Luận án Tiến sĩ Đông Phương học: Quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn từ 1950 đến nay
lượt xem 17
download
Dựa trên việc tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 đến nay, đặt trong bối cảnh quan hệ khu vực và thế giới, đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ quá trình vận động cũng như những đặc điểm của quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Trung Quốc, các giai đoạn phát triển căn bản, sự biến đổi trong quan hệ giáo dục giữa hai nước, vai trò, nhiệm vụ, kết quả, thành tựu, điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và triển vọng trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt - Trung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đông Phương học: Quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn từ 1950 đến nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== VŨ MINH HẢI QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 1950 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================== VŨ MINH HẢI QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 1950 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Trung Quốc học Mã số: 62 31 06 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS. NGND. VŨ DƢƠNG NINH GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Văn Kim. Các số liệu trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày…. tháng …. năm 2019 Tác giả luận án Vũ Minh Hải
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Kim, thầy giáo hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến khoa học và khách quan để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Đông phương học, Bộ môn Trung Quốc học là nơi đã đào tạo và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Quảng Tây, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây… đã tạo điều kiện để tôi có đủ tư liệu cho luận án này Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện được luận án này.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực ....... 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc ............................................................................... 16 1.1.3. Các công trình khảo cứu chuyên sâu về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc ........................................................................................ 18 1.1.4. Các công trình tổng kết, nhận định, đánh giá về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc .......................................................................... 22 1.2. Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết .................................................................................................. 26 1.3. Cơ sở lý luận về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc ............................................................................................... 28 1.3.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin ......................................................................... 29 1.3.2 Chủ nghĩa hiện thực ............................................................................. 31 1.3.3. Chủ nghĩa tự do ................................................................................... 34 1.3.4. Chủ nghĩa kiến tạo .............................................................................. 36 1.3.5. Khái niệm về hợp tác giáo dục quốc tế ............................................... 37 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ 1950 ĐẾN 1979 ............................................................................... 42 2.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc ............................................................................................... 42 2.1.1. Nhân tố lịch sử .................................................................................... 42 2.1.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................... 47 2.1.3. Nhân tố bên trong ................................................................................ 51 2.2. Nền tảng hợp tác giữa hai nước .......................................................... 52 2.3. Nhận thức và quan điểm của hai nước về giáo dục ............................. 56 2.3.1 Nhận thức và quan điểm của Việt Nam về giáo dục từ 1950 - 1979 .......... 56
- 2.3.2. Nhận thức và quan điểm về giáo dục của Trung Quốc trong thời kỳ 1950 – 1979 ................................................................................................... 58 2.4. Chủ trương của Việt Nam và tình hình gửi sinh viên sang Trung Quốc ........... 63 2.4.1. Chủ trương của Việt Nam.................................................................... 63 2.4.2. Tình hình gửi học sinh. sinh viên sang Trung Quốc lưu học .............. 66 2.5. Chủ trương của Trung Quốc và tình hình gửi sinh viên sang Việt Nam .......... 85 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 94 CHƢƠNG 3: QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ 1980 ĐẾN NAY ....................................... 96 3.1. Những nhân tố thúc đẩy phát triển trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn từ 1980 đến nay ........................................... 96 3.1.1. Những nhận thức mới trong phát triển giáo dục................................. 97 3.1.2. Yêu cầu khách quan của việc hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc.................................................................................................... 98 3.1.3. Nhân tố bên ngoài ............................................................................... 99 3.2. Nhận thức của hai nước về vai trò của hợp tác giáo dục trong giai đoạn 1980 đến nay ........................................................................................... 104 3.2.1.Nhận thức của Trung Quốc về vai trò của hợp tác giáo dục ............. 104 3.2.2. Nhận thức của Việt Nam về vai trò của hợp tác giáo dục ................ 116 3.3. Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1980 đến nay 123 3.4. Giao lưu trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước ................................ 134 3.5. Kết quả của quá trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 1980 đến nay .............................................................................. 136 3.6. Các loại hình hợp tác giáo dục giữa hai nước ................................... 143 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 153 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1950 ĐẾN NAY ................155 4.1 Vai trò của hợp tác giáo dục trong tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc ................................................................................ 155 4.2. Đặc điểm của quá trình giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc ....................................................................................................... 156
- 4.2.1. Những điểm mạnh ............................................................................. 158 4.2.2. Những điểm yếu ................................................................................. 160 4.2.3. Cơ hội ................................................................................................ 166 4.2.4. Thách thức ......................................................................................... 166 4.3. Triển vọng giao lưu và hợp tác giáo dục ........................................... 168 4.4. Đề xuất một số giải pháp .................................................................. 170 Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................. 179 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 181 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 188 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 206
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AUV American University Vietnam BUV Bristish University Vietnam FUV Fulbright University Vietnam MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc RMIT Royal Melbourne Institute of Technology TCN Trước Công nguyên WTO World Trade Organization UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc VGU Vietnam – German University VJU Vietnam – Japan University
- DANH MỤC BẢNG DIỂU Bảng 1: Số lượng sinh viên đi học đại học ở Trung Quốc từ trước năm 1953 – 1960 .... 72 Bảng 2: Số lượng sinh viên đại học từ Trung Quốc trở về từ 1955 – 1959 ......... 72 Bảng 3: Số lượng thực tập sinh Việt Nam phân bố tại các địa phương của Trung Quốc từ 1965 – 1971 ............................................................................................ 82 Bảng 4: Phân bố thực tập sinh Việt Nam tại các địa phương từ 1975 – 1978 ..... 83 Bảng 5: So sánh số lượng thực tập sinh có từ 1965 – 1971 và 1975 – 1978 học ở các địa phương Trung Quốc ................................................................................. 83 Bảng 6: So sánh các chính sách quốc gia về giáo dục trước và sau đổi mới ..... 118 Bảng 7: So sánh một số khía cạnh cơ bản trong chính sách giáo dục Việt Nam và Trung Quốc ........................................................................................................ 121 Bảng 8:Các trường đại học/học viện Trung Quốc có mở chương trình đào tạo tiếng Việt ............................................................................................................ 137 Bảng 9: Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo tiếng Trung Quốc ............ 139 tại Việt Nam ....................................................................................................... 139 Bảng 10: Số lượng lưu học sinh Việt Nam du học tại Trung Quốc từ 2004 – 2016 ( Đơn vị: Nghìn người) ...................................................................................... 141 Bảng 11: Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam Trung Quốc từ 2004 – 2016 142 Bảng 12. Tổng số lưu học sinh Trung Quốc theo học chương trình 3+1 Trường ĐH KHXH&NV theo từng năm ........................................................................ 145 DANH MỤC DIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng thực tập sinh đào tạo nghề Việt Nam tại Trung Quốc từ 1966 - 1978 .......................................................................................................... 81 Biểu đồ 2: Tình hình du học Trung Quốc từ năm 2004 - 2017......................... 112 Biểu đồ 3: Số lượng học bổng của Chính phủ Trung Quốc theo từng năm ................. 114 Biểu đồ 4: Thống kê số lượng lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc ......................................... 142 Biểu đồ 5: Số lượng lưu học sinh Trung Quốc tại Khoa Ngôn ngữ học (mô hình 3+1), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 2003 – 2018 .............. 146
- MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có quan hệ từ lâu đời. Do đặc điểm về địa lý và lịch sử nên nền giáo dục hai nước có nhiều ảnh hưởng, giao lưu qua lại. Theo một số tài liệu, từ đời nhà Tần (221 – 207 TCN), nước ta đã có người sang du học tại kinh đô Lạc Dương và làm quan nhà Tần. Lý Ông Trọng được ghi nhận là người Việt đầu tiên thi đỗ và làm quan ở triều đại này [Nguyễn Đăng Tiến, 1996, tr. 8]. Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, mối bang giao giữa hai quốc gia vẫn được duy trì đến ngày nay. Mối quan hệ này được tăng cường ở mức độ cao hơn từ sau ngày 18/01/1950 khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong thập niên 50-70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã giúp đỡ và ủng hộ xây dựng một số trường học dành riêng cho Việt Nam trên lãnh thổ Trung Quốc để đào tạo cán bộ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, điển hình là Khu học xá Trung ương mà Trung Quốc gọi là ―Quảng Tây Nam Ninh Dục tài Học hiệu‖. Đồng thời, các trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Vũ Hán, Đại học Giao thông Thượng Hải,… đã bồi dưỡng một số lượng khá lớn nhân tài cho Việt Nam. Học sinh và sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc về nước nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo, chuyên gia ưu tú trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước và phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau này. Nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã bồi dưỡng nhiều lưu học sinh chuyên ngành tiếng Việt, lịch sử và văn học Việt Nam cho Trung Quốc. Hầu hết những sinh viên này đã trở thành những cán bộ giảng dạy tiếng Việt ở nhiều địa phương Trung Quốc và một số đã thành những nhà ngoại giao, nhà khoa học ưu tú, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quan hệ hữu nghị Trung – Việt. Đây chính là những nội dung hợp tác giáo dục trong giai đoạn hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao rất cần được nghiên cứu sâu hơn nữa. 1
- Ngày nay, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đang cùng được tiến hành với nhiều nét tương đồng về mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển, một xã hội tiên tiến cũng như phương thức và lộ trình thực hiện. Do vậy, định hướng giáo dục hai nước cũng không nằm ngoài dòng chảy chung tương đồng đó. Trong sự nghiệp Đổi mới hiện nay, Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo là ―quốc sách hàng đầu‖. Cũng thời gian này, ở Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ―Khoa giáo hưng quốc‖ (Khoa học giáo dục chấn hưng đất nước). Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 11/1991) đến nay, các hình thức hợp tác giáo dục ngày càng đa dạng, nội dung ngày một phong phú, thành tích thu được từng bước rõ rệt. Hợp tác giáo dục hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất vẫn là quan hệ hợp tác giáo dục đại học. Chính vì thế luận án tập trung tìm hiểu về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay, trong đó ưu tiên nghiên cứu kỹ hơn về hợp tác đào tạo cán bộ, thực tập sinh, lưu học sinh đại học trong giai đoạn từ 1950 – 1979, giai đoạn từ 1980 đến nay (2018), đặc biệt là từ 1991 đến nay tập trung nhiều hơn vào hợp tác đào tạo giáo dục đại học giữa hai nước. Đi sâu vào nghiên cứu hợp tác giáo dục hai nước thông qua tổng kết hiện trạng giáo dục từ đó tìm ra ý nghĩa quan trọng của việc hợp tác giáo dục; những phương châm và quyết sách đã đưa ra trên phương diện giáo dục. Luận án cũng tổng kết những thành tựu trong hợp tác giáo dục mà Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 2018; phân tích những thiếu sót còn tồn tại, những vấn đề cần cải thiện và định hướng tương lai trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, hy vọng tìm được những ý nghĩa quan trọng để phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với tinh thần đó chúng tôi chọn Quan hệ giao lƣu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay làm đề tài của luận án. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Dựa trên việc tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 đến nay, đặt trong bối cảnh quan hệ khu vực và thế giới, đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ quá trình vận động cũng như những đặc điểm của quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Trung Quốc, các giai đoạn phát triển căn bản, sự biến đổi trong quan hệ giáo dục giữa hai nước, vai trò, nhiệm vụ, kết quả, thành tựu, điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và triển vọng trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt - Trung. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu bối cảnh lịch sử dẫn tới sự hình thành, phát triển của quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc. - Phân tích có hệ thống về quá trình vận động của quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước qua từng giai đoạn. - Phân tích chủ trương, chính sách phát triển giáo dục song phương, đa phương của hai nước để xác định xu hướng phát triển quan hệ giáo dục Việt – Trung. - Đánh giá hoạt động hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn từ 1950 đến nay (2018). - Thông qua phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra trong việc phát triển quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc hiện nay. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của giáo dục trong việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay (2018). 3
- 3.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Ngày 18 tháng 1 năm 1950, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó đến nay quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sau năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa, đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục. Năm 2018, đúng 40 năm sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, chiến lược và phạm vi hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc với quốc tế trong đó có Việt Nam cũng bắt đầu có sự thay đổi. Luận án muốn tập trung nghiên cứu sự vận động của quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hai giai đoạn từ 1950 – 1979 và từ 1980 – 2018. Phạm vi không gian: Nghiên cứu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc (không bao gồm Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao). Về nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 2018 nhưng chú trọng hơn đến hợp tác giáo dục đào tạo cán bộ, thực tập sinh và lưu học sinh đại học, nghiên cứu sinh. Phần giao lưu trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước, do nội dung này mới xuất hiện từ đầu những năm 2000, hai bên chưa thực sự triển khai nhiều nội dung, nên sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của luận án. Nội dung này được đưa ra nhằm mục tiêu minh chứng cho quan hệ hợp tác giáo dục đa dạng giữa hai nước. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgic, lựa chọn nghiên cứu từ thực tiễn giao lưu hợp tác, vận dụng phương pháp so sánh, phân tích với các cứ liệu cụ thể, tiến hành phỏng vấn sâu các nhân chứng là cán bộ Bộ Giáo dục và đào tạo, cán bộ phụ trách quản lý lưu học sinh, cựu lưu học sinh, cựu thực tập sinh. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong Khoa học xã hội và nhân văn hiện nay, nhất là phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh để xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội. Luận án sử dụng phương pháp thống kê trong phân tích các số liệu liên quan 4
- đến số lượng sinh viên, trường, lớp,… để thấy rõ tình hình và xu thế hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc từ 1950 đến nay. Qua việc nghiên cứu về bối cảnh quan hệ giữa hai nước, hiện trạng, các vấn đề của hợp tác và giao lưu giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc luận án mong muốn đi sâu tìm hiểu phạm vi, mức độ, nhân tố, thành tựu, kết quả tác động đến hợp tác giáo dục giữa hai nước nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề xuất những kiến nghị cho sự phát triển trong hợp tác giao lưu giáo dục Việt Nam – Trung Quốc. 5. Đóng góp của luận án Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả nghiên cứu từ nhiều công trình khoa học tiêu biểu trong nước và ngoài nước, luận án có những đóng góp chủ yếu như sau: Trước hết, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về quá trình vận động và phát triển của quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc, thông qua việc phân tích và đánh giá các sự kiện diễn ra trong quan hệ hai nước một cách khách quan, luận án mong muốn khắc họa một bức tranh chân thực, toàn diện về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực giáo dục từ năm 1950 đến năm 2018. Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích lịch sử quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. Bên cạnh đó, thông qua cách tiếp cận lịch sử và liên ngành, luận án tập trung phân tích chuyên sâu các lĩnh vực hợp tác giáo dục đặc biệt là hợp tác giáo dục đại học Việt Nam – Trung Quốc. Thứ ba, luận án cũng góp phần hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, hiệu quả và tác động đa diện của quan hệ hợp tác giáo dục của hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ 1950 đến nay. Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý các nguồn tài liệu trong nước và quốc tế viết về giáo dục Việt Nam, giáo dục Trung Quốc và quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước để nghiên cứu, phân tích quan hệ giáo dục hai nước. Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án mà còn là cơ sở để những người quan tâm tiếp tục khai thác nghiên cứu phục vụ cho các nghiên cứu 5
- về quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. 6. Nguồn tài liệu tham khảo Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án bao gồm hai nhóm chính: gồm tư liệu gốc và các nguồn tư liệu khác Nhóm thứ nhất, Các văn kiện của Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc: các Hiệp định, tuyên bố chung, thỏa thuận hợp tác, phát biểu của lãnh đạo hai Nhà nước, hai Chính phủ…được đăng tải chính thức trên báo Nhân dân, website của Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao hai nước. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp những thông tin cơ bản, các sự kiện lớn diễn ra giữa Việt Nam - Trung Quốc một cách chính thống. Nguồn tư liệu gốc quan trọng và sử dụng chủ yếu trong luận án là các tư liệu được khai thác từ các Phông Lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III gồm: Phông Phủ Thủ tướng, Phông Bộ Giáo dục, Phông Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Phông Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng khai thác thêm nguồn tư liệu gốc (khoảng 800 trang) từ Trung tâm Lưu trữ thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) về thực tập sinh Việt Nam trong giai đoạn từ 1960 – 1975. Nguồn tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp tới đề tài, đây là nguồn tài liệu mà dựa vào đó tác giả luận án có cơ sở để tái hiện phần nào bức tranh về mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay. Nhóm thứ hai gồm: - Các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các Bộ, ngành của Việt Nam và Trung Quốc. - Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan tới giáo dụcViệt Nam, Trung Quốc được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. - Các công trình chuyên khảo, sách, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo đã được công bố của các học giả Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế có liên quan tới đề tài. Nguồn tài liệu ở nhóm thứ hai cung cấp các số liệu thống kê giúp nhận ra được sự vận động trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc. 6
- Những quan điểm, đánh giá của các học giả nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc cung cấp thông tin và luận điểm tham khảo quan trọng, giúp Nghiên cứu sinh có cơ hội tiếp thu các phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề để bổ sung vào nội dung của luận án. 7. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án được chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài Trong chương này, luận án điểm lại những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước viết về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc. Trên cơ sở khái quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có giá trị, phù hợp với đề tài nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét, xác định những vấn đề, lĩnh vực có giá trị cho nghiên cứu để bổ sung vào luận án; đồng thời chỉ ra những ―khoảng trống‖ trong nghiên cứu mà luận án có thể góp phần làm sáng tỏ. Ngoài ra, ở phần này sẽ trình bày các cơ sở lý luận và những nhân tố tác động tới quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc. Cơ sở lý luận sẽ đề cập đến những luận điểm của lý thuyết quan hệ quốc tế luận giải những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác giáo dục hai nước. Chương 2: Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc từ 1950 – 1979 Phần này sẽ tập trung phân tích quá trình triển khai quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 1950 – 1979. Các nhân tố lịch sử, chính trị, nhân tố bên ngoài và bên trong tác động như thế nào đến chủ trương hợp tác của hai nước. Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung trình bày các chủ trương chính sách và tình hình gửi lưu học sinh qua lại giữa hai nước và một số nhận xét về quan hệ giáo dục Việt Nam – Trung Quốc. Chương 3: Quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam – Trung Quốc từ 1980 đến nay Trong Chương 3, luận án tiếp tục trình bày những nhân tố mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 1980 đến nay, nêu lên những thay đổi trong nhận thức về vai trò của hợp tác giáo dục cũng như chỉ ra những kết quả đạt được trong hợp tác giáo dục hai nước. 7
- Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc 1950 đến nay Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở ba chương trước, Chương thứ tư tập trung nhận xét, đánh giá quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam và Trung Quốc, vai trò của hợp tác giáo dục trong tổng thể quan hệ giữa hai nước. Thông qua phương pháp SWOT, luận án chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc triển khai quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa hai nước. Trên cơ sở những đánh giá về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc, chương này đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển quan hệ giao lưu và giáo dục giữa hai nước trong giai đoạn tới. 8
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, việc tham khảo nhiều nguồn tư liệu hay nhiều kênh thông tin khác nhau là hoạt động cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu, tập trung vào phân tích hai mảng nội dung có mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau: đó là tình hình nghiên cứu về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục Việt - Trung trong nước và tình hình nghiên cứu tại nước ngoài. Chủ đề nghiên cứu của luận án đã được phản ánh trực tiếp và gián tiếp trong nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc và nước ngoài, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học. Trong đó, các nguồn tài liệu được phân loại thành hai nội dung: (1) các công trình nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Trung Quốc - ASEAN có đề cập tới quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; (2) Các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan hệ hợp tác giáo dụcViệt Nam - Trung Quốc. 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ hai nƣớc trên các lĩnh vực Trung Quốc là quốc gia có lịch sử trải dài hàng ngàn năm, là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới, tổng diện tích lãnh thổ chỉ sau Nga và Canada. Dân số Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ), nền kinh tế lớn chỉ sau Mỹ. Việt Nam là quốc gia láng giềng lại có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử, hai nước có mối quan hệ mật thiết qua hàng ngàn năm. Cho đến nay, nghiên cứu về Trung Quốc và quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn được các học giả, các nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm. Có thể nói, việc nghiên cứu quan hệ hai nước gần như được triển khai trên tất cả các lĩnh vực: quan hệ đối ngoại, kinh tế, an ninh, chính trị, lịch sử, du lịch, hợp tác đầu tư thương mại,... Cuốn kỷ yếu hội thảo mang tên ―Việt Nam – Trung Quốc: tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển – hướng tới tương lai‖ của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 2005, đã tập hợp 39 bài viết của các chuyên gia của cả Việt Nam và Trung Quốc 9
- chuyên nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Trong cuốn kỷ yếu này tập hợp các bài viết liên quan đến nhiều vấn đề như quan hệ chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế, quan hệ khoa học – văn hóa – giáo dục. Các chuyên gia nghiên cứu về quan hệ hai nước như Nguyễn Huy Quý, Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn Mỹ, Trần Khánh, Lê Văn Sang, Nông Lập Phu, Cổ Tiểu Tùng, Vi Thụ Tiên, Chương Thâu,… đều đóng góp những bài viết mang tính xây dựng và phát triển quan hệ hai nước. Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại: Cuốn sách “Quan hệ Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” do Nguyễn Đình Liêm chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, 2013) đã có những đánh giá tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung trước tác động của một Trung Quốc trỗi dậy; phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra và đề xuất đối sách xử lý quan hệ Việt – Trung trong mười năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh. Cuốn sách “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI” do Lê Văn Mỹ chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, 2011), cuốn sách đề cập đến những vấn đề nổi bật trong chính sách đối ngoại và quan hệ ngoại giao của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI, trong đó cũng có nói đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam, và cũng đề cập đến những nhân tố có thể tác động đến sự điều chỉnh chiến lược và chính sách đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2020. Cuốn sách “Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ mở cửa” do Đỗ Tiến Sâm đồng tác giả (NXB Khoa học Xã hội, 1996) cũng đề cập đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ Trung Quốc đi vào cải cách mở cửa. Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc xuất bản cuốn sách “Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950 – 2015) (NXB Hồng Đức, 2015), trong đó có tổng hợp nhiều bài viết của các vị Đại sứ, nguyên Đại sứ Trung Quốc (Đại sứ Hồng Tiểu Dũng, các nguyên Đại sứ Tề Kiến Quốc, Lý Gia Trung,…) và Việt Nam (nguyên Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, nguyên Đại sứ Bùi Hồng Phúc,…) viết về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Các bài viết được chọn lọc để đăng trong quyển sách nàyđã nêu bật những ―thăng trầm‖ trong quan hệ Việt 10
- Nam – Trung Quốc trong 65 năm qua, nhưng nổi bật hơn là những thành tựu to lớn, những đóng góp của các cá nhân, tập thể vào việc duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Ngoài ra, trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc rất nhiều tác giả đã đóng góp các bài viết liên quan đến quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc. Tác giả Trần Khánh có bài viết “ Tư duy và quan niệm truyền thống của Trung Quốc về quan hệ đối ngoại trong lịch sử cổ trung đại” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2014; Vũ Cao Phan với bài “ Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cần được xây dựng trên cơ sở nào”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 năm 2014; Bài viết của Nguyên Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nhận định “Trong năm tới quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước sẽ đạt được bước phát triển mới và lớn hơn” và bài “Quan hệ hai nước sẽ không ngừng củng cố, đi vào chiều sâu và có những bước phát triển mới” của tác giả Nguyễn Quân trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2014;… Cùng với rất nhiều sách và bài viết của học giả nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc ở Việt Nam đã cho ta thấy được sự quan tâm của chuyên gia tới nghiên cứu quan hệ Việt – Trung không chỉ trong một giai đoạn và trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ ngoại giao hai nước, chúng tôi đã thử tìm trên google cụm từ ―Studies on Vietnam – China relations‖ thì chỉ cần 0,7 giây đã có khoảng hơn 9 triệu kết quả liên quan đến lĩnh vực này. Còn trên trang baidu.com, trang web tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc chúng tôi cũng thử tra tìm kết quả của ―中越外交关系‖(quan hệ ngoại giao Trung Việt) thì cũng cho ra 104.000 nghìn kết quả. Có thể thấy được rằng, nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đều đã có rất nhiều học giả Trung Quốc cũng như trên thế giới nghiên cứu. Điểm qua các bài nghiên cứu tìm được chúng tôi thấy đa phần là nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt – Trung, quan hệ kinh tế, … nhưng quan hệ hợp tác giáo dục thì vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu. Năm 2013 tác giả Văn Trang (Wen Zhuang) giáo sư của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã xuất bản cuốn sách 中越关系两千年 (tạm dịch: Lịch sử hai nghìn năm quan hệ Trung – Việt) đã phác họa một bức tranh tương đối khách quan và sinh động về quan hệ lịch sử quan hệ hai nước trải dài qua hai nghìn năm lịch sử cho đến năm 1975. Điểm đặc biệt của cuốn sách này là tác giả là một chuyên gia về tiếng Việt, người được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là người phiên dịch được Bác tin tưởng nhất. Tác giả Văn Trang đã rất nhiều lần gặp Bác Hồ và làm phiên dịch trong các cuộc gặp cấp cao nhất của hai nước 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn
28 p | 515 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
0 p | 324 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng
0 p | 150 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Về tập Iđêan nguyên tố gắn kết của môđun đối đồng điều địa phương
87 p | 149 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam
0 p | 162 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p | 154 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Tính toán đối đồng điều và bài toán phân loại đại số Lie, siêu đại số Lie toàn phương
130 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
181 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực
150 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Tính chẻ ra của môđun đối đồng điều địa phương và ứng dụng
115 p | 51 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Phân tích tín hiệu điện não bằng phương pháp cửa sổ trượt entropy mẫu (sample entropy) hỗ trợ phát hiện bệnh động kinh
124 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình van động mạch chủ theo phương pháp Ozaki qua đường mở xương ức toàn bộ và ít xâm lấn
187 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tổng hợp hệ điều khiển cho hệ thống truyền động điện nhiều động cơ liên kết đàn hồi bằng phương pháp nội suy thực
165 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch chậu mạn tính
28 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu giảm phát thải độc hại của động cơ diesel đang lưu hành bằng phương pháp luân hồi khí thải kết hợp bổ sung khí hydro
150 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn