intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án " " được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động cung ứng đồ gỗ xuất khẩu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM HỒNG VÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 96 20 115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn 1: TS. NGUYỄN VĂN HÀ Hướng dẫn 2: TS. CAO XUÂN HÒA HÀ NỘI, 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp “Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2023 Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Vích
  3. ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận án, tác giả luận án xin tỏ lòng biết ơn TS. Nguyễn Văn Hà và TS. Cao Xuân Hòa đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tác giả cũng xin biết chân thành cảm ơn các thầy cô ở Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất, Trường Đại học Lâm nghiệp đã đóng góp ý kiến quý báu. Trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu, tác giả đã được Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai và các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ. Nhân dịp hoàn thành luận án, tác giả tỏ lòng tri ân với sự giúp đỡ trên. Hà Nội, ngày 21 tháng 02.năm 2023 Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Vích
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ.............................................6 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và HQHĐ chuỗi cung ứng đồ gỗ ...............6 1.1.1. Gỗ và sản phẩm gỗ ......................................................................................... 6 1.1.2 Cấu trúc, thành phần và phân loại chuỗi cung ứng ..................................8 1.1.3. Quản trị chuỗi cung ứng ........................................................................16 1.1.3. Chuỗi cung ứng đồ gỗ ............................................................................18 1.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ ......................22 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng .....27 1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng và HQHĐ chuỗi cung ứng đồ gỗ ..........28 1.2.1 Thế giới...................................................................................................28 1.2.2 Việt Nam .................................................................................................31 1.2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ........................................................... 44 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................51 2.1. Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ ...............................................................51 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................51 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ..........................................................................52 2.1.3. Thực trạng thị trường đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ ..................................52 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................58 2.2.1 Phương pháp tiếp cận .............................................................................58 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................59 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin .............................................64 2.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................68 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................69
  5. iv 3.1. Thực trạng công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ ...........................69 3.1.1 Vị trí các địa phương tại vùng Đồng Nam Bộ trong thị trường đồ gỗ....69 3.1.2 Thực trạng công nghiệp chế biến gỗ 3 tỉnh nghiên cứu ..........................69 3.2. Thực trạng chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ...............75 3.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ .................75 3.2.2 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm đồ gỗ ........................79 3.2.3 Cơ chế liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi .......................................83 3.2.4. Hoạt động theo từng công đoạn của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu .85 3.3. Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ ..........93 3.3.1 Loại hình thị trường đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ .....................93 3.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất đồ gỗ xuất khẩu .........................94 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ .........................................................................99 3.4.1 Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ .....99 3.4.2 Mô hình thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ ......100 3.5. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ .............................................................107 3.5.1 Kết quả phân tích SWOT .......................................................................107 3.5.2 Xác định các “nút thắt” ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ........................113 3.5.3 Đề xuất giải pháp nâng cao HQHĐ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ........................................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................136 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CBG Việt Nam ......34 Bảng 1. 2: KNXK gỗ và sản phẩm của Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020 ...............38 Bảng 2. 1: Số cơ sở chế biến gỗ vùng Đông Nam bộ ...............................................53 Bảng 2. 2: Số cơ sở sản xuất đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ so với cả nước .................53 Bảng 2. 3: Cơ cấu doanh nghiệp CBG được khảo sát theo quy mô vốn tại điểm khảo sát năm 2021 .............................................................................................................54 Bảng 3. 1: Số lượng các cơ sở CBG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021.............70 Bảng 3. 2: Phân loại các cơ sở CBG theo loại hình DN năm 2021 .........................71 Bảng 3. 3:Cơ cấu theo quy mô vốn đầu tư của các DN khảo sát ..............................71 Bảng 3. 4: Số lượng DN CBG và SX SPG, tre tỉnh Bình Dương (ĐVT: DN) .........73 Bảng 3. 5: Kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ............74 Bảng 3. 6: Lượng gỗ tròn nhập khẩu giai đoạn 2015-2018 ......................................87 Bảng 3. 7: Lượng gỗ xẻ nhập khẩu quy tròn giai đoạn 2015-2018, m3 ...................89 Bảng 3. 8: Kết quả khảo sát mối quan hệ cung-cầu trong chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ..........................................................................................93 Bảng 3. 9: Kết quả khảo sát tiêu chí “mức phục vụ khách hàng” .............................94 Bảng 3. 10: Kết quả khảo sát tiêu chí “hiệu quả nội bộ” ..........................................95 Bảng 3. 11: Kết quả khảo sát tiêu chí “nhu cầu linh hoạt” .......................................96 Bảng 3. 12: Kết quả khảo sát tiêu chí “phát triển sản phẩm” ...................................98 Bảng 3. 13: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha 100 Bảng 3. 14: Kết quả phân tích hệ số tương quan biến tổng ....................................101 Bảng 3. 15: Kiểm tra KMO và Bartlett’s ................................................................102 Bảng 3. 16: Tổng các biến được giải thích .............................................................102 Bảng 3. 17: Ma trận thành phần xoay .....................................................................103 Bảng 3. 18: Các nhân tố ảnh hưởng thực sự đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ......................................................103 Bảng 3. 19: Tóm tắt model (Model Summaryb)......................................................105 Bảng 3. 20: Hệ số phương trình (Coefficience) ......................................................105
  7. vi Bảng 3. 21: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ............................................113 Bảng 3. 22: Kết quả đạt được thực tế của các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ...................114 Bảng 3. 23: Mức độ ưu tiên của các nhóm nhân tố để nâng cao HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ ................................115 Bảng 3. 24: Cân đối nguồn nguyên liệu cho ngành CBG .......................................121
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 2: Dạng chuỗi cung ứng xuôi - ngược..........................................................10 Hình 1. 3: Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng....................11 Hình 1. 4: Ba bộ phận cơ bản trong chuỗi cung ứng ................................................13 Hình 1. 5: Các thành phần trong chuỗi cung ứng .....................................................13 Hình 1. 6: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng .............................................14 Hình 1. 7: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng .............................................................14 Hình 1. 8: Thông tin nối kết các bộ phận và thị trường ............................................15 Hình 1. 9: Số lượng doanh nghiệp CBG Việt Nam giai đoạn 2000-2019 ................32 Hình 1. 10: Cơ cấu các DN CBG Việt Nam tính đến 2019 ......................................33 Hình 1. 11: Cơ cấu các DN xuất khẩu gỗ Việt Nam tính đến 2019 ..........................33 Hình 1. 12: KNXK đồ gỗ nội thất Việt Nam 2000 – 2019 .......................................39 Hình 1. 13: Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu năm 2020 .............................................40 Hình 1. 14: Thị phần KNXK gỗ & SPG Việt Nam trong năm 2020 .......................40 Hình 1. 15: Mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam bộ .............................45 Hình 1. 16: Mô hình chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ tại Bình Địnhh ......................46 Hình 3. 1: Mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ...............76 Hình 3. 2: Nhà cung cấp và các mối quan hệ trực tiếp .............................................77 Hình 3. 3: Nhà cung cấp và các mối quan hệ trực tiếp .............................................78 Hình 3. 4: Kênh phân phối gỗ tròn trong nước .........................................................86 Hình 3. 5: Kênh nhập khẩu gỗ tròn ...........................................................................87 Hình 3. 6: Kênh cung cấp gỗ xẻ trong nước .............................................................88 Hình 3. 7: Kênh cung cấp gỗ xẻ nhập khẩu ..............................................................88 Hình 3. 8: Kênh cung cấp MDF trong nước .............................................................89 Hình 3. 9: Kênh cung cấp MDF và PB nhập khẩu....................................................90 Hình 3. 10: Kênh cung cấp keo dán gỗ, sơn trong nước ...........................................90 Hình 3. 11: Sơ đồ sản xuất đồ gỗ đối với DN vừa và nhỏ ........................................91 Hình 3. 12: Sơ đồ sản xuất đồ gỗ đối với doanh nghiệp lớn .....................................92 Hình 3. 13: Nhà phân phối và các mối quan hệ trực tiếp ..........................................92 Hình 3. 14: Mô hình lí thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ........................................................................................100 Hình 3. 15: Mô hình thực tiễn các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ sản xuất đồ gỗ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ .....................................104 Hình 3. 16: Kết quả kiểm tra sai số của sai dị của các biến số ...............................106
  9. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa 1 BIFA Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Dương 2 CBG Chế biến gỗ 3 CCU Chuỗi cung ứng 4 CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership - Hiệp định CPTPP là hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 5 DN Doanh nghiệp 6 DOWA Hiệp hội gỗ và mỹ nghệ Đông Nai 7 ĐNB Đông Nam bộ 8 EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá 9 FDI Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 FLEGT Forest Law Enforcement, Governance and Trade – Tăng cường Luật pháp, Quản lý và Thương mại Lâm sản. 11 FTA Free Trade Area - Hiệp định thương mại tự do 12 HAWA Hiệp hội gỗ và mỹ nghệ TP. Hồ Chí Minh 13 HQHĐ Hiệu quả hoạt động 14 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 15 MDF Ván sợi gỗ 16 PB Ván dăm gỗ 17 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 18 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 SXKD Sản xuất kinh doanh 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt nam 21 VNT Ván nhân tạo 22 VPA Volunteer Partnership Agreement - Thỏa thuận đối tác tự nguyện về các cam kết và hành động của hai bên nhằm đấu tranh với khai thác gỗ bất hợp pháp giữa EU và nước đối tác
  10. ix TRANG THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN I) Thông tin chung: - Tên đề tài luận án và cơ sở đào tạo + Tên đề tài luận án: “Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ” + Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp - Nghiên cứu sinh + Họ và tên: Phạm Hồng Vích + Khóa đào tạo NCS: 2017-2021 + Ngành: Kinh tế nông nghiệp ; Mã số: 9620115 - Người hướng dẫn khoa học + Họ tên người hướng dẫn khoa học: 1. Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Văn Hà – Bộ Nông nghiệp và PTNT 2. Hướng dẫn 2: TS. Cao Xuân Hòa – Trường Đại học Kinh tế quốc dân II) Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án: - Về mặt học thuật: Lý thuyết về chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung rất phong phú, rõ ràng và dễ áp dụng để nghiên cứu thực tiễn. Luận án đã chỉ ra: Có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị và cung ứng, nhưng ít nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ. Chế biến gỗ nói chung và sản xuất đồ gỗ nói riêng là ngành đặc thù, đặc biệt, ở Việt Nam, do vậy, có rất ít nghiên cứu về chuỗi sản xuất đồ gỗ. Mặt khác, các nghiên cứu đều do các nhà nghiên cứu chưa thật am hiểu về ngành ché biến gỗ nên kết quả chưa sâu và chỉ có ý nghĩa tham khảo. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ. Tuy nhiên, đến thời điểm nay, chưa có nghiên cứu nào về Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam.
  11. x - Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng sản phẩm CBG, từ quan điểm kinh tế đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm chế biến gỗ. Cách thức nghiên cứu chuỗi cung ứng đồ gỗ, đó là: Thông qua lí thuyết, xác định định tính một số luận điểm nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia, chứng minh các điểm đó thông qua khảo sát thực tế sản xuất. - Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án. Mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ. Chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ cũng gồm 3 bộ phận cấu thành: (i) Cung ứng đầu vào (supply): Nguyên liệu và phụ kiện; (ii) Sản xuất đồ gỗ (Production) ; và (iii) Phân phối (distribution). Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực sản xuất đồ gỗ Việt Nam nên cụ thể của các bộ phận cấu thành phụ thuộc rất lớn quy mô của doanh nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) Hiệu quả chuỗi cung ứng đồ gỗ chịu tác động của 2 nhóm yếu tố: Nhóm bên trong và bên ngoài. Các nhóm yếu tố bên ngoài tương tự như các chuỗi cung ứng khác. Có 13 nhân tố thuộc nhóm bên trong ảnh hưởng thực sự đến Hiệu quả chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam bộ.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của đất nước. Sự phát triển của ngành Lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho ngành chế biến gỗ và lâm sản phát triển theo, đồng thời phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những năm gần đây, công nghiệp chế biến gỗ là ngành hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2017 đạt trên 8 tỷ USD, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2020. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt trên 13,2 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2019, chiếm trên 30% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; năm 2022, là năm có nhiều khó khăn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt 16,98 tỷ USD tăng khoảng 6% so với năm 2021. Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đến trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới; chiếm khoảng 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu (Tổng cục Thống kê, 2019). Với quy mô gần 13.000 cơ sở chế biến gỗ, trong đó trên 5.840 doanh nghiệp, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thu hút hàng vạn công nhân và hàng triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân; Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ở nước ta là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển rừng trồng, chủ động tạo vùng nguyên liệu gỗ hợp pháp gắn với bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân vùng nông thôn miền núi, góp phần thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới...vv. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện đại, hiệu quả, thân hiện với môi trường, gắn với quá
  13. 2 trình cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển ngành chế biến gỗ theo chuỗi giá trị lâm sản từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với quy mô sản xuất và đặc điểm, lợi thế của đất nước về nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, nguồn nhân lực dồi dào, tư duy đổi mới, sáng tạo. Sản phẩm của ngành chế biến gỗ được chia thành 3 mã sản phẩm chủ yếu: (i) Mã 161: Sản phẩm của quá trình gia công và bảo quản gỗ tự nhiên: Gỗ xẻ (sấy và chưa sấy), gỗ xẻ đã bảo quản; (ii) Mã 162: Sản phẩm của sản xuất ván nhân tạo và gỗ xây dựng; (iii) Mã 310: Đồ gỗ (bàn ghế, giường, tủ,..). Trong 3 loại hình chế biến gỗ gỗ này, cơ sở sản xuất đồ gỗ chiểm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 45% số cơ sở CBG cả nước. Năm 2019, vùng Đông Nam bộ, là nơi tập trung số cơ sở CBG của cả nước, với 41.87% số cơ sở (Tổng cục Thống kê, 2019), trong đó, số cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm khoảng 65-70% (Theo HAWA, DOWA và BIFA). Như vậy, vùng Đông Nam Bộ là đại diện cho ngành chế biến gỗ và lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nói chung và đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Vì thế, kết quả những nghiên cứu liên quan đến đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ có thể áp dụng rộng rãi cho đồ gỗ cả nước. Tuy vậy, sản xuất đồ gỗ Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng thiếu bền vững vì những lý do sau đây: (i) Chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng,…do thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược; (ii) Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; (iii) Sự liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi, đặc biệt sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi cung còn mờ nhạt, thiếu sự gắn kết; iv) chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để tồn tại, đòi hỏi các doanh nghiệp cần mang lại các giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có sự liên kết nhiều khâu, nhiều thành viên khác nhau trong toàn chuỗi cung ứng. Vậy, làm thế nào để liên kết các thành viên trong chuỗi phối hợp nhịp nhàng, quá trình sản xuất liên tục và mang lại nhiều lợi nhuận. Các nhà quản lý, các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm nhiều đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động cung ứng đồ gỗ xuất khẩu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ. - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. - Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ là gì? - Nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ cần dựa trên cơ sở khoa học nào? - Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ? - Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ.
  15. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng đồ gỗ nói riêng gồm 3 khâu: (i) Khâu cung ứng nguyên liệu: Là tập hợp các hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào; (ii) Khâu sản xuất: Là tập hợp các hoạt động sản xuất ra sản phẩm; (iii) Khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Là tập hợp tất cả các hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm, như marketing, phân phối, lưu thông và bán hàng. Trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, khâu sản xuất được gọi là nhân của chuỗi, vì các khâu khác đều nhằm mục tiêu phục vụ cho hoạt động của khâu này. Ở vùng Đông Nam Bộ, số cơ sở sản xuất đồ gỗ chiếm 36.62% số cơ sở chế biến gỗ của toàn vùng trong đó có khoảng 70-75% số cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu (Tổng cục Thống kê, 2019). Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu của vùng. - Phạm vi về không gian: Vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ nói chung và sản xuất đồ gỗ nói riêng chỉ tập trung vào 3 tỉnh/thành phố là Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu tại 3 tỉnh/thành phố này. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019. Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát trong giai đoạn 2018 – 2021. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ đề xuất cho giai đoạn 2020-2030. 5. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ; - Thực trạng HQHĐ chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ; - Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ; - Các giải pháp khả thi nhằm nâng cao HQHĐ của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ.
  16. 5 6. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung và sản phẩm đồ gỗ nói riêng. - Về thực tiễn: Luận án đã đưa ra mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ; phân tích được thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ; đánh giá được hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ với hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp và đề xuất hệ thống giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Phương pháp tiếp cận, khung phân tích, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu của nghiên cứu đã góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học về hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng đồ gỗ nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp bộ số liệu, thông tin phong phú về thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đồ gỗ xuất khẩu; các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ. Đây là những thông tin quý giá cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan liên quan trong điều hành sản xuất, hoạch định, thực thi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nâng cao hiệu quả hoạt động qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá trị của sản phẩm gỗ Việt Nam.
  17. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và HQHĐ chuỗi cung ứng đồ gỗ 1.1.1. Gỗ và sản phẩm gỗ a. Khái niệm - Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Gỗ được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ. - Đồ gỗ, cũng được gọi là đồ mộc là sản phẩm của quá trình sản xuất đồ gỗ, bao gồm các sản phẩm thuộc mã 310 (mã quốc gia về sản phẩm chế biến gỗ) hoặc mã HS94: Giường, tủ, bàn, ghế và sản phẩm tương tự. b. Phân loại gỗ và sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên liệu: Bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván dán, ván ghép thanh,...). Các loại sản phẩm này đều đến từ hai nguồn, khai thác, chế biến trong nước và nhập khẩu. Trong đó khai thác từ các nguồn trong nước chiếm ưu thế cao hơn. Gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ nhân tạo lại được phân thành các cấp, các loại gỗ dựa vào kích thức, tính chất gỗ, mục đích sử dụng và tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến gỗ. Theo nguồn gốc gỗ nguyên liệu được chia thành gỗ từ rừng tự nhiên (trong nước, nhập khẩu), gỗ rừng trồng (rừng trồng tập trung, phân tán, gỗ cao su,….). Theo đặc tính gỗ trong thương mại gồm gỗ mềm, gỗ cứng,…Theo mục đích sử dụng được chia thành gỗ làm đồ mỹ nghệ, mộc cao cấp, chạm khắc; Gỗ dán lạng, bóc; Gỗ xây dựng phà, tàu thuyền, nông cụ; Gỗ làm giấy, ván sợi; Gỗ đóng thùng đựng chất lỏng; Gỗ làm nhạc cụ,…. Theo nhóm thương phẩm dựa trên cấu tạo, tính chất cơ lý, độ bền tự nhiên và giá trị kinh tế được quy định tại Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp, gỗ nguyên liệu được phân thành 8 nhóm với khoảng 365 loài gỗ. Phân loại theo Thông tư số 27/2918/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 16/11/2018 Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản như: gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng hay gỗ lớn, gỗ nhỏ và gỗ hộp,…
  18. 7 - Sản phẩm đồ gỗ: + Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (ngoại thất): Người tiêu dùng trong nước ít quan tâm đến các loại đồ gỗ ngoài trời, trừ một số ít địa phương khu vực phía Nam sử dụng một vài loại sản phẩm như bàn ghế để ở sân, vườn, song lại chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ lũa, gốc cây,... Có thể nói đồ gỗ ngoài trời đúng nghĩa hiện rất ít có mặt trên thị trường nội địa hiện nay. + Đồ gỗ nội thất, bao gồm nội thất phòng ngủ (giường, tủ áo, bàn phấn, bàn trang điểm...), nội thất nhà bếp (bàn ăn, tủ bếp), nội thất phòng khách (bàn, ghế phòng khách, sofa, kệ TV, tủ gương, tủ góc,...), nội thất văn phòng: Đây là các sản phẩm chủ yếu trên thị trường trong nước hiện nay. + Sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng, bao gồm một số sản phẩm chính như cốp pha, xà gồ, cột chống,... + Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, bao gồm những sản phẩm như tượng gỗ, tranh khắc gỗ, khảm trai, tranh ghép gỗ, độc bình, đồ sơn mài, chạm khắc, các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng cáo, đồ dung dân dụng: cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), biểu trưng, khung tranh ảnh, phào mỹ nghệ,,.... Đôi khi người ta còn xếp một số đồ nội thất phòng khách thuộc nhóm sản phẩm truyền thống, được chế biến từ các loại gỗ tốt, gỗ quý vào nhóm này như tràng kỷ, salon gỗ, tủ góc, tủ thờ, bàn thờ, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè,... vào nhóm này do có độ cầu kỹ, tinh xảo trong chế biến. Trong nhiều trường hợp, nhóm sản phẩm này được biết đến dưới tên gọi là đồ gỗ cao cấp. + Các sản phẩm gỗ khác: Nhóm sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt tennít, vượt bóng bàn, gậy chơi bi-da, chân tay giả, dù cán gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác,... c. Chế biến cơ giới gỗ: Là loại hình chế biến gỗ mà chỉ làm thay đổi hình dạng, tính chất vật lí, cơ học của gỗ mà không làm thay đổi tính chất và thành phần hóa học của nó. Chế biến cơ giới gỗ bao gồm: Sản xuất đồ gỗ (đồ mộc), cưa xẻ gỗ, sấy. Như vậy sản xuất đồ gỗ là loại hình chế biến cơ giới gỗ có sản phẩm là đồ gỗ (đồ mộc).
  19. 8 Ngành chế biến gỗ là ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chế biến gỗ khai thác nguồn nguyên liệu gỗ thông qua quá trình chế biến tạo thành nhiều sản phẩm nhằm thõa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội (Lê Xuân Nguyên, 2011). 1.1.2 Chuỗi cung ứng 1.1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Theo Jones và Riley (1985), chuỗi cung ứng là một quy trình nội bộ để quản lý từ nguyên liệu đến tay khách hàng cuối cùng. Theo Nagurney và Anna (2006), chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được. Theo Đinh Bá Hùng Anh (2020), chuỗi cung ứng là dòng di chuyển có kiểm soát của nguyên liệu hoặc thành phẩm từ nhà cung ứng đến sản xuất, phân phối, bán lẻ và cuối cùng là đến tay khách hàng. Theo Huỳnh Thị Thu Sương (2012), chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Theo Ganeshan, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng [Ganeshan et al]. Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường [Lambert, Stock và Elleam, 1998]. Chuỗi cung ứng là tập hợp của 3 thực thể hoặc nhiều hơn (pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến khách hàng [Mentzer và cộng sự].
  20. 9 Theo Chopra và Meindl, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh. Chou và cộng sự cho rằng, chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập. Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng,... Như vậy, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm: (i) Cung cấp: Tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuấtl; (ii) Sản xuất: Là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng; (iii) Phân phối: Là quá trình các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ kịp thời và hiệu quả. Diễn đàn Chuỗi cung ứng toàn cầu đã giới thiệu mô hình chuỗi cung ứng mới. Khung mô hình này được xây dựng dựa trên tám quá trình kinh doanh quan trọng mà đó là cả chức năng chéo và các công ty chéo trong tự nhiên. Mỗi quá trình được quản lý nhóm chức năng chéo bao gồm các đại diện từ hậu cần, sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing, và nghiên cứu phát triển. Trong khi mỗi quá trình liên quan đến các khách hàng và bên cung cấp chính, các quá trình quản lý quan hệ khách hàng và quản lý quan hệ nhà sản xuất hình thành các mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng [“What is supply chain management? improve business profitability and increase revenues”. SCM-Institute. Truy cập tháng 2 năm 2019]. Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2