Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia
lượt xem 9
download
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các đặc điểm, đặc trưng của nhà Joglo ở Kotagede, Yogyakarta nhằm làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của người Jawa thông qua ngôi nhà đó; trên cơ sở những biến đổi gần đây, đưa ra các định hướng bảo tồn, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Jawa ở Indonesia nói riêng và của các tộc người Nam đảo nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ GIANG NHÀ JOGLO CỦ NGƢỜI J W Ở INDONESI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG N M Á HỌC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ GIANG NHÀ JOGLO CỦ NGƢỜI J W Ở INDONESI Chuyên ngành: Đông Nam Á học Mã số: 62310610 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH ĐÔNG N M Á HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam Hà Nội - 2019
- LỜI C M ĐO N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu , kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Hoàng Thị Giang
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án“Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia” ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Lâm Bá Nam - ngƣời đã đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Quý Thầy Cô Khoa Đông phƣơng học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội và trƣờng ĐH KHXH và Nhân văn TPHCM. Thầy Cô là những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập vừa qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn Indonesia, ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nói riêng, Viện Hàn Lâm KHXHVN nói chung đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận án không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để luận án của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2019 Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Giang
- MỤC LỤC MỞ Đ U........................................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 5. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 11 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 11 7. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 12 Chƣơng 1. TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊ BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TỘC NGƢỜI........................ 14 1.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 14 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ....................................................... 14 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................ 18 1.2 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 22 1.2.1 Các khái niệm ......................................................................................... 22 1.2.2 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 27 1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và tộc ngƣời.......................................... 31 1.3.1 Địa bàn nghiên cứu................................................................................. 31 1.3.2 Ngƣời Jawa ............................................................................................. 41 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 44 Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ ....................................................... 45 2.1. Khái quát về nguồn gốc và các loại hình nhà Joglo................................. 45 2.2. Quá trình chuẩn bị .................................................................................... 48 2.2.1. Sự chuẩn bị về thời gian ........................................................................ 49 2.2.2. Chuẩn bị địa điểm.................................................................................. 55 2.2.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu ....................................................................... 63 2.2.4. Công cụ và thợ làm nhà ......................................................................... 70 1
- 2.3. Quy trình dựng nhà .................................................................................. 71 2.4. Các nghi lễ liên quan đến việc dựng nhà ................................................. 76 2.4.1. Nghi lễ trƣớc khi xây dựng nhà ........................................................................ 76 2.4.2. Nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà .............................................................. 83 2.4.3.Nghi lễ sau khi kết thúc việc xây dựng nhà ..................................................... 90 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 94 Chƣơng 3. KHÔNG GI N SINH HOẠT VÀ TR NG TRÍ NHÀ ................. 96 3.1. Phân bố không gian sinh hoạt trong nhà truyền thống Joglo ................... 96 3.2. Chức năng trong không gian nhà ............................................................. 99 3.3. Trang trí nhà ........................................................................................... 106 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...........................................................................................115 Chƣơng 4. NHÀ JOGLO: CÁC HỆ GIÁ TRỊ VÀ BẢO TỒN TRONG PHÁT TRIỂN ...........................................................................................................117 4.1. Nghiên cứu quá trình tộc ngƣời và giao thoa văn hoá ........................... 117 4.1.1. . Nhà Joglo thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời và vũ trụ trong văn hóa Jawa .............................................................................................. 117 4.1.2. . Nhà Joglo thể hiện kiến trúc thờ cúng trong tín ngƣỡng bản địa của ngƣời Jawa .......................................................................................... 121 4.1.3. Nhà Joglo thể hiện văn hóa Hindu giáo của ngƣời Jawa .................... 125 4.1.4. Nhà Joglo phản ánh văn hóa Islam giáo của ngƣời Jawa ................... 127 4.2. Góp phần nghiên cứu văn hoá của ngƣời Jawa...................................... 129 4.2.1.Nhà Joglo phản ánh văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc của ngƣời Jawa .. 129 4.2.2. Nhà Joglo thể hiện văn hóa biển của ngƣời Jawa ............................... 132 4.2.3. Nhà Joglo thể hiện địa vị xã hội của ngƣời Jawa................................ 133 4.3. Những biến đổi của nhà Joglo trong thời gian gần đây và chính sách bảo tồn của chính phủ .......................................................................................... 137 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ...........................................................................................145 KẾT LUẬN ...............................................................................................................146 2
- D NH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHO HỌC CỦ TÁC GIẢ LIÊN QU N ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................150 TÀI LIỆU TH M KHẢO .....................................................................................151 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...........................................................................................161 3
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Yogyakarta .................................................................. 33 Hình 2.1: Các loại nhà Joglo ........................................................................... 46 Hình 2.2: Sơ đồ 12 mùa tƣơng ứng với các tháng .......................................... 52 Hình 2.3: Cách chia để chọn vị trí cổng ra vào của ngƣời Jawa..................... 60 Hình 2.4: Vật liệu xây dựng từ gỗ và tre......................................................... 69 Hình 2.5: Mái nhà và các thành phần cấu tạo của mái nhà Joglo ................... 75 Hình 2.6: Bệ đỡ Umpak và cột Saka guru ...................................................... 76 Hình 3.1: Sơ đồ mặt bằng của một công trình nhà Joglo ................................ 98 Hình 3.2: Cấu trúc các phòng trong nhà Joglo của ngƣời Jawa. .................... 99 Hình 3.3: Cấu trúc nhà của ngƣời Chăm Ninh Thuận .................................. 103 Hình 3.4: Một vài hình chạm khắc trang trí nhà Joglo ................................. 106 Hình 3.5: Một số hình ảnh về các biểu tƣợng ............................................... 114 trang trí nhà Joglo của ngƣời Jawa................................................................ 114 Hình 4.1: Vị trí punden berundak Gunung Padang....................................... 122 Hình 4.2: Vị trí punden berundak Arca Domas ............................................ 123 Hình 4.3: Nhà Joglo truyền thống và hiện đại .............................................. 137 4
- MỞ Đ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu Đông Nam Á với tƣ cách là một thực thể địa lý – lịch sử - văn hóa đa dạng nhƣng thống nhất, một khu vực chiến lƣợc, có nhiều tiềm năng phát triển to lớn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Đông Nam Á học ở Việt Nam. Khu vực Đông Nam Á không chỉ đa dạng về tôn giáo, văn hóa mà còn đa dạng, phong phú về tộc ngƣời. Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn mang một đặc điểm riêng biệt của mình, đó là “sự thống nhất trong đa dạng”. Theo A.G. Haudricount, Đông Nam Á đƣợc bao phủ bởi hai ngữ hệ là ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo. Trong đó, ngữ hệ Nam Á đƣợc phân bố rộng khắp ở Đông Nam Á lục địa; ngữ hệ Nam Đảo đƣợc phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á hải đảo và rải rác khu vực phía Nam Đông Nam Á lục địa, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam có 5 tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Nam Đảo, là ngƣời Chăm, Chu-ru, Êđê, Ra-glai và Gia-rai. Indonesia là một quốc gia rộng lớn trên thế giới với dân số hơn 236 triệu ngƣời. Là một quốc gia đa dạng về tộc ngƣời và văn hoá, trong đó , ngƣời Jawa là tộc ngƣời đa số ở Indonesia, chiếm khoảng 40% tổng dân số của quốc gia này1. Nhiều nghiên cứu cho rằng, ngƣời Jawa đã xuất hiện khá sớm ở Indonesia và là cộng đồng có một nền văn hóa rất lâu đời, phong phú, gắn liền và có sức chi phối rất lớn đến văn hóa và quá trình phát triển của Indonesia. Văn hóa của ngƣời Jawa cũng hết sức đa dạng, đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc, trong đó có các loại hình kiến trúc nhà truyền thống. Hiện nay nhà ở truyền thống của ngƣời Jawa, đặc biệt là nhà Joglo là một trong những giá trị di sản văn hoá quý báu của ngƣời Jawa nói riêng, của Indonesia nói chung. 1 Số liệu thống kê năm 2010 của Cơ quan Thống kê Trung Ƣơng Indonesia (BPS),truy cập ngày 20/3/2019. 5
- Nhà Joglo của ngƣời Jawa đƣợc biết đến là một trong dạng nhà truyền thống đặc biệt, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngƣỡng, và hiện nay đang đƣợc chính phủ Indonesia đƣa ra các chính sách bảo tồn. Nhà Joglo đƣợc coi là một trong những loại hình nhà ở truyền thống giàu bản sắc nhất của ngƣời Jawa, đặc biệt là nhà Joglo ở khu vực Kotagede, Yogyakarta - đây đƣợc coi là trung tâm di sản văn hóa lâu đời của Jawa, nơi hội tụ và đặc trƣng cho văn hóa của Indonesia. Hiện nay, Kotagede thuộc Yogyakarta là địa danh có nhiều nhà Joglo, việc bảo tồn, quảng bá nhà truyền thống Joglo không những mang ý nghĩa về giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn đƣợc khai thác một cách hữu ích phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nhằm tăng cƣờng thu hút du khách, phục vụ cho ngành du lịch của ngƣời Jawa ở Yogyakarta nói riêng và Indonesia nói chung. Trong xã hội hiện đại, ở tất cả các nƣớc, quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá đang diễn nhanh chóng, dẫn đến văn hoá truyền thống bị mai một dần. Sự phát triển kinh tế - xã hội làm cho đời sống của các tộc ngƣời đƣợc nâng cao nhƣng quá trình hiện đại hoá cũng đã và đang làm mất đi nhiều giá trị văn hoá truyền thống rất đáng quý. Nhà Joglo của ngƣời Jawa cũng đang nằm trong “vòng xoáy” ấy. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi, ngôi nhà truyền thống đã bị thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại. Trƣớc tình hình đó, việc xem xét, nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về nhà ở truyền thống Joglo của ngƣời Jawa ở Indonesia là việc làm mang tính cấp thiết. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực phát triển du lịch hiện nay, du khách rất quan tâm đến các giá trị văn hoá tộc ngƣời, trong đó có nhà ở và gắn liền với nó là kampung (làng trong tiếng Indonesia) và cộng đồng. Nhà ở trong khuôn viên bản làng, do vậy cần đƣợc xem xét, khai thác, bảo vệ nhằm phát triển du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá cũng đang rất cần những định hƣớng cụ thể trong việc bảo tồn, bảo vệ, và khai thác nhà ở truyền thống của các tộc ngƣời. Đây cũng là một đòi hỏi bức thiết để góp phần phát triển ngành “công nghiệp không khói” của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia và Việt Nam. 6
- Ở khía cạnh khác, sự hiểu biết sâu của ngƣời Việt Nam về các quốc gia Đông Nam Á nói chung còn hạn chế, về các quốc gia hải đảo nói riêng, thậm chí còn khiêm tốn hơn. Do đó, nghiên cứu về nhà Joglo của ngƣời Jawa, ngoài việc tìm hiểu về kiến trúc, nghệ thuật văn hóa nhà ở, đề tài còn làm sáng tỏ bản sắc, giá trị văn hóa của ngƣời Jawa gắn với nhà ở và góp phần phác họa bức tranh tổng thể về văn hóa của Indonesia. Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam và Indonesia đều là thành viên cộng đồng ASEAN, đặc biệt sau khi Cộng đồng ASEAN chính thức đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, trong đó cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN đƣợc coi là một trong ba trụ cột chính của Cộng đồng. Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu văn hóa giữa các quốc gia thành viên ASEAN hiện nay hết sức đƣợc coi trọng, đặc biệt là Indonesia - một quốc gia hải đảo. Các công trình nghiên cứu một cách khoa học về văn hóa tộc ngƣời sẽ góp phần tăng cƣờng hiểu biết giữa Indonesia và Việt Nam nói riêng, giữa các quốc gia ASEAN nói chung, góp phần định xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vƣợng . Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tộc ngƣời ở Nam Á cũng nhƣ về văn hóa của các tộc ngƣời Nam Đảo ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về văn hóa, đặc biệt là nhà Joglo của ngƣời Jawa, ở Yogyakarta, Indonesia vẫn còn khiêm tốn. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết, thông qua nghiên cứu nhà ở sẽ làm sáng tỏ bản sắc văn hóa tộc ngƣời, đồng thời sẽ phác ra một bức tranh tổng thể về sự tƣơng đồng và khác biệt khi so sánh các tộc ngƣời Nam Đảo với nhau. Thông qua việc nghiên cứu nhà ở Joglo của ngƣời Jawa ở Kotagede, Yogyakarta trên phƣơng diện truyền thống và biển đổi nhằm nhận diện văn hoá của ngƣời Jawa và của các tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở Indonesia, qua đó so sánh với một số tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam, cụ thể là nhà của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, 7
- đƣa ra các định hƣớng bảo tồn, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận nói riêng và của các tộc ngƣời Nam đảo nói chung. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia” để làm luận án tiến sĩ ngành Đông Nam Á học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 c c Với những vấn đề cấp thiết đặt ra nhƣ trên, luận án “ Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia” đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc mục đích sau: - Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các đặc điểm, đặc trƣng của nhà Joglo ở Kotagede, Yogyakarta nhằm làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của ngƣời Jawa thông qua ngôi nhà đó. - Trên cơ sở những biến đổi gần đây, đƣa ra các định hƣớng bảo tồn, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Jawa ở Indonesia nói riêng và của các tộc ngƣời Nam đảo nói chung. 