Luận án Tiến sĩ: Giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước
lượt xem 8
download
Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất điều bền vững, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***---------- NGUYỄN TRƯỜNG VỸ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2021
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***---------- NGUYỄN TRƯỜNG VỸ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐIỀU BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Trường Vỹ i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Trường Vỹ ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình và đồ thị .................................................................................................. ix Danh mục hộp ................................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract ............................................................................................................... xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất điều bền vững ................ 6 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất điều bền vững ............................................. 6 2.1.1. Các quan điểm và khái niệm có liên quan ........................................................... 6 2.1.2. Vai trò và sự cần thiết của phát triển sản xuất bền vững điều ........................... 15 2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây điều....................................................................... 17 2.1.4. Nội dung đánh giá phát triển sản xuất điều bền vững ....................................... 21 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất điều bền vững ........................... 28 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 32 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và sản xuất điều bền vững ...................................................................................... 32 iii
- 2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển sản xuất điều bền vững...................................... 36 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển điều bền vững.................................. 43 2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................ 45 2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 45 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 47 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 51 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 52 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 52 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 52 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 55 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ......................................................... 60 3.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................................... 60 3.2.2. Khung phân tích ................................................................................................. 62 3.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 63 3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 63 3.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................................. 63 3.3.3. Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................................. 64 3.5. Phương pháp phân tích ...................................................................................... 65 3.5.1. Thống kê kinh tế ................................................................................................ 65 3.5.2. Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn ............................................................... 65 3.5.3. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị .................................................................. 66 3.5.4 Phân tích SWOT ................................................................................................ 67 3.5.5 Phương pháp thang đo Likert ............................................................................ 67 3.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .......................................................................... 67 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 70 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 71 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất điều ................................................................... 71 4.1.1 Khái quát tình hình phát triển cây điều tại Bình Phước ..................................... 71 4.1.2. Thực trạng phát triển về quy mô và cơ cấu diện tích điều ................................. 71 4.1.3. Thực trạng phát triển hình thức tổ chức sản xuất điều ...................................... 75 4.1.4 Thực trạng phát triển kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất điều ...................... 77 iv
- 4.1.5. Thực trạng quản lý và sử dụng đầu vào cho sản xuất điều ................................ 89 4.1.6. Tổ chức tiêu thụ điều ......................................................................................... 91 4.2. Đánh giá mức độ bền vững trong sản xuất điều ................................................ 97 4.2.1. Mức độ bền vững trên khía cạnh kinh tế ........................................................... 97 4.2.2. Mức độ bền vững khía cạnh xã hội .................................................................. 104 4.2.3. Mức độ bền vững về môi trường ..................................................................... 107 4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển sản xuất điều bền vững tỉnh Bình Phước ...................................................................................................... 109 4.3.1 Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn trong sản xuất điều bền vững ............ 108 4.3.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 109 4.3.3. Chính sách ....................................................................................................... 112 4.3.4. Qui hoạch và quản lý quy hoạch ...................................................................... 114 4.3.5. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất điều ...................................................................... 120 4.3.6. Công nghệ sau thu hoạch và chế biến điều ...................................................... 122 4.3.7. Nguồn lực cho sản xuất điều............................................................................ 123 4.3.8. Thị trường và hoạt động tiêu thụ ..................................................................... 127 4.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững tỉnh Bình Phước ............................................................................................................... 129 4.4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp ................................................... 129 4.4.2. Quan điểm phát triển sản xuất điều bền vững tỉnh Bình Phước ...................... 131 4.4.3 Giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững tỉnh Bình Phước ........................ 132 Phần 5: Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 149 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 150 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 151 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSVN Cao su Việt Nam FAO Tổ chức nông lương Liện hiệp quốc GDP Tổng thu nhập quốc dân HTX Hợp tác xã KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHKT Khoa học kỹ thuật PTNT Phát triển nông thôn PTĐBV Phát triển điều bền vững PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững SXNN Sản xuất nông nghiệp TBKT Tiến bộ kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân WECD Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng trang 2. 1 Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều ............................... 17 3. 1 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2015 ...... 54 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước năm 2016 – 2018 ........... 56 3.3 Tình hình dân số và lao động của tỉnh Bình Phước năm 2016 – 2018 ......... 58 3.4 Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát ............. 64 4.1 Diện tích điều của cả nước, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2001 – 2019 .......... 72 4.2 Diện tích điều của các địa phương tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2019 .......................................................................................... 74 4.3 Các hình thức tổ chức sản xuất điều tại Bình Phước giai đoạn 2016 - 2018 ....... 77 4.4 Nguồn gốc giống điều của các hộ sản xuất .................................................. 79 4.5 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ các hộ sản xuất điều trong giai đoạn kinh doanh theo quy mô ...................................................... 82 4.6 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ các hộ sản xuất điều trong giai đoạn kinh doanh theo hình thức tổ chức sản xuất ........................ 83 4.7 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ các hộ sản xuất điều với các mô hình trồng điều xen canh .................................................................. 84 4.8 Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác điều ............................... 86 4.9 Thực trạng nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất điều ............................ 87 4.10 Thực trạng chi phí sản xuất điều phân theo quy mô năm ............................. 90 4.11 Thực trạng chi phí sản xuất điều trên 1 ha của các hộ điều tra phân theo hình thức tổ chức sản xuất năm .................................................................... 91 4.12 Tỷ lệ hao hụt qua quá trình chế biến sản phẩm hạt điều nhân ..................... 95 4.13 Hiệu quả sản xuất điều theo quy mô năm 2017.......................................... 101 4.14 Hiệu quả sản xuất điều theo hình thức tổ chức sản xuất ............................ 102 4.15 So sánh hiệu quả sản xuất điều với các mô hình trồng điều xen canh ............ 103 4.16 Tình hình sử dụng lao động trong chuỗi ngành hàng điều ......................... 104 4.17 Đóng góp của thu nhập từ sản xuất điều đối với các hộ............................. 105 4.18 Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất điều đến môi trường ............................. 107 4.19 Đánh giá của hộ về canh tác ảnh hưởng đến môi trường ........................... 108 vii
- 4.20 Đánh giá của hộ nông dân về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất điều tại tỉnh Bình Phước ..................................................................... 109 4.21 Những rủi ro thường gặp trong sản xuất điều ............................................ 111 4.22 Số lượng văn bản chính sách liên quan phát triển sản xuất điều ................ 112 4.23 Thống kê cầu đường giao thông ................................................................. 121 4.24 Khó khăn về vận chuyển ........................................................................... 122 4.25 Khó khăn về kỹ thuật sản xuất ................................................................... 124 4.26 Rủi ro về kỹ thuật sản xuất ......................................................................... 125 4.27 Khó khăn về nguồn lao động ...................................................................... 125 4.28 Khó khăn trong việc vay vốn sản xuất ....................................................... 126 4.29 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất điều bền vững tỉnh Bình Phước .......................................................................................................... 130 viii
- DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ STT Tên hình, sơ đồ, đồ thị trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước........................................................... 52 Sơ đồ 3.1 Khung phân tích phát triển sản xuất bền vững điều tại Bình Phước .......... 62 Hình 4.1 Chuỗi giá trị điều tỉnh Bình Phước............................................................. 92 Hình 4.2 Phân bổ GTGT và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị điều theo kênh phân phối dài.............................................................................. 96 Hình 4.3 Phân bổ GTGT và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị điều theo kênh phân phối ngắn ........................................................................... 97 Đồ thị 4.1. Diễn biến năng suất, sản lượng điều giai đoạn 2001 – 2019 ...................... 98 Hình 4.4. Đánh giá của hộ về tỷ lệ trộm cắp điều trong những năm gần đây .......... 106 Hình 4.5 Đánh giá của hộ về các chính sách trong phát triển điều ......................... 114 Hình 4.6 Đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý về quy hoạch sản xuất điều của tỉnh Bình Phước ......................................................................... 118 ix
- DANH MỤC HỘP TT Tên hộp trang 4.1 Mô hình hoạt động của HTX Phước Hưng ................................................ 76 4.2 Nên thay thế các vườn điều già cỗi, giống cũ ............................................ 80 4.3 Khuyến cáo của cơ quan chức năng về giống điều mới ............................. 81 4.4 Ưu thế của sản xuất điều hữu cơ ................................................................ 89 4.5 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất và chất lượng điều tại Bình Phước....... 110 4.6 Tỉnh Bình Phước tập trung phát triển cây điều ........................................ 113 4.7 Thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến điều ................................................. 123 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Trường Vỹ Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu: (i) Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất điều bền vững; (ii) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất điều và mức độ bền vững trong sản xuất điều ở tỉnh Bình Phước; (iii) Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất điều bền vững ở tỉnh Bình Phước; (iv) Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Tiếp cận hệ thống, tiếp cận chuỗi giá trị và tiếp cận có sự tham gia là những hướng tiếp cận nghiên cứu chính được áp dụng trong luận án. Các số liệu điều tra được thu thập tại 04 huyện của tỉnh Bình Phước đó là Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú và Bù Đăng. Tổng số 360 hộ sản xuất và 60 hộ sản xuất tham gia các tổ hợp tác và các hợp tác xã sản xuất điều đã được khảo sát. Ngoài ra thảo luận, phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu cũng được thực hiện với các cán bộ quản lý các cấp của địa phương. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế, phân tích đầu tư dài hạn, phân tích chuỗi giá trị và phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) là các phương pháp chính đã được sử dụng để phân tích. Kết quả chính và thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất điều hiện mang lại thu nhập cho 77 nghìn hộ gia đình và giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 38 nghìn lao động. Trong 10 năm qua, sản xuất điều gặp rất nhiều khó khăn về sâu bệnh và xi
- thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, diện tích điều vẫn có xu hướng tăng, tuy tăng lên không nhiều. Trên tổng thể sản xuất điều ở Bình Phước vẫn là sản xuất nhỏ và sử dụng lao động thủ công. Ở Bình Phước hình thức tổ chức sản xuất điều chủ yếu vẫn là sản xuất nông hộ. Các hình thức tổ chức sản xuất khác như tổ hợp tác, hợp tác xã tuy đã có nhưng quy mô nhỏ, số lượng chưa nhiều. Những năm gần đây giá điều có xu hướng tăng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ nông dân sản xuất điều tại Bình Phước. Mặt khác, Việt Nam là một nước sản xuất và chế biến điều lớn nhất thế giới nên rất thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất điều trong tiêu thụ do các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn bị thiếu điều nguyên liệu. Tuy nhiên sản xuất điều tại Bình Phước cũng phải đối mặt với nhiều khó khó khăn như thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh; các chính sách của nhà nước chưa thực sự hiệu quả đối với người sản xuất điều. Các quy hoạch phát triển ngành điều chưa sát, vẫn còn chồng chéo giữa các quy hoạch khác nhau của tỉnh, của vùng. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất điều còn chưa tốt. Công tác khuyến nông và dịch vụ công còn yếu. Các nguồn lực cho sản xuất điều còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững ngành hàng điều. Vai trò của các tổ chức xã hội còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà quản lý cũng như các hộ nông dân sản xuất điều. Trong thời gian tới để sản xuất điều ở Bình Phước phát triển bền vững, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu như sau: (1) nhóm giải pháp về chính sách: hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất điều; (2) Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất điều bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (3) Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất: đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích tổ chức sản xuất theo chuỗi; tăng cường các liên kết kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm điều; (4) Đẩy mạnh tiêu thụ và phát triển thị trường; (5) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông; và (6) nhóm giải pháp khác xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Truong Vy Thesis title: Solutions for sustainable cashew production development in Binh Phuoc province Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The research aims to: (i) Develop theoretical conceptual and literature review of sustainable development of cashew production; (ii) Assess the status of cashew production development and sustainability in cashew production in Binh Phuoc province; (iii) Analyze the key factors affecting sustainable cashew production development in Binh Phuoc Province; (iv) Propose orientations and some key solutions to ensure sustainable development of cashew production in Binh Phuoc province in the future. Material and methods Systematic, value chain and participatory approaches are the main research approaches. Data was collected in 04 districts representative for cashew production in Binh Phuoc province including Bu Gia Map, Phu Rieng, Dong Phu and Bu Dang. Total of 360 production households and 60 members of cooperatives were investigated. Disscusion, semi-structured and in-depth interview to leaders and managers were applied. Economic statistical analysis method, net presents value analysis, value chain analysis and SWOT matrix are main research analysis methods. Main finding and conclusion The results show that cashew production currently generates income for 77,000 households and creates regular jobs for 38,000 workers. In the past 10 years, cashew production has encountered many difficulties in pests and severe weather due to climate change. However, the trend of cashew area increased slightly. In general, Binh Phuoc’s cashew production still remains in a small production with manual labor use. Farm households is a main production organizational form in cashew production in Binh Phuoc. Other production xiii
- organizational types such as collective groups and cooperatives are available but in small scale and quantity. In recent years, cashew prices have tended to increase, bringing higher economic efficiency for cashew farmers in Binh Phuoc. However, cashew production in Binh Phuoc is facing many difficulties such as severe weather, pests and diseases, and government policies constraint. The development strategy and plan of the cashew industry are not realistic and overlaps between different sector and regional plans. The infrastructure for cashew production is in poor condition. Agricultural extension and public services are still weak. The resources for cashew production are limited, unable to meet the demand for sustainable development of the cashew industry. The role of social organizations has not met the expectations of local managers as well as cashew production farmers. In order to ensuring economic viability and sustainability of cashew production, the thesis proposes a number of major groups of solutions: (1) policy improvement; (2) improve sector and regional planning (3) solutions for production organization to strengthen links between businesses and farmers; (4) solutions on consumption and market, to link cashew products to global value chains; (5) apply science and advanced technology and improvement of agricultural extension service; and (6) other solutions. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở, kinh tế thị trường nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó sẽ nâng cao được thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Điều có tên khoa học Anacardium ocidentale, tiếng Anh: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel. Ở miền Trung Việt Nam còn gọi là đào lộn hột, có nguồn gốc từ Brazil. Điều du nhập vào Miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng mãi đến 1975 mới chính thức là loại cây trồng có trong danh mục, khắc phục những rừng đồi bị phá hoại do chiến tranh gây nên. Diện tích điều từ đó tăng lên theo năm tháng và đến những năm đầu 1990, điều trở thành loại cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc vừa là loại cây xoá đói giảm nghèo (Nguyễn Mạnh Chính & Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007). Điều Việt Nam cũng được thế giới biết đến từ đó, có mặt trên khắp các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Hồng Kong, Anh, Hà Lan... Hiện nay, Việt Nam được coi là quốc gia số 01 về xuất khẩu hạt điều cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê (2019) cả nước có 294.900 ha điều, trong đó diện tích điều trồng tập trung là 60,8%, phân tán 39,2%, năng suất bình quân đạt gần 10 tạ/ha, sản lượng 284.000 tấn hạt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,654 tỷ USD (hạt điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ điều) đến 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 35% thị phần, Trung Quốc 20%, EU 20%, còn lại 25% là các quốc gia khác. Hiện nay có 330 đơn vị xuất khẩu hạt điều, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu dưới 5 triệu USD/năm, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1
- 4%. Việt Nam đang chuyển từ nước sản xuất nguyên liệu sang nước chế biến điều của thế giới (Phạm Hồng Nhung, 2020). Tỉnh Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” của cây điều dù loại cây này chỉ đứng hàng thứ hai trong bảng vàng danh sách các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cây điều không chỉ làm thay đổi đời sống và nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình, mà còn là một động lực góp phần thúc đẩy nhanh tốc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn Bình Phước. Ở Bình Phước, cây điều chỉ đứng thứ hai sau cây Cao su về diện tích (UBND tỉnh Bình Phước, 2019). Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước (2020), hiện nay trên địa bàn tỉnh có 137,3 nghìn ha điều, năng suất hơn 10 tạ/ha; sản lượng trung bình hàng năm đạt khoảng 140 nghìn tấn. Cây điều rất dễ thích nghi và sinh trưởng tốt ngay cả trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, độ dốc cao; tỷ lệ che phủ của cây điều đã đóng góp gần 20% trong khoảng 60% tỷ lệ che phủ chung của toàn tỉnh. Hiện nay hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu giữ vai trò chủ lực, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Về tiêu thụ nội địa, mặc dù giá hạt điều thô từ các nước châu Phi, Ấn Độ thấp hơn so với giá điều trong nước nhưng các doanh nghiệp vẫn chuộng hạt điều nội địa, nhất là điều Bình Phước vì chất lượng vượt trội và sản phẩm làm ra dễ bán (Tổng cục Lâm nghiệp, 2015). Về tính bền vững trong phát triển sản xuất điều, hiện nay vẫn chưa bền vững trong dài hạn, diện tích điều có xu hướng bị thay thế bởi các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như cao su, hồ tiêu. Diện tích điều hiện nay của các hộ chủ yếu là điều lâu năm, các giống cũ có năng suất không cao, hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Dẫn đến thu nhập của người nông dân trồng điều vẫn còn thấp và không ổn định. Bên cạnh đó về mặt xã hội đa số hộ nông dân trồng điều Bình Phước còn rất nghèo nhất là những hộ nông dân miền núi do đó khả năng đầu tư, chăm sóc còn kém, tâm lý dao động khi vào những năm điều bị sâu bệnh năng suất thấp, thường chặt bỏ điều để trồng cây khác. Về mặt môi trường cây điều đang chứng minh là cây tốt cho môi trường, những diện tích đất cằn, dinh dưỡng thấp, canh tác khó khăn vẫn phù hợp để canh tác. Đã có các nghiên cứu về phát triển sản xuất điều, phát triển chuỗi giá trị điều ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể về phát triển điều bền vững tại Bình Phước vẫn chưa có. Đây là khoảng trống thiếu hụt trong nghiên 2
- cứu để có những giải pháp cụ thể phù hợp với tỉnh Bình Phước, thủ phủ sản xuất điều của Việt Nam. Như vậy, cây điều là cây thế mạnh của tỉnh Bình Phước, nhưng các sự tăng trưởng, phát triển trong sản xuất còn chưa bền vững. Các nghiên cứu về phát triển bền vững về cây điều tại Bình Phước chưa có. Vì vậy, vấn đề mà những nhà chính sách có thể làm được là làm sao để có thể tạo việc làm cải thiện thu nhập của người nông dân chính trên cây điều góp phần ổn định xã hội tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Để thực hiện được điều này cần nhận diện các yếu tố ảnh hưởng để từ đó gợi ý những giải pháp để phát triển điều bền vững. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất điều bền vững, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất điều bền vững; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất điều và mức độ bền vững trong sản xuất điều ở tỉnh Bình Phước; - Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất điều bền vững ở tỉnh Bình Phước; - Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm phát triển sản xuất điều bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển điều bền vững ở tỉnh Bình Phước. + Điều được giới hạn là hạt điều thô chưa qua chế biến 3
- Đối tượng khảo sát cụ thể là các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất điều từ khâu trồng, thu gom, chế biến và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước bao gồm: Hộ nông dân, hợp tác xã, nông trường, doanh nghiệp Các đối tượng khảo sát được chọn mang tính đại diện cho vùng sản xuất, quy mô sản xuất, đặc điểm đất canh tác (đất dốc, đất đồi núi, đất bằng,…) và đặc điểm phức thức kỹ thuật sản xuất (trồng từ hạt, ghép mắt, mật độ trồng,…). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung Nghiên cứu tập trung đánh giá phát triển sản xuất điều bền vững ở tỉnh Bình Phước. Đề tài sẽ tập trung nhiều hơn vào khía cạnh kinh tế quản lý trong phát triển bao gồm tăng trưởng về qui mô, hình thức tổ chức sản xuất, sử dụng đầu vào, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, hiệu quả kinh tế, các tác động về môi trường, xã hội,... Các khía cạnh chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất điều có được đề cập tới song không đi sâu chi tiết. * Phạm vi về không gian Không gian nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước và số liệu khảo sát đại diện sẽ tại 4 huyện, đó là các huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú, Bù Đăng trong tổng số 10 huyện thị của tỉnh Bình Phước. * Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2005-2018, tập trung 3 năm 2016 - 2018. - Số liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế trong các năm 2017, 2018, 2019. - Các giải pháp đề xuất đến 2025 và tầm nhìn 2030 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã hệ thống có chọn lọc các vấn đề liên quan tới phát triển sản xuất điều bền vững theo đó phát triển sản xuất điều đó là việc mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu diện tích điều, thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư các yếu tố sản xuất và công nghệ trong sản xuất cũng như quản lý chất lượng sản phẩm và quan tâm tới vấn đề tổ chức tiêu thụ. Để sản xuất điều bền vững cần cân nhắc tới các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Đề tài cũng đã đưa ra được khung phân tích cho các nghiên cứu phát triển sản xuất bền vững các cây công nghiệp dài ngày trong nông nghiệp. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 636 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lí luận - thực tiễn và giải pháp
0 p | 465 | 108
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên
0 p | 285 | 97
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luât: Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam
28 p | 287 | 55
-
Luận án Tiến sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
226 p | 142 | 39
-
Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
10 p | 167 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển một số năng lực tìm tòi trí tuệ cho học sinh qua dạy học Hình học không gian ở trường Trung học phổ thông
109 p | 166 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
256 p | 136 | 35
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank
27 p | 132 | 26
-
Luận án Tiến sĩ: Giải pháp phát triển hệ thống thông tin ứng dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
213 p | 106 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
28 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Giải pháp kinh tế và quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội
27 p | 53 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán: Giao tiếp và suy luận toán học của SV trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học
223 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phương pháp tính toán thông minh giải một số bài toán tin sinh
27 p | 19 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Giải pháp tối ưu công suất tiêu thụ cho các kiến trúc mạng trên chip
24 p | 28 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Giao tiếp và suy luận toán học của sinh viên trong giải quyết vấn đề về giải tích đầu đại học
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn