Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe của một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019; Phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở nhóm dân tộc thiểu số có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam năm 2024.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG Nguyễn Mai Hường SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 Hà Nội- Năm 2024
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Y tế công cộng Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà GS.TS. Hoàng Văn Minh Phản biện 1: ................................................................................................................... ................................................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................................................... .................................................................................................................. Phản biện 3: ................................................................................................................... .................................................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại : ……………………………………………………………………………………………… vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Công bằng sức khỏe (CBSK) là tình trạng “giảm thiểu hoặc không còn sự khác biệt về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các nhóm dân thuộc các điều kiện và đặc quyền xã hội khác nhau...”. Ở Việt Nam, trong các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, CBSK được thể hiện rất rõ và được triển khai rộng rãi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc đánh giá CBSK tại Việt Nam đang là một thách thức do còn thiếu quy chuẩn về phương pháp và dữ liệu. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có y tế đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân tộc thiểu số (DTTS). Mặc dù vậy, hiện vẫn còn nhiều vấn đề CBSK đối với người DTTS. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã chỉ ra những bằng chứng về thực trạng sức khỏe người DTTS, nhưng có rất ít các bằng chứng về CBSK. Lý do chính là do các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp để so sánh sự khác biệt về tình trạng sức khỏe (như tuổi thọ, tử vong), khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK, và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của người DTTS khi so với người Kinh và giữa các DTTS. Xuất phát từ thực trạng trên, một nghiên cứu với cách tiếp cận toàn diện và hệ thống để đánh giá thực trạng sức khỏe và phân tích CBSK của người DTTS là rất cần thiết. Năm 2019-2020, Trường đại học Y tế công cộng đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS nước ta hiện nay”. Luận án này sử đã sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp nhà nước (nghiên cứu gốc) nhằm mô tả thực trạng sức khỏe và phân tích mức độ CBSK của một số nhóm DTTS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án bổ sung thêm cấu phần tìm hiểu các yếu tố liên quan và một số giải pháp phù hợp góp phần giảm thiểu bất CBSK ở nhóm DTTS có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam. MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng sức khỏe của một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019 2. Phân tích mức độ bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019 3. Phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở nhóm dân tộc thiểu số có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam năm 2024. NHỮNG ĐIỂM MỚI/ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, nghiên cứu hiện tại đã cung cấp bức tranh thực trạng sức khỏe của 12 DTTS với những chỉ số sức khỏe tự báo cáo nói chung, tình trạng sức khỏe theo các nhóm đối tượng: trẻ em dưới 5 tuổi; Phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng; vị thành niên; người cao tuổi mà chưa có nghiên cứu nào mô tả thực trạng sức khỏe của tất cả các nhóm đối tượng này trong một nghiên cứu. Thứ hai, nghiên cứu cung cấp nhiều chỉ số sức khỏe của người DTTS mà ít các nghiên cứu cung cấp như: vấn đề sức khỏe tâm thần, tai nạn thương tích, bệnh truyền nhiễm nói chung, mức độ khó khăn trong thực hiện các hoạt động của tất cả các nhóm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng nhận định được các vấn đề sức khỏe nổi cộm của 12 DTTS và của từng DTTS. Thứ ba, về phân tích về thực trạng bất CBSK, đây là một trong ít nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tập trung sử dụng số liệu điều tra hộ gia đình để phản án thực trạng bất CBSK. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng số liệu tổng hợp, phương pháp đo lường sự khác biệt sức khỏe của các chỉ số đo lường thuộc 5 lĩnh vực phân tích CBSK giữa nhóm dân tộc Kinh và người DTTS nói chung. Còn phương pháp phân tích độ tập trung các nghiên cứu trước áp dụng chủ yếu so sánh giữa dân tộc Kinh và DTTS nói chung và sử dụng số liệu tổng hợp. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu đã cung cấp được bức tranh về các vấn đề sức khỏe, tiếp cận, sử dụng dịch vụ CSSK, các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe có mức độ bất công bằng rất trầm trọng và trầm trọng giữa các nhóm dân số phân theo đặc điểm nhân khẩu học về giới, nhóm tuổi, trình độ học vấn và điều kiện kinh tế KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có 03 hình, 67 bảng. Số lượng trang của từng phần trong luận án là: Đặt vấn đề: 02 trang; Mục tiêu nghiên cứu: 01 trang; Tổng quan tài liệu: 44
- 2 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 trang; Kết quả nghiên cứu: 59 trang; Bàn luận: 25 trang; Kết luận: 02 trang; Khuyến nghị: 02 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm, tiêu chí, phương pháp đánh giá, cơ sở lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu. 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe: Trong Tuyên ngôn Alma-Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”. 1.1.1.2. Khái niệm về dân tộc thiểu số: Ở Việt Nam, khái niệm “Dân tộc thiểu số” được quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, như sau: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 1.1.1.3. Khái niệm về công bằng sức khỏe: theo tác giả Bravemen năm 2006: “Công bằng sức là việc giảm thiểu tình trạng không còn sự khác biệt (chỉ bao gồm sự khác biệt có thể phòng tránh được hoặc chịu sự tác động của các chính sách) về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm nhưng không giới hạn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe - giữa các nhóm dân thuộc các điều kiện và đặc quyền xã hội khác nhau...”. 1.1.2. Các chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe và công bằng sức khỏe Dựa trên mô hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe và công bằng sức khỏe” đã được Tổ chức Y tế thế giới được xây dựng và công bố vào năm 2010. Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng sức khỏe: 1) Tuổi thọ và tình trạng tử vong: Tuổi thọ bình quân, tử vong theo lứa tuổi, tử vong sơ sinh,..; 2) Tình trạng bệnh: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc; 3) Chức năng: Rối loạn chức năng, mức độ tàn tật; 4) Gánh nặng bệnh tật: “là số năm bị mất đi do tử vong và chất lượng cuộc sống bị suy giảm vì bệnh tật” Cũng dựa vào mô hình lý thuyết này, bất CBSK được thể hiện trong 5 lĩnh vực cơ bản sau: Bất công bằng trong phân bổ nguồn lực và tài chính cho y tế; Bất công bằng trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế; Bất công bằng trong chất lượng dịch vụ và chăm sóc y tế; Bất công bằng trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe; Bất công bằng về tình trạng sức khỏe. 1.1.3. Phương pháp đánh giá công bằng sức khỏe: Để đo lường bất CBSK có rất nhiều phương pháp khác nhau. Chúng ta có thể dùng cả hai phương pháp định lượng và đình tính để lường bất CBSK. Dưới đây là một số cách tiếp cận, phân tích CBSK như sau: 1) Phương pháp đo lường khác biệt về sức khỏe; 2) Phương pháp phân tích độ dốc; 3) Phương pháp phân tích độ tập trung; 4) Phân tích sử dụng hệ số Gini và đường cong Lorenz; 5) Phương pháp phân tích thành phần chỉ số tập trung. 1.2. Thực trạng sức khỏe người dân tộc thiểu số 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.2.1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong một số bệnh truyền nhiễm Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm của người DTTS chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ mắc bệnh lao của người Mỹ da đỏ hoặc phụ nữ thổ dân Alaska (AI/AN) cao hơn người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha là 14,2 lần. 1.2.1.2. Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm của người DTTS Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm của người DTTS chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh đường hô hấp, ung thư. Tại Anh, một số bệnh phổ biến người DTTS như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường ở người Nam Á (chiếm tỷ lệ cao gấp 5 lần so với dân số nói chung). 1.2.1.3. Tình trạng sức khỏe tự khai báo của người DTTS Tự đánh giá tình trạng sức khỏe: Các nghiên cứu cho thấy người DTTS tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình kém hơn dân tộc khác. Tại Anh, 15% nam giới Băngladesh tự đánh giá tình trạng sức khỏe ở
- 3 mức kém hoặc rất kém so với 6% nam giới dân số nói chung. Tỷ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần: Một số nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ người DTTS có vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn nhóm dân tộc đa số. 1.2.1.4. Tình trạng sức khỏe trẻ em DTTS dưới 5 tuổi Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh người DTTS đã giảm, nhưng cao hơn so với cả nước, dân tộc đa số. Tình trạng trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân: Tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm DTTS so với nhóm đa số. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân ở trẻ em và người trưởng thành người DTTS có xu hướng tăng lên theo thời gian. 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.2.1. Tình trạng mắc và tử vong một số bệnh truyền nhiễm Nghiên cứu tổng quan về tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở người DTTS đang có xu hướng tăng lên và có sự khác biệt theo vùng miền, khu vực sinh sống và địa phương. Sự thành công chương trình phòng chống sốt rét đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc do sốt rét ở người DTTS. Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao người DTTS còn cao. 1.2.2.2. Tình trạng mắc một số bệnh không lây nhiễm của người DTTS Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và xương khớp có xu hướng gia tăng. Nhiều người DTTS không biết mình bị mắc bệnh không lây nhiễm. 1.2.2.3. Tình trạng sức khỏe trẻ em Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đã giảm nhưng còn cao. Năm 2015, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của người DTTS là là 27,1‰ và giảm 1,43 lần so với 39,0‰ vào năm 2009. Tuy nhiên con số này cao hơn 1,3 lần con số cả nước năm 2019. Tỷ lệ trẻ DTTS đẻ nhẹ cân đã giảm nhưng còn cao hơn cả nước và dân tộc Kinh. Theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014, tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 5 tuổi bị tiêu chảy là 18,5%, cao hơn trẻ em người Kinh/Hoa và chung cả nước. 1.2.2.4. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ DTTS Tình trạng sảy thai/phá thai: Số liệu điều tra biến động dân số và gia đình cho thấy năm 2018 tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi phá thai cao hơn tỷ lệ phá thai chung của cả nước năm 2018 là 13,8%. Tình trạng bạo lực gia đình: Tỷ lệ phụ nữ DTTS bị bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục do chồng/bạn tình gây ra trong đời (29,4%) và trong 12 tháng qua (8,3%). 1.3. Thực trạng bất công bằng sức khỏe của người dân tộc thiểu số 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.3.1.1. Bất công bằng trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế Tỷ lệ tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế: Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ có và sử dụng bảo hiểm y tế có sự tăng lên nhưng có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc. So với người da trắng thì tỷ lệ không có bảo hiểm của nhóm người da trắng thấp hơn các nhóm khác với tỷ lệ 12,0% năm 2013 và 7,0% năm 2017. Khả năng tiếp cận với cơ sở chăm sóc sức khỏe: Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người DTTS tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thấp hơn nhóm dân số khác. Tại Mỹ, tỷ lệ người da đen không phải gốc Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha, người AI/AN không thể gặp bác sĩ khi cần vì chi phí cao lần lượt là 24,5%,23,1%, 19,1%, cao hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha là 15,0%. Sử dụng dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, phụ nữ 15-49 tuổi: Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bà mẹ đã có sự cải thiện, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các DTTS. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng trẻ em người DTTS đã được cải thiện nhưng thấp hơn nhóm dân số khác. Tại Mỹ, tỷ lệ trẻ em không đến CSYT trong vòng 12 tháng qua người gốc Tây Ban Nha giảm xuống (từ năm 2013-2018), nhưng cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm người da đen, người da trắng.
- 4 Sử dụng dịch vụ chăm sóc bệnh truyền nhiễm: Có sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc và giới tính về tỷ lệ tiếp cận, sử dụng dịch tư vấn và xét nghiệm HIV/AIDS Chăm sóc sức khoẻ định kỳ: Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp cận dịch vụ CSSK định kỳ của người DTTS hạn chế hơn nhóm dân tộc khác. 1.3.1.2. Bất công bằng về tình trạng sức khỏe Các nghiên cứu, điều tra cho thấy tuổi thọ trung bình và tỷ số tử vong có cải thiện theo thời gian nhưng hầu hết là hạn chế hơn so với nhóm người da trắng và có sự khác biệt giữa các DTTS. Tại Mỹ, trong giai đoạn 2009-2019, tuổi thọ bình quân của người DTTS tăng và hầu hết là thấp hơn người da trắng. Tại Anh, tỷ số tử vong mẹ trong giai đoạn 2016–2018 cao nhất ở phụ nữ DTTS và những người có địa vị kinh tế xã hội thấp. Tỷ số tử vong: Các nghiên cứu cho thấy tỷ suất tử vong mẹ ở người DTTS cao hơn người da trắng và có sự khác biệt theo độ tuổi của bà mẹ. Các nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và người trưởng thành giữa các DTTS và theo giới tính. Trong 26 dân tộc, người Hàn Quốc có tỷ lệ thừa cân cao nhất (30,4%), trong khi người Bouyeis có tỷ lệ thiếu cân cao nhất (25,7%). 1.3.1.3. Bất công bằng về các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu giữa các DTTS. Tại Mỹ, tỷ lệ hút thuốc hiện tại của người gốc Tây Ban Nha và người châu Á và NHOPI cao hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Tỷ lệ uống rượu ở người gốc Tây Ban Nha, người da đen không phải gốc Tây Ban Nha, người châu Á và NHOPI thấp hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. 1.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam 1.3.2.1. Bất công bằng trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế Tỷ lệ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám chữa bệnh: Tỷ lệ có BHYT ở người DTTS cao hơn tỷ lệ chung cả nước và có sự khác biệt giữa các tỉnh nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT khám chữa bệnh theo dân tộc (đặc biệt kém hiệu quả ở một số dân tộc thiểu số rất ít người), giới, vùng kinh tế -xã hội. Khả năng tiếp cận với cơ sở chăm sóc sức khỏe: Kết quả các nghiên cứu, điều tra cho thấy khoảng cách trung bình tới bệnh viện của hộ gia đình DTTS mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn xa (Năm 2019: 14,7km; Năm 2015: 16,7km). Có sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế của các DTTS. Sử dụng dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, phụ nữ 15-49 tuổi: Các nghiên cứu, điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ DTTS sử dụng dịch vụ CSSK sinh sản có sự cải thiện theo thời gian nhưng còn thấp hơn so với tỷ lệ của cả nước, dân tộc Kinh. Tỷ lệ khám thai ≥4 lần của phụ nữ DTTS thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước và dân tộc Kinh/Hoa. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế của người DTTS đã có tăng lên theo thời gian, tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các DTTS. Dịch vụ tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe trẻ em: Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em dưới 1 tuổi có sự khác biệt giữa các DTTS. Dân tộc Mảng có tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng hầu hết các loại vắc xin thấp nhất so với các dân tộc còn lại. Tỷ lệ trẻ nữ được gia đình tự chữa bệnh ở nhà bằng ½ so với trẻ nam. So với trẻ em dân tộc Kinh và Hoa, tỷ lệ trẻ em DTTS miền núi phía Bắc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh nội trú trong 12 tháng trước thời điểm điều tra thấp hơn. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh không lây nhiễm: Trong khi các bệnh không lây nhiễm (đặc biệt là tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư) đang có xu hướng gia tăng (ở Việt Nam nói chung và ở người DTTS nói riêng), các dịch vụ CSSK đối với bệnh không lây nhiễm còn rất thiếu, đặc biệt ở các vùng khó khăn. Chăm sóc sức khỏe định kỳ: Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người DTTS có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua tăng và có xu hướng sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các TYT xã/phường nhiều hơn so với dân tộc Kinh và cả nước. 1.3.2.2. Bất công bằng về tình trạng sức khỏe
- 5 Tuổi thọ bình quân và tỷ số tử vong: Tuổi thọ bình quân của người DTTS có sự khác nhau giữa các dân tộc. Tỷ suất tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống của người DTTS năm 2011 cao hơn 2,74 lần ở người Kinh. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và người trưởng thành: Các nghiên cứu, điều tra chỉ ra rằng tỷ lệ SDD trẻ em người DTTS cao hơn so với nhóm người Kinh. Tỷ lệ trẻ DTTS đẻ nhẹ cân năm 2014 (8,1%) cao hơn so với tỷ lệ này của cả nước là 5,7% và nhóm dân tộc Kinh/Hoa là 5,2%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng trẻ em giữa các DTTS và các vùng có người DTTS sinh sống. 1.3.2.3. Bất công bằng trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ uống rượu, hút thuốc lá của người DTTS có sự khác biệt giữa các DTTS và cao hơn dân tộc Kinh. Tỷ lệ nam giới 15-49 đã từng uống rượu/đồ uống có cồn và hút thuốc lá ở dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, Khmer, Mông có sự khác nhau. Năm 2015, tỷ lệ uống rượu (trong vòng 1 tháng qua) và hút thuốc lá của người DTTS cao hơn tỷ lệ này ở người Kinh. 1.4. Một số yếu tố gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe người dân tộc thiểu số 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.4.1.1. Một số yếu tố gia tăng bất công bằng sức khỏe ở người dân tộc thiểu số Các yếu tố từ phía người sử dụng dịch vụ Rào cản ngôn ngữ: Trình độ tiếng Anh hạn chế có thể cản trở việc giao tiếp giữa bệnh nhân và người cung cấp dịch vụ CSSK, ảnh hưởng đến tính chính xác của chẩn đoán, kế hoạch điều trị và quản lý thuốc. Đặc biệt, do hạn chế về ngôn ngữ giao tiếp mà trường hợp suy hô hấp do mắc Covid-19 có nguy cơ bị mắc lỗi y khoa cao trong quá trình điều trị. Khoảng cách địa lý, giao thông đi lại: Nghiên cứu tổng quan tài liệu cũng cho thấy sự thiếu hụt các phương tiện giao thông công cộng và thời gian đi lại là rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ CSSK của người DTTS. Phong tục tập quán: Một số DTTS có phong tục khi ốm đau bệnh tật sẽ lựa chon việc điều trị bằng bài thuốc dân gian và tự điều trị tại nhà. Phụ nữ một số DTTS cảm thấy xấu hổ khi đi khám sức khỏe, đặc biệt bác sỹ khám bệnh là nam giới. Điều kiện kinh tế: Một số nghiên cứu cho thấy điều kiện kinh tế là một trong yếu tố ảnh hưởng bất CBSK ở người DTTS. Người có thu nhập cao hơn thì khả năng mắc bệnh và tử vong sớm thấp hơn so với người có thu nhập thấp. Trình độ học vấn: Hahn và Truman báo cáo mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ học vấn và ca bệnh tật và tử vong Các yếu tố từ phía người cung cấp dịch vụ Hệ thống y tế cơ sở: Một nghiên cứu tổng quan cho thấy, hạn chế về kỹ năng giao tiếp và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho người DTTS. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: Tại Anh, thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe sai lệch, phức tạp, sự mâu thuẫn giữa các nguồn thông tin khác nhau làm cho nhóm người DTTS thiếu sự tin tưởng, nhầm lẫn và dẫn đến do dự trong việc quyết định tiêm vắcxin Covid-19. Các yếu tố từ quá trình xây dựng và triển khai chính sách: Tại Mỹ, các chính sách nhà ở phân biệt đối xử giữa người DTTS (người da đen) và người da trắng làm gia tăng sự chênh lệch về sức khỏe. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em người da đen nghèo đói và gặp bất lợi trong sinh đẻ cao hơn so với trẻ em người da trắng. 1.4.1.2. Một số giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở người dân tộc thiểu số Nội dung một số giải pháp CSSK người DTTS góp phần giảm thiểu bất CBSK: Trên thế giới, có hai nhóm giải pháp lớn nhằm giảm thiểu bất công bằng sức khoẻ là giải pháp đảm bảo tài chính y tế và giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế Giải pháp liên quan xây dựng chính sách: Tất cả các chính sách cần lồng ghép lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo cần tăng cường sự quan tâm đối với vấn đề bất
- 6 CBSK nhóm DTTS. Cần tăng cường các chính sách chính sách hỗ trợ phúc lợi cho nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tốt hơn. Giải pháp trong triển khai chính sách: Chính sách BHYT cần được tăng cường hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững. Các nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp cần xây dựng mối liên hệ đối tác trong việc triển khai chính sách cho người DTTS. Hệ thống y tế cần đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK chất lượng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ CSSK cho tất cả mọi người, đặc biệt là người DTTS. Giải pháp tăng cường số lượng và đa dạng hóa lực lượng lao động tham gia vào công tác CSSK, đặc biệt là người DTTS đóng vai trò quan trọng giảm thiểu bất CBSK. 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 1.4.2.1. Một số yếu tố gia tăng bất công bằng sức khỏe ở người dân tộc thiểu số Các yếu tố thuộc về người sử dụng dịch vụ Rào cản ngôn ngữ: Rào cản ngôn ngữ là yếu tố làm gia tăng bất CBSK ở người DTTS. Tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của phụ nữ DTTS thấp là do rào cản ngôn ngữ. Khoảng cách địa lý, giao thông đi lại: Nghiên cứu tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc năm 2015 đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế gồm tình trạng đường xá khó khăn, không có sẵn phương tiện vận chuyển người bệnh và khoảng cách đến CSYT, với tỷ lệ lần lượt là 48,6%, 40,0% và 45,7%. Phong tục tập quán: Một số phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại trong một số DTTS như: i) Phong tục không nghỉ ngơi trong 6 tháng đầu sau sinh; ii) Không đi khám thai và sinh con tại nhà do quan niệm cho rằng việc mang thai, sinh con là bình thường, tự nhiên, không cần đến cơ sở y tế nếu không có biến chứng; iii) Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK của người DTTS. Phụ nữ DTTS không có khả năng chi trả các chi phí cho các dịch vụ tại cơ sở y tế. Trình độ học vấn còn thấp và nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người DTTS còn hạn chế: Các nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của người DTTS thấp là một trong những yếu tố gia tăng bất công bằng sức khỏe. Tỷ suất tử vong sơ sinh giảm dần theo sự gia tăng trình độ học vấn của mẹ. Các yếu tố từ phía người cung cấp dịch vụ Hệ thống y tế cơ sở: Số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ CSSK của hệ thống y tế cơ sở nơi có người DTTS sinh sống ảnh hưởng đến bất CBSK. Nhân lực làm công tác chăm sóc thai sản, sơ sinh ở nơi có nhiều người DTTS sinh sống còn thiếu. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: Báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy công tác truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhận cận huyết thống của người DTTS ở các địa phương còn chậm và mang tính hình thức. Nội dung một số sản phẩm truyền thông chưa phù hợp với trình độ của cán bộ, người DTTS và thiếu tài liệu sử dụng ngôn ngữ là tiếng dân tộc. Các yếu tố từ quá trình xây dựng và triển khai chính sách Trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc. Hệ thống chính sách, pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp, có sự chồng lấn về đối tượng, địa bàn, phạm vi thực hiện chính sách và chưa tính đến đặc thù về địa bàn, văn hóa của từng DTTS. 1.4.2.2. Một số giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở người dân tộc thiểu số Nội dung một số chính sách chăm sóc sức khỏe người DTTS nhằm giảm thiểu bất công bằng sức khỏe: có thể phân chia chính sách CSSK người DTTS thành các nhóm chính sách sau: Chính sách phát triển hệ thống y tế cơ sở; Chính sách phát triển nhân lực y tế; Chính sách về tài chính y tế; Chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình; Chương trình giảm thiểu tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống; Chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ; Chính sách về dinh dưỡng Giải pháp liên quan xây dựng chính sách: Việc lồng ghép mục tiêu, các nội dung chăm sóc sức khỏe trong các chính sách chung là một việc làm cần thiết. Một số nghiên cứu đề cập đến là việc cung cấp bằng
- 7 chứng khoa học về hiện trạng bất CBSK ở người DTTS, các nguyên nhân, yếu tố tác động để có cơ sở xây dựng các chính sách và các biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài ra, cần tăng huy động nguồn lực và phân bổ nguồn lực cho dịch vụ công để giải quyết bất CBSK người DTTS. Giải pháp trong triển khai chính sách: Cần cùng cố mạng lưới CSSK ban đầu và y tế cơ sở. Giải pháp tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ CBYT tại vùng đồng bào DTTS sinh sống, vùng sâu vùng xa được nhiều nghiên cứu đưa ra. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục là giải pháp không thể thiếu trong việc giảm thiểu bất CBSK cho người DTTS. 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu Khung lý thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên góc nhìn của khung lý thuyết về mô hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe và CBSK” (Hình 1.2). *Ghi chú: Phạm vi nghiên cứu là các nội dung được bôi đậm Hình 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu 1.6. Giới thiệu về nghiên cứu gốc và vai trò của nghiên cứu sinh Nghiên cứu gốc “Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe người DTTS nước ta hiện nay” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về DTTS và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số CTDT/16-20, dưới sự điều phối và quản lý của Ủy Ban Dân tộc, Trường Đại học Y tế công cộng. Nghiên cứu gốc triển khai từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2020 tại 12 tỉnh thuộc 4 vùng sinh thái có nhiều người/tộc người DTTS sinh sống. Được sự cho phép của Chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu sinh tham gia với vai trò là nghiên cứu viên và tham gia thực hiện các hoạt động: thu thập số liệu, tập huấn điều tra viên, giám sát số liệu tại địa bàn nghiên cứu; nhập liệu, phụ trách xử lý số liệu và phân tích báo cáo kết quả nghiên cứu gốc liên quan “Thực trạng sức khỏe người DTTS”; tổ chức, trình bày báo cáo kết quả chuyên đề của nghiên cứu gốc tại hội thảo vùng. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này dựa trên số liệu đề tài cấp Nhà nước “Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc
- 8 sức khỏe đồng bào DTTS nước ta hiện nay”(nghiên cứu gốc)1 nhằm giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2. Ngoài ra, số liệu định tính được thu thập bổ sung nhằm giải quyết mục tiêu 3 của Luận án nhằm tìm hiểu một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK và một số giải pháp góp phần giảm thiểu bất CBSK ở nhóm DTTS có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của Luận án Thiết kế nghiên cứu, địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu, phương pháp, công cụ thu thập số liệu, cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu của mục tiêu 1, 2 luận án giống với nghiên cứu gốc, cụ thể như sau: 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu: Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu của luận án giống địa điểm nghiên cứu gốc được thực hiện ở 12 tỉnh thuộc 4 vùng sinh thái có nhiều người/tộc đồng bào DTTS sinh sống: Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Đăk Lăk, An Giang, Sóc Trăng. 2.1.2.2. Thời gian thu thập số liệu: Thời gian thu thập số liệu của nghiên cứu gốc: từ tháng 1/2019- 9/2019. Luận án sử dụng toàn bộ số liệu của nghiên cứu gốc thu thập trong thời gian này để thực hiện mục tiêu 1 và mục tiêu 2. 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án giống với đối tượng của nghiên cứu gốc là người DTTS hiện đang sinh sống trên địa bàn của các địa điểm nghiên cứu, bao gồm các nhóm đối tượng: Chủ hộ/người quyết định chính trong gia đình, phụ nữ 15-49 tuổi, bà mẹ có con
- 9 phụ nữ DTTS có con dưới 5 tuổi, phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi có chồng; vị thành niên DTTS; người cao tuổi DTTS trong 05 Bộ câu hỏi định lượng được thiết kế sẵn. - Công cụ thu thập số liệu đáp ứng mục tiêu 2 của luận án: Luận án sử dụng một số câu hỏi/biến số trong 05 Bộ câu hỏi định lượng được thiết kế sẵn của nghiên cứu gốc liên quan: i) Tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK; ii) Thực trạng sức khỏe chung; iii) Hành vi ảnh hưởng sức khỏe (hút thuốc lá, uống rượu/bia; sử dụng nguồn nước, hố xí hợp vệ sinh). 2.1.6. Đo lường, tiêu chí đánh giá Một số chỉ số đo lường chính được sử dụng cho mục tiêu 1, 2: - Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành: Là thang đo phân loại tình trạng dinh dưỡng theo thang đo chỉ số khối cơ thể (BMI: được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét)). Tình trạng dinh dưỡng được chia làm 3 nhóm theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người châu Á: Thiếu cân: BMI
- 10 Thay số ta được 384 người, dự phòng 10% phiếu không thu thập đủ thông tin làm tròn thành 420 người/dân tộc x 12 tỉnh = 5040 người. 2.1.7.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu đáp ứng mục tiêu 1 giống như phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng của nghiên cứu gốc, gồm các bước sau: Bước 1: Lựa chọn một số dân tộc theo các bước và tiêu chí của từng bước như sau: - Chọn nhóm dân tộc theo 4 vùng: Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, và Đồng bằng sông Cửu Long (không chọn Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng do hai khu vực này có điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội phát triển hơn và có ít người dân tộc thiểu số sinh sống hơn so với các khu vực khác). - Tại mỗi vùng, chọn 2 nhóm DTTS ít người và 2 nhóm DTTS đông người hơn - Dựa trên kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2015, chọn nhóm dân tộc có tuổi thọ trung bình thấp và cao hơn trong khu vực để so sánh. - Với mỗi dân tộc lựa chọn, chọn tỉnh có tỉ lệ người dân tộc đó sống cao nhất, ưu tiên các tỉnh chưa có nghiên cứu trước đó và ưu tiên theo vùng miền. Bước 2: Tại mỗi tỉnh, dựa trên bảng phân tỉnh và dân tộc, chọn ra 01 xã có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất tương ứng Bước 3: Tại mỗi xã, dựa trên danh sách các đối tượng (phụ nữ 15-49 tuổi, bà mẹ có con ≤5 tuổi, vị thành niên 10-19 tuổi, chủ hộ/người quyết định chính trong gia đình, người tuổi ≥60 tuổi), chọn ngẫu nhiên 84 người cho mỗi nhóm đối tượng nghiên cứu. Như vậy, với mỗi dân tộc, tiến hành khảo sát trên cả 5 nhóm đối tượng và mỗi đối tượng chọn 84 người để phỏng vấn. Tổng số đối tượng khảo sát của 1 dân tộc là 420 người. Với 12 dân tộc theo các tỉnh đã chọn, tổng số đối tượng tham gia khảo sát là 5040. 2.1.8. Phương pháp quản lý, xử lý, phân tích số liệu: 2.1.8.1. Phương pháp quản lý, xử lý số liệu - Phương pháp quản lý, xử lý số liệu của nghiên cứu gốc: Nghiên cứu sử dụng phần mềm EpiData để nhập liệu. Sau khi được nhập, số liệu được xuất sang phần mềm STATA phiên bản 16.0 để xử lý số liệu. Số liệu được đánh giá để loại các giá trị ngoại lai và loại các biến không có số liệu nhằm đảm bảo tính giá trị của việc phân tích. - Phương pháp quản lý, xử lý số liệu mục tiêu 1, 2 của luận án: Số liệu luận án sử dụng được quản lý và xử lý số liệu giống nghiên cứu gốc. Ngoài ra, số liệu được sử dụng cho mục tiêu 1, 2 của luận án được lọc lựa chọn các đối tượng nghiên cứu từ đủ 15 tuổi trở lên. 2.1.8.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích số liệu trong nghiên cứu gốc: sử dụng phân tích thống kê mô tả được thực hiện thông qua tính toán các giá trị tần số, tỷ lệ phần trăm để trình bày các biến phân loại. Các tham số thống kế như tỷ số chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI 95%) hay Khi bình phương, mức ý nghĩa p sẽ được sử dụng để trình bày mối liên quan giữa các biến phân loại. Các số liệu sau khi được phân tích sẽ được trình bày bằng các bảng chéo. - Phương pháp phân tích số liệu mục tiêu 1 của luận án: Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 16.0 để phân tích số liệu. Phương pháp phân tích số liệu của luận án sử dụng là: i) Thống kê mô tả: Biến định tính: số lượng, tỷ lệ (%); Biến định lượng: X ± SD (biến có phân phối chuẩn); Median, max, min (biến không có phân phối chuẩn).. Các số liệu sau khi được phân tích sẽ được trình bày bằng các bảng chéo.
- 11 - Phương pháp phân tích số liệu mục tiêu 2 của luận án: sử dụng 02 phương pháp để phân tích mức độ CBSK của người DTTS: 1) Phương pháp đo lường khác biệt về sức khỏe; 2) Phương pháp phân tích độ tập trung: được thực hiện dựa trên chỉ số tập trung. Dưới đây là mức độ bất bình đẳng theo giá trị của chỉ số tập trung: Giá trị tuyệt đối của chỉ số Ý nghĩa tập trung 0 Hoàn toàn bình đẳng/ công bằng =0,60 Bất công bằng ở mức độ rất nghiêm trọng + Để phân tích mức bộ bất công bằng về một số chỉ số đã được lựa chọn, các nhóm dân số được sắp xếp từ nhóm “yếu thế” nhất đến nhóm “có lợi thế” nhất: Giới tính; Nhóm tuổi; trình độ học vấn; Điều kiện kinh tế hộ gia đình + Kết quả phân tích được trình bày ở dạng bảng chỉ số tập trung. Phầm mềm STATA phiên bản 16.0 được sử dụng để phân tích bất CBSK mục tiêu 2 của luận án. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 3 (nghiên cứu bổ sung) 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trọng tâm 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Lựa chọn dân tộc Mông tỉnh Hà Giang dựa trên kết quả phân tích ở mục tiêu 2: + Dân tộc Mông có chỉ số bất CBSK cao: Tỷ lệ người DTTS có vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng qua của dân tộc Mông theo tình trạng kinh tế (CI=0,79), đứng thứ 2 sau dân tộc La Hủ +Dân tộc Mông có bất công bằng ở nhiều vấn đề sức khỏe (có 08 vấn đề sức khỏe/hành vi sức khỏe/tiếp cận, sử dụng dịch vụ CSSK, đứng thứ 2 sau dân tộc Bru Vân Kiều. - Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: tháng 5/2024 Đối tượng nghiên cứu: 1) Các chuyên gia xây dựng, nghiên cứu về CSSK và chính sách cho người DTTS ở Việt Nam (cấp trung ương); 2) Những cán bộ thực hiện, triển khai chính sách, giải pháp chăm sóc sức khỏe (cấp tỉnh, huyện, xã); 3) Nhóm hưởng thụ chính sách, giải pháp chăm sóc sức khỏe (người DTTS tại cộng đồng). Lựa chọn chủ đích đối tượng có khả năng nghe và nói được tiếng phổ thông để đảm bảo cung cấp được nhiều thông tin định tính nhất. 2.2.3. Chủ đề nghiên cứu: gồm 2 chủ đề chính: 1) Một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK của người DTTS; 2) Một số giải pháp giảm thiểu bất CBSK của người DTTS. 2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN) được thực hiện bởi nghiên cứu sinh. Thời gian trung bình một cuộc thảo luận nhóm và thảo luận nhóm trọng tâm từ 45-60 phút. Các cuộc PVS và TLN trọng tâm được ghi âm. - Bộ công cụ thu thập số liệu: Để thu thập số liệu đáp ứng mục tiêu 3 của luận án, nghiên cứu sử dụng các Bộ câu hỏi bán cấu trúc gồm: 01 Hướng dẫn PVS chuyên gia; 01 Hướng dẫn PVS/TLN cán bộ cấp tỉnh/huyện/xã; 01 Hướng dẫn TLN người dân. 2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 2.2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu nghiên cứu thực tế của mục tiêu 3 gồm: 1) Các chuyên gia xây dựng, nghiên cứu về CSSK và
- 12 chính sách cho đồng bào DTTS ở Việt Nam (cấp trung ương): 04 PVS; 2) Những người thực hiện, triển khai chính sách giải pháp chăm sóc sức khỏe cấp tỉnh: 04 PVS; Cấp huyện: 02 PVS; Cấp xã: 01 PVS, 01 cuộc TLN; 3) Nhóm hưởng thụ chính sách, giải pháp chăm sóc sức khỏe: 01 cuộc TLN phụ nữ có con dưới 5 tuổi; 01 cuộc TLN nam giới từ 18-60 tuổi. 2.2.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: sử dụng là phương pháp chọn mẫu có chủ đích. 2.2.6. Phương pháp quản lý, xử lý, phân tích số liệu 2.2.6.1. Phương pháp quản lý, xử lý số liệu - Số liệu định tính thu thập được qua PVS và TLN với các nhóm đối tượng nghiên cứu thông qua các bản ghi âm đều được chép lại nguyên văn cuộc phỏng vấn sâu và sau đó được mã hóa (code). Quá trình code được thống nhất trong nhóm nghiên cứu và sau đó được chuyển sang phần mềm Nvivo 11.0 để tiến hành phân tích. - Nghiên cứu sử dụng 2 chủ đề chính bao gồm: i) Một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK của người DTTS; ii) Một số giải pháp góp phần giảm thiểu bất CBSK của người DTTS. 2.2.6.2. Phương pháp phân tích số liệu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và trích dẫn theo chủ đề để tìm hiểu một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK và một số giải pháp giảm thiểu bất CBSK. 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu gốc đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học của Trường Đại học Y tế Công cộng (Quyết định số 435/2018/YTCC-HD3 ngày 01/10/2018). Phần số liệu định tính thu thập bổ sung cho mục tiêu số 3 của luận án đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học của trường Đại học Y tế công cộng tại Quyết định số 221/2024/YTCC-HD3 ngày 22/5/2024. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng sức khỏe của một số DTTS tại Việt Nam năm 2019 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu (từ 15 tuổi trở lên) là 5024 người. 3.1.2. Thực trạng sức khỏe chung của người dân tộc thiểu số Tình trạng mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) Có bệnh không lây nhiễm N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) Tổng 1163 23,1 Dân tộc La Hủ 37 7,5 Chăm An Giang 129 29,5 Chăm Ninh Thuận 72 20,6 Dao 50 11,3 Gié Triêng 151 42,8 KhMer 120 31,2 Mông 22 5,4 Ba Na 128 34,8 Mnông 83 21,4 Tày 50 11,8 Tà Ôi 210 45,5 Bru Vân Kiều 91 21,4 Khác 20 22,7
- 13 Có bệnh không lây nhiễm N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 166 9,2 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 504 31,2 Tây Nguyên 234 31,0 Đồng bằng sông Cửu Long 259 30,4 Tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra ở người DTTS là 23,1%. Tình trạng ốm/đau mắc bệnh (tự khai báo) trong 3 tháng trước cuộc điều tra Bảng 3.4: Tình trạng ốm/đau mắc bệnh (tự khai báo) trong 3 tháng trước cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) Có ốm/đau mắc bệnh N Tỷ lệ (%) Đặc điểm nhân khẩu học Tổng 3670 73,0 Dân tộc La Hủ 354 71,7 Chăm An Giang 363 82,9 Chăm Ninh Thuận 344 98,3 Dao 236 53,2 Gié Triêng 281 79,6 KhMer 192 49,9 Mông 361 89,4 Ba Na 255 69,3 Mnông 344 88,7 Tày 316 74,5 Tà Ôi 326 70,6 Bru Vân Kiều 244 57,3 Khác 54 61,4 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 1284 71,3 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 1174 72,7 Tây Nguyên 639 84,5 Đồng bằng sông Cửu Long 573 67,3 Tỷ lệ ốm/đau bệnh tật (tự khai báo) trong 3 tháng trước cuộc điều tra ở người DTTS là 73,0%. 3.1.3. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ DTTS có con dưới 5 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi Tình trạng mắc bệnh tại thời điểm điều tra của phụ nữ DTTS có con dưới 5 tuổi Tỷ lệ mắc bệnh tại thời điểm điều tra của phụ nữ DTTS có con dưới 5 tuổi là 19,9%, trong đó chủ yếu là đau đầu (chiếm 25,0%), đau dạ dày (chiếm 15,5%) và cảm cúm (chiếm 11,5%). Tình trạng sức khỏe của trẻ em DTTS dưới 5 tuổi Bảng 3.6: Tình trạng sức khỏe của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi qua khai báo của mẹ năm 2019 Tử vong Trẻ sơ sinh Nhiễm khuẩn hô Tiêu chảy Tình trạng sức khoẻ của trẻ em (n=911) đẻ nhẹ cân hấp (n=911) dưới 5 tuổi (n=839) (n=911) N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) (%) (%) (%) Tổng số 19 2,1 52 6,2 232 25,5 250 27,4
- 14 Dân tộc La Hủ 1 1,2 1 1,4 16 19,3 11 13,3 Chăm An Giang 6 6,3 9 9,6 16 16,7 15 15,6 Chăm Ninh Thuận 1 2,2 1 2,3 8 17,4 18 39,1 Dao 1 1,4 2 3,2 11 14,9 22 29,7 Gié Triêng 0 0,0 1 1,3 17 20,5 27 32,5 Khmer 0 0,0 10 13,7 18 24,0 15 20,0 Mông 0 0,0 0 0,0 20 24,1 18 21,7 Ba Na 0 0,0 6 17,1 16 45,7 19 54,3 Mnông 1 1,3 1 1,4 18 23,4 29 37,7 Tày 3 3,9 4 5,7 23 29,9 21 27,3 Tà Ôi 2 2,4 9 11,4 38 46,3 26 31,7 Bru Vân Kiều 3 3,8 6 7,8 26 32,9 22 27,8 Khác 1 4,8 2 10,5 5 23,8 7 33,3 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 6 1,8 7 2,5 71 21,6 76 23,2 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền 6 2,5 22 9,4 88 36,4 85 35,1 Trung Tây Nguyên 1 0,6 2 1,3 36 22,1 56 34,4 Đồng bằng sông Cửu Long 6 3,4 21 12,1 37 20,8 33 18,5 Tỷ lệ phụ nữ DTTS có con dưới 5 tuổi tử vong, trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân, bị nhiễm khuẩn hô hấp và bị tiêu chảy lần lượt là 2,1%; 6,2%; 25,5% và 27,4%. 3.1.4. Tình trạng sức khỏe vị thành niên dân tộc thiểu số (15-19 tuổi) Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân Bảng 3.8: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân năm 2019 (n=898) Đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) Tổng 26 2,9 Dân tộc La Hủ 5 6,2 Chăm An Giang 0 0,0 Chăm Ninh Thuận 0 0,0 Dao 0 0,0 Gié Triêng 0 0,0 Khmer 2 2,7 Mông 10 11,9 Ba Na 2 7,1 Mnông 2 2,7 Tày 0 0,0 Tà Ôi 3 3,7 Bru Vân Kiều 1 1,4 Khác 1 12,5 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 15 4,8 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 6 2,4 Tây Nguyên 2 1,3
- 15 Đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) Đồng bằng sông Cửu Long 3 1,7 Tỷ lệ vị thành niên DTTS đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân là 2,9%. 3.1.5. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ DTTS 15-49 tuổi có chồng Một số vấn đề sức khỏe của phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi có chồng Bảng 3.10: Tình trạng sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi có chồng năm 2019 Vấn đề sức khỏe Mang thai Sảy thai/phá Bị bạo lực Mắc bệnh phụ dưới 18 tuổi thai gia đình khoa Đặc điểm (n=961) (n=883) (n=954) (n=571) nhân khẩu học N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) Tổng 71 7,4 12 14,2 40 4,2 174 30,5 Dân tộc La Hủ 17 21,3 14 18,9 4 5,0 13 26,0 Chăm An Giang 3 3,2 8 9,6 0 0,0 5 10,4 Chăm Ninh Thuận 3 3,8 15 19,2 4 5,0 13 22,8 Dao 4 5,7 23 32,9 4 5,7 26 48,1 Gié Triêng 9 10,7 8 10,1 2 2,4 10 24,4 Khmer 5 6,4 6 9,8 3 3,9 7 22,6 Mông 10 12,5 2 3,2 8 10,0 10 25,6 Ba Na 4 8,2 6 13,3 5 10,2 29 82,9 Mnông 4 5,1 2 2,6 3 3,8 10 34,5 Tày 1 1,2 8 10,0 3 3,6 12 22,2 Tà Ôi 4 4,9 17 22,4 1 1,2 14 25,9 Bru Vân Kiều 5 6,0 13 16,3 2 2,6 23 31,9 Khác 2 10,0 3 15,8 1 5,0 2 28,6 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 32 9,9 48 16,3 19 5,9 61 30,8 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 17 5,8 52 18,6 13 4,5 79 36,2 Tây Nguyên 14 8,5 10 6,3 5 3,0 21 29,6 Đồng bằng sông Cửu Long 8 4,5 15 10,0 3 1,7 13 15,5 Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi có chồng đã từng mang thai dưới 18 tuổi, bị sảy thai/phá thai, bị bạo lực trong gia đình và mắc bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,4%; 14,2%; 4,2% và 30,5%. 3.1.6. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi dân tộc thiểu số Tự đánh giá tình trạng sức khỏe của người cao tuổi Bảng 3.11: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe tại thời điểm điều tra năm 2019 (n=875) Tự đánh giá tình trạng sức khỏe Yếu Trung bình Tốt N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) (%) (%) Tổng 245 28,0 594 67,9 36 4,1 Dân tộc La Hủ 9 12,7 58 81,7 4 5,6 Chăm An Giang 23 24,7 66 71,0 4 4,3 Chăm Ninh Thuận 25 33,8 43 58,1 6 8,1 Dao 14 21,2 49 74,2 3 4,5 Gié Triêng 40 49,4 37 45,7 4 4,9
- 16 Tự đánh giá tình trạng sức khỏe Yếu Trung bình Tốt N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ Đặc điểm nhân khẩu học (%) (%) (%) Khmer 29 37,7 43 55,8 5 6,5 Mông 5 6,3 71 88,8 4 5,0 Ba Na 15 68,2 7 31,8 0 0,0 Mnông 26 37,1 44 62,9 0 0,0 Tày 14 18,2 62 80,5 1 1,3 Tà Ôi 17 21,3 61 76,3 2 2,5 Bru Vân Kiều 25 35,7 42 60,0 3 4,3 Khác 3 21,4 11 78,6 0 0,0 Giới tính Nam 86 23,9 251 69,7 23 6,4 Nữ 159 30,9 343 66,6 13 2,5 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 42 14,0 247 82,1 12 4,0 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 82 33,3 153 62,2 11 4,5 Tây Nguyên 67 43,5 83 53,9 4 2,6 Đồng bằng sông Cửu Long 54 31,0 111 63,8 9 5,2 Tỷ lệ người cao tuổi DTTS tự đánh giá về tình trạng sức khỏe tại thời điểm điều tra chủ yếu ở mức trung bình (67,9%), mức tốt là (4,1%) và mức yếu là 28,0%. 3.2. Mức độ bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019 3.2.1. Bất công bằng về một số chỉ tiêu tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tộc thiểu số Bất công bằng về tỷ lệ người DTTS phải bán tài sản để khám chữa bệnh Bảng 3.17: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về việc tỷ lệ người dân tộc thiểu số đã từng phải bán tài sản để khám chữa bệnh năm 2019 Chỉ số tập trung Nhóm dân số Giới tính Nhóm tuổi Trình độ học vấn Điều kiện kinh tế La Hủ 0,01 -0,09 0,08 0,10 Chăm An Giang 0 0 0 0 Chăm Ninh Thuận 0 0 0 0 Dao -0,03 -0,04 -0,14 0,13 Gié Triêng 0 0 0 0 Khmer 0 0 0 0 Mông 0,21 0,12 0,02 -0,06 Ba Na -0,06 -0,04 -0,09 0,07 Mnông -0,03 -0,05 -0,18 -0,63 Tày 0,07 0,08 0,07 0,26 Tà Ôi 0,06 -0,04 0,11 0,04 Bru Vân Kiều -0,14 -0,00 -0,12 -0,09 Theo giới tính: Mức độ bất công bằng về tỷ lệ người DTTS đã từng phải bán tài sản để chữa bệnh đều ở mức trung bình và thấp (CI dưới 0,4). Theo nhóm tuổi và trình độ học vấn, mức độ bất công bằng về tỷ lệ người DTTS đã từng phải bán tài sản để chữa bệnh đều ở mức thấp (CI dưới 0,20). Theo điều kiện kinh tế, người Mnông có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất) (CI= -0,63), tiếp theo là người Tày (CI=0,26). 3.2.2. Bất công bằng về một số chỉ tiêu tình trạng sức khỏe của người dân tộc thiểu số Bất công bằng về tỷ lệ tai nạn thương tích của người dân tộc thiểu số
- 17 Bảng 3.25: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số bị tai nạn thương tích trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 Chỉ số tập trung Nhóm dân số Giới tính Nhóm tuổi Trình độ học vấn Điều kiện kinh tế La Hủ -0,46 -0,14 0,48 0,07 Chăm An Giang -0,30 -0,08 -0,01 0,04 Chăm Ninh Thuận -0,17 0,03 0,16 0,39 Dao -0,29 0,36 0,14 0,25 Gié Triêng 0,68 0,23 0,28 -0,06 Khmer -0,32 0,20 -0,10 -0,33 Mông 0,00 0,00 0,00 0,00 Ba Na -0,24 0,16 0,21 -0,35 Mnông -0,37 -0,05 0,03 0,01 Tày -0,23 0,17 0,16 0,30 Tà Ôi -0,42 0,22 -0,11 -0,25 Bru Vân Kiều -0,26 0,08 0,17 0,20 Theo giới tính, người Giẻ Triêng có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS bị tai nạn thương tích ở mức rất nghiêm trọng) (CI= 0,68). Theo trình độ học vấn, Người La Hủ có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS bị tai nạn thương tích ở mức nghiêm trọng) (CI= -0,48). Bất công bằng về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có vấn đề sức khỏe tâm thần Bảng 3.26: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS có vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 Chỉ số tập trung Nhóm dân số Giới tính Nhóm tuổi Trình độ học vấn Điều kiện kinh tế La Hủ -0,63 0,84 -0,69 -0,27 Chăm An Giang 0,11 0,39 -0,26 0,26 Chăm Ninh Thuận 0,17 0,34 0,05 0,34 Dao -0,48 0,35 0,10 -0,52 Gié Triêng -0,19 0,27 0,01 -0,35 Khmer 0,04 0,55 -0,09 0,12 Mông -0,61 0,04 0,12 0,79 Ba Na 0,32 0,38 -0,38 -0,21 Mnông -0,04 0,15 -0,14 -0,09 Tày -0,16 0,64 -0,23 -0,20 Tà Ôi 0,08 0,23 0,20 -0,07 Bru Vân Kiều -0,39 0,14 0,07 -0,13 Theo giới tính và trình độ học vấn, người La Hủ có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS có vấn đề sức khỏe tâm thần ở mức rất nghiêm trọng), với chỉ số tập trung lần lượt là 0,63 và -0,69. Theo điều kiện kinh tế, người Mông có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS có vấn đề sức khỏe tâm thần ở mức rất nghiêm trọng) (CI= 0,79). 3.2.3. Bất công bằng về một số chỉ tiêu liên quan yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe của người DTTS Bất công bằng về tỷ lệ người DTTS hút thuốc lá Theo giới tính, người Chăm Ninh Thuận có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS hút thuốc lá ở mức nghiêm trọng) (CI= -0,56). Theo nhóm tuổi, người Dao có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS hút thuốc lá ở mức nghiêm trọng) (CI= 0,48).
- 18 Bất công bằng về tỷ lệ người DTTS uống rượu bia Bảng 3.31: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc thiểu số uống rượu/bia năm 2019 Chỉ số tập trung Nhóm dân số Giới tính Nhóm tuổi Trình độ học vấn Điều kiện kinh tế La Hủ -0,27 0,40 0,16 0,08 Chăm An Giang -0,37 0,08 0,10 0,08 Chăm Ninh Thuận -0,50 0,34 0,26 0,08 Dao -0,34 0,38 0,01 -0,01 Gié Triêng -0,31 0,34 0,28 -0,13 Khmer -0,48 0,34 0,04 -0,01 Mông -0,16 0,33 0,09 0,17 Ba Na -0,10 0,31 0,08 0,01 Mnông -0,35 0,22 0,11 0,10 Tày -0,50 0,28 0,21 -0,04 Tà Ôi -0,42 0,30 0,06 -0,03 Bru Vân Kiều -0,30 0,38 0,30 0,07 Theo giới tính, người Chăm Ninh Thuận, Tày có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS uống rượu/bia ở mức nghiêm trọng) (CI= -0,50). Theo nhóm tuổi, người La Hủ có chỉ số tập trung cao nhất (mức độ bất công bằng cao nhất về tỷ lệ người DTTS uống rượu/bia ở mức nghiêm trọng) (CI= 0,40). 3.3. Một số yếu tố và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe của người dân tộc thiểu số ở người Mông năm 2024 3.3.1. Một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khoẻ của người dân tộc Mông 3.3.1.1. Các yếu tố từ phía người sử dụng dịch vụ Dưới đây là một số nhóm yếu tố chính làm gia tăng bất CBSK người DTTS thuộc về người sử dụng dịch vụ: a. Rào cảo về ngôn ngữ Đa số người Mông không biết và không hiểu tiếng phổ thông, do đó họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin truyền thông giáo dục về sức khoẻ: "Chính vì người ta không nói được ngôn ngữ phổ thông được tốt do vậy tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng là rất khó khăn." (PVS, nữ, TTYT huyện). b. Rào cản về địa lý, giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách từ nhà đến CSYT Một số người Mông sinh sống ở đồi núi cao, giao thông đi lại rất khó khăn. Mặc dù khoảng cách từ nhà đến CSYT có thể gần nhưng địa hình đi lại rất khó khăn, nhiều nơi phải đi bộ không đi được xe máy: "Một số huyện, nói thật là đi bộ khả năng là gần 1 buổi mới tới trung tâm xã,..." (PVS, nam, Khoa CSSKSS CDC tỉnh) c. Tồn tại một số phong tục tập quán còn lạc hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tiếp cận, sử dụng dịch vụ CSSK. Khi ốm đau bệnh tật người DTTS mời thầy cúng, khi bệnh nặng không khỏi mới đưa đến CSYT Một số người Mông vẫn còn giữ phong tục khi ốm đau không tìm đến CSYT ngay mà mời thầy cúng về cúng giải hạn. Nếu không khỏi, bệnh trở nặng mới đưa đến CSYT: "Chỉ có những trường hợp bệnh nặng mới ở đây thôi và ở nhà cúng chán chê rồi thì mới đến đây" (PVS, nam, lãnh đạo TYT xã). Một số phong tục ảnh hưởng đến việc sức khoẻ sinh sản và việc tiếp cận, sử dụng chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc Mông. Người dân tộc Mông có phong tục không muốn cho bất kỳ kim loại nào vào trong cơ thể. Một số nơi người phụ nữ dân tộc Mông khi sinh con trong vòng 10 ngày không được nằm trên giường vì họ cho rằng máu của người phụ nữ mới sinh có mùi tanh sẽ rất bẩn. d. Tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là yếu tố đặc thù của người Mông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 188 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn