giữa các nhà môi trường, đầu tư, kinh tế, nhà khoa học và cộng đồng bị ảnh hưởng. Việt Nam là đất nước đang trong thời kì phát triển nên rất cần năng lượng, tuy nhiên lại hạn chế về năng lượng điện mặt trời, điện hạt nhân, điện gió. Vì vậy, việc lựa chọn xây dựng các nhà máy thủy điện (NMTĐ) là một giải pháp hợp lý để cung cấp năng lượng. Mặt khác, TĐ thường được coi là "sạch" và "tái tạo". Ngoài cung cấp nguồn năng lượng, các đập TĐ còn được sử dụng để trữ nước, ngăn lũ, điều tiết sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy TĐ đã gây ra một số hệ quả khá nghiêm trọng đến môi trường và dân sinh trong khu vực dự án. Hậu quả mà các NMTĐ gây ra là những mâu thuẫn từ cộng đồng địa phương, bao gồm không có đất, tình trạng thất nghiệp, gạt ra ngoài lề, an ninh lương thực, gia tăng bệnh tật, mất quyền truy cập vào các nguồn tài sản chung, chia cắt cộng đồng. Các NMTĐ ở Việt Nam được chú ý đầu tư, xây dựng từ những năm 1970 (1) và nhất là từ sau thời kì đổi mới. Thực hiện kế hoạch chiến lược đảm bảo năng lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, hàng trăm NMTĐ lớn nhỏ được xây dựng. Các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách đã/đang nghiên cứu và đánh giá những tác động từ các CTTĐ đến đời sống những cư dân bị ảnh hưởng. Vấn đề này hiện đang được xem xét, cân nhắc có tiếp tục lập các dự án xây dựng nữa hay không hoặc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế khác. Tuy nhiên, để giải quyết hậu quả từ các NMTĐ đã được xây dựng, tìm ra các giải pháp khả quan hơn đang là thách thức đối với nhiều ngành và nhà khoa học, trong lúc cộng đồng người dân vẫn đang gánh chịu hằng ngày. Việc người dân thích ứng hoặc cố gắng để thích nghi với cuộc sống và môi trường mới, những yếu tố nào giúp họ phục hồi và phát triển sinh kế (SK) thì cần có hướng tiếp cận thực tế, hiệu quả trên cơ sở lý thuyết phù hợp. Sông Sêrêpôk (hay Srêpôk) được hợp thành bởi 2 phụ lưu chính là sông Krông Ana và Krông Nô. Đây là con sông lớn nhất ở tỉnh Đắk Lắk với chiều dài 126 km. Trên hệ thống sông Sêrêpôk đã xây dựng, vận hành 9 NMTĐ gồm: Đức Xuyên, Buôn Tua (1) Nhà máy TĐ đầu tiên ở Việt Nam là TĐ Thác Bà hoàn thành năm 1970, do Liên Xô giúp thiết kế, xây dựng. 1
  12. Srah, Buôn Kuốp, Đray H’Linh 1, Đray H’Linh 2, Hòa Phú, Sêrêpôk 3, Sêrêpôk 4, Sêrêpôk 4A. Thủy điện Buôn Tua Srah là NMTĐ thuộc bậc thứ hai có tác động trực tiếp đến người Mnông. Để xây dựng nhà máy, một bộ phận người Mnông buộc phải tổ chức tái định cư (TĐC), một bộ phận khác chịu tác động hiện đang có những biến đổi lớn về không gian sống, văn hóa, SK, … Những biến đổi có tính tích cực như: buôn làng được quy hoạch và có CSHT tương đối khang trang, giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc được cải thiện; biến đổi tiêu cực như: điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ có nhiều biến đổi, chất lượng các loại hình đất canh tác ngày càng suy giảm, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất không đảm bảo, quan hệ dòng tộc, cộng đồng thay đổi, … Trong những biến đổi đó, biến đổi về SK là hết sức phức tạp và đa dạng. Mnông là tộc người tại chỗ cư trú lâu đời tại đây, có hoạt động kinh tế khá đa dạng trong đó khai thác nguồn lợi tự nhiên là tương đối điển hình. Từ khi TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng, nguồn lực tự nhiên bị thu hẹp và suy giảm, các nguồn lực khác gia tăng chậm, người Mnông buộc phải thay đổi SK để đảm bảo đời sống. Môi trường sống thay đổi đã có những tác động to lớn đến SK, gây ra những khó khăn, bất cập cho người dân TĐC. Ngoài ra, một bộ phận cư dân Mnông sống tại khu vực ảnh hưởng của NMTĐ Buôn Tua Srah cũng chịu nhiều tác động từ công trình này. NMTĐ Buôn Tua Srah đã và đang có những tác động to lớn, làm thay đổi các nguồn lực tự nhiên, con người, xã hội, tài chính, vật chất của người Mnông TĐC và vùng chịu tác động. Chính những yếu tố trên dẫn đến SK và sự thích ứng SK của người Mnông gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, sinh kế của người dân TĐC và vùng chịu tác động không chỉ là vấn đề đặt ra đối với người Mnông ở huyện Lắk mà còn là vấn đề đặt ra đối với các tộc người khác cư trú tại khu vực này. Ngoài ra, đây cũng là một vấn đề lớn ở hầu hết các CTTĐ trên cả nước. Mức độ tác động đến SK sẽ khác nhau, đời sống của người dân bị ảnh hưởng trong lúc SK truyền thống không còn được duy trì, các nguồn hỗ trợ sinh hoạt, sản xuất không thể kéo dài mãi. Do vậy, rất cần thực hiện những nghiên cứu cơ bản, cụ thể về bảo đảm sinh kế bền vững (SKBV) đối với người Mnông TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận án tiến sĩ dân tộc học của mình. 2
  13. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Qua nghiên cứu SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, luận án tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và cản trở nguồn lực sinh kế (NLSK) do TĐ gây nên, đồng thời gợi ý các giải pháp phù hợp để phát triển SK cho người Mnông khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu trên, luận án sẽ có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa lý thuyết về SK; nghiên cứu về SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah; - Tìm hiểu các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội, giáo dục, y tế và tình hình chăm sóc sức khỏe đối với người Mnông TĐC, vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk; - Đánh giá những NLSK; nhận diện những biến đổi về SK của người Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah; - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển SKBV cho người Mnông trong điều kiện chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là hoạt động SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, các NLSK, những tác động của NMTĐ Buôn Tua Srah đến SK của họ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong đó chủ yếu là 4 xã gồm: Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết. - Phạm vi thời gian: Từ trước khi xây dựng TĐ đến hiện nay, chia làm 2 giai đoạn: + Năm 2004 về trước, tức là khi TĐ Buôn Tua Srah chưa được khởi công. + Từ năm 2005 đến năm 2018, là giai đoạn thi công, hoàn thành và đưa vào hoạt động, gồm di dân TĐC, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, dân sinh, môi trường cho đến khi các chương trình của dự án kết thúc. 3
  14. 4. Nguồn tư liệu của luận án 4.1. Tư liệu thành văn Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tôi sử dụng tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Về lý thuyết nghiên cứu SK, SKBV trong nhân học thì có Ashley, Caroline, Diana Carney, Bebbington, Anthony, Chambers, Conway, DFID, IFAD, … và các công trình biên khảo, bài viết khoa học được chúng tôi tham khảo, trích dẫn để lý giải vấn đề luận án đặt ra. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” là sự tổng hợp và so sánh của các nguồn tư liệu đa ngành, đa lĩnh vực của các tác giả nước ngoài. Thứ hai, nguồn tài liệu trong nước của các cơ quan nghiên cứu được sử dụng như: Viện Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các đại học, đrường đại học, ...; của các cá nhân như Ngô Văn Lệ, Bế Viết Đẳng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Sửu, Trần Văn Hà, Võ Văn Sen, Nguyễn Xuân Hồng, Ngô Phương Lan, Nguyễn Văn Toàn, Trần Thọ Đạt, Ngô Đức Thịnh, Đoàn Văn Phúc, … và các nhà nghiên cứu của Chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây như Bình Nguyên Lộc, Lân Đình, … Thứ ba, các bài viết ở các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành như: Tạp chí Dân tộc học, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học của Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, tạp chí Khoa học công nghệ (KHCN) của Sở KHCN Đắk Lắk, Đắk Nông, các nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ, ... hay các hội thảo khoa học liên quan đến sinh kế các tộc người Tây Nguyên, người Mnông; các website thuộc các ngành Dân tộc học, Nhân học, Kinh tế, Luật, ... đều được chúng tôi chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án. 4.2. Tư liệu điền dã Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất được chúng tôi thu thập thông qua nhiều cuộc điền dã dân tộc học, các khảo sát, điều tra, quan sát, thảo luận nhóm, … tại điểm chọn lựa nghiên cứu là xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết và một số nơi khác trong địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được ghi chép, phân loại cẩn thận. Những tư liệu ảnh, ghi âm, phỏng vấn đồng bào Mnông từ người nông dân đến già làng, trưởng bản, thầy cúng, cán bộ thôn/buôn, hội phụ nữ, chi bộ, … lãnh đạo xã, huyện, cán bộ viên chức NMTĐ Buôn Tua Srah được phân loại, mã hóa, phân tích theo từng nội dung và 4
  15. vấn đề cụ thể. Tất cả nguồn tư liệu sơ cấp được xử lý, phân tích và được chúng tôi so sánh, đối chiếu và sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. 5. Đóng góp của luận án Với việc kế thừa kết quả của các tác giả đi trước, trên cơ sở lí thuyết Dân tộc học/Nhân học và nguồn tư liệu nghiên cứu, luận án “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk ” có những đóng góp về khoa học và thực tiễn, như sau: - Đóng góp khoa học: + Bằng việc áp dụng khung SKBV, luận án đã góp phần nâng cao phương pháp nghiên cứu về SK của tộc người, khác với cách nghiên cứu dân tộc học kinh tế truyền thống ở Việt Nam. + Qua nghiên cứu biến đổi SK của dân tộc Mnông do tác động của TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, luận án góp phần tìm hiểu quá trình tộc người của dân tộc này trong thời kỳ đổi mới. + Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, sáng tỏ thêm lí thuyết và khung phân tích về SK; mặt khác với việc tìm kiếm nguyên nhân biến đổi SK, phân tích các xu hướng biến đổi SK tộc người Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah. + Luận án sẽ cung cấp cho khoa học Dân tộc học/Nhân học nguồn tư liệu thực địa để vận dụng so sánh, đánh giá sự thay đổi SK của các cộng đồng cư dân dưới tác động của các CTTĐ khác ở Tây Nguyên và cả nước. - Đóng góp thực tiễn: + Cùng với những nghiên cứu khác về TĐC và tác động do xây dựng TĐ ở một số khu vực trên cả nước, luận án góp phần chỉ ra sự bất cập có tính hệ thống của những công trình này đến sự bền vững sinh kế của các tộc người có liên quan. + Luận án cung cấp luận chứng khoa học để các cấp quản lý có thẩm quyền điều chỉnh, xây dựng các chính sách phát triển SKBV cho người Mnông TĐC, cộng đồng người Mnông chịu tác động, các dân tộc bị ảnh hưởng do xây dựng TĐ Buôn Tua Srah nói riêng và TĐ trên cả nước nói chung. + Cùng với những nghiên cứu khác, luận án góp phần xây dựng nguồn dữ liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu các chuyên đề về TĐC TĐ và với SKBV đối với những cư dân bị tác động của các dự án TĐ. 5
  16. 6. Bố cục của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án được chia thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, các phương pháp và khái quát địa bàn nghiên cứu Chương 2. Sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng Công trình thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Chương 3. Sinh kế của người Mnông từ khi xây dựng Công trình thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Chương 4. Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động của Thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk 6
  17. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả ngoài và trong nước 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả nước ngoài Các công trình nghiên cứu SK của các tác giả nước ngoài được khởi đầu từ những những năm 60 của thế kỉ XX. Theo Chambers (1969), Robert and Morris J. (1973) khi dân di cư tị nạn ồ ạt từ Kenya và một số nước ở châu Phi do chiến tranh đã khiến cuộc sống của họ khó khăn và chết chóc [98, 100]. Những nghiên cứu này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đảm bảo ngay tức thời về đời sống từ ăn uống, chỗ ở đến điều kiện sống tối thiểu cho những người tị nạn. Đây không chỉ là vấn nạn của một nhóm hay một cộng đồng người mà còn là vấn nạn của các quốc gia châu Phi. Vấn đề này tương tự những gì xảy ra trong thời gian vừa qua khi những người tị nạn chiến tranh Lybia, Syria và một số quốc gia Bắc Phi bằng mọi cách vượt Địa Trung Hải đến với châu Âu, dân di cư các quốc gia Nam Mỹ bằng mọi cách để được vào Mỹ. Thời kì này SK được ẩn trong các khái niệm như: Hoạt động kinh tế, hoạt động mưu sinh, hoạt động sản xuất, ... Đến năm 1983, trong tác phẩm “Phát triển nông thôn: Đặt lên hàng đầu” (Rural development: Putting the last first), Robert Chambers đã đưa ra khái niệm SK [99]. Về sau, khái niệm này xuất hiện thường xuyên hơn trong các nghiên cứu của Barrett, Morrison, Dorward, … và có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau. Từ đó một số nhà khoa học, cơ quan phát triển đã tiếp nhận và cố gắng hiện thực hóa khái niệm. Năm 1999, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID – Department for international development) đã đưa ra khung SKBV trong khuôn khổ cam kết hỗ trợ nhằm cố gắng đạt được mục đích đặt ra là xoá đói, giảm nghèo [106]. Trên cơ sở khung SK của DFID, IFAD (International Fund for Agricultural Development - Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế) đã phát triển khung SK mới. IFAD lấy người nghèo làm trung tâm của khung SK do người nghèo dễ bị mất năm nguồn lực SK. Khung SK của IFAD có nhiều yếu tố và cách thể hiện mối quan hệ mới [112]. Như vậy, trong suốt hơn sáu thập kỉ qua, vấn đề SK trở thành nội dung tiếp cận và phân tích ở cấp độ vĩ mô và vi mô theo các hướng khác nhau. Cụ thể: 7
  18. Tiếp cận phát triển: Nổi bật trong cách tiếp cận này là các phân tích của Amartya Sen, nhà kinh tế học người Ấn Độ về quyền lợi (entitlements) được thực thi trong mối quan hệ với nạn đói nghèo. Với việc quan tâm đến tính hiệu quả, sự nhân văn của các hoạt động và quá trình phát triển, Amartya Sen (2009) cho rằng các quyền lợi của những bên liên quan và cả cộng đồng người, thậm chí mở rộng hơn trong vùng, khu vực phải được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Không vì sự thịnh vượng của một nhóm nào, một vùng, một khu vực hay một quốc gia mà một đối tượng nào đó bị bỏ quên, bị gạt ra khỏi lề [124]. Theo đó, Parasuraman (2001) đánh giá, việc xây dựng những con đập lớn ở Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 2001 đã để lại hậu quả là làm cho gần 33 triệu người bản địa buộc phải di cư khỏi vùng đất tộc người của họ và có cuộc sống đầy khó khăn [119]. Robinson Courtland (2003) đã đánh giá về những rủi ro - thách thức và quyền được biết - được tham gia của những người dân vào các dự án xây đập; nguyên nhân, hậu quả và thách thức của sự phát triển - thay đổi - nơi mà họ buộc phải chuyển đến. R.Courtland nhận định “Việc xây dựng đập đã lấy đi ngôi nhà, kế sinh nhai, sức khoẻ và thậm chí là cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới” [104, tr. 32]. Tiếp cận đồng đại: Theo Diana, Carney (1998), Ellis, Frank (2000), Kelly, F. Philip (2003) thì SK của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thực thi của các thể chế, chính sách, cách thức tiếp cận và các tài sản của họ được sử dụng như thế nào. Cách tiếp cận này cho rằng con người sống không cô lập mà bản thân họ có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc ở nhiều cấp độ. Họ nhấn mạnh trong nghiên cứu chúng ta phải nhận dạng và chỉ ra những cơ hội, hạn chế và thách thức liên quan đến SK, cụ thể: (1) Áp dụng khung phân tích SK xuyên các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận công việc có liên quan đến nhau; (3) Công nhận nhiều tác nhân; (4) Có nhiều chiến lược sử dụng để bảo đảm SK và cho ra những kết quả SK khác nhau mà họ theo đuổi [97, 109, 115]. Tiếp cận sở hữu: Dưới góc độ này, sinh kế (livelihood) được hiểu như là các tài sản hay/hoặc vốn mà người ta sở hữu nó. Ví như, khi tiếp cận về nông nghiệp hay nông thôn, người ta nhầm lẫn SK đất đai (agrarian livelihoods) với SK nông thôn (rural livelihoods), ... Có nhiều sự khác biệt trong việc hiểu về các loại vốn/nguồn lực. Cụ thể, theo Scoones, Ian (1998) thì “SK nông thôn” (rural livelihoods) là đạt được mục tiêu bền vững của những người ở khu vực nông thôn qua việc tiếp cận các nguồn lực SK gồm: “vốn tự nhiên”, “vốn kinh tế/tài chính”, “vốn con người” và “vốn xã hội” trong 8
  19. những bối cảnh khác nhau [122]. Còn Bebbington, Anthony (1999), khi phân tích SKBV lại thay đổi bằng cách thay đổi tên khác cho năm loại vốn là “vốn sản xuất” (produced capital), “vốn con người” (human capital), “vốn tự nhiên” (natural capital), “vốn xã hội” (social capital), “vốn văn hóa” (cultural capital) [91]. Tiếp cận tổng hợp: Nghiên cứu của IUCN và IISD (2003), USAID (2009) về SK trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã đưa ra cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết vấn đề SKBV. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý rủi ro và thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tăng cường thực thi các biện pháp và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra, giảm nghèo đói và cải thiện phúc lợi cho người dân [114, 126]. Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đều hướng đến phương pháp tiếp cận SK lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Kết quả SK là: 1. Đời sống được cải thiện, 2. Giảm khả năng tổn thương, 3. An ninh lương thực được tăng cường, 4. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, 5. Môi trường sống được đảm bảo, là một mối quan tâm lớn nhất và có tính chất hỗ trợ cho kết quả khác. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả trong nước Hiện nay, khái niệm SK được sử dụng rộng rãi trong khoa học và các phương tiện thông tin ở Việt Nam. Thực chất nội hàm khái niệm SK giống với khái niệm hoạt động mưu sinh, tìm kiếm thu nhập, hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế. Con người thông qua hoạt động kiếm sống để đảm bảo được cuộc sống chính mình. SK chính là các hoạt động kinh tế trong đời sống tộc người, có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động to lớn đến các thành tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội. Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Sinh kế” bắt đầu được sử dụng trong các dự án liên kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu, phát triển bền vững về lâm nghiệp, kinh tế, giảm nghèo và SK nông thôn. Cụ thể: Trần Đức Viên (2001), trong công trình “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân” đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá tổng quát về ba cộng đồng nghiên cứu (bản Huổi Toi, Na Bè, và Xiêng Hương) thuộc hai xã Chiềng Hặc (tỉnh Sơn La) và xã Xá Lượng (tỉnh Nghệ An) trong việc thay đổi chính như cấp, chia và quản lý đất rừng. Tác giả cho biết, điều đó đã mang lại một số tác động cả tích cực và tiêu cực theo hai chiều hướng khác nhau về SK [79]. 9
  20. Nguyễn Xuân Hồng (2001), Nguyễn Thị Mỹ Vân (2003) trong “Nghiên cứu về tri thức bản địa, sinh kế người dân tộc vùng đồi núi” đã đưa ra chiến lược SKBV cho một số cộng đồng người dân tộc ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế [48, 49, 50]. Bùi Đình Toái (2004) đã đưa ra quan niệm“Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, SK của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó” [69, tr. 21]. Theo ông, mỗi hộ gia đình đều có các SK khác nhau. Chiến lược SK của hộ hay kế sách sinh nhai của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Đó là những vấn đề quy mô, thành phần, mối quan hệ, tính gắn bó giữa các thành viên trong hộ, việc phân bổ các nguồn lực vật chất, các chi phí để đầu tư cấp hộ. Đánh giá hoạt động sinh kế của các dân tộc Tây Bắc và Đông Bắc, Trần Bình trong các nghiên cứu “Tập quán mưu sinh và hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam”(2001) [16], “Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”(2005) [17], “Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam” (2013) đã nêu ra những điểm bao quát các khía cạnh trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, buôn bán [18, 19, 20]. Trong nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”, Nguyễn Duy Thắng (2007) khi phân tích vốn xã hội được sử dụng trong chiến lược SK của người nông dân ở một số phường và xã khu vực ngoại thành Hà Nội đã nhận định rằng: “Bên cạnh những yếu tố quan trọng trong chiến lược SK của nông dân như đất, lao động, tài chính, vốn xã hội được coi là một nguồn lực quan trọng giúp nông dân chuyển đổi chiến lược SK để ứng phó với các thách thức của đô thị hóa” [70, tr. 42]. Cũng trong khung cảnh đô thị, Nguyễn Vũ Hoàng (2008) nêu rõ việc cố kết cá nhân thông qua những hành động tập thể sẽ giúp hình thành mạng lưới xã hội, để hành động vì lợi ích chung đối với những người dân bị ảnh hưởng các dự án phát triển đô thị ở Hà Nội. Điều đó được thể hiện qua bài viết về“Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đô thị tại Hà Nội” [47]. Trong tác phẩm“Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2