1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TÀI CHÍNH<br />
<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
------------------<br />
<br />
NGUYỄN NHƯ DƯƠNG<br />
<br />
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà nội, 2018<br />
<br />
2<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TÀI CHÍNH<br />
<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
------------------<br />
<br />
NGUYỄN NHƯ DƯƠNG<br />
<br />
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số : 9.34.02.01<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
PGS.TS ĐINH XUÂN HẠNG<br />
<br />
Hà nội, 2018<br />
<br />
3<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu khoa<br />
học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là<br />
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.<br />
<br />
NCS NGUYỄN NHƯ DƯƠNG<br />
<br />
4<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
Viết tắt<br />
<br />
Viết đầy đủ<br />
<br />
AMA<br />
<br />
Phương pháp đo lường hiện đại<br />
<br />
CRO<br />
<br />
Bộ phận quản lý rủi ro<br />
<br />
RRTK<br />
<br />
Rủi ro thanh khoản<br />
<br />
QLRR<br />
<br />
Quản lý rủi ro<br />
<br />
IRB<br />
<br />
Hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ<br />
<br />
EAR<br />
<br />
Thu nhập chịu rủi ro<br />
<br />
ROE<br />
<br />
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu<br />
<br />
ROA<br />
<br />
Tỷ suất sinh lời tài sản<br />
<br />
MIS<br />
<br />
Hệ thống thông tin quản lý<br />
<br />
FTP<br />
<br />
Định giá điều chuyển vốn nội bộ<br />
<br />
NIM<br />
<br />
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên<br />
<br />
TPS<br />
<br />
Hệ thống thông tin xử lý giao dịch<br />
<br />
MCO<br />
<br />
Báo cáo dòng tiền ra tối đa<br />
<br />
VAR<br />
<br />
Giá trị chịu rủi ro<br />
<br />
GAP<br />
<br />
Khe hở<br />
<br />
RSA<br />
<br />
Tài sản có nhạy cảm với lãi suất<br />
<br />
RSL<br />
<br />
Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất<br />
<br />
NII<br />
<br />
Thu nhập lãi ròng<br />
<br />
RRLS<br />
<br />
Rủi ro lãi suất<br />
<br />
RRTK<br />
<br />
Rủi ro thanh khoản<br />
<br />
NLP<br />
<br />
Trạng thái thanh khoản ròng<br />
<br />
5<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu, có tác động mạnh mẽ<br />
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng xảy ra còn tác<br />
động đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, từ đó tác động tiêu cực đến<br />
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Mặc dù vậy, ngân hàng thương mại không<br />
thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định.<br />
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, thay vì lựa chọn chiến lược<br />
loại bỏ rủi ro, các ngân hàng thương mại chấp nhận rủi ro, đánh đổi rủi ro để có lợi<br />
nhuận. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm<br />
bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý (mức rủi ro ngân hàng có<br />
thể chấp nhận) phù hợp với qui mô và bản chất kinh doanh tín dụng của ngân hàng<br />
và đạt được lợi nhuận cao nhất.<br />
Rủi ro tín dụng xảy ra thường xuyên và gây tổn thất lớn nhất cho các<br />
NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của<br />
một NHTM.<br />
Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng<br />
thương mại Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên,<br />
hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong xu hướng hòa<br />
nhập với thông lệ quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ nhiều mặt<br />
hạn chế. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể<br />
tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ<br />
thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối<br />
với hoạt động ngân hàng.<br />
Hiệp ước Basel 2 là thỏa thuận của các Ngân hàng Trung Ương của các<br />
nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành, giám sát hoạt động<br />
ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.<br />
Năm 2006, Hiệp ước có hiệu lực với các định chế tài chính tại các nước thành viên<br />
Ủy ban Basel. Đến nay, theo khảo sát của Ủy ban Basel, Hiệp ước đã được áp dụng<br />
rộng rãi tại các ngân hàng thương mại ở hơn 150 quốc gia, bao gồm cả các nước<br />
không phải là thành viên Ủy ban Basel như một chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi<br />
ro, thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại.<br />
Tại Việt nam, ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có chủ<br />
trương chính thức về triển khai Basel 2 bằng Công văn 1601/NHNN-TTGSNH.<br />
Theo công văn này, 10 ngân hàng thương mại Việt nam trong đó có Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Công thương Việt nam được chọn triển khai thí điểm theo lộ<br />
trình, các ngân hàng thương mại khác triển khai sau giai đoạn thí điểm.<br />
<br />