intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin về trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp - trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:252

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin về trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp - trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp; Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố thông tin về trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp - trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ., ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNGHỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ XUÂN QUỲNH LÊ XUÂN QUỲNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ KHOÁN VIỆT NAM THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP_ TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2024
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ XUÂN QUỲNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP_ TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. HOÀNG TÙNG PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH Đà Nẵng, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Hoàng Tùng và PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật. Tác giả luận án Lê Xuân Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS. Hoàng Tùng và thầy PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh. Hai thầy đã luôn tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo Khoa Kế toán, phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô giáo, và các đồng nghiệp Khoa Kinh tế và Kế toán, Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy PSG.TS. Hà Xuân Thạch, cô TS. Phạm Hoài Hƣơng, anh ThS. Nguyễn Đăng Hạt và anh Trịnh Quốc Thọ đã góp ý và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Lê Xuân Quỳnh
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3 4. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4 6. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................5 6.1. Cách tiếp cận ........................................................................................................5 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................7 8. Kết cấu.....................................................................................................................9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP .....................................................................................................10 1.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ................................................................10 1.1.1. Khái niệm công bố thông tin trách nhiệm xã hội ............................................10 1.1.2. Phân loại công bố thông tin trách nhiệm xã hội ..............................................11 1.1.3. Đo lƣờng công bố thông tin trách nhiệm xã hội .............................................12 1.1.3.1. Đo lƣờng công bố thông tin trách nhiệm xã hội qua bộ chỉ số ....................12 1.1.3.2. Đo lƣờng công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo phân tích nội dung ...13 1.2. Giá trị doanh nghiệp ...........................................................................................15 1.2.1. Khái niệm giá trị doanh nghiệp .......................................................................15 1.2.2. Phân loại giá trị doanh nghiệp.........................................................................15 1.2.3. Đo lƣờng giá trị doanh nghiệp ........................................................................16 1.2.3.1. Khái quát chung về các phƣơng pháp đo lƣờng giá trị doanh nghiệp .........16
  6. 1.2.3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm ..............17 1.3. Các lý thuyết nền có liên quan ...........................................................................30 1.3.1. Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholder Theory) ....................................30 1.3.2. Lý thuyết về tính chính đáng (Legitimacy Theory) ........................................32 1.3.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ...............................................................33 1.3.4. Lý thuyết quản trị ấn tƣợng (Impression Management) .................................34 1.4. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................36 1.4.1. Ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp .............................................................................................................36 1.4.2. Ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến lợi nhuận kỳ vọng ......................................................................................................................48 1.4.3. Ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến chi phí vốn chủ sở hữu .................................................................................................................51 1.4.4. Ảnh hƣởng của lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu đến giá trị doanh nghiệp .............................................................................................................59 1.4.5. Ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp .............................................................................................................60 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................66 CHƢƠNG 2. GIẢ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................67 2.1. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ..................................................67 2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................67 2.1.1.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp ....................67 2.1.1.2. Vai trò trung gian của lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu ..........69 2.1.1.3. Biến kiểm soát ..............................................................................................71 2.1.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................72 2.2. Đo lƣờng biến nghiên cứu ..................................................................................74 2.2.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc .................................................................................74 2.2.2. Đo lƣờng biến độc lập .....................................................................................75
  7. 2.2.3. Đo lƣờng biến trung gian ................................................................................79 2.2.4. Đo lƣờng biến kiểm soát .................................................................................80 2.3. Mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu ............................................82 2.3.1. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................82 2.3.2. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................82 2.3.2.1. Thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng .................................82 2.3.2.2. Thu thập dữ liệu phục vụ cho phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc .............83 2.3.3. Xử lý dữ liệu ...................................................................................................84 2.3.3.1. Xử lý dữ liệu dự báo lợi nhuận ....................................................................84 2.3.3.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp trong quá trình phỏng vấn chuyên sâu ........................87 2.3.4. Quy trình phân tích dữ liệu .............................................................................87 2.3.4.1. Đánh giá mô hình đo lƣờng bậc thấp ...........................................................89 2.3.4.2. Đánh giá mô hình cấu trúc bậc cao ..............................................................90 2.3.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................92 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ........................93 3.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ................................................................93 3.1.1. Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội ...........................................93 3.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc ..............................................95 3.1.3. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội tự nguyện ............................................97 3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp ............................................................................99 3.2.1. Kết quả xác định lợi nhuận dự báo .................................................................99 3.2.1.1. Theo phƣơng pháp tăng trƣởng ....................................................................99 3.2.1.2. Theo phƣơng pháp hồi quy dữ liệu chéo....................................................100 3.2.2. Kết quả kiểm tra độ chính xác ......................................................................103 3.2.3. Kết quả kiểm tra hệ số phản ứng lợi nhuận. .................................................104 3.2.4. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, chi phí vốn chủ sở hữu và lợi nhuận kỳ vọng .........................................................................................................................105
  8. 3.3. Ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp ..106 3.3.1. Mô hình đo lƣờng bậc thấp ...........................................................................106 3.3.2. Mô hình cấu trúc bậc cao ..............................................................................109 3.3.3. Kết quả kiểm định mô hình bậc cao ..............................................................111 3.3.3.1. Kết quả kiểm định mối quan hệ trực tiếp ...................................................111 3.3.3.2. Kết quả kiểm định mối quan hệ gián tiếp ..................................................123 3.3.4. Kết quả kiểm định mô hình bậc thấp ............................................................126 3.4. Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn chuyên sâu .............................................128 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................135 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................137 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................137 4.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................141 4.2.1. Đối với công ty ..............................................................................................141 4.2.2. Đối với cơ quan quản lý ................................................................................143 4.2.3. Đối với ngƣời sử dụng thông tin ...................................................................145 4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................147 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................152 DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................1 PHỤ LỤC 1. BẢNG TÓM TẮT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .........................1 PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .................................................................10 PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...................................28 PHỤ LỤC 4. NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .......................................29 PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .........................................33 PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ DỰ BÁO LỢI NHUẬN ....................................................36 PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ HỒI QUY .........................................................................43
  9. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt/ Chữ viết đầy đủ Chữ viết đầy đủ Kí hiệu bằng tiếng Anh bằng tiếng Việt CAPM Capital Asset Pricing Model Phƣơng pháp định giá tài sản vốn COE Cost of equity Chi phí vốn chủ sở hữu Corporate Social CSRD Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Responsibility Disclosure FROE Expected return on equity Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu kỳ vọng GRI Global Reporting Initiative Báo cáo Sáng kiến Toàn cầu HOC Higher-order constructs Thành phần bậc cao LOC Lower-order constructs Thành phần bậc thấp Mandatory Corporate Social Công bố thông tin trách nhiệm xã hội MCSRD Responsibility Disclosure bắt buộc Voluntary Corporate Social Công bố thông tin trách nhiệm xã hội VCSRD Responsibility Disclosure tự nguyện Kinder, Lydenberg, Domini KLD Chỉ số KLD Research and Analytics index Environment – social – ESG Chỉ số ESG Governance index Viet Nam Sustainability VNSI Chỉ số VNSI Index
  10. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phƣơng pháp xác định chi phí vốn chủ sở hữu ........................................28 Bảng 1.2: Mô hình quản lý các bên liên quan ...........................................................31 Bảng 2.1: Danh mục công bố thông tin trách nhiệm xã hội .....................................77 Bảng 2.2: Đo lƣờng biến ...........................................................................................81 Bảng 3.1: Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội ....................................94 Bảng 3.2: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc ...........................95 Bảng 3.3: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội tự nguyện ........................98 Bảng 3.4: Kết quả dự báo lợi nhuận theo phƣơng pháp tăng trƣởng ........................99 Bảng 3.5: Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp hồi quy dữ liệu chéo.......................101 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp hệ số hồi quy lợi nhuận và R2 điều chỉnh của các nghiên cứu ...........................................................................................................................102 Bảng 3.7: Đánh giá độ chính xác của các phƣơng pháp dự báo lợi nhuận .............104 Bảng 3.8: Hệ số phản ứng lợi nhuận (ERC) ...........................................................105 Bảng 3.9: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, lợi nhuận dự báo và chi phí vốn chủ sở hữu ...............................................................................................................106 Bảng 3.10: Đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ .....................................................107 Bảng 3.11: Độ giá trị phân biệt ...............................................................................108 Bảng 3.12: Chất lƣợng biến ....................................................................................109 Bảng 3.13: Hệ số VIF..............................................................................................110 Bảng 3.14: Hệ số xác định R2 .................................................................................111 Bảng 3.15: Hệ số tác động f2 ...................................................................................111 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định về mối quan hệ trực tiếp mô hình bậc cao .............119 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định về mối quan hệ gián tiếp mô hình bậc cao.............124 Bảng 3.18: Kết quả kiểm định về ảnh hƣởng gián tiếp mô hình bậc thấp ..............127 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................140
  11. iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................6 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................73 Hình 3.1: Kết quả PLS-SEM Algorithm mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội ............................................................................................................................112 Hình 3.2: Kết quả Bootstap 5.000 mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội 113 Hình 3.3: Kết quả PLS-SEM Algorithm mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc .............................................................................................................114 Hình 3.4: Kết quả Bootstap 5.000 mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc ...................................................................................................................115 Hình 3.5: Kết quả PLS-SEM Algorithm mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội tự nguyện ...........................................................................................................116 Hình 3.6: Kết quả Bootstap 5.000 mô hình công bố thông tin trách nhiệm xã hội tự nguyện .....................................................................................................................117
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công bố thông tin trách nhiệm xã hội đang trở thành xu hƣớng của những công ty có chiến lƣợc phát triển lâu dài và bền vững. Các tập đoàn ở các nƣớc phát triển áp dụng các chiến lƣợc công bố thông tin trách nhiệm xã hội khác nhau để thu hút các nhà đầu tƣ (Poddi và cộng sự, 2009). Những chiến lƣợc này không chỉ hỗ trợ họ đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế mà còn đóng góp cho xã hội và môi trƣờng (Rafique và cộng sự, 2017). Tại Việt Nam, khảo sát của KPMG (2022) cho thấy 79% công ty thuộc nhóm N100 (Top 100 công ty lớn nhất thị trƣờng chứng khoán) đã công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo GRI nhằm đáp ứng lại sự quan tâm ngày càng tăng của các bên liên quan về các vấn đề nhƣ môi trƣờng, sức khỏe và sự an toàn của ngƣời lao động, hành vi kinh doanh có đạo đức, và các hoạt động cộng đồng (KPMG, 2022). Bằng cách công bố thông tin trách nhiệm xã hội, công ty nâng cao tính hợp pháp, giảm tính bất đối xứng thông tin, giảm phản ứng tiêu cực của nhà đầu tƣ trƣớc những cú sốc ngoại sinh tác động đến công ty (Cormier & Magnan, 2007; Stuart & cộng sự, 2023). Ngoài ra, công bố thông tin trách nhiệm xã hội giúp công ty để lại ấn tƣợng tốt đối với nhà đầu tƣ và các bên liên quan về hình ảnh một công ty vừa thực hiện tốt trách nhiệm với cổ đông, vừa thực hiện tốt trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội. Về dòng nghiên cứu ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp, phần lớn các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khuyến khích các công ty nên công bố thông tin trách nhiệm xã hội để tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng công bố thông tin trách nhiệm xã hội không ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp hoặc làm giảm giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn thị trƣờng cho thấy che dấu thông tin trách nhiệm xã hội có thể làm cho giá cổ phiếu giảm, dẫn đến giá trị doanh nghiệp giảm. Chẳn hạn vụ gian lận khí thải vào năm 2015 của Volkswagen đã làm cho giá cổ phiếu của công ty giảm gần 30%
  13. 2 chỉ trong hai ngày1. Tƣơng tự, giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã giảm sâu sau khi tổ chức Global Witness cáo buộc họ “phá rừng” tại Lào và Campuchia2. Đây là những minh chứng về sự cần thiết phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội để tăng giá trị doanh nghiệp, hƣớng đến sự phát triển bền vững. Tại các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, số lƣợng nghiên cứu về ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp tƣơng đối nhiều nhƣng chƣa phong phú. Các nghiên cứu (chẳng hạn nhƣ Deswanto & Siregar (2018), Bich & cộng sự (2015), Tien & cộng sự (2017), và Trần Thị Thanh Huyền (2020)) chỉ mới phân tích ảnh hƣởng việc có hoặc không công bố thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp nhƣ thế nào. Các nghiên cứu này đã bỏ qua ảnh hƣởng của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội đã đƣợc chứng minh là có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận với giá trị doanh nghiệp trong các nghiên cứu trƣớc (Plumlee & cộng sự, 2015; Wang, 2016; Reverte, 2014; Loh & cộng sự, 2017). Nghĩa là mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng cao, giá trị doanh nghiệp tăng càng nhiều Bên cạnh đó, có rất ít các nghiên cứu phân tích ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp thông qua biến trung gian lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. Liệu lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu có đóng vai trò trung gian góp phần tạo ra giá trị doanh nghiệp hay không vẫn là một câu hỏi mở. Ngoài ra, dƣới góc độ phƣơng pháp, phƣơng pháp cấu trúc bình phƣơng nhỏ nhất từng phần (hay phƣơng pháp PLS−SEM) rất hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu vì nó cho phép họ ƣớc tính các mô hình phức tạp với nhiều cấu trúc, biến chỉ báo và đƣờng dẫn cấu trúc mà không yêu cầu các giả định về phân phối đối với dữ liệu. Quan trọng hơn, mô hình bậc cao (Higher−Order Construct Models hay HCM) trong PLS-SEM cho phép kiểm định các cấu trúc bậc cao có chứa từ hai lớp khái 1 https://cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/9-5-ty-USD-cho-vu-be-boi-gian-lan-khi-thai-Volkswagen-i579893/ 2 https://vietnamnet.vn/bi-cao-buoc-pha-rung-2-ngay-bau-duc-mat-300-ty-121426.html 2 https://vietnamnet.vn/bi-cao-buoc-pha-rung-2-ngay-bau-duc-mat-300-ty-121426.html
  14. 3 niệm (Hair & cộng sự, 2018; Sanchez, 2013). Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là khái niệm mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó, công bố thông tin trách nhiệm xã hội tổng là lớp ý nghĩa bậc hai (bậc cao) dựa trên các khía cạnh là kinh tế, môi trƣờng và xã hội (bậc thấp). Cách tiếp cận này có ƣu điểm là tăng sự thu gọn (parsimony) và làm giảm độ phức tạp mô hình, giảm số lƣợng các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc, làm cho mô hình trở nên tinh gọn và dễ nắm bắt hơn (Hair & cộng sự, 2018; Sanchez, 2013). Bên cạnh đó, phƣơng pháp PLS−SEM cho phép sử dụng không hạn chế các chỉ mục đơn biến và các thƣớc đo cấu thành (nhƣ các chỉ số tài chính) khi sử dụng dữ liệu thứ cấp. Số lƣợng nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp PLS−SEM để phân tích ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp là chƣa phong phú. Vì tất cả những lý do trên, cần thiết có nghiên cứu để xem xét cả ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp và ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp thông qua biến trung gian lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện nhằm phân tích ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát này, Luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Xác định và phân tích ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. - Xác định và phân tích ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp qua biến trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là xem xét ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Luận án giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu sau:
  15. 4 Câu hỏi 1: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp hay không và mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội có ảnh hƣởng gián tiếp đến giá trị doanh nghiệp thông qua biến trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu hay không và mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp và ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp thông qua trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận án bao gồm phạm vi nội dung, phạm vi thời gian và phạm vi về không gian. - Về nội dung, công bố thông tin trách nhiệm xã hội đƣợc xem xét theo ba nội dung là công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo hƣớng dẫn GRI, công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc theo Thông tƣ số 155 và công bố thông tin trách nhiệm xã hội tự nguyện (bao gồm những thông tin không nằm trong danh mục công bố thông tin trách nhiệm xã hội bắt buộc). Giá trị doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua giá cổ phiếu. - Về thời gian, Luận án sử dụng các biến nghiên cứu có thời gian khác khau. Đối với biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội, chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội đƣợc mã hóa thủ công từ báo cáo thƣờng niên và/ hoặc báo cáo phát triển bền vững năm 2017. Đối với biến giá trị doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định qua giá cổ phiếu đóng cửa bình quân năm 2018. Nhƣ vậy, biến giá trị doanh nghiệp có độ trễ một năm so với biến công bố thông tin trách nhiệm xã hội, tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc (xem Clarkson & cộng sự (2013), Gregory & cộng sự (2014), Plumlee & cộng sự (2015), de Klerk & cộng sự (2015), Qiu & cộng sự (2016) và Verbeeten & cộng sự (2016)). Đối với các biến trung gian, lợi nhuận dự báo năm 2019 và 2020 là biến đại diện cho lợi nhuận kỳ vọng. Chi phí vốn chủ
  16. 5 sở hữu đƣợc xác định theo lợi nhuận dự báo năm 2019, năm 2020 và lợi nhuận thực hiện năm 2018. Vì Covid ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến dữ liệu trên báo cáo tài chính của các công ty. Do đó, để đảm bảo tính ổn định của dữ liệu, đồng thời đảm bảo độ chính xác của các phƣơng pháp dự báo lợi nhuận, tác giả không cập nhật dữ liệu gần hơn. Đối với biến kiểm soát, biến giá trị sổ sách của cổ phiếu và biến lãi trên cổ phần đƣợc xác định theo dữ liệu tài chính năm 2018. - Về không gian, Luận án nghiên cứu tất cả các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 31/12/2018. 6. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành các bƣớc công việc đƣợc trình bày ở Hình 1.1. Trƣớc hết, từ tổng quan tài liệu và bối cảnh Việt Nam, tác giả đề xuất hƣớng nghiên cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng, gồm dữ liệu liên quan đến đo lƣờng công bố thông tin trách nhiệm xã hội, giá trị doanh nghiệp, lợi nhuận kỳ vọng, chi phí vốn chủ sở hữu và các biến kiểm soát. Cuối cùng, phân tích, bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách. Trên cơ sở kết quả đánh giá mô hình đo lƣờng và mô hình cấu trúc, tiến hành phân tích ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp và ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp thông qua các biến trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. Từ kết quả này, tác giả thực hiện khảo sát chuyên gia và nhà quản trị để làm rõ một số kết quả của Luận án trong bối cảnh Việt Nam. Sau đó, đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhằm tăng giá trị doanh nghiệp, và tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc tăng lợi nhuận kỳ vọng và tiết kiệm chi phí vốn chủ sở hữu.
  17. 6 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về ảnh Bối cảnh Việt Nam hƣởng của CSRD đến giá trị doanh nghiệp Khoảng trống nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Mô hình để kiểm định giả thuyết nghiên cứu - Độ tin cậy Phân tích mô hình đo lƣờng bậc - Giá trị hội tụ - Giá trị phân biệt thấp (LOC) - Chất lƣợng biến - Đa cộng tuyến Phân tích mô hình cấu trúc bậc - Giá trị R2 cao (HOC) - Giá trị f2 - Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Phỏng vấn chuyên gia và nhà - Làm rõ thực trạng công quản trị bố thông tin trách nhiệm xã hội - Làm rõ một số kết quả định lƣợng khác Bàn luận kết quả và hàm ý Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả xây dựng )
  18. 7 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, tức là bao gồm cả phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm tra ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Trƣớc hết, thu thập dữ liệu liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội, giá trị doanh nghiệp, lợi nhuận kỳ vọng, chi phí vốn chủ sở hữu và các biến kiểm soát. Chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội đƣợc thu thập thủ công từ báo cáo thƣờng niên và/ hoặc báo cáo phát triển bền vững bằng cách gán khoảng cách từ 0 đến 4 tƣơng ứng với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội định lƣợng từ kém đến tốt. Dữ liệu về giá trị doanh nghiệp đƣợc tính toán từ cơ sở dữ liệu do FiinGroup cung cấp. Dữ liệu để dự báo lợi nhuận đƣợc thu thập và xử lý từ báo cáo tài chính giai đoạn 2008 – 2020. Từ kết quả lợi nhuận dự báo, tiến hành đánh giá độ chệch dự báo, độ chính xác dự báo và hệ số phản ứng lợi nhuận của lợi nhuận dự báo so với lợi nhuận thực tế năm 2019 và 2020. Trên cơ sở đó, chọn ra phƣơng pháp dự báo lợi nhuận tốt nhất. Cuối cùng, đánh giá, phân tích mô hình đo lƣờng bậc thấp và mô hình cấu trúc bậc cao sau khi đã đánh giá thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội và xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để làm rõ một số kết quả của Luận án. Mục tiêu và nội dung của việc phỏng vấn đƣợc gửi trƣớc cho các công ty và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là chủ tịch, phó chủ tịch, hoặc thành viên hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc hoặc ngƣời đƣợc giao phụ trách công bố thông tin của công ty và những chuyên gia có hiểu biết cao về công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp. Có tám cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện trực tiếp và một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Các thông tin liên quan đến nội dung và danh sách cá nhân tham gia phỏng vấn đƣợc trình bày tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận án đóng góp về mặt lý thuyết ở những điểm sau:
  19. 8 Trƣớc hết, Luận án góp phần bổ sung vào dòng nghiên cứu hiện tại về công bố thông tin trách nhiệm xã hội bằng cách xem xét cả ảnh hƣởng trực tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp và ảnh hƣởng gián tiếp của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp thông qua biến trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng trung gian của lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu đến mối quan hệ này rất hạn chế. Luận án đã làm rõ vai trò của biến trung gian, lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu, đến mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp, qua đó làm đa dạng dòng nghiên cứu này. Lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu là những biến trung gian quan trọng để chuyển hóa thông tin trách nhiệm xã hội thành thông tin hữu ích nhằm tăng lợi nhuận kỳ vọng và tiết kiệm chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó tăng giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, Luận án còn bổ sung vào dòng nghiên cứu hiện nay bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc bậc cao để làm rõ ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội có cấu trúc đa chiều, mang nhiều tầng ý nghĩa (Carroll, 1979; Donaldson & Preston, 1995). Do đó, việc sử dụng mô hình cấu trúc bậc cao sẽ làm rõ ảnh hƣởng đa chiều của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Thay vì mô hình hóa các khía cạnh của công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo công bố thông tin trách nhiệm xã hội tổng thể, dựa trên một lớp khái niệm duy nhất, mô hình bậc cao tổng hợp các thành phần bậc thấp hơn thành khái niệm bậc cao đa chiều. Cách tiếp cận này làm giảm độ phức tạp mô hình, giảm số lƣợng các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc, làm cho mô hình PLS-SEM trở nên tinh gọn và dễ nắm bắt hơn. Cuối cùng, Luận án góp phần làm phong phú dòng nghiên cứu về xác định lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. Tác giả sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dự báo lợi nhuận và đánh giá độ chính xác của các phƣơng pháp dự báo này để chọn ra phƣơng pháp dự báo lợi nhuận tốt nhất. Chi phí vốn chủ sở hữuđƣợc xác định theo phƣơng pháp chi phí vốn chủ sở hữu ƣớc tính, một phƣơng pháp phổ biến trong các nghiên cứu về tài chính kế toán hiện nay (Hou & cộng sự, 2012).
  20. 9 Về mặt thực tiễn, kết quả Luận án cho thấy tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với việc tạo ra giá trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Do đó, góp phần nâng cao nhận thức của nhà quản trị, cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các bên liên quan về việc cần phải cải thiện mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội để cải thiện giá trị doanh nghiệp. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp khác nhau đến giá trị doanh nghiệp cũng nhƣ ảnh hƣởng gián tiếp đến giá trị doanh nghiệp qua trung gian là lợi nhuận kỳ vọng và chi phí vốn chủ sở hữu. Kết quả này không chỉ góp phần bổ sung và làm phong phú vào dòng nghiên cứu hiện tại mà còn là nguồn tài liệu tham khảo để các công ty và cơ quan quản lý hoạch định chính sách, nhà đầu tƣ và các bên liên quan khác ra quyết định. 8. Kết cấu Luận án này gồm bốn chƣơng, có kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu liên quan đến mục tiêu của Luận án. Trên cơ sở đó, xác định khoảng trống nghiên cứu. Chƣơng 2: Giả thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, đo lƣờng biến, xác định mẫu, thu thập, xử lý dữ liệu, và quy trình phân tích đƣợc trình bày trong Chƣơng này. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến giá trị doanh nghiệp. Trong chƣơng này, tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và bàn luận về các kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết luận và hàm ý chính sách. Chƣơng này trình bày thảo luận kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách, những hạn chế của Luận án và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2