2.2 mv Để thực hiện đƣợc những mục đích nêu trên, tác giả luận án thực hiện một số nhiệm vụ chính nhƣ sau. - Tìm hiểu những nét khái quát về nhà Joglo và quá trình xây dựng nhà Joglo của ngƣời Jawa ở Kotagede, Yogyakarta, Indonesia. - Phân tích mặt bằng sinh hoạt và các chức năng không gian sinh hoạt trong ngôi nhà, phân tích các biểu tƣợng trang trí, thông qua đó so sánh nhà ở Joglo của ngƣời Jawa, Indonesia với nhà ở ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Việt Nam qua một số tiêu chí cụ thể để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt. - Phân tích các giá trị đặc trƣng của nhà Joglo về tín ngƣỡng, nếp sống, sự giao thoa văn hóa, và sự phát triển, những biến đổi và bƣớc đầu đƣa ra hƣớng bảo tồn cho những ngôi nhà ở truyền thống. 8
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đố tượng ng ên cứu Ở đề tài này, đối tƣợng nghiên cứu chính là nhà Joglo của ngƣời Jawa ở khu vực Kotagede, thành phố Yogyakarta, Indonesia. Nhà Joglo là biểu tƣợng nhà ở của ngƣời Jawa. Nhà này chứa đầy đủ tính triết lý và văn hóa của ngƣời Jawa. Kế đến, văn hóa của tộc ngƣời Jawa cũng là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Tộc ngƣời Jawa chiếm tỷ lệ dân số đông nhất và là tộc ngƣời có một nền văn hóa lâu đời, có ảnh hƣởng, chi phối lớn đến văn hóa Indonesia. Từ hình dạng ngôi nhà Joglo và chức năng sử dụng của nó, chúng ta sẽ nhận diện ra đƣợc những yếu tố văn hóa bản địa và yếu tố văn hóa ngoại lai bên trong nó. 3.2 P ạm v ng ên cứu: Nhà ở của ngƣời Jawa rất đa dạng, bao gồm các loại hình nhà nhƣ: Joglo, Panggangpe, Kampung, và Limasan. Do điều kiện hạn chế về tƣ liệu, thời gian, tác giả chọn khảo sát nhà Joglo của ngƣời Jawa ở Quận Kotagede thuộc thành phố Yogyakarta ở miền Trung Jawa. Trong đó chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh nhƣ: phong tục và nghi lễ dựng nhà , chức năng và không gian sinh hoạt của ngôi nhà, trang trí nhà v.v cùng với đặc trƣng văn hoá của nhà Joglo truyền thống và biến đổi. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành so sánh nhà Joglo với nhà của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Việt Nam trên một vài phƣơng diện (vì ngƣời Chăm là một trong các tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, có sự tƣơng đồng về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo. Hơn nữa, nhà ngƣời Chăm ở Ninh Thuận và nhà Joglo của ngƣời Jawa đều là nhà trệt, trong khi đó, nhà của ngƣời Chăm ở An Giang là nhà sàn). Do đó, tác giả lựa chọn nhà của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận làm đối tƣợng so sánh. Sự lựa chọn này có thể bƣớc đầu cho đƣợc một cái nhìn cụ thể về văn hóa nhà ở của ngƣời Jawa ở Indonesia nói riêng cũng nhƣ nhà ở truyền thống của cộng đồng Nam Đảo ở Đông Nam Á nói chung thông qua các tiêu chí nhƣ: phong tục và nghi lễ dựng nhà, mặt bằng sinh hoạt và các biểu tƣợng trang trí của ngôi nhà.v.v. 9
- 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra, tác giả luận án sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trƣớc hết, đó là tổng hợp và phân tích tài liệu. Quá trình phân tích và tổng hợp tài liệu sẽ giúp tác giả kế thừa đƣợc thành quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc về nhà ở nói chung và nhà Joglo của ngƣời Jawa nói riêng, tận dụng đƣợc các tƣ liệu, ý kiến của các nhà khoa học đã công bố dƣới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho việc triển khai đề tài nghiên cứu cụ thể của mình. Phƣơng pháp điễn dã dân tộc học. Năm 2012, tác giả đã tiến hành chuyến đi khảo sát thực địa về nhà Joglo tại trung tâm di sản Kotagede thuộc tỉnh Yogyakarta.Trong quá trình điền dã, trƣớc hết tác giả sử dụng phƣơng pháp miêu tả, đây là phƣơng pháp quan trọng trong quá trình làm luận án bởi nhà ở thuộc phạm trù văn hóa vật chất nên việc miêu tả sẽ cho thấy đƣợc hình dạng cũng nhƣ cấu trúc tổng thể của ngôi nhà. Đồng thời, tác giả đã ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn sâu trực tiếp các chuyên gia văn hoá, kiến trúc sƣ, đặc biệt là những cán bộ ngƣời dân đang làm việc tại trung tâm giữ gìn di sản văn hóa của Kotagede. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia qua thƣ điện tử. Đối chiếu và so sánh là phƣơng pháp cũng đƣợc áp dụng nhằm mục đích tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc nhà Joglo và phong tục tập quán dựng nhà của các tộc ngƣời, qua đó góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Bên cạnh đó, phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để so sánh một số nét văn hóa tƣơng đồng và dị biệt trong quan niệm nhà ở và việc xây dựng nhà ở giữa ngƣời Jawa và ngƣời Chăm ở Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa và tôn giáo để nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển nhà Joglo của ngƣời Jawa, nghiên cứu đặc trƣng văn hóa 10
- Jawa thể hiện ở nhà Joglo và cuối cùng là các yếu tố tôn giáo, cụ thể Hindu giáo và Islam giáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với nhà Joglo. Thông qua các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu cụ thể, qua những sự chỉ dẫn và đóng góp của các nhà nghiên cứu đi trƣớc tại Indonesia và Việt Nam, tác giả cũng thu thập đƣợc nguồn tƣ liệu quý khi thực hiện luận án này. 5. Nguồn tài liệu Đây là một đề tài mới ở Việt Nam nên nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng để viết luận án bao gồm: nguồn tài liệu là những bài nghiên cứu, tạp chí, sách dựa trên 3 ngôn ngữ chủ yếu: tiếng Việt, tiếng Indonesia, và tiếng Anh. Các nguồn thông tin thu thập đƣợc qua các chuyến đi điền dã của tác giả tại Yogyakarta vào năm 2012; nguồn thông tin thu thập đƣợc qua cuộc phỏng vấn, trao đổi với ngƣời bản địa tại Yogyakarta; nguồn thông tin thu thập tại thƣ viện và các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu ở Indonesia và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn thu thập tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu từ Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm tƣ liệu cho khoa học nghiên cứu về vấn đề văn hóa nói chung, về nhà ở của các tộc ngƣời thuộc nhóm Nam Đảo nói riêng. Việc nghiên cứu về nhà ở truyền thống và những biến đổi của chúng, so sánh để tìm ra sự khác biệt và tƣơng đồng với các tộc ngƣời khác sẽ góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của các tộc ngƣời. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần hệ thống và cung cấp nguồn tài liệu mới và toàn diện về văn hóa nói chung và nhà ở nói riêng của ngƣời Jawa ở Indonesia, cung cấp nguồn tƣ liệu mới khi so sánh nhà ở của ngƣời Jawa với tộc ngƣời khác. Đồng thời, kết quả nghiên có thể trở thành tƣ liệu tham khảo cho học phần văn hóa Đông Nam Á, nhân học, dân tộc học…tại các trƣờng Đại học và các trung tâm, viện nghiên cứu. 11
- 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài triền khai gồm các chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về địa bàn nghiên cứu và tộc người. Trong chƣơng này, chúng tôi điểm qua tình hình nghiên cứu nhà ở Joglo ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Kế đến, chúng tôi trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài và cách tiếp cận lý thuyết của đề tài. Cuối cùng, chúng tôi trình bày về địa bàn nghiên cứu, cụ thể là thành phố Yogyakarta và quận Kotagede và vài nét về văn hoá tộc ngƣời Jawa. Chƣơng 2: Quá trình xây dựng nhà. Để nghiên cứu về quá trình dựng nhà,trƣớc hết chúng tôi giới thiệu khái quát về các loại hình nhà Joglo. Về quá trình dựng nhà, chúng tôi nghiên cứu về việc chọn thời gian, địa điểm, nguyên vật liệu cũng nhƣ công cụ và thợ làm nhà. Sau đó đi vào quá trình dựng nhà và các nghi lễ dựng nhà. Về các nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà, chúng tôi nghiên cứu nghi lễ trƣớc khi xây dựng nhà, nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà, nghi lễ sau khi kết thúc việc xây dựng nhà. Trong chƣơng này chúng tôi có lồng ghép so sánh với nhà ở truyền thống của ngƣời Chăm ở Ninh Thuận - Việt Nam. Chƣơng 3: Không gian sinh hoạt và trang trí nhà. Về không gian sinh hoạt, chúng tôi nghiên cứu sự phân bố không gian của ngôi nhà, sau đó đi vào nghiên cứu các chức năng sinh hoạt trong không gian nhà. Về các biểu tƣợng trang trí nhà ở Joglo, chúng tôi nghiên cứu loại hoa văn hình cỏ cây, hoa văn hình con vật, hoa văn hình thiên nhiên, và hoa văn hình biểu tƣợng tôn giáo. Đồng thời có lồng ghép so sánh một số chi tiết với ngƣời Chăm – Ninh Thuận. Chƣơng 4: Nhà Joglo: Các hệ giá trị và bảo tồn trong phát triển. Trong chƣơng này, chúng tôi đã dựa trên những đặc trƣng của văn hóa Jawa từ thời cổ đại cho đến nay để tìm ra các hệ giá trị của nhà Joglo. Các giá trị đƣợc thể 12
- hiện qua kiến trúc nhà Joglo sẽ bao gồm những yếu tố văn hóa bản địa lẫn những yếu tố văn hóa có đƣợc nhờ vào quá trình giao lƣu tiếp xúc với bên ngoài. Những yếu tố văn hóa có đƣợc nhờ vào kết quả giao lƣu tiếp xúc chủ yếu là văn hóa Ấn Độ và văn hóa Ả Rập. Đồng thời, chúng tôi còn đƣa ra một số những biến đổi gần đây trong ngôi nhà Joglo truyền thống và đƣa ra một số định hƣớng bảo tồn nhà Joglo sau trận động đất 2006 ở Kotagede. 13
- Chƣơng 1 TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊ BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TỘC NGƢỜI 1.1 Tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tìn ìn ng ên cứu ở nước ngoà Các nhà nghiên cứu phƣơng Tây đã chú ý đến các tộc ngƣời thuộc ngữ hệ Nam Đảo từ khá sớm, nhất từ khi các nƣớc thực dân phƣơng Tây tiến hành xâm lƣợc, đô hộ các quốc gia Đông Nam Á. Ban đầu, những nghiên cứu của họ chủ yếu phục vụ mục đích xâm lƣợc, bởi vì muốn cai trị một dân tộc nào thì phải hiểu rõ về dân tộc đó. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng dù là với mục đích thực dân thì những nghiên cứu khoa học vẫn có giá trị tự thân của nó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Thêm nữa, cũng có khá nhiều nhà khoa học chân chính, làm việc một cách say mê chỉ vì mục đích khoa học thực sự. Cho đến nay, việc nghiên cứu về văn hoá nhóm tộc ngƣời Nam Đảo đã thu đƣợc những thành quả đáng ghi nhận. Nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài đã đề cấp đến nhiều khía canh, phƣơng diện đời sống của các tộc ngƣời Nam Đảo. Về nguồn gốc tộc ngƣời của các cƣ dân Nam Đảo nói chung, có các công trình nghiên cứu nhƣ: Urheimal und Frahesle Wanderungen (Quê hương ban đầu và cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo) của R. Heine Geldern, Reflections on the new data of Southeast Asian Prehistory: Austronesian origin and consequence (Suy nghĩ về những tư liệu mới thời tiền sử Đông Nam Á: Nguồn gốc Nam Á và hệ quả) của W.G. Solheim II. Về ngôn ngữ gắn với văn hóa của các cƣ dân này, có các nghiên cứu nhƣ: Proto-Malayo – Polinesian reflexes in Rade, Giarai and Chru (Các yếu tố tiền Mã Lai – Đa Đảo ở ngƣời Ê-đê, Gia-rai và Chu-ru), trong “Studies in Linguistics”, Vol. XVII, 1963 của Thomas M.D.; Southeast Asian areal features in Austronesian strata of Chamic languages (Các đặc điểm Đông Nam Á trong phân tầng các ngôn ngữ Chăm), trong 14
- “Oceanic Linguistics”, Vol. 13, No. 1-2, 1974 của Lee E.W.; Phonological units in Cham (Các đơn vị âm vị học trong tiếng Chăm), trong “Anthropological Linguistics”, Vol. 9, 1967 của Blood D.L. Ngoài ra còn có các công trình viết về văn hóa – xã hội tộc ngƣời Nam đảo nhƣ: La culture J’rai (Văn hoá Gia-rai) (1972) của Jacques Dournes; Les Rhades: Une societe de droit maternel (Ngƣời Ê-đê: Một xã hội mẫu quyền) của Anne De Hautecloque – Howe, v.v. Nghiên cứu về văn hóa nói chung của ngƣời Jawa ở Indonesia không thể không nhắc đến công trình “Kebudayaan Jawa, Manusia dan kebudayaan di Indonesia” (Nền văn hóa Jawa, nhân loại và nền văn hoá ở Indonesia) của Kodiran và “Jawanese culture” (Văn hóa ngƣời Jawa) (1985) của Koentjaraningrat. Hai công trình này đề cập khá cụ thể đến các khía cạnh văn hóa chung của ngƣời Jawa, đặc biệt là lịch sử, tôn giáo, và ngôn ngữ. Nhà ở truyền thống của ngƣời Jawa đƣợc đề cập trong các nghiên cứu. Đáng chú ý nhất là cuốn “Rumah tradisionil Jawa” ( Nhà truyền thống của ngƣời Jawa) (1984) của tác giả Drs. Hamzuri. Nghiên cứu này đề cập khá đầy đủ nhƣng mang tính chất bao quát về các loại hình nhà ở của ngƣời Jawa (bao gồm nhà Joglo, nhà Limasan, nhà Kampung, nhà Panggang-pe, Tajud hoặc Majid), đồng thời cũng nêu lên một vài phong tục trong việc xây dựng nhà nhƣ cách chọn ngày giờ, chọn gỗ, chọn đất, chọn hƣớng... Tiếp theo là cuốn “Arsitektur Tradisional Daerah Istimewa Yogyakarta” (Kiến trúc truyền thống đặc khu Yogyakarta) (1981/1982) của Sugiyarto Dakung. Cuốn sách miêu tả về các loại hình nhà trong khu vực Yogyakarta, bao gồm nhiều loại hình nhà nhƣ nhà ở, nhà thờ, nhà kho, nhà hội họp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng cho thấy quy trình xây dựng một ngôi nhà từ quá trình chuẩn bị cho đến các khâu trong quá trình xây dựng, cũng nhƣ các nghi lễ trong quá trình dựng nhà. Cuốn “Joglo- The traditional Jawanese house in Indonesian 15
- Architecture” (Joglo- nhà ở truyền thống của ngƣời Jawa trong kiến trúc Indonesia) (1990) của tác giả Soegiato Sulaiman cũng đề cập đến việc khái quát các loại hình nhà, quá trình xây dựng, các nghi lễ trƣớc, trong và sau khi dựng nhà. Đặc biệt, kiến trúc nhà ở của ngƣời Jawa đã đƣợc tác giả Arya Ronald thể hiện trong cuốn “Nilai-nilai arsitektur rumah tradisional Jawa” (Những giá trị kiến trúc nhà truyền thống Jawa) (2005) và “Pengembangan Arsitektur Rumah Jawa” (Sự phát triển kiến trúc nhà của ngƣời Jawa) (2012). Ở đây, kiến trúc đƣợc coi nhƣ là một trong những kết quả của kiệt tác văn hóa dân tộc. Tác giả chỉ ra quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc dựa trên các khái niệm, quá trình xây dựng và ý nghĩa của ngôi nhà truyền thống của ngƣời Jawa. Cuốn sách với nhan đề “Filosofi rumah Jawa” (Triết lý nhà Jawa) của tác giả Asti Musman đƣợc xuất bản bởi Pustaka Jawi năm 2017 trình bày khá chi tiết về các loại nhà truyền thống của ngƣời Jawa thông qua các khía cạnh nhƣ cấu trúc nhà, chức năng và ý nghĩa của từng bộ phận cấu thành ngôi nhà. Tác giả đi sâu vào phân tích hai loại nhà chính đó là nhà Joglo và nhà Limasan. Trong cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh vào các giá trị triết lý chứa đựng trong ngôi nhà. Bên cạnh việc tham khảo các công trình kể trên, các bài báo, tạp chí cũng là một nguồn tƣ liệu hữu ích cho tác giả khi thực hiện luận án này. Bài báo khoa học của tác giả Azkadia Aqtami viết vào năm 2016 với nhan đề “Kajian Penelitian Rumah Joglo” (Công trình nghiên cứu Nhà Joglo) của trƣờng Đại học Viễn thông, Bandung. Bài viết giới thiệu về các loại nhà Joglo với các tên gọi khác nhau, lịch sử nguồn gốc của ngôi nhà cũng nhƣ các biểu tƣợng trang trí của ngôi nhà. Bài tạp chí “Perbandingan Rumah Joglo Di Jawa Tengah Dalam Lingkup Cagar Budaya (Studi Kasus: Omah UGM dengan nDalem Purwodiningrat)” (So sánh nhà Joglo ở Trung Jawa trong phạm vi di sản văn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
0 p | 256 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977-2016
171 p | 62 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan
164 p | 51 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục
202 p | 56 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Cấu trúc quần xã Động vật phù du trong Vịnh Bình Cang - Nha Trang và sự vận chuyển Cacbon và Nitơ từ Thực vật phù du sang Động vật phù du
174 p | 136 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
172 p | 44 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Chính sách đối với Đông Nam Á của chính quyền tổng thống Barack Obama (2009-2016)
31 p | 54 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng động trong điều kiện Việt Nam
162 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam
316 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
29 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
212 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn