Luận án Tiến sĩ: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay
lượt xem 17
download
Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản về xã, phường, thị trấn và thực hiện dân chủ (THDC) ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Luận giải làm rõ hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BÙI THANH CAO HO¹T §éNG CñA Tæ CHøC C¥ Së §¶NG TRONG THùC HIÖN D¢N CHñ ë X·, PH¦êNG, THÞ TRÊN TØNH H¦NG Y£N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
- HÀ NỘI 2015
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BÙI THANH CAO HO¹T §éNG CñA Tæ CHøC C¥ Së §¶NG TRONG THùC HIÖN D¢N CHñ ë X·, PH¦êNG, THÞ TRÊN TØNH H¦NG Y£N HIÖN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước Mã số: 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Phạm Đình Nhịn 2. PGS,TS Trần Bá Thanh
- HÀ NỘI – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Thanh Cao
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1 HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 25 1.1. Xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên và thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn tỉnh Hưng Yên 25 1.2. Tổ chức cơ sở đảng và những vấn đề cơ bản về hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên 38 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN 80 2.1. Thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên 80 2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên 106 Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY 120 3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 120 3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 131 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
- PHỤ LỤC 182
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2 Chủ nghĩa xã hội CNXH 3 Chính trị quốc gia CTQG 4 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 5 Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN 6 Hội đồng nhân dân HĐND 7 Hệ thống chính trị cơ sở HTCTCS 8 Năng lực lãnh đạo NLLĐ 9 Nhà xuất bản Nxb 10 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 11 Quy chế dân chủ QCDC 12 Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ 13 Thực hiện dân chủ THDC 14 Ủy ban nhân dân UBND 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Công trình nghiên cứu “Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay” được thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ và những vấn đề về dân chủ, thực hiện dân chủ; các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến TCCSĐ và THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên; các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra xã hội học về thực trạng hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên những năm gần đây. Luận án tập trung nghiên cứu, khái quát, luận giải những khái niệm về dân chủ, THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên; quan niệm, nội dung, phương thức hoạt động, tiêu chí đánh giá, những vấn đề có tính nguyên tắc đối với hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 2. Lý do chọn đề tài luận án Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Đảng ta đã khẳng định: Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng
- 6 rãi nhất. Vì vậy, dân chủ hoá đời sống xã hội đã và đang trở thành vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất của sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay. Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tổ chức hiện thực có hiệu quả các quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện Chỉ thị số 30/CTTW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hơn 10 năm qua, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội các các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, sâu rộng QCDC cơ sở, thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định tình hình ở từng địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Không ít nơi triển khai có tính chiếu lệ, hình thức, đối phó, thậm chí còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân, đình công, bãi công của công nhân diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền. Nguyên nhân quan trọng, phổ biến của những hạn chế, yếu kém đó chính là hoạt động của TCCSĐ chưa hiệu quả, lúng túng trong lãnh đạo việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội và người đứng đầu các tổ chức trong HTCTCS chưa đầy đủ…Vì vậy, Đảng ta đã yêu cầu: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ
- 7 đảng... tiếp tục chỉ đạo cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở cơ sở”[03]. Nhận thức rõ về vai trò quan trọng của TCCSĐ trong lãnh đạo thực hiện dân chủ cơ sở, thời gian qua, các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh ủy Hưng Yên đã lãnh đạo, triển khai thực hiện khá tốt quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên, hoạt động của TCCSĐ còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Theo đánh giả của Tỉnh ủy Hưng Yên: “Chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của TCCSĐ; nội dung, phương thức hoạt động còn chậm đổi mới, hiện tượng nội bộ mất đoàn kết, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn xảy ra”[91], thậm chí có địa phương còn để xảy ra những bức xúc xã hội, những “điểm nóng”, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh ở địa phương như: xã Cửu Cao, Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang); Tân Lập, Liêu Xá (Yên Mỹ); Đào Dương (Ân Thi); Ngò Lão (Kim Động); Chí Tân, Phùng Hưng, Bình Kiều (Khoái Châu); Hoàng Hanh, Cương Chính, Thiện Phiến (Tiên Lữ); Đoàn Đào (Phù Cừ); Hồng Nam, Liên Phương; An Tảo, Hiến Nam (TP Hưng Yên)....thực tiễn đó đòi hỏi, TCCSĐ xã phường, thị trấn phải tăng cường dân chủ trong Đảng, mở rộng dân chủ trong xã hội, phát huy sức mạnh của toàn dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cơ bản, vừa rất cấp bách.
- 8 Từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài luận án. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. * Nhiệm vụ: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về xã, phường, thị trấn và THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Luận giải làm rõ hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên. Các số liệu, tư liệu, điều tra, khảo sát từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
- 9 * Cơ sở lý luận: Lý luận chủ nghĩa Máclênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Đảng, THDC ở cơ sở; các quy chế, quy định, pháp lệnh; các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về TCCSĐ và THDC ở cơ sở. * Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn việc THDC và hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thi trấn tỉnh Hưng Yên từ 2008 đến nay; kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của tác giả và kế thừa các tư liệu, báo cáo tổng kết và kết quả khảo sát của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lịch sử lôgíc, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm, nội dung hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Một số kinh nghiệm hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu tăng cườ ng hoạt độ ng của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- 10 Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp các TCCSĐ tăng cường hoạt động trong THDC ở xã, phường, thị trấn nói chung và ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hoạt động của TCCSĐ nói chung và hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn nói riêng đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, bàn giải trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn, phân tích luận giải, tìm ra những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa cụ thể, chưa hệ thống để luận án tiếp tục nghiên cứu, luận giải về lý luận, thức tiễn và đề xuất những giải pháp mới có tính đột phá nhằm tăng cường hoạt động của TCCSĐ trong THDC ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay. 1. Nhóm các công trình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn * Bàn về dân chủ: Đã có nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ quan niệm về dân chủ; vai trò của dân chủ đối với sự phát triển của xã hội và trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, tiêu biểu như: “Dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị”, GS.TS Hoàng Chí Bảo [16]. Tác giả đã luận giải cách xem xét dân chủ dưới góc độ là một chế độ chính trị và chỉ ra rằng: Dân chủ có căn nguyên sâu xa về kinh tế, có cơ sở trực tiếp về chính trị, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế và sự vận động của chính trị. Bên cạnh việc luận giải các mặt không trùng hợp, tác giả còn chỉ ra sự trùng hợp giữa dân chủ và chính trị dẫn đến sự trùng hợp giữa chế độ dân chủ với chế độ chính trị và chế độ nhà nước; chỉ ra nguyên lý, tính chất giai cấp của dân chủ trong hình thái dân chủ chính trị và chế độ chính trị, chế độ dân chủ; khẳng định dân chủ không chỉ là quyền
- 12 lực chính trị, quyền lực nhà nước mà còn là một nhu cầu và giá trị xã hội, một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá… Trong công trình“Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”, TS. Đỗ Trung Hiếu [50] đã luận bàn về thuật ngữ, về ngữ nghĩa, lịch sử của “Dân chủ”. Theo tác giả, nội dung của khái niệm dân chủ, về cơ bản vẫn giữ nguyên nghĩa cho đến ngày nay. Điểm khác biệt căn bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại với thời hiện đại là ở tính trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu còn hạn hẹp về khái niệm nhân dân. Nghiên cứu sự khác nhau của các quan niệm về dân chủ, tác giả chỉ ra rằng: Sự phức tạp của vấn đề dân chủ còn nằm ở chỗ bản thân thuật ngữ dân chủ ngày nay được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa. Bởi vậy, phân biệt sự khác nhau của nó cũng là việc làm rất cần thiết. Và chính tác giả đã nghiên cứu vấn đề dân chủ từ những sự khác nhau đó. Trong cuốn sách“Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Ngọc [74] đã luận bàn một cách hệ thống về đặc điểm, quá trình hình thành, phát triển của cấp xã. Tác giả đã khẳng định rằng: Xã là cơ sở xã hội của hệ thống chính trị, nơi đại đa số nông dân lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo nhất ở nước ta sinh sống. Vai trò và sức mạnh của lực lượng này chỉ được phát huy khi dân chủ ở cơ sở được mở rộng, quyền làm chủ của nhân được bảo đảm và phát huy. * Bàn về thực hiện dân chủ cơ sở: Đã có các công trình nghiên cứu về quan niệm, thực trạng, giải pháp THDC cơ sở, tiêu biểu như: Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay, luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Hiền [49]. Tác giả đã làm rõ quan niệm, vai trò của
- 13 THDC ở nông thôn; đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của việc THDC ở nông thôn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua và phân tích chỉ rõ một số vấn đề đặt ra cần giải quyết; đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt dân chủ ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay. Trung thành với quan niệm của Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ và THDC, tác giả đã khẳng định: dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên thực tế, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua chế độ dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Theo tác giả, nội dung dân chủ ở nông thôn mang tính toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân, bảo đảm cho nhân dân được tham gia, trực tiếp thực thi các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trên thực tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Thực hiện tốt dân chủ ở nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp, tổ chức, động viên nông dân tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; trực tiếp xây dựng chính quyền ở nông thôn vững mạnh, góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và các hành vi lợi dụng dân chủ chống phá cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện tốt dân chủ ở nông thôn hiện nay, theo tác giả, phải sử dụng đồng bộ, tổng hợp nhiều bi ện pháp tác độ ng đế n con ngườ i và tổ chức, trong đó tập trung nâng cao nhận th ức, năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân, phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền ở cơ
- 14 sở; tăng cườ ng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc THDC ở nông thôn hiện nay. “Vận dụng tư t ưở ng và phươ ng pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ”, Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Bính [22]. Tác giả đã khái quát hệ thống tư tưở ng dân chủ của Hồ Chí Minh trên các nội dung: Không có gì quý hơn độc lập, tự do; dân chủ trong lĩnh vực chính trị; dân chủ trong lĩnh vực kinh tế; dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần. Tác giả khẳng định, dân chủ XHCN đượ c thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời số ng xã hộ i, bao gồm: Th ực hành dân chủ trong lãnh đạo là từ trong quần chúng ra và trở về nơi quần chúng; công tác dân vận nội dung c ơ b ản, cốt lõi nhất của thực hành dân chủ trong nhân dân; thực hiện quyền t ự do t ư tưở ng; tuân thủ cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. “Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của Mẫn Văn Mai [68]. Trong luận án, tác giả đã luận giải làm rõ bản chất của văn hoá dân chủ, nội dung, cấu trúc trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân ta. Trên cơ sở thực trạng, yêu cầu, phương hướng, mục tiêu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp chủ yếu nâng cao trình độ văn hoá dân chủ. Theo tác giả, để nâng cao trình độ văn hóa dân chủ trước hết mỗi bộ phận cấu thành hệ thống chính trị phải thực sự là một tổ chức dân chủ, đảm bảo thực sự có văn hoá; mỗi bộ phận của hệ thống chính trị phải thực sự tôn trọng và thực hiện tốt quan hệ dân chủ với các bộ phận khác theo cơ chế dân chủ chung; phải tôn trọng, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình, trong đó vấn đề mấu chốt nhất là tăng cường mối liên giữa hệ thống chính trị với nhân dân và thực hiện cơ chế dân chủ; Đảng phải là tấm gương mẫu mực về văn hoá dân chủ; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị
- 15 xã hội giữ vai trò quan trọng trong thiết chế dân chủ; là những tổ chức đại biểu cho lợi ích, quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, thông qua đó nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, đồng thời đó là môi trường xã hội thuận lợi, trường học để nâng cao trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân. 2. Các công trình nghiên cứu về phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn * Bàn về phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có các công trình khoa học, tiêu biểu như: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã đáp ứng yêu cầu THDC cơ sở ở Nam Định hiện nay”, luận văn thạc sĩ của Phạm Thu Ngọc [75]. Tác giả đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò của HĐND xã trong tổ chức bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính quyền cơ sở, khẳng định vai trò của HĐND xã trong việc đảm bảo dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND xã hiện nay. Từ thực tế khảo sát ở tỉnh Nam Định, tác giả đã khẳng định, đặc điểm của chính quyền xã ở nông thôn nước ta hiện nay là chính quyền cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của nước ta, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cơ sở thực tiễn hình thành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cấp xã là cấp cuối cùng, gần dân và sát dân nhất nên được gọi là cấp cơ sở. Tác giả làm rõ vai trò của chính quyền xã trong bộ máy nhà nước. Sức mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở là việc quy tụ được lòng dân, phát huy tình đoàn kết, truyền thống làng xã, tinh thần làm chủ của nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở có phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ chức đoàn kết toàn dân thực hiện được những mục tiêu xây dựng địa phương có kinh
- 16 tế xã hội văn hoá phát triển hay không, điều đó tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩm chất, năng lực, quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở. Trên cơ sở khẳng định vai trò cuả chính quyền cấp xã trong bộ máy nhà nước, tác giả xác định các phương thức hoạt động của HĐND xã được thể hiện dưới ba hình thức: Hoạt động tập thể của HĐND thông qua kỳ họp của HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu; hoạt động của Thường trực HĐND xã và hoạt động của đại biểu HĐND xã. Chức năng của HĐND xã gồm chức năng ra nghị quyết và chức năng giám sát của HĐND xã. Mối quan hệ giữa HĐND xã với các cơ quan, tổ chức ở địa phương. Theo tác giả, HĐND xã dù là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hay là cơ quan đại diện cho nhân dân ở xã thì cũng có vai trò to lớn trong việc THDC ở cơ sở. Theo tác giả, để hoạt động của HĐND xã đạt chất lượng, hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của HĐND xã, củng cố cơ cấu, tổ chức, thành lập các ban chuyên môn và nâng cao trình độ cho đại biểu HĐND; nâng cao chất lượng kỳ họp và đổi mới hoạt động chất vấn; nâng cao hiệu quả giám sát; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND xã; xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền cấp cơ sở, phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, mở rộng sự tham gia c ủa nhân dân và các tổ chức đoàn thể nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước. Phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Trần Đức Luận [64]. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò HTCTCS tỉnh Hà Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
198 p | 276 | 98
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam
0 p | 361 | 93
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
0 p | 311 | 75
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
0 p | 315 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay
0 p | 181 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội
0 p | 230 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kết quả hoạt động của các đoàn kinh tế quốc phòng
211 p | 130 | 33
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và mối quan hệ với các tai biến địa chất trên cơ sở tài liệu địa chấn
14 p | 220 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng thương mại
0 p | 149 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH-HĐH
0 p | 117 | 22
-
Luận án Tiến sĩ: Hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
0 p | 156 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam
241 p | 91 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động kế toán độc lập ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập
244 p | 83 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư quá mức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
194 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh
161 p | 7 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam
24 p | 82 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh
32 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn