Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ CÔNG THƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN NĂM 2022 Hà Nội – Năm 2022
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM ĐỨC HIẾU 2. TS. HOÀNG THỊ VIỆT HÀ Hà Nội – Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Đức Hiếu và TS. Hoàng Thị Việt Hà. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2022 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Điệp
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Đức Hiếu và TS. Hoàng Thị Việt Hà, đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Sự khuyến khích, động viên vào những lúc tôi nản lòng, mất phương hướng, sự tận tâm và những góp ý, nhận xét của thầy cô đã định hướng giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình bắt đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học. Điều đó làm tôi rất cảm động và là nguồn động lực thúc đẩy tôi phải luôn tiếp tục cố gắng. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Trung tâm Sau Đại học, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã luôn quan tâm, giúp đỡ cũng như đóng góp các ý kiến để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá luận án các cấp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận án được hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp, bạn bè, đồng nghiệp ở các trường khác. Xin nhận lời cám ơn chân thành của tôi cho những sự giúp đỡ này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Điệp
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ .............................................................................................. 9 1.1.1 Những lợi ích khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................ 9 1.1.2 Những thách thức khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ............................... 11 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ............................................................................. 14 1.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi quốc gia ....................................................................................... 14 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trên phạm vi doanh nghiệp ............................................................................... 23 1.3 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU ........................................... 36 Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ............................................................... 40 2.1 CÁC LÝ THUYẾT NỀN ......................................................................................... 40 2.1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior) .............................. 40 2.1.2 Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory) ............... 41 2.1.3 Lý thuyết đại diện (Agency theory) .......................................................................... 44 2.1.4 Lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest Theory) .................................................... 45 2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ .......... 46 2.2.1 Lược sử phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế .................................................. 46 2.2.1.1 Giai đoạn đầu tiên: Từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20........................... 47 2.2.1.2 Giai đoạn thứ hai: Từ giữa thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20 ............................ 47 2.2.1.3 Giai đoạn thứ ba: Từ cuối thế kỷ 20 cho đến ngày nay............................... 49 2.2.2 Đặc điểm và vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế.......................................... 50 2.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................. 50 2.2.2.2 Vai trò .............................................................................................................. 50 2.2.3 Kết cấu cơ bản của một chuẩn mực kế toán quốc tế .......................................... 51 2.2.4 Các phương thức áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ...................................... 51 2.2.5 Giới thiệu hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................ 52 2.2.5.1 Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ............................................................... 52
- iv 2.2.5.2 Các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) .............................................................. 52 2.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ................................................................................................ 53 2.3.1 Hội nhập kinh tế thế giới .................................................................................. 54 2.3.2 Qui mô doanh nghiệp ....................................................................................... 55 2.3.3 Hệ thống văn bản pháp luật .............................................................................. 55 2.3.4 Tổ chức nghề nghiệp ........................................................................................ 56 2.3.5 Nhận thức, thái độ của nhà quản trị .................................................................. 56 2.3.6 Trình độ của người làm kế toán ........................................................................ 57 2.3.7 Nhân tố chi phí cho việc áp dụng...................................................................... 58 2.3.8 Hiệu quả làm việc của Ủy ban Kiểm toán (Audit committee effectiveness) ...... 59 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................... 60 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 60 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 60 Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 67 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 68 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 68 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 68 3.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi ................................................................................... 70 3.1.3 Mẫu nghiên cứu....................................................................................................... 71 3.1.3.1 Mẫu nghiên cứu định tính ................................................................................. 71 3.1.3.2 Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................... 71 3.1.3.3 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................ 72 3.1.4 Thang đo các biến nghiên cứu ................................................................................. 73 3.1.4.1 Thang đo các biến độc lập ................................................................................ 73 3.1.4.2 Thang đo biến phụ thuộc .................................................................................. 74 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ........................................................ 75 3.2.1 Mục đích nghiên cứu định tính ................................................................................ 75 3.2.2 Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................................ 75 3.2.3 Thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia .................................................................... 76 3.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu định tính ................................................................... 76 3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 76 3.2.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu .................................................................................. 77 3.2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định tính........................................................................ 78 3.2.5.1 Mã hóa dữ liệu ................................................................................................. 78 3.2.5.2 Tạo nhóm thông tin .......................................................................................... 79 3.2.5.3 Kết nối thông tin ............................................................................................... 79 3.2.6 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................... 79 3.2.7 Xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ............................ 81 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................................... 82
- v 3.3.1 Mục đích nghiên cứu định lượng ............................................................................. 82 3.3.2 Quy trình nghiên cứu định lượng ............................................................................. 82 3.3.3 Thiết kế và mã hóa thang đo định lượng .................................................................. 83 3.3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng ................................................................ 84 3.3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 84 3.3.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu .................................................................................. 84 3.3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng ..................................................................... 85 3.3.5.1 Mã hóa dữ liệu ................................................................................................. 85 3.3.5.2 Thống kê mô tả ................................................................................................. 85 3.3.5.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo..................................................................... 85 3.3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................. 85 3.3.5.5 Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................. 86 3.3.5.6 Kiểm định Independent – samples T-test ........................................................... 87 3.3.5.7 Kiểm định One-Way ANOVA ............................................................................ 88 Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 89 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................. 90 4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................................................. 90 4.1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................... 90 4.1.2 Điều kiện niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................................................ 92 4.1.3 Đặc điểm các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................................................ 94 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ............................ 97 4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 98 4.2.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .............................. 99 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN CHÍNH THỨC ....................................... 102 4.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 102 4.3.2 Thống kê mô tả...................................................................................................... 104 4.3.2.1 Thống kê mô tả và kiểm định dạng phân phối của thang đo biến độc lập........ 104 4.3.2.2 Thống kê mô tả và kiểm định dạng phân phối của thang đo biến phụ thuộc .... 106 4.3.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............................ 106 4.3.4 Kiểm định giá trị thang đo ..................................................................................... 108 4.3.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 109 4.3.5.1 Phân tích tương quan ..................................................................................... 109 4.3.5.2 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 110 4.3.6 Kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ....................................................................... 112
- vi 4.3.6.1 Kiểm định sự khác biệt giữa doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IAS/IFRS .................................................................................................................... 112 4.3.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo thời gian niêm yết. 113 4.4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 114 4.4.1 Tác động của nhân tố hội nhập kinh tế đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................................................... 114 4.4.2 Tác động của nhân tố qui mô doanh nghiệp đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................................................... 115 4.4.3 Tác động của nhân tố hệ thống pháp luật đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................................................... 115 4.4.4 Tác động của nhân tố tổ chức nghề nghiệp đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................................................... 116 4.4.5 Tác động của nhân tố nhận thức, thái độ nhà quản trị đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ....................................................................................................... 117 4.4.6 Tác động của nhân tố năng lực người làm kế toán đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................................................................... 117 4.4.7 Tác động của nhân tố chi phí đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế.... 118 4.4.8 Mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết .................................................................... 118 4.4.9 Sự khác biệt giữa doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng IAS/IFRS trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ...................................................................... 119 4.4.10 Sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp theo thời gian niêm yết trong việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ...................................................................... 119 Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 121 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 122 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122 5.2 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 123 5.2.1 Đối với cơ quan hoạch định chính sách ................................................................. 124 5.2.2 Đối với doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ......................................................... 127 5.2.3 Tổ chức nghề nghiệp ............................................................................................. 130 5.2.4 Các cơ sở đào tạo .................................................................................................. 131 5.3 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. ........................ 131 Kết luận chương 5 .............................................................................................................. 133 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................... 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...................................... 135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 136 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 153
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Phần tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CMKTQT Chuẩn mực kế toán quốc tế DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa TTCK Thị trường chứng khoán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Phần tiếng Nước Ngoài Chữ viết Tiếng anh Tiếng việt tắt AC Audit committee Ủy ban Kiểm toán AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á CPA Certified Public Accountants Chứng chỉ hành nghề kiểm toán CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Agreement for Trans-Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership EFA Exploratory Factors Analysis Phân tích nhân tố khám phá EU European Union Liên minh Châu Âu FAP Federation of Accounting Professions Liên đoàn nghề nghiệp kế toán FASB Financial Accounting Standards Hội đồng chuẩn mực kế toán tài Board chính Mỹ FAT Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FSC Financial Supervisory Commission Cơ quan giám sát tài chính GAAP Generally Accepted Accounting Nguyên tắc kế toán được thừa Principle nhận GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội GT Grounded Theory Lý thuyết nền IAS International Accouting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB International Accounting Standards Hội đồng Chuẩn mực kế toán Board quốc tế IASC International Accounting Standard Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc Committee tế ICAAT Institute of Certified Accountants and Viện kế toán và kiểm toán viên
- viii Chữ viết Tiếng anh Tiếng việt tắt Auditors of Thailand Thái Lan IFAC International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế Accountants IFAS Indonesian Financial Accounting Chuẩn mực báo báo tài chính Standards Indonesia IFRIC International Financial Reporting Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực Interpretations Committee báo cáo tài chính quốc tế IFRS International Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài chính Standards quốc tế IFRS for International Financial Statement Chuẩn mực báo cáo tài chính SMEs Standards for Small and Medium quốc tế dành cho doanh nghiệp sized Entities nhỏ và vừa IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IOSCO The International Organisation of Tổ chức quốc tế ủy ban chứng Securities Commissions khoán OTC Over the Counter Thị trường phi tập trung PCA Principal Components Analysis Phân tích thành phần chính PLS- Partial Least Square Strutural Mô hình cấu trúc tuyến tính bình SEM Equation Modeling phương tối thiểu từng phần ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu SARS The strength of auditing and reporting Sức mạnh của chuẩn mực kiểm standards toán và báo cáo kiểm toán SFRS Singapore Financial Reporting Chuẩn mực báo báo tài chính Standards Singapore TFRS Turkey Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo báo tài chính Thổ nhỉ kỳ UPCOM Unlisted Public Company Market Thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết VAS Vietnam Accounting Standards Chuẩn mực kế toán Việt Nam VFRS Vietnam Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Standards Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WDI World Development Indicators Các chỉ số phát triển thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế .........................9 Bảng 1.2: Tổng hợp trở ngại của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ..................... 12 Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi quốc gia ............................................................................................................ 21 Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi doanh nghiệp ....................................................................................................33 Bảng 2.1: Tổng hợp lý do sử dụng các lý thuyết nền cho nghiên cứu.............................. 46 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IAS/IFRS trên phạm vi doanh nghiệp ............................................................................................. 53 Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 65 Bảng 3.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu......................................................................69 Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu chuyên gia trong nghiên cứu định tính ....................................77 Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về mức độ tác động của các nhân tố............. 80 Bảng 3.4: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh .............................................. 82 Bảng 4.1: Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 ................................................................................ 93 Bảng 4.2: Phân loại doanh nghiệp niêm yết theo nhóm ngành và vốn điều lệ ................. 94 Bảng 4.3: Phân loại doanh nghiệp theo thời gian và thị trường niêm yết ........................ 95 Bảng 4.4: Phân loại doanh nghiệp theo kế hoạch áp dụng IFRS và ý định niêm yết ở nước ngoài ..................................................................................................................... 95 Bảng 4.5: Phân loại doanh nghiệp theo số lượng lao động .............................................. 96 Bảng 4.6: Phân loại doanh nghiệp theo công ty kiểm toán .............................................. 96 Bảng 4.7: Phân loại theo tình hình áp dụng và cấp độ áp dụng IFRS .............................. 97 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................... 99 Bảng 4.10: Phân loại theo vị trí công tác và giới tính của đối tượng tham gia khảo sát . 103 Bảng 4.11: Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và thâm niên công tác của đối tượng tham gia khảo sát ................................................................................... 103 Bảng 4.12: Phân loại theo trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát ................ 103
- x Bảng 4.13: Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập ................................................... 104 Bảng 4.14: Bảng tổng hợp đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................... 105 Bảng 4.15: Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc ............................................... 106 Bảng 4.16: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................... 106 Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha của các thang đo sau khi loại bỏ biến quan sát ................................................................................................................ 107 Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan ..................................................................... 109 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy đa biến, biến phụ thuộc là khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................................................................. 110 Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................. 112 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định kiểm định Independent Samples Test ............................ 113 Bảng 4.22: Kiểm định tính đồng nhất của các biến ....................................................... 113 Bảng 4.23: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ..................................................................................................... 118
- xi DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1: Qui trình nghiên cứu ..................................................................................... 6 Hình: 2.1 Mô hình Thuyết hình vi dự định (Ajzen, 1991) ........................................ 41 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu ....................................................... 60 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết điều chỉnh ................................................. 81 Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết từ năm 2017 đến 2021 .......................... 91 Hình 4.2: Qui mô vốn hóa từ năm 2017 đến 2021 ................................................... 91 Hình 4.3: Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước từ năm 2017 đến 2021 ............ 92 Hình 4.4: Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước từ năm 2017 đến 2021 ............ 92 Hình 4.5: Biểu đồ Histogram về phân phối của phần dư ........................................ 111
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức kế toán quốc tế, các tổ chức nghề nghiệp và các nhà nghiên cứu. Có thể thấy, những nỗ lực để tìm kiếm một tiếng nói chung về kế toán trên thế giới đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Khi thế giới đang tiến tới toàn cầu hóa, sự quốc tế hóa thương mại ngày càng tăng thì thông tin tài chính được trình bày theo chuẩn mực kế toán quốc gia có thể không còn đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngôn ngữ kinh doanh cần được thiết lập bằng việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán toàn cầu chất lượng cao nhằm đáp ứng thị trường vốn quốc tế. Trước yêu cầu đó, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm 2 nhóm chính là IASs (International Accounting Standards) và IFRSs (International Finalcial Reporting Standards). IAS do Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành và IFRSs do IASB ban hành. Nhằm hướng tới áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) theo hướng IFRS từ sau năm 2025, Bộ tài chính đã ký Quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Đây được xem như là tuyên bố chính thức của Việt Nam trong việc ủng hộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế này, đồng thời đưa nước ta vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Deloitte (2020) đã công bố việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia, kết quả cho thấy rằng bộ chuẩn mực này được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 140 quốc gia đại diện cho tất cả các nơi trên toàn cầu, trong đó có nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Rõ ràng số lượng các quốc gia áp dụng IAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể. Xu hướng và cách thức áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia cũng khác nhau. Có những quốc gia áp dụng toàn bộ cho tất cả các doanh nghiệp, có những quốc gia chỉ áp dụng cho những công ty đại chúng, có những quốc gia thì chỉ yêu cầu áp dụng, có những quốc gia đang trong quá trình lựa chọn. Trong bối cảnh đó, việc sẵn sàng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế dần trở thành xu hướng thể hiện quy mô và sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được áp dụng từ năm 2001. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và nhiều thông tư hướng dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán quốc tế. Tuy nhiên một số VAS không được áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu quy định hướng dẫn xử lý công việc kế toán như kế toán theo giá trị hợp lý, các vấn đề kế toán giảm giá trị, ghi nhận tổn thất tài sản, nông nghiệp, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản và kế toán công cụ tài chính dẫn đến khó khăn cho công tác kế toán của
- 2 doanh nghiệp. Mặc dù VAS được xây dựng trên cơ sở của chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa được cập nhật, sửa đổi trong một thời gian dài nên không thể đảm bảo cung cấp thông tin có thể so sánh được với các doanh nghiệp tại các quốc gia khác. Đây là một trong những cản trở trong tiến trình hội nhập của Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Trong “Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2013 đã xác định chủ trương nỗ lực hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống chuẩn mực kế toán nói riêng. Căn cứ theo Đề án áp dụng IFRS vào Việt Nam của Bộ Tài chính thì đối tượng áp dụng IFRS bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS gồm: công ty niêm yết Việt Nam, các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn có khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; các công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết. Đối tượng chính được xem là có thể đảm bảo được năng lực và điều kiện áp dụng hệ thống chuẩn mực này là các công ty niêm yết. Các công ty này thường chịu sức ép từ các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các nhà đầu tư để tăng cường tính minh bạch của thông tài chính được công bố, cũng là đối tượng chính mà hiện tại hầu hết các nước trên thế giới đều yêu cầu hoặc cho phép lập báo cáo tài chính theo IFRS. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết này được Bộ Tài chính khuyến khích áp dụng IFRS tự nguyện trong giai đoạn 2022-2025 của đề án theo quyết định 345/QĐ-BTC. Theo đề án này thì các doanh nghiệp niêm yết không còn lựa chọn áp dụng hay không áp dụng mà là doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình áp dụng sắp tới. Tuy nhiên, do đặc thù của IFRS là dựa vào nguyên tắc cho nên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của người làm công tác kế toán, điều này có thể phát sinh những thách thức trong quá trình áp dụng IFRS của các doanh nghiệp. Theo đề án thì các doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định được những gì đang có, những gì cần có và vạch ra một lộ trình thích hợp để việc áp dụng được thuận lợi và thành công. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu thường gắn liền với các quốc gia phát triển, hoặc gắn với đặc thù kinh tế xã hội, với nền chính trị và văn hóa đặc trưng của quốc gia mà tác giả nghiên cứu. Bên cạnh đó một số công trình đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp của một quốc gia cụ thể như Lahmar & Ali (2017); Mehrnaz, (2017); Al‐Htaybat, (2018); Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp, (2018); Lê Trần Hạnh Phương, (2019). Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc
- 3 áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp cho thấy việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này bị ảnh bởi nhiều yếu tố, có yếu tố trong nghiên cứu này có tác động cùng chiều nhưng trong nghiên cứu khác lại tác động ngược chiều. Các công trình nghiên cứu tiền nhiệm được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời gian khác nhau cần kiểm định lại trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định 345/2020/QĐ- BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính. Dựa trên nền tảng học thuật của thế giới và trong nước về các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, diễn biến thực tế từ thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong những năm qua thì việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện căn cứ theo mục tiêu tổng quát là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế. Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể là: Xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị cho doanh nghiệp phi tài chính niêm yết và Cơ quan quản lý trong quá trình hội nhập Chuẩn mực kế toán quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau: 1. Những nhân tố nào tác động đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- 4 2. Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? 3. Có sự khác biệt hay không giữa thời gian niêm yết khác nhau, tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp niêm yết đến việc đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế? 4. Các khuyến nghị nào cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Cơ quan quản lý để áp dụng thành công chuẩn mực kế toán quốc tế? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp Upcom. Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu nhập trong giai đoạn 2017- 2021. Các dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn sâu chuyên gia và khảo sát quan điểm của nhà quản lý, phụ trách kế toán, phụ trách tài chính đang làm việc tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện từ 05/2020-03/2021. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu sâu về nội dung của từng chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề tài không nghiên cứu khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của công ty bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện trước, theo sau đó là phương pháp định lượng, cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng những câu hỏi mở trong dàn bài thảo luận với các chuyên gia nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sau đây trong luận án sẽ gọi chung là doanh nghiệp niêm yết). Phương pháp này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn, thu thập ý kiến của các chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu, hoạt động và quản lý trực tiếp đối với lĩnh vực này. Các chuyên gia là đại điện cho cơ quan quản
- 5 lý Nhà nước ban hành chuẩn mực kế toán, thành viên biên dịch IFRS, kế toán viên có kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo IFRS hoặc am hiểu về IFRS, kiểm toán viên có kinh nghiệm kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về chuẩn mực kế toán quốc tế. Qua đó nhìn nhận được quan điểm của các chuyên gia về việc đánh giá khả năng áp dụng và những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được hiệu quả. Từ các ý kiến đóng góp của chuyên gia, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo để điều tra, cũng như làm tư liệu đánh giá thực trạng hiện nay đối với khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp niêm yết được hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu định lượng Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả điều chỉnh bảng hỏi và tiến hành khảo sát với công cụ được sử dụng là gửi thư trực tiếp hoặc qua Google form. Đối tượng khảo sát là nhà quản lý, phụ trách kế toán hoặc phụ trách tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu này được thực hiện nhằm: Đo lường các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kiểm định tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tìm hiểu sự khác biệt về đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giữa các nhóm doanh nghiệp đang áp dụng và chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và giữa các nhóm doanh nghiệp có thời gian niêm yết khác nhau. Để thực hiện các mục tiêu trong nghiên cứu chính thức, luận án sử dụng phần mềm SPSS bằng cách đo hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, kiểm định Independent – samples T-test, One-way ANOVA. Mẫu nghiên cứu: Để đảm bảo tính đại diện, luận án đã thực hiện mẫu điều tra có quy mô 489 quan sát của 489 doanh nghiệp. Mẫu khảo sát được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện). Qui trình nghiên cứu
- 6 Hình 1: Qui trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở kế thừa Nguyễn Đình Thọ (2014). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học
- 7 Từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như tổng hợp các lý thuyết nền liên quan tới vấn đề nghiên cứu như lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior), lý thuyết đại diện (agency theory), lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory), lý thuyết lợi ích xã hội (Public - Interest theory). Tác giả xác định, xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. b. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã nhận diện được 07 nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp; nhận thức, thái độ của nhà quản trị, năng lực của người làm kế toán, chi phí cho việc áp dụng. Đồng thời, tác giả cũng đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế này. Qua đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị để các doanh nghiệp niêm yết có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế theo lộ trình sắp tới được thuận lợi và thành công mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu còn giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức, vận hành công tác kế toán tại đơn vị thông qua việc cử nhân sự tham gia vào các lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách, hiệp hội nghề nghiệp trong việc thúc đẩy áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã điều chỉnh bổ sung thang đo vào hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Thứ hai, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết qua việc thực hiện kiểm định 7 nhân tố gồm Hội nhập kinh tế; qui mô doanh nghiệp; hệ thống pháp luật; tổ chức nghề nghiệp; nhận thức, thái độ của nhà quản trị, năng lực của người làm kế toán, chi phí cho việc áp dụng trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định số 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam. Trong đó, nhân tố chi phí cho việc áp dụng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, kế đến là qui mô doanh nghiệp, hệ thống pháp luật, tổ chức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 33 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 30 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Thông tin từ báo cáo tài chính và dự báo khó khăn tài chính: Nghiên cứu tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
178 p | 36 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
162 p | 36 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 46 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
168 p | 28 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 7 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